lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Ai Giết Tướng Đỗ Cao Trí?

Có một khoảng thời gian sau 1970, dư luận ở miền Nam than phiền: cứ để Tổng Thống Thiệu ôm chân Mỹ kiểu này thì có ngày mất nước. Thời điểm đó, trong quân đội, người ta chú ý đến Trung Tướng Ðổ Cao Trí, đương kim Tư Lệnh vùng III chiến thuật, một trong những người bạn chí thân của tôi. Thậm chí một số người coi tướng Trí là một viên tướng không mấy ủng hộ Tổng Thống Thiệu. Tôi không hiểu dư luận này bắt nguồn từ đâu. Chúng tôi thường tâm tình với nhau tự do thoải mái, từ chuyện tình duyên, dạy dỗ con cái, buồn phiền gia đình đến chính trị và quân sự. Có một hôm Tướng Ðỗ Cao Trí bị cúm, nằm đắp chăn trên giường, tôi đến chơi không đúng lúc, tùy viên đem ghế tôi ngồi đối diện với anh thăm hỏi vấn an. Tôi còn nhớ anh nói với tôi:

- Triều à, moa là thằng lính nhà binh không biết chính trị, nhưng moa thấy ông Thiệu lừng khừng quá. Hình như ông ta không biết mình muốn gì. Hay là ông ta bị Mỹ khóa tay khóa chân. Hoặc ông ta tự mình bán thân cho Mỹ rồi.

Tôi ngạc nhiên hỏi lại:

- Tại sao toa nói như vậy?

- Thì chính toa cũng thấy và chắc toa còn hiểu nhiều hơn moa.

- Chính Tướng Kỳ cũng có than phiền điều đó với moa vài lần. Nhưng biết làm sao bây giờ?

- Nếu moa làm một cuộc đảo chánh, toa thấy có nên không? Thú thật với toa từ khi mới có binh quyền trong tay cho đến ngày nay moa chưa hề đánh thua một trận nào. Tụi Mỹ kính phục moa về vấn đề nầy và chúng nó luôn luôn thỏa mãn mọi yêu cầu của moa.

Tôi giật mình suy nghĩ, Ðỗ Cao Trí nhìn tôi ngạc nhiên vì không thấy tôi trả lời. Trong khi tôi nghĩ rằng: thằng bạn mình muốn dấn thân vào đại sự. Trước kia như tôi đã viết trong hồi ký tập I, Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ có đề nghị với tôi hai lần nhưng tôi không thấy lòng mình có chút lo lắng nào. Lần nầy có lẽ vì Ðỗ Cao Trí với tôi thân thiết nhiều nên tôi có phần lo cho anh nhiều hơn là lo cho tôi. Sự im lặng của tôi gần cả phút làm nặng nề cho cả đôi bên. Tôi hỏi lại?

- Liệu toa có thể đảo chánh thành công không?

- Ðó là chuyện chơi đối với moa.

- Ðừng có đùa. Bộ toa đang lên cơn sốt nên nói sảng phải không?

- Ê, toa quên rằng moa là Tư lệnh quân đoàn III và Trung Tướng Minh là em út ruột của moa, hiện đang nắm quyền Tổng Trấn Saigon sao? Còn bao nhiêu em út khác rải rác mà toa chưa biết. Ðời binh nghiệp của moa toa có biết sơ rồi. Phần toa, liệu có khả năng đảm nhận trọng trách lèo lái con thuyền quốc gia không?

- Khả năng thì chắc chắn có, hơn nữa bạn bè đông, thừa sức hành xử đối phó với mọi vấn đề. Nhưng moa đề nghị tụi mình nên suy nghĩ kỷ việc nầy. Khi toa hết bệnh mình sẽ gặp lại bàn rộng hơn.

Một tuần sau đó, Trung Tướng Trí mời tôi dùng cơm trưa tại dinh Tỉnh Trưởng Biên Hòa, vừa là tư gia tạm của ông vừa dùng làm văn phòng Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn. Cơm dọn xong, tùy viên và người hầu biến mất. Chúng tôi tay đôi bàn việc tương lai, nhận định về những khó khăn chính trị, về nguy cơ quân sự do cộng sản Bắc Việt xâm nhập miền Nam khá nhiều, về chính sách Hoa Kỳ thì chúng tôi chỉ đoán mò. Ðiều chúng tôi biết chắc là Mỹ muốn có một nhà lãnh đạo của miền Nam sẵn sàng bán mình cho họ. Ðối với Việt Nam yếu tố Mỹ vô cùng quan trọng vì sự hiện diện của năm trăm ngàn quân, vì số tiền và vũ khí viện trợ. Nhưng ngược lại lấy trí mà suy thì đối với Mỹ yếu tố Việt Nam cũng có tầm quan trọng tại vì sao?

Nhìn lại cuộc chiến Ðông Dương những năm 45-54, Pháp thua trận tại Paris chớ không phải tại Ðiện Biên Phủ. Phong trào đòi hòa bình cho Ðông Dương làm tê liệt nước Pháp hằng ngày, làm sụp đổ chính phủ liên tục. Cho đến ngày Mendes France bị bắt buộc ký hiệp ước Hòa Bình với cộng sản Bắc Việt vào giờ cuối cùng của đêm khuya sắp chấm dứt hội nghị, chỉ vì lời hứa với Quốc Hội trước khi đi Genève: giá nào cũng phải có hiệp ước Hòa Bình. Nếu Mendes France trở về Pháp tay không thì nội các của ông phải cuốn gói ra đi. Yếu tố Việt Nam đối Với Mỹ quan trọng là vì phong trào phản chiến ngày càng ồn ào chia rẽ nước Mỹ, Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ Mỹ muốn giữ ghế phải chạy theo sự đòi hỏi của cử tri. Người Mỹ không muốn đưa con cái mình đi tìm cái chế ở Việt Nam nữa. Nếu có một chính quyền mạnh ỏ Miền Nam Việt Nam, nếu tập thể quân đội kiên cường anh dũng có được Tướng Lãnh chỉ huy xứng đáng, thì Việt Nam Cộng Hòa hùng mạnh sẽ giúp chính quyền Mỹ mạnh dạn giải thích với nhân dân của họ, thì bọn phản chiến khó sách động quần chúng.

Ðổ hết tội lỗi cho đồng minh Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa cũng đúng, nhưng ta nên xét lại mình đã góp đủ phần để cho phép Mỹ giúp ta hết tình chưa? Cái khó là làm cho quyền lợi của mình phù hợp song song với quyền lợi của Mỹ trong giai đoạn đó. Vấn đề là nếu ta có đủ sức mạnh để đương đầu và có đủ khả năng thúc đẩy toàn dân đoàn kết thì thời cuộc có thể chuyển hướng ngược vòng, phần lợi về ta. Chính sách của Mỹ thay đổi tùy thuộc nhiều yếu tố ngoại lại, giải pháp nào có lợi cho nước Mỹ thì họ chọn.

Theo chủ quan của Trung Tướng Ðỗ Cao Trí thì ông có thể tạo được sự đoàn kết trong quân đội và cũng theo chủ quan của tôi thì đông đảo bạn bè có thừa khả năng đặt nhiều kế hoạch kích thích toàn dân tham gia xây dựng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, phá vỡ môi trường hoạt động và tuyên truyền của cộng sản. Chúng tôi bàn thảo sâu rộng, đắn đo cũng nhiều. Cuối cùng quyết định thực hiện kế hoạch thay Tổng Thống Thiệu. Tướng Ðỗ Cao Trí âm thầm và khéo léo chuẩn bị hành động, nhưng dường như Nguyễn Văn Thiệu đánh hơi thấy một điều gì đó, tôi chưa biết rõ nhưng tôi có linh cảm như thế.

Rồi có một ngày Trung Tướng Trí có vẻ lo ngại vừa thông báo vừa hỏi ý tôi về đề nghị của cố vấn Mỹ, yêu cầu anh đưa trực thăng của mình vào bãi đáp của Mỹ để họ giữ an ninh giùm. Tôi hỏi ngược Tướng Trí: “Toa giữ an ninh cho cả một vùng III được mà giữ anh ninh cho một chiếc trực thăng của toa không được sao?” Liền sau đó, Trung Tướng Trí đổi hết phi đoàn trực thăng của ông thay bằng những bà con xa gần trong đó có Thiếu Tá Ðẳng vai chú của Ðỗ Cao Trí. Một tuần lễ sau Trí lại hỏi: “Mỹ bảo moa không chịu đưa trực thăng vào bãi đậu cho nó giữ an ninh giùm mình không chịu vậy thì trước khi bay đưa cho tụi nó kiểm máy lại giùm, ý toa nghĩ sao?

Bất cứ một người bình thường nào cũng phải đánh hàng trăm dấu hỏi, trừ hai người chúng tôi mù mờ, u mê vì ý trời xui khiến hay là số mạng của Ðỗ Cao Trí đến hồi sắp tận, chúng tôi đồng ý nghĩ rằng: Trực thăng do Mỹ sản xuất, thợ sửa máy bay của mình do Mỹ huấn luyện, thì bây giờ đưa trực thăng cho họ kiểm máy là hợp lý và bình thường. Hai ngày sau trực thăng nổ cháy. Toàn bộ phi hành đoàn theo Trung Tướng Ðỗ Cao Trí đều tử nạn.

Khoảng 10 giờ trưa ngày hôm đó tôi đang làm việc tại Tổng Tham Mưu, Ðại Tá Trần Kim Hoa, Chánh Võ Phòng Phủ Thủ Tướng, hiện định cư ở Texas, điện thoại cho tôi báo tin nói: “Ông bạn của ông chết rồi” Tôi hỏi gặn: Ông bạn nào? Bên kia đầu dây trả lời ngắn gọn: “Thì ông Trung Tướng Tư Lệnh bạn của ông đó”. Tôi đờ người bỏ ống nghe xuống, bước ra cửa về.

Thông báo chính thức của chính phủ trên đài phát thanh và truyền hình là trực thăng của vị Tư Lệnh Quân Ðoàn III bị hỏa tiễn Việt Cộng bắn rơi. Mãi về sau này, anh ruột của Ðỗ Cao Trí là nha sĩ Ðỗ Cao Minh, hiện định cư tại Pháp, to nhỏ cho tôi biết về một lời tâm sự của Ðại Tá Chiêm, đàn em của Tướng Trí, Phụ trách ban anh ninh phủ Tổng Thống tường thuật với Ðỗ Cao Minh như sau: Sáng hôm đó ký giả tuần báo Newsweek, ông Francois Sully, diện kiến Tổng Thống Thiệu đúng 8 giờ, sau đó ký giả nầy có hẹn với Trung Tướng Ðỗ Cao Trí lúc 9 giờ để tháp tùng đi thi sát mặt trận Campuchia. Theo thông lệ mọi người vào diện kiến các cấp lãnh đạo cũng phải để xách tay lại văn phòng bí thư hay tùy viên. Francois Sully giã từ Tổng Thống xách cặp của ông ra đi. Không hiểu giữa thời gian đó, có ai bỏ bom nổ chậm trong cặp không?

Ai giết Trung Tướng Ðổ Cao Trí? Việt Cộng chăng? Người Mỹ chăng? Tổng Thống Thiệu chăng? Cho tới nay, chưa có một cuộc điều tra nào khả dĩ khẳng định chính xác nguyên nhân cái chết của Tướng Ðỗ Cao Trí. Tôi nghĩ chỉ có Thượng Ðế mới trả lời được thắc mắc tại sao chiếc trực thăng của Tướng Trí lâm nạn mà thôi.

Võ Long Triều
Trích Hồi Ký Võ Long Triều - Tập II- 8
Việt Nam on line
Ngày 21 tháng 10 năm 2007

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed

free counters
un compteur pour votre site