lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Đặng-Quang-Chính

Con Bò Mộng

con bò mộng

Sau khi xuống dốc cầu Cá trê lớn, lẽ ra xe sẽ chạy nhanh hơn vì Bình để xe ở số không. Nhưng, lúc chuyển số, bổng nhiên xe gụt gặc như người uống nước bị nấc cụt. Tuy hơi lo nhưng Bình cũng hơi buồn cười, khi nghĩ sẽ phải đẩy xe lên dốc của cái cầu Cá trê nhỏ. Đóan thế thôi …ai ngờ đúng ngay chốc!. Không những đóan trúng tên cây cầu sẽ phải đi qua, Bình đóan trúng luôn việc phải đẩy xe. Lần này, chẳng phải lo gì nữa …nhưng Bình có cảm tưởng cái nắng quả thật là nóng gay gắt hơn lúc nãy …và mồ hôi bắt đầu tuôn ra có hột. May thay!...tiếng nói sau lưng Bình của ai đó, ngỏ lời sẽ giúp, kéo chiếc xe của chàng, làm chàng cảm thấy như có một làn gió mát vừa thổi qua. Vừa rạp người trên xe, vừa phải bấu chặt vào yên ghế sau chiếc xe của người giúp đỡ mình, Bình vẫn nổi máu tếu, thầm nghĩ: ”Xe chạy chậm như bò kéo xe ..nhưng, khỏe re!”...

Trên đỉnh của dốc cầu, chiếc xe kéo chàng, dừng lại và người ngồi trên xe ngóay cổ nhìn lại, như để kiểm tra xem có gì trục trặc không, cũng là lúc Bình ngờ ngợ khi nhìn kỹ người đã giúp đỡ mình.

- Anh còn đi đến đâu xa không …?
- À..tôi định đến nhà người bạn ở khu Cát Lái gần đây…Nhưng, hình như Thúy ..phải không…?
- Có phải anh là Bình …?
- Đúng …Thúy sẽ đến đâu…?
- Đến nhà Vân …Anh có đến đó không..?
- Đúng là duyên định bằng tiền rồi …

Rẻ tay phải một khúc, trên đường đi về Cái Lái, Bình gửi xe để chỉnh lại máy. Hai người vào một quán nước nhỏ ven đường. Cả một không gian êm đềm, một khỏang thời gian đầy ắp kỷ niệm của tuổi học trò chợt nhanh chóng quay về trong ký ức của hai người.

x
x x

Cả bốn người cùng học chung một trường Trung học. Bốn người chia thành hai cặp. Không chỉ là hai cặp trai gái mà cũng là hai cặp cá tính khác nhau. Mỗi cặp cá tính lại có sự như trái ngược nhau. Cặp kia có Danh, được các bạn học đặt biệt danh là:”Bò tót”.

Nếu Danh đứng cạnh Steve Reeves, người đóng vai trong phim Hercules, chắc kẻ được tám phần lực lưỡng, người kia phải được tính là mười. Nói bình dân là, trông Danh rất có vẻ là dân “vai u thịt bắp”. Học không giỏi lắm …nhưng thuộc lọai “bô” trai có hạng trong trường. Tuy nhiên, tính tình anh chàng có vẻ dễ bị khích động. Hơi có vẻ hay nổi máu anh hùng. Nhờ thế, các cô gái cạnh chàng luôn được Danh đỡ vai cho mọi gánh nặng. Những lần theo nhóm “sinh viên phụng sự xã hội” giúp đỡ đồng bào nghèo ở quận 8, hay tình nguyện đi ủy lạo chiến sĩ tại tiền tuyến, đã kết Danh lại với Vân. Điều lạ là, có biết bao cô nàng “yểu điệu thục nữ”, tìm đủ cách, sẵn sàng nhào vào, để nương nhờ tấm thân bồ tượng che chở …nhưng “Danh bò tót” lại bị cô nàng Vân xỏ mũi mới hay. Mà Vân thời đó cũng là tay sừng sỏ, ương ngạnh …không khi nào quanh quẩn gần Danh. Đôi khi còn lên tiếng khích bác việc làm của Danh nữa. Giải thích “hiện tượng” này, những câu bông đùa đã được thêm thắt, xóay quanh những điểm như sau: -Cao phải đi với thấp …như thế mới tạo được sự tương khắc nhưng tương hợp –Thân bồ tượng phải kết với hình hạc xương mai…nên có việc gì thì con voi mới vác được con nhạn chứ!...-Con Vân học sách của ai mà hay …nó luôn mặc quần áo màu hồng hay đỏ. Con bò tót hễ gặp màu đỏ thì xông vào, bất kể sống chết cơ mà!..-Danh trước học cũng được …nhưng nhờ Vân nên mỗi ngày mỗi khá hơn.

Thúy, khác Vân, cái gì cũng hơn trung bình. Nếu muốn đo những con số của vòng một, hai hay ba của nàng thì chắc cũng chính xác như thế thôi. Nhưng, nét đẹp, nếu ai nhìn kỹ, Thúy có phần trội hơn; bởi, có vẻ đầm thắm hơn. Những cái áo màu đen làm làn da càng thêm trắng. Tuy nhiên, không hiểu tại sao nét đẹp của nàng có vẻ trầm buồn hơn.

Hồi còn đi học, Bình không ưa Danh. Không phải hai chàng ca sĩ không ưa nhau, như người ta thường nói; nhưng hai người có nhiều điều không giống nhau. Bình là một trong những học sinh bơi giỏi trong trường. Cao, to nhưng dáng dấp có vẻ cân đối, thon thả hơn. Hơi khiêm nhường. Đôi lúc có vẻ khép nép. Còn về khoản tình cảm, hai người khác nhau một trời một vực. Đúng ra, ban đầu hai người cũng khắn khít với nhau lắm. Nhưng, đến hôm Danh từ nhà Bình về, ghép cho Bình chữ “Bình cù lần” thì khỏang cách giữa hai người xa hơn một tí. Thấy con cá thia lia nọ ép con cá kia một cách ráo riết, Bình tưởng là con nọ ăn hiếp con kia nên dùng đũa ngăn tách hai con cho bằng được. Danh hỏi Bình lý do. Bình trả lời xong liền nhận được tiếng cười ha há của Danh và câu nói:”Không phải nó ăn hiếp đâu ..nó hiếp dâm đó. Mà con kia cũng chịu đèn rồi!..”.

Chưa kiếm ra con “cù lần” là cái con gì, Bình lại bị đổi tên lần nữa sau đó không lâu. Lần đó, cả bọn năm bảy đứa đang thả rong trên đường về lán trại, thấy một đàn bò đang gặm cỏ. Bổng nhiên, một con bò cứ dí mãi một con khác, như cứ muốn thúc vào hạ bộ của con kia. Bình lấy đá ném, để cản ngăn sự hung hăng của con bò đó. Chính Danh là người cười rộ lên trước tiên, sau khi nói:”Mấy tụi mày có thấy không …thằng Bình không biết hương vị của tình yêu là gì ráo trọi!...”. Cả bọn cười hùa theo. Mấy ngày sau, danh hiệu “cù lần” được chuyển đổi thành “Con bò mộng”. Bình gặn hỏi, nhận được giải thích của các bạn là, cùng một trường mà có hai bò tót thì làm sao người khác phân biệt được; hơn nữa, gọi Bình là bò tót sẽ làm xấu đi thành tích của Danh.

Danh còn có một bí danh khác là:”Danh giáo Thảo”. Gọi là bí danh, vì cách gọi này chỉ có những người bạn thân trong nhóm của nó biết đến thôi. Nó là người đầu tiên phân phối tập giấy viết tay có tên là:”Chuyện tình cô giáo Thảo”. Chúng nó lén lút chuyền tay nhau để xem, như chuyền tay truyền đơn của bọn CS nằm vùng. Cuốn dâm thư này không biết từ đâu mà có, nhưng vào thời đó được xem như là một lọai sách kích động dâm dục và tục tĩu có hạng. Bây giờ, tuổi phát dục hiện nay của bọn trẻ rất sớm. Chúng biết rành chuyện trai gái hơn bọn trẻ khi trước rất nhiều. Thống kê nhà nước cho biết, tỉ lệ mang bầu ở độ tuổi 14(15) hiện nay là con số khá cao, so với những chục năm về trước. Đối với chúng, Danh còn ở hạng bét; nói chi Bình.

Nhưng có đôi việc Danh đứng đầu, so với các bạn cùng học thời Trung học là, hắn đã làm lễ đính hôn vào năm cuối trường đại học. Hắn là người đầu tiên xung phong vào đoàn thanh niên CS của trường, là người đầu tiên tham dự những đợt “Đánh tư sản, mại bản”. Oái ăm thay!...đợt đầu tiên, nhà đầu tiên làm thí điểm lại chính là gia đình của Danh. Tội nghiệp thay!...đời ông nội có tí máu Tây (con lai) nhưng mua bán xuất nhập khẩu động cơ bơm, hút nước thì có gì nên tội. Thế mà nữ trang, tiền bạc đều bị tịch thu. Hai ngôi nhà tọa lạc quanh nhà ga cũ ở Trung tâm phố Sài Gòn, sau đó, bị bọn bộ đội –không biết thuộc đơn vị nào- vào đóng chốt …rồi dần dà biến thành tư gia của một cán bộ cao cấp nào đó. Cha mẹ Danh đau buồn, uất hận, lần lượt mang bạo bệnh rồi mất. Danh được biểu dương rồi trở thành một đảng viên nòng cốt.

- Nhưng, nguyên do nào khiến Danh gia nhập bộ đội? ..mà nghe đâu lúc ấy Vân đã có thai?. Bình thắc mắc

- Còn ai khác hơn là Vân. Anh không nhớ bọn mình trước kia, có lúc đã nói Vân chính là nữ hòang Pasiphae của đảo Crete, do sự trả thù của thần linh, đã bị cám dỗ và yêu một con bò….nhưng nữ hòang Vân ở đây lại là người sừng sỏ, muốn người yêu mình trở thành một tay độc đáo, nổi bật hơn người. Còn anh, anh bị nữ hoàng nào xui giục anh trở thành một thành viên, trong ban chỉ huy của Tổng đòan Thanh niên xung phong thành phố ?...

- Nữ hoàng Võ Văn Kiệt … Ông này, ngày ấy, được xem là Tổng đòan trưởng danh dự của lực lượng đó. Đúng là thanh niên thường có lý tưởng làm nên một điều gì đó, để đóng góp công sức cho xã hội …Vì vậy, dễ bị kích động và hăng say lao mình vào công việc chung. Hồi đó, khẩu hiệu:”Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” có sức thôi thúc dễ sợ!...

Nhớ lại thời điểm đó, Bình hơi sượng …liếc nhìn xem Thúy có cử chỉ gì khác. Gò má Thúy hơi rám đỏ. Không biết do phơi nắng trên đường khá lâu …hay chính Thúy cũng đã nhớ lại một thóang kỷ niệm xảy ra vào dạo ấy. Hai đòan công tác của Bình và Thúy có hậu cứ bên kia biên giới của Tây Ninh.

Ngày ấy, Thúy kiệt sức vì bị sốt rét mà không đủ thuốc. Những trận mưa rừng liên tục làm nàng run rẩy, ẻo lã như mèo con thiếu sữa mẹ. Nhưng, Bình vì nung nấu mối tình đã lâu ngày, lúc đó lại như con bò thiếu sữa mẹ. Thúy không phản đối …nhưng, thái độ như buông xui, như bị ép buộc, khiến sự hăng say của Bình bị xìu như bong bóng hết hơi.

- Nhưng, không biết Vân nghĩ sao mà không nói cho em biết lý do Danh lại bỏ ngũ.

- Điều này, anh biết rất rõ. Vì chính anh là người giúp Danh việc đó.

- Anh không sợ những liên lụy đến với anh sao…?

- Sự thật lại càng làm tụi anh ghê sợ còn hơn thế nữa…!. Lúc cuộc chiến Việt-Kampuchia bùng nổ, vì căm giận sự tàn ác của tụi Pol Pốt nên thanh niên miền Nam sẵn sàng gia nhập quân đội. Nhưng, hình như con cái của “ngụy quân, ngụy quyền” đều trúng tuyển nghĩa vụ quân sự; trong khi con cái của những cán bộ cấp cao lại không biết biến đi đâu mất. Trái ngược với thời gian ngay sau 1975, con cái của thành phần trước bị lọai bỏ trong các kỳ thi nhập học đại học và con cái của cán bộ lại được điểm ưu tiên.

- Thanh niên xung phong (TNXP) trong các chiến dịch quân sự cũng chẳng qua như lao công đào binh mà thôi!...

- Đành rằng đời quân ngũ là gian khổ, là chết chóc. Nhưng…gian ác thật!. Chiến binh của quân lực VNCH trước kia, bị tử thương nơi chiến trường, khi đem được xác về, đều được khai tử và chôn cất đàng hòang. Đằng này, bộ đội chết, bị chôn vùi tại chỗ để không gây ảnh hưởng tâm lý binh sĩ. Cũng có thể tạm chấp nhận được điều này. Nhưng, Danh có một bạn đồng đội, khi người nhà của anh ta nghe phong phanh con mình bị chết, lại bị đối xử hết sức bất công. Bà mẹ lân la dò thăm tin tức về con mình, từ cấp nhỏ nhất đến cấp đơn vị cao nhất. Chỗ la quát mắng chửi, chỗ nói rằng không biết tin tức gì …và có chổ lại từ chối tiếp xúc với bà ấy.

- Sau khi giúp Danh, anh bị kỷ luật, trục xuất ra khỏi TNXP..?

- Anh cũng tự ý bỏ ngũ…

Thúy biết lý do tại sao Bình quyết liệt giúp bạn mình hết sức tích cực và chấp nhận bất cứ hậu quả nào. Khi Danh dẫn toán thanh niên đánh tư sản lần thứ hai, gia đình Bình nằm trong danh sách mà Danh phải truy quét. Danh đã tìm cách “câu giờ” và báo trước để gia đình Bình kịp thời tẩu tán một số lớn gia tài. Sở dĩ lần này Danh có thái độ khác hẳn lần trước, vì Danh kịp thời thấy được tính cách lưu manh của chủ trương này. Lúc mới chiến thắng miền Nam, chế độ quân quản đã có thông báo nghiêm cấm bộ đội không đụng đến “cây kim sợi chỉ” của người dân. Mà họ làm việc ấy thật nghiêm chỉnh!....Họ không lấy cây kim sợi chỉ để làm gì …họ lấy toàn bộ gia sản của người dân miền Nam, những người giàu có, qua chủ trương, diệt tư sản mại bản. Ngày trước, bọn nhà giàu cũ trong miền Nam, dù cật lực làm việc và cần kiệm để có tài sản, cũng bất quá có đến vài triệu mỹ kim là cùng. Bọn mafia đỏ ngày nay, có trong tay đến hàng trăm, hàng ngàn triệu mỹ kim, tiền đó từ đâu có. Ai sẽ đánh bọn tư sản bán nước này!?....

- Sau lần gặp nhau tại trại cải tạo Gò dừa …

Lần này Bình bớt sượng …ngó thật lâu vào đôi mắt của Thúy. Bình có cảm tưởng Thúy hơi chớp nhanh đôi mắt. Bình nhớ lại đôi mắt lá răm đáng trăm quan tiền và cử chỉ nồng nàn …nhưng hơi vội vã của nàng, vào thời chàng còn là cải tạo viên vì tội vượt biên, nằm trạm xá vì tai nạn lao động. Tai nạn đó làm đau trở lại vết thương gần cột sống, nơi giáp hông và phần mông của chàng. Thúy thật nồng nàn …nhưng, Bình như một xe gắn máy đã bị lột dên!... Chính cái lúc Bình bị lột dên …đọan đối thọai giữa Danh và Bình hiện lại rõ rệt. Đọan đối thọai xảy ra vì Bình muốn Danh không được gọi chàng là “con bò mộng”.

- Mày nói tao ảnh hưởng các phim của Mỹ ..hễ gặp gái là nhào vào…tán tỉnh một hồi là lăn xả vào ôm. Mày cho tao là thằng sống đời sống có tính vật dục. Cũng được …nhưng mày muốn làm thằng Bá tước ….(bây giờ Bình quên tên người Bá tước mà hai đứa cùng xem phim đó) …đó à ..?!

- Tao đâu cù lần đến thế …

- (Danh cười ngặt nghẽo)….Không, mày là con bò “mộng mơ”…

Cả Thúy và Bình, trước khi gặp nhau trong trại cải tạo, có hoàn cảnh tương tự nhau, vì gia đình hai bên đều mất tích trong việc vượt biên trước đây. Việc mất tích chỉ khác nhau về chi tiết, còn đại thể giống hệt nhau. Họ bị bọn công an biên phòng gạt, sau khi thâu gom vàng, bạc của những người trên hai ghe đó. Một vài người còn sống sót của hai ghe kể lại rằng, một ghe ra khơi không lâu, tự nhiên bị bể một lỗ lớn rồi chìm xuống, còn ghe kia bị tàu công an đuổi theo bắn xối xả, bể thuyền và chìm lỉm.

Biết nhau từ hồi còn Trung học, gặp lại nhau qua những đọan trường …đến lúc vào trại cải tạo, biết ra sự thương tâm của cả hai gia đình …rồi tình yêu trai gái bùng cháy… họ không còn gì để kìm giữ nữa. Nhưng họ không trao hết được những mặn nồng cho nhau!....Quả thật, lần đó, lỗi tại Bình hòan toàn. Nhưng, Thúy vẫn bình thản chấp nhận. Không trách móc, không giận hờn …tưởng như nét trầm buồn trước đây của nàng thời còn đi học đã báo trước những trắc trở trong tình trường của nàng sau này. Thúy vào trại trước nên ra trại trước. Bình lẽ ra ở trại đến gần hai năm sau, nhưng nhờ tiền giúp đỡ của một người bà con để lo lót cho trưởng trại, nên Bình ra sau nàng không quá 4 tháng. Bình ra sau nhưng may mắn hơn Thúy. Khỏang 6 tháng sau, Bình đến được trại tị nạn trên đất Mã Lai.

Đã hơn mười năm qua, Bình vẫn sống như con kén cô đơn, trong trái vải héo mòn dần theo năm tháng. Bình vẫn nhớ về một hình bóng ngày nào, như chợt ẩn hiện trong những giấc ngủ chập chờn. Vết thương cột sống đã bình phục sau nhiều năm chữa trị. Nhưng vết thương tâm lý của chàng ngày nào hình như vẫn chưa phai. Có thể nào tình cảnh của mình sẽ như ông Bá tước trong phim, một lần Danh và Bình đã cùng xem..?? Ông Bá tước đó là một anh hùng đích thực. Ông đánh Đông dẹp Bắc, tạo nên nhiều chiến tích vang lừng. Danh vị đó quả thật đáng được trao cho một người như vây. Nhưng không thể nào ông ấy đánh đổi được chức tước đó, để lấy lại quyền làm một người đàn ông đích thực!!...Những chiến tích lừng danh đã lấy đi bộ phận truyền sinh của ông ấy.

x
x x

Vân tiếp hai người trong một căn nhà lá ọp ẹp, đơn sơ với đứa cháu nội trai gần ba năm tuổi. Anh của no,ù hơn 10 tuổi, đi học chưa về. Ông nội nó, Danh, sau khi bỏ ngũ, đã về lập nghiệp tại Long Khánh. Một hôm, do tên xã trưởng lấn ranh đất rẫy, Danh đã phản đối kịch liệt. Sau đó, dù hai đứa nhỏ của hai gia đình chỉ cãi lộn qua lại không có gì đáng kể, tên xã trưởng không những đã bạt tai con của Danh mà còn lớn tiếng mắng mỏ, cho rằng “bọn ngụy, bọn tư sản mại bản” không đáng để hắn phải đôi co. Lời qua tiếng lại, hắn rút súng, không biết chỉ thị uy hay cố ý bắn thiệt. Danh, do phản ứng nhanh để tự vệ, đã dùng cái phản làm hắn đứt mất một ngón tay. Thế là tối đó, Danh bỏ nhà đi mất biệt. Vân tìm đủ cách để dò la tin tức nhưng đến nay vẫn hoàn toàn bặt tâm vô tín. Vân đưa con trở về quận 8. Tình cờ gặp lại ba má Bình, trước ngày họ vượt biên. Nhờ sự giúp đỡ của ba má Bình, Vân mua được căn nhà nhỏ bên kia Thủ Thiêm. Nay, khu nhà đang ở bị giải tỏa. Đứa con trai, phản đối việc giải tỏa không hợp lý, bị bọn chính quyền địa phương gán ghép tội trốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự, hiện đang bị lưu giữ tại Quận đội.

Bình, khi trở lại thăm quê hương, có ý định tìm tin tức của Thúy. Chưa dò ra manh mối, nhưng nhờ một học trò cũ của Vân trước kia, Bình đã biết được địa chỉ và hoàn cảnh của Vân. Một lần thăm Vân trước đây, Bình ngỏ ý muốn xin đứa cháu nội của Vân làm con nuôi. Sau hai lần Bình gọi điện thọai và sau khi Vân đã hỏi ý con trai mình trong một lần thăm nuôi, hôm nay Bình đến nhà để nói rõ những thủ tục cả hai sẽ phải làm, để việc nhận con nuôi được tiến hành xuông sẻ. Mẹ đứa bé, đã ly dị với cha của nó, nên không có gì cản trở. Phần Thúy, sau khi ra trại, về địa phương bên ngoại của người cậu, làm cô giáo làng. Nhiều giáo viên ngấp nghé, có người định ngỏ ý cầu hôn. Nhưng hình bóng và tình cảm của Bình sao cứ vấn vương mãi. Một lần Thúy về thành phố, tình cờ gặp học trò cũ. Biết địa chỉ và hoàn cảnh của Vân, Thúy cũng có ý định xin đứa cháu làm con nuôi, hủ hỉ lúc tuổi về già. Hôm nay, Thúy quyết tâm hỏi cho thật rõ ràng ý kiến của Vân.

Thế là do tình cờ, cơ duyên đã xui khiến hai người tình năm xưa gặp lại nhau. Nữ hoàng Pasiphae của đảo Crete, trước đây đã bị cám dỗ và yêu “Con bò mộng”, nay đã gặp lại người tình sau nhiều năm xa cách. Bây giờ, tuổi đời đã lớn, họ không còn thắc mắc về việc truyền sinh. Việc vô sinh sẽ không còn là lỗi tại ai. Hơn nữa, họ sẽ có một đứa con nuôi, thừa tự từ một con bò tót, cùng nòi. Con bò tót đó thấy màu đỏ sẽ nhào vô chết sống. Con bò đó có một lần lầm lỗi vì đã “đánh tư sản mại bản” chính cha mẹ của mình…..nhưng điều quan trọng hơn hết là, con bò đó đã biết chống đối lại sự sai trái của bọn ngụy danh, núp dưới màu cờ đỏ, giương cao ngọn cờ đó làm biểu tượng và luôn giả trá, hô hào bảo vệ giai cấp nông và công nhân.

Đặng-Quang-Chính @ Trúc-Lâm Yên-Tử

11.03.2012
7:30

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site