lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Phát Lộ Dấu Vết Am Ngọa Vân - Yên Tử
1, 2
Trần Ngọc Linh
- Vừa tìm thêm được mấy ngôi cổ tháp phía trên chùa Hoa Yên, trên tháp Thiền Định và một ngôi am cổ có thể là am Ngọa Vân nơi Thượng hoàng Trần Nhân Tông tịch diệt nhập niết bàn…
...
Trong quá trình kiểm chứng thông tin về ngôi cổ am mới tìm ra này thì có thông tin: phát hiện một am Ngọa Vân nữa bên dãy Yên Sinh sườn phía Tây dãy Yên Tử mạn Bắc Giang. Liền ngay sau đó như để khẳng định cho quan điểm về có một am Ngọa Vân nữa ở Bắc Giang, GS Huệ Chi cũng đã viết: “Việc qua đời của vua Trần ở am Ngọa Vân trên dãy Yên Sinh là điều đã được khẳng định, không có gì phải xét lại!”.
GS Huệ Chi đưa ra quan điểm từ 3 cuốn sách: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư; Thánh Đăng Ngữ Lục, Tam Tổ Thực Lục.
"Đại Việt sử ký toàn thư - Bản kỷ, Quyển III, ghi rằng vua Trần Nhân Tông băng ở am Ngọa Vân thuộc dãy Yên Tử vào ngày 3 tháng 11 năm Mậu thân…. "Thánh đăng ngữ lục" và "Tam tổ thực lục" thì nói kỹ hơn nhiều…Ngày 18 vua lên đường, đi bộ, tới chùa Tú Lâm ở ngọn Kỳ Đặc thuộc dãy Yên Sinh thấy nhức đầu, bèn bảo hai tỳ khưu đi theo là Tử Doanh và Hoàn Trung rằng: "Ta muốn lên đỉnh Ngọa Vân nhưng sức chân yếu quá không thể đi được. Biết làm thế nào đây?". Hai tì khưu bèn tâu vua: "Hai đệ tử chúng con có thể giúp người". Nói rồi họ cùng khiêng nhà vua lên đến đỉnh Ngọa Vân. Đến nơi, nhà vua từ tạ, bảo: "Thôi hai người hãy xuống núi tu hành, đừng coi sinh tử là một chuyện dễ dàng".”
GS Huệ chi cũng nói thêm: “Nhưng hai tài liệu khác của chính nhà Phật và có lẽ còn sớm hơn cả "Đại Việt sử ký toàn thư" là "Thánh đăng ngữ lục" và "Tam tổ thực lục" thì nói kỹ hơn nhiều”
Trên thực tế, GS Huệ Chi lầm lẫn một điều rất lớn rằng cuốn Thánh Đăng Ngữ Lục do thiền sư Tính Quảng và Ngô Thời Nhiệm soạn vào thế kỷ 18 trong khi đó Đại Việt Sử Ký Toàn Thư được soạn ra trước đó 3 thế kỷ.
Thêm vào đó cuốn Thánh Đăng Ngữ Lục có thể được biên soạn vào cuối đời vua Trần Minh Tông đầu đời Trần Dụ Tông nhưng không có tác giả. So với Đại Việt Sử Ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên viết dưới thời Lê Thánh Tông thì Thánh Đăng Ngữ Lục chỉ là dạng tục sử ở mức tham khảo tư liệu loại 2.
Cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư được Ngô Sĩ Liên biên soạn dựa trên thành tựu của cuốn Đại Việt Sử Ký do Phan Phu Tiên một sử gia đời Trần biên soạn, như vậy đây luôn luôn là nguồn tư liệu đáng tin cậy loại 1.
Dựa vào những tư liệu sẵn có cộng thêm với tư liệu thu được trong quá trình thực tế, có thể nhận xét như sau:
Thứ nhất: Theo quan niệm dân gian, sư ở đâu thì dựng am ở đó, còn chùa là nơi thờ Phật; khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia vào Yên Tử tu hành tháng 8 năm 1299, thì tháng 7 cùng năm đó đã cho dựng am Ngự Dược theo những gì mà Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại. Trong suốt quá trình tu tập đến đắc đạo, sử chỉ ghi chép duy nhất buổi thuyết pháp giảng Khóa Hư Lục đầu tiên của ngài tại ngôi chùa Vĩnh Nghiêm thuộc dãy Yên Sinh chứ không nói gì thêm.
Thứ hai: Mối liên hệ giữa am và tháp ở Yên Tử rất khăng khít với nhau. Khi các thiền sư viên tịch, am của họ bao giờ cũng được dựng ngay gần khu vực tháp. Bản thân theo hai cuốn sử kia cũng cho biết là xá lị của vua Trần Nhân Tông được chia ra hai nơi: Một phần đặt ở Đức Lăng, phủ Long Hưng (Thái Bình); một phần đặt trong Kim Tháp ở chùa Vân Yên (chùa Hoa Yên ) trên Yên Tử, vậy không có lẽ gì vua Trần Nhân Tông lại có ngoại lệ là mất ở một nơi, táng ở một nẻo.
Rất khó có khả năng chứng minh về một sự tồn tại của am Ngọa Vân ở phía sườn tây Yên Tử mạn bên dãy Yên Sinh thuộc địa phận Bắc Giang và cũng khó xác định vị trí chính xác của am Ngọa Vân nơi mà mà đệ nhất tổ đã nhập vào cõi niết bàn tại khu vực xung quanh Yên Tử.
Trần Ngọc Linh
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...