lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Phát Hiện Đường Xích Tùng Cổ Trên Yên Tử

1, 2

Trần Ngọc Linh

- Rất có thể con đường cổ Xích tùng này chính là con đường đầu tiên khi xưa đức Thượng hoàng Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành sau đó đắc đạo thành Phật. 

...

phật giáo việt namtrúc lâm yên tử

Đá lát đường cổ Xích tùng; phiến đá án ngữ trước Am Dược Ngự, di vật khảo cổ thời sơ Trần, bức tường đá của Am Dược Ngự. Ảnh: Lê Anh Dũng. 

Con đường cổ xích tùng lên thẳng am Dược ngày nay không còn người đi nữa, thỉnh thoảng đến mùa xuân người dân hái thuốc để bán cho khách hành hương mới đi trên con đường này vì xung quanh am Dược (am Ngự Dược ?) có thể tìm thấy nhiều loại thuốc Nam: đằng sau am là cả một vạt diếp cá rừng, trước mặt là một rừng sâm nam. Theo sư bác Khai Hiếu người đã ở Yên Tử gần 15 năm nay thì sâm Nam là một dược liệu rất quý, trong năm thì mùa xuân đi đào sâm Nam là hợp lý nhất vì đất lúc đó gặp mưa nên bở, chỉ cần kéo mạnh là lấy được cả chùm những con sâm to hơn ngón tay cái, thơm ngang với cả sâm Triều Tiên; bên cạnh sâm nam còn vô số các loại cây khác, nào là thứ cỏ gây tê, cây chữa đau lưng, những thuốc như trầu tiên, gừng gió ở đây không thiếu gì.

Ngay bên cạnh am Dược là một nền am cũng đã đổ nát dân trong vùng gọi là am Hoa, còn có tên cổ là am Thung tức là: am giã thuốc. Mối liên hệ giữa am Ngự Dược và am Thung thật là chặt chẽ nếu như xét riêng theo tên gọi: Một am để trồng thuốc – một am để “giã thuốc” hiểu thoát nghĩa chính là việc bào chế thuốc. 

Khảo cổ còn tìm thấy dưới nền am Thung (am Hoa) có nhiều bầu gốm men hoa nâu, gốm sành nhỏ bằng nắm tay khi xưa chắc hẳn mọi người dùng những chiếc bầu nhỏ đó để đựng thuốc. Việc tồn tại hai am Dược, am Thung trên Yên Tử cho đến tận ngày hôm nay chứng tỏ ở vị trí đó đã từng là nơi trồng và bào chế thuốc cho vùng Yên Tử xưa kia.

Theo sách Đại Việt Sử Ký toàn thư chép lại: Tháng 8 năm Kỷ Hợi, Thượng hoàng từ phủ Thiên Trường vào núi xuất gia tu khổ hạnh. Trước đó có một đoạn chép, tháng 7 năm đó (năm Kỷ Hợi - 1299) dựng am Ngự Dược ở núi Yên Tử.

trúc lâm yên tử

Cửa sau Am Dược Ngự. Ảnh: Lê Anh Dũng. 

Từ mấy dòng trong sách ĐVSK trên ta có thể thấy việc dựng Am Ngự Dược trên Yên Tử chính là việc chuẩn bị cho Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia vào Yên Tử để tu khổ hạnh.

Ở nền am Dược đoàn khảo sát nhận thấy còn khá nguyên vẹn, am Dược được xây bằng đá, đường đi ngay ngắn, nhìn qua thì có thể nhận xét có qua một số lần trùng tu vì trên nền móng kiên cố bằng đá có hai lớp nhà. Một lớp nhà được dựng bằng cột và một lớp nhà dựng bao ở ngoài xây bằng tường đá, rất kiên cố. Hiện giờ lớp tường đá vẫn còn hai mảng tường bên trái và phải, mặt sau thì chỉ còn một nửa, mặt trước thì bị phá hủy hoàn toàn. Còn lớp nhà đựng bằng cột thì được phỏng đoán qua hệ thống các hàng bệ đá hoa sen để kê chân cột vẫn còn nguyên, trên đường đi lên am Dược cũng có nhiều những bệ đá như vậy, hoặc vứt lăn lóc, hoặc dùng để lát đường.

Đường đi từ cuối con đường Xích tùng lên thẳng am Dược theo những bậc đá được làm rất ngay ngắn, nhưng đường hẹp đến gần lên am Dược thì mới mở rộng ra. Theo con đường này,  từ sau chùa Giải Oan lên đến am Dược, có 3 chặng có những đoạn đừng được dựng lên gần giống như vậy, tuy sơ sài hơn nhưng chắc chắn những bậc đá đó không thể do bàn tay của thiên nhiên tạo nên mà phải từ công tỉa tót của con người.

Rất có thể con đường cổ Xích tùng này chính là con đường đầu tiên khi xưa đức Thượng hoàng Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành sau đó đắc đạo thành Phật. 

Mặt khác, trong cả ba sách nói về việc vua Trần Nhân Tông xuất gia tu khổ hạnh trong Yên Tử không nhắc đến việc vua ở đâu khi lên Yên Tử mà chỉ nhắc đến việc vua mất tại am Ngọa Vân thuộc khu vực Yên Tử. Tuy vậy việc xây dựng am Ngự Dược vào tháng 7 năm Kỷ Hợi, đến tháng 8 vua xuất gia tu khổ hạnh tại Yên Tử chính là một chìa khóa cho biết: dựng am Ngự Dược chính là công việc chuẩn bị về mặt cơ sở vật chất cho Thượng hoàng vào trong núi tu hành và đây là nơi đầu tiên ngài an cư để tu tập trong vùng Yên Tử.

Trần Ngọc Linh

1, 2

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site