lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Phát Lộ Dấu Vết Am Ngọa Vân - Yên Tử

1, 2

Trần Ngọc Linh

- Vừa tìm thêm được mấy ngôi cổ tháp phía trên chùa Hoa Yên, trên tháp Thiền Định và một ngôi am cổ có thể là am Ngọa Vân nơi Thượng hoàng Trần Nhân Tông tịch diệt nhập niết bàn…

 

Nền am Ngọa Vân - Yên Tử. 

Cho đến bây giờ, hướng về Yên Tử ai cũng nghĩ đây là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, nơi Đầu đà Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, vị tổ khai sáng ra dòng thiền này đắc đạo thành Phật chính. 

Trước khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông vào Yên Tử tu tập, thì nơi đây đã trở thành thánh địa Phât giáo với nhiều thiền sư tu theo các dòng phái khác nhau. Điều này được kể lại trong sách Thiền tông chỉ nam tự do chính ông nội của đức Nhân Tông viết. Trong sách này có nhắc đến chuyện, sau loạn Trần Liễu thấy đau lòng trước cảnh huynh đệ tương tàn, vua Trần Thái Tông bỏ ngai vàng trốn lên Yên Tử định xin xuất gia. Thái sư Trần Thủ Độ lúc bấy giờ mới đem cả triều đình lên cầu xin vua về và quyết ý: nhà vua ở đâu triều đình ở đó. Trước tình cảnh như vậy vua mới tham thiền với quốc sư Phù Vân về đạo. Sau khi nghe sư giảng giải ngài đã ngộ ra được chân lý của đạo Phật và quyết định trở về triều đình lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đại thắng quân Nguyên.

Tuy nhiên, bên cạnh những chỉ dẫn như vậy trong Thiền tông chỉ nam tự, chúng ta hành hương trên con đường từ chùa Hoa Yên lên Yên Tử đã thấy nhiều dấu tích của các thiền phái khác.  Đơn cử nếu du khách để ý thì trước khi lên đến chùa Hoa Yên vài bậc đá ở một khu vườn bên phải có đặt một bảo tháp bằng đá của một vị thiền sư theo dòng Lâm Tế. Chúng ta sẽ bắt gặp một cụm tháp Lâm Tế nữa nếu quá bộ đi tiếp từ chùa Hoa Yên lên chùa Bảo Sái.

Tháp Trúc Lâm

Tháp Trúc Lâm 

Có hẳn một con đường cổ tháp của thiền phái Trúc Lâm chạy dọc theo con đường đi của khách bộ hành. Đầu tiên phải kể đến cụm tháp chùa Lân mà ngày nay chính là Thiền viện Trúc Lâm, kế đến và cụm tháp Hòn Ngọc ở cuối đường Tùng; lên cao hơn nữa là vườn tháp bên cạnh lăng Quy Đức nơi có tháp tổ Huệ Quang nơi đặt xá lị và tượng vua Trần Nhân Tông, ở các chùa Hoa Yên – Bảo Sái – Một Mái – Vân Tiêu đều có những vườn tháp với số lượng khá nhiều, rải rác trên đường đi là những cụm hoặc một vài ngôi tháp lẻ nhưng không hề thiếu những giá trị về mặt lịch sử lẫn tính mĩ thuật.

Cổ tháp ở Yên Tử có chung một đặc điểm là được xếp bằng những khối đá được mài vuông không có chất kết dính, trong mỗi tháp đều có khám thờ đặt bài vị hoặc tượng của các thiền sư. Thêm một đặc điểm đặc biệt hơn theo kinh nghiệm của các sư và dân địa phương ở đây trong việc đi tìm tháp hoặc các am cổ cho biết: các am hoặc tháp thương được dựng ở giữa hai gốc cây tùng, điều này chỉ riêng Yên Tử mới có. Chính nhờ kinh nghiệm này mà năm 2007 vừa rồi người ta đã tìm thêm được mấy ngôi cổ tháp ở phía trên chùa Hoa Yên, trên tháp Thiền Định và một ngôi am cổ hiện đang có nghi vấn đó chính là am Ngọa Vân nơi Thượng hoàng Trần Nhân Tông tịch diệt nhập niết bàn…

Bên cạnh tháp tổ Huệ Quang ở lăng Quy Đức, có lẽ đẹp nhất vẫn là tháp Thiền định ở vị trí phía trên chùa Hoa Yên. Nếu như ở các bảo tháp khác được dựng từ những khối đá vuông vắn được xếp lên nhau thì bảo tháp Thiền định lại được dựng bằng gạch nung theo lối Chàm có tráng men xanh. Đế tháp là bốn mặt hổ phù, trán tháp là một đóa sen ngậm viên minh châu, trong  khám thờ có bài vị nhưng bị phong hóa không còn nhìn rõ chữ, bản thân tháp Thiền định được dựng giữa hai gốc cổ tùng.

Tại sao ở Yên Tử, mỗi am và tháp đều được dựng giữa hai gốc tùng? Một thiền sư đã giải thích điều này: Sở dĩ mỗi bảo tháp hay am ở đây được đều được dựng giữa hai gốc tùng vì theo quan niệm của người phương Đông thì tùng vốn là cây thiêng có khả năng hút linh khí của trời đất, việc tọa thiền dưới gốc tùng sẽ làm tăng công năng tu tập của mỗi thiền sư. Thêm một nguyên nhân nữa trong kinh Phật  kể lại: khi đức Phật Thích Ca nhập niết bàn ở Kushinagar, ngài nằm ở giữa hai cây Ta la song thọ; chính chi tiết này làm cho ta có thêm một sự lý giải về mối liên quan đến những cụm bảo tháp nằm giữa hai gốc cổ tùng ở nơi đây.

Cuộc tìm kiếm am Ngọa Vân – đâu là nơi mất của đức Điều ngự Giác hoàng?

Đầu năm 2007, vào gần đúng dịp lễ hội Yên Tử, dân địa phương đi đào măng về kháo nhau trên đường đi chùa Bảo Sái, đoạn trên chùa Một mái có con đường rẽ ngang đi lối trên của am Dược và am Hoa đã phát hiện một nền am cổ. Bên cạnh đó có một bảo tháp hơi bị xụp. Nhiều người cho rằng rất có thể đó chính là am Ngọa Vân nơi mà đệ nhất tổ thiền phái Trúc Lâm, Đầu đà Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Con đường mòn này từ lâu chẳng có ai đi và gần như mất dấu. Sau nhiều lần bị lạc, đến nơi, thì thấy quả thật có một bảo tháp còn nguyên vẹn, đỉnh tháp hơi bị xụp xuống. Vị sư trông coi chùa Bí Thượng phỏng đoán là có thể tháp được xếp lại vì ở Yên Tử trước đây các bảo tháp không được trông coi cẩn thận có thời gian người ta có phong trào đào các tháp để tìm vàng. Nhưng trên thực tế, bảo tháp này vẫn được khá giữ nguyên ven, phần bị xụp có thể do tác động cơ học từ móng gây ra. 

Dấu nền am Ngọa Vân - Yên Tử 

Theo một dấu hiệu nhận biết chung, tháp dược dựng từ bằng những khối đá vuông vắn được xếp lên nhau theo hình dáng chung của những cổ tháp trong vùng Yên Tử, trên trán có bia, nhưng chữ bị phong hóa không thể đọc nổi những văn tự khắc trên đó, và tháp cũng nẳm ở vị trí là giữ hai gốc cổ tùng. 

Ngay bên cạnh bảo tháp chừng 100m chính là một nền am nhỏ mà rất nhiều người ở đây cho đó chính là am Ngọa Vân như trong sử sách ghi lại.

Nền am được dựng dưới một phiến đá rất to nhô ra tạo như một cái mái tự nhiên, điều này khá lý thú nhưng không có gì đặc biệt lắm. Đặc biệt hơn cả là trước am có hai gốc cổ tùng rất lớn, đường kính chừng hai người ôm, thân hai cây to bằng nhau. Gần như vừa khít giữa hai cây tùng là một phiến đá phẳng tự nhiên có chiều dài độ một người nằm.

Có thể đây chính là nền móng của một cổ am và đã có người tu tập.

Trước đó người ta vẫn biết có một ngôi chùa Ngọa Vân ở Đông Triều, và theo quan niệm của mọi người đó chính là nơi đức Trần Nhân Tông tịch diệt nhập niết bàn. Hiện giờ trong chùa còn thờ một bức tượng Trần Nhân Tông nhập niết bàn theo đúng với những gì sử sách tả lại: ngài nhập niết bàn theo tư thế sư tử tọa, giống với tư thế của Phật Thích Ca nhập niết bàn tức là người nằm nghiêng một tay chống đầu, một tay buông xuống đùi, hai chân để co lại xếp chồng lên nhau.

1, 2

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site