lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

 

Lịch Sử Việt Nam Cận Đại

Cuộc Lui Binh Nghiệt-Ngã

1, 2

Bảo Định Nguyễn Hữu Chế
Tiểu đoàn 2/43/SĐ18BB/QLVNCH

sư đoàn 18 bộ binh

Tony Chế, Nickname mà anh em chúng tôi gọi anh khi anh vừa tái ngũ, đưa về phục vụ tại TĐ 31/BĐQ - Trắng trẻo, hơi hô hô, nên lúc nào nhìn anh cũng giống như đang cười vui với mọi người, tiếng Anh thuộc loại "vi vút" vì anh làm sở Mỹ, do đó mới có tên Tony - Một thời gian sau, anh được thuyên chuyển về SĐ18/BB và sau đó trở thành Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc của Sư Đoàn - Có một chút "hơi hướm" với BĐQ. 

*

Đây là lần đầu tiên kể từ khi xuống núi, tôi bắt được liên lạc với Sư đoàn.  Nhưng khi chiếc trực thăng bay qua, lệnh đã ban xong, tôi lại mất liên lạc hoàn toàn với bên ngoài.  Không còn đơn vị bạn nào ở gần để có thể liên lạc qua lại.  Sư đoàn, Lữ đoàn, Trung đoàn đều ở xa.  Tất cả đang di chuyển.  Chúng tôi lại đang ở trong rừng.  Máy truyền tin không thể hoạt động tầm xa.  Chúng tôi đã hoàn toàn cô độc.  Chúng tôi lạc lõng giữa khu rừng rậm mênh mông với nhiều mật khu, nhiều căn cứ địa của địch.  Khu rừng này nối tiếp với mật khu Hắc dịch nổi tiếng của VC.  Hiện giờ, Sư đoàn 341 của Cộng sản Bắc Việt đang chiếm cứ nơi này.  Đây là một Sư đoàn tân lập, gồm các Tiểu đoàn Chủ lực của hai tĩnh Nghệ An và Hà Tĩnh.  Chúng vừa mới được đưa vào Nam hồi cuối tháng 2, sát nhập vào Quân đoàn IV do Tướng Hoàng Cầm chỉ huy.  Binh sĩ phát âm giọng Nghệ - Tĩnh, rất khó nghe.

Lối 9 giờ, Tiểu đoàn đến một khu rừng cao su, phía tây căn cứ Long Giao.  Đơn vị tiền phương chạm địch.  Nhưng địch quân chỉ là một toán nhỏ, cấp Tiểu đội.  Chúng đã nhanh chóng bị thanh toán.  Liền sau đó, đơn vị tiền phương lại chạm địch.  Lần này địch phản ứng mạnh.  Nhưng không có pháo binh và phi cơ yểm trợ.  Phải giao chiến trong tình trạng này thật là bất lợi.  Tôi sợ quân sĩ bị thương vong sẽ gây phiền phức.  Tôi quyết định đoạn chiến.  Vừa lúc đó, từ hướng đông, một đoàn xe Molotova chạy vào -sau này đi ở tù cải tạo, được biết đó là loại xe quân sự do Trung Cộng chế tạo để chở quân, có tên là Hồng Kỳ, hơn 10 chiếc đang đổ quân.  Chúng định đánh bọc hậu Tiểu đoàn.  Chúng định lùa Tiểu đoàn tôi vào khu rừng trước mặt, nơi đại quân của chúng đang chờ sẵn để tiêu diệt.  Tôi cho đổi hướng,  Tiểu đoàn đi nhanh về hướng Bắc, lẩn vào khu rừng chồi.  Sau đó phải đổi hướng theo hướng Tây trở lại.  Khi đến một con suối, Đại đội 2 của Trung úy Võ Văn Mười báo cáo phát hiện một túp lều, bên trong có mấy tên VC đang ngồi uống nước trà.  Một khẩu K.54 treo trên vách phên.  Không thể lẩn tránh kịp.  Tôi cho lệnh nổ súng, thanh toán cho gọn.  Toán VC bị tiêu diệt.  Tiểu đoàn tiếp tục tiến.  Đến chiều, chúng tôi đến một khu rừng chồi tương đối thoáng, nối tiếp là rừng rậm.  Tôi cho lệnh nghĩ ngơi.  Tôi hội ý với Đại úy Tiểu đoàn phó Nguyễn Tấn Chi, K.12 Thủ Đức, và các Đại đội trưởng.  Tiểu đoàn sẽ chia làm hai cánh: một do tôi trực tiếp chỉ huy, và một do Đại úy Chi chỉ huy, xuyên qua rừng rậm, tiến về Long Thành.  Tôi còn nhấn mạnh thêm : Tùy theo tình thế, các Đại đội trưởng có thể đơn độc dẫn đơn vị mình về điểm hẹn.  Tôi phải ra lệnh phân tán như vậy vì tình hình rất nghiêm trọng, địch với một quân số rất lớn, lại đã biết chúng tôi đang trong vòng vây của chúng, sớm muộn gì chúng cũng sẽ tìm được và tiêu diệt trọn đơn vị chúng tôi.

Trời đã về chiều. Bóng đêm đến nhanh.  Tiểu đoàn tiến vào khu rừng rậm.  Từ bìa rừng vào chưa đến 100 mét thì cánh quân của tôi chạm súng dữ dội với địch.  Sau một ngày hành quân mệt mỏi, lại phải chạm địch liên miên.  Tinh thần căng thẳng, thể xác rã rời.  Nhất là khi tôi cho lệnh cố tránh né địch, bão toàn sinh mạng.  Nên vừa chạm súng được một lúc là chúng tôi tìm cách "chém vè".  Bây giờ toán quân theo tôi tất cả chỉ còn 28 người, kể cả tôi.  Chúng tôi đã bị bao vây chặt.  Đêm đó là một đêm trăng mờ.  Hai mươi tám người chúng tôi mò mẫm, im lặng, tìm đường thoát thân trong bóng đêm, dưới ánh sáng mờ nhạt của vầng trăng khuyết:

Chàng từ đi vào nơi gió cát,
Đêm trăng này nghỉ mát phương nao?
Xưa nay chiến địa nhường bao,
Nội không muôn dặm, xiết bao dãi dầu."

Thật ra thì đêm trăng đó chúng tôi không thể nào nghĩ mát được.  Chúng tôi đã phải "dãi dầu" suốt 12 ngày đêm tại Mặt trận Xuân Lộc.  Ngày hôm nay phải hành quân đơn độc, chạm súng liên tục, nhưng lại thiếu sự yểm trợ của phi pháo, là hai yếu tố quyết định thành công của bất cứ cuộc hành quân nào.  Tiểu đoàn lại đang lọt giữa vòng vây trùng trùng điệp điệp của địch.  Chúng tôi đang tìm kế thoát thân. Gần nửa đêm, chúng tôi lần mò đến một khu rừng thấp. Một con đường mòn cắt ngang.  Tôi định cho vượt qua thì gặp một toán Cộng quân di chuyển.   Chúng dừng lại ngay trước mặt, và phát loa kêu gọi:

"Thiếu tá Nguyễn Hữu Chế, Biệt hiệu Bảo Định, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18BB Ngụy.  Hiện Tiểu đoàn bạn đang bị quân Cách Mạng bao vây.  Hàng thì sống, chống thì chết."

Tên bộ đội phát loa, giọng đặc sệt Nghệ - Tĩnh.  Chúng thuộc Sư đoàn 341 CSBV.  Có thể chúng chỉ là những đơn vị chủ lực Tỉnh vừa mới đôn quân thành chính qui vì nhu cầu chiến trường miền Nam, nên kinh nghiệm tác chiến còn kém cỏi.  Nếu không, có lẽ......

Chúng tôi đổi hướng.  Nhưng lại gặp tiếng loa kêu gọi đầu hàng với nội dung và giọng nói như lúc nãy.  Có lẽ chúng đã ghi âm - Đầu óc tôi căng thẳng, hiện tại anh em chúng tôi như kiến bò trong chén, tứ bề thọ địch, có thể nói thật, không hề cường điệu là chỉ với tay ra là chạm địch - Thập phần nguy hiểm, tôi suy nghĩ : phần số tôi đến đây là tận cùng sao!  Nếu vậy, tôi phải có quyết định thế nào để bảo toàn tính mạng cho thuộc cấp chứ!  - Tôi bò đến gặp từng anh em và nói với họ: "Các anh có thể ra, nhưng tôi thì không.  Đợi tôi lẫn tránh xa thì các anh có thể bắt đầu".  Nhưng tất cả đều nhất quyết "KHÔNG" - Lòng tôi chùng xuống, hai cánh mũi cay cay, nước mắt muốn trào ra - Tôi hít thở thật sâu để cảm xúc lắng xuống, huynh đệ chi binh là những giây phút này đây, khốn khó có nhau, sống chết có nhau là lúc này đây!  Cám ơn các anh em đã có những hành động quyết liệt, để khích lệ tinh thần tôi, đã cho tôi nguồn hy vọng để tiếp tục đấu tranh giành sự sống, trong lúc thập tử nhất sinh .......

Tiểu đoàn 2/43, đơn vị thiện chiến của Sư đoàn 18BB. Kể từ thời cố Trung tá Hắc Long Đỗ Văn Tân, K.7 Võ Khoa Thủ Đức làm Tiểu đoàn trưởng, giao lại cho cố Trung tá Hắc Long Nguyễn Văn Thoại, gốc Thiếu Sinh Quân, dân Thủy quân Lục chiến, đến Thiếu tá Bảo Định Nguyễn Hữu Chế là tôi, từng phục vụ tại Binh chủng Biệt Động Quân.  Dù chỉ một thời gian ngắn, nhưng cũng học được kinh nghiệm tác chiến "tốc chiến tốc thắng" của Binh chủng ưu tú này, nên đã giữ cho Tiểu đoàn luôn luôn là đơn vị xuất sắc của Sư đoàn cũng như của Quân đoàn III.

Sau trận chiến An Lộc của Bình Long anh Dũng hồi mùa hè đỏ lửa năm 1972, tôi được đại diện đơn vị về Bộ Tư Lệnh Quân đoàn nhận lãnh phần thưởng do Cố Thiếu tướng Lê Văn Hưng, lúc đó giữ chức TLP/QĐ trao tặng.  Tết năm 1974, Tiểu đoàn lại được chọn là đơn vị xuất sắc để Ông Tổng trưởng Kinh tế - Tài chánh Hà Xuân Trừng đại diện Chính phủ đến ủy lạo.  Và năm 1974, Tiểu đoàn được Tuyên dương Công trạng trước Quân đội, Hiệu kỳ của Tiểu đoàn được gắn thêm một Anh Dũng Bội Tinh với Ngành Dương liễu.  Những chiến công vang dội mà Tiểu đoàn đã gặt hái được đã làm cho Cộng quân khiếp sợ.  Từ trận tái chiếm Phi trường Quản Lợi tại Mặt trận An Lộc, Bình Long; trận Bố Lá thuộc Quận Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; trận Thái Hưng thuộc Quận Công Thanh, tỉnh Biên Hòa; trận Võ Đắc - Võ Su thuộc Quận Hoài Đức, tỉnh Bình Tuy; trận tái chiếm Ngã Ba Dầu Giây thuộc Tỉnh Long Khánh hồi Hiệp định ngưng bắn Paris đầu năm 1973.  Đặc biệt tại trận này, khi khai thác tên tù binh cấp B trưởng, tức Trung đội trưởng thuộc Trung đoàn 33 Cộng quân, hắn nói: "Chúng tôi được lệnh của Thủ trưởng E, tức Trung đoàn trưởng, mỗi khi gặp TĐ2/43 thì phải đoạn chiến và tìm cách chém vè!  Không biết đó là lời thật hay dối lòng để tâng bốc mình.  Nhưng thực tế, TĐ2/43 đã làm cho Cộng quân phải e dè và kiêng nể.

Nhưng giờ đây chúng tôi như những con thú bị săn đuổi trong khu rừng săn bắn của Triều đình Nhà Thanh từ thời đại Khang Hy đến Càn Long.  Con thú chỉ có thể chạy trốn trong khu rừng săn bắn rộng mênh mông, nhưng khó vượt thoát ra ngoài.  Chúng tôi đang bị sa cơ thất thế - Đau hơn nữa là cảnh sa cơ thất thế của chúng tôi không phải vì tài hèn, sức mọn, mà vì bị đồng minh trói tay, hay nói rõ hơn là bị .... bán đứng .

Lúc gần sáng, chúng tôi gặp một con suối.  Sau khi vội vàng cho lấy nước đổ vào bi-đông, và những bao gạo sấy, chúng tôi lại lên đường.  Phải tránh xa các con suối.  Vì đó là nơi địch cũng thường xuất hiện để lấy nước hoặc tắm giặt.  Toán 28 người chúng tôi hầu hết là lính Văn phòng, Truyền tin, Quân Y, Pháo binh.... Tất cả chỉ được trang bị súng ngắn hay lựu đạn để dễ dàng làm việc.  Chỉ có một số anh em thuộc Trung đội Biệt Kích/TĐ là có súng M.16.  Nhưng chỉ với 28 người, lại đang nằm trong vòng vây địch, đang bị lùng đuổi.  Muốn sống còn, chúng tôi phải tìm cách lẩn tránh bọn chúng. "Tránh voi cũng chẵng xấu mặt nào!".

lịch sử việt nam, sư đoàn 18 bộ binh

Bước sang ngày thứ ba, kể từ khi rời bỏ Xuân Lộc.  Hoạt động của chúng tôi vẫn thế.  Ngày nghĩ, tìm những nơi rậm rạp chui vào.  Đêm đến thì di chuyển.  Cứ nhắm hướng Tây, hướng Long Thành mà đi.

Đến ngày thứ tư, tôi cảm thấy đã thoát ra được khỏi vòng vây địch, nhưng tôi vẫn chưa dám trả lời máy, mặc cho SĐ, TR/Đ lo lắng, và những người vợ lính đang ngày đêm khắc khoải chờ tin chồng tại Tiền trạm Tiểu đoàn ở Long Bình.  Hàng ngày, buổi sáng và buổi chiều đều có máy bay, khi thì trực thăng, khi thì L.19, do Phòng 3 Sư đoàn, Ban 3 Trung đoàn, và thường do Đại tá Lê Xuân Hiếu, Trung đoàn trưởng 43BB đích thân bay đi tìm.

Tại Tiền trạm Tiểu đoàn, đặt tạm bên ngoài căn cứ Long Bình, đối diện với BTL/SĐ, Trung úy Nguyễn Văn Thắng, Sĩ quan quản trị nhân viên TĐ, đã bận rộn suốt ngày để điều động những chiếc xe GMC về Long Thành đón những toán quân vượt thoát vòng vây địch vừa từ trong rừng ra.  Cánh quân của Đại úy Tiểu đoàn phó Nguyễn Tấn Chi đã về đến gần như nguyên vẹn. 

Chỉ có cánh quân Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng là đụng độ mạnh, phải phân tán.  Nhưng những quân nhân sống sót, cuối cùng cũng lần mò ra đến điểm tập trung.  Trung úy Thắng lại còn phải trả lời, phân ưu những Bà Vợ Lính, kể cả Bà vợ của Thiếu tá TĐT, những quân nhân còn ghi nhận là "MẤT TÍCH".  Những người vợ lính đợi tin chồng, đang khắc khoải lo âu.  Hàng ngày họ đến đây từ sáng sớm. Có người tay bồng, tay dắt những cháu bé mới 3, 4 tuổi.  Hoàn cảnh thật thương tâm!

Buổi sáng ngày thứ tư của cuộc triệt thoái, tức là ngày 24/4/75, Trung úy Thắng nhận được chỉ thị từ Sư đoàn là phải chuẩn bị hồ sơ để làm lễ "TRUY THĂNG - TRUY TẶNG" cho những quân nhân được ghi nhận là "MẤT TÍCH".  Tin này, Thắng hoàn toàn giữ kín.  Thỉnh thoảng, Trung úy Thắng cũng nhận được những cú điện thoại từ Sư đoàn, Trung đoàn của Thiếu tướng Tư lệnh Lê Minh Đảo, và Đại tá Trung đoàn trưởng Lê Xuân Hiếu hỏi thăm: Phu nhân Thiếu tá Chế còn đó không?

Lối 5 giờ chiều, chiếc máy truyền tin của Tiền trạm Tiểu đoàn bỗng vang lên giọng nói yếu ớt: "Hoàng Yến, đây Bảo Định; Hoàng Yến, đây Bảo Định, nghe rõ trả lời."   Đó là tiếng gọi của tôi khi khi toán quân đang tiến tới một một khu rừng chồi thấp, mà tôi nghĩ có thể đã thoát ra khỏi vòng vây địch. 

Lúc đó vừa lúc chiếc L.19 bay ngang đầu.  Vị Đại tá Trung đoàn trưởng của tôi ngồi trên đó, đang gọi tìm tôi:

- Tôi nghe tiếng ai như tiếng Bảo Định
- Bảo Định đây, Hoàng Yến - tôi vội trả lời.
- Anh cho tôi tọa độ điểm đứng, dọn bãi đáp.
- Không được, tôi sợ chưa thoát khỏi vòng vây. Để tôi đi xa thêm nữa. Đợi sáng mai.
- Được, hẹn Bảo Định sáng mai.

Sau đó, chiếc L.19 trở về căn cứ.  Toán quân của tôi tiếp tục cuộc vượt thoát.  Cố di chuyển càng xa về hướng Tây càng tốt.  Hy vọng thoát được vòng vây của địch.  Đã 4 ngày 3 đêm kể từ khi xuống núi.  Có lẽ đây là giờ phút sung sướng nhất!

Sáng ngày hôm sau, tức 25/4/75, lối 9 giờ, một đoàn trực thăng 4 chiếc bay vào vùng.  Tôi cho trải "paneau" làm tín hiệu nhận nhau.  Tôi cho sắp làm 3 toán.  Địa thế là rừng chồi.  Chỉ có một khoảng trống nhỏ có thể dùng làm bãi đáp cho một chiếc trực thăng.  Chiếc thứ nhất đáp xuống bốc toán đầu tiên rồi cất cánh an toàn.  Chiếc thứ hai, bốc toán thứ hai.  Cũng cất cánh an toàn.  Nhưng đến chiếc thứ ba, tôi ở trong toán thứ ba - trực thăng vừa đáp xuống thì từ hướng Đông, AK, B.40 đồng loạt khai hỏa cùng những tiếng la "xung phong" dậy trời.  Toán quân còn lại của tôi nhanh chóng lao vào trực thăng - Trực thăng vội vàng cất cánh - Vì muốn tận mắt thấy các thuộc cấp được an toàn trước, nên tôi tự xếp mình vào toán thứ ba và là người cuối cùng - Nhìn chiếc trực thăng đang bốc lên, nghe tiếng súng các loại nổ rền, hòa lẫn tiếng hô "xung phong" của địch - Tôi sững sờ - Cái chết đang đến trong đưòng tơ, kẽ tóc - Nhưng bản năng sinh tồn chợt trỗi dậy - Tập trung hết sức lực còn lại, tôi chỉ còn kịp chạy đến, nhảy mạnh lên, hai tay vội chụp lấy càng máy bay, ôm chặt.  Trực thăng lướt nhanh trên đầu ngọn cây rồi từ từ tăng cao độ, trực chỉ Long Bình.  Người xạ thủ đại liên, gunner, cùng những người lính trong lòng máy bay cố nắm chặt hai tay tôi, và kéo tôi lên.  Nón sắt và bản đồ đã rơi mất.  Tôi mệt nhừ, ngồi im bất động.  Cặp kính cận thị của tôi cũng không còn. Những giọt nước, nước mắt hay là máu từ từ lăn xuống trên khuôn mặt dãi dầu mưa nắng và trận mạc từ hơn hai tuần lễ nay, tôi cảm thấy mằn mặn.

Trực thăng hạ thấp, chuẩn bị đáp.  Từ trên cao, tôi đã nhìn thấy mờ mờ vị Đại tá thân yêu đã mấy ngày đêm lo âu cho sự an nguy của tôi và Tiểu đoàn 2/43 chúng tôi; đang đứng chờ trước đầu xe jeep, đậu sát LZ, đàng sau văn phòng Tư lệnh.  Ông đón tôi với tất cả nỗi mừng vui của người anh cả đang dang tay đón đứa em thất lạc trở về mái nhà xưa.  Ông nói: "Lên xe vào gặp Thiếu tướng Tư lệnh. Ổng đang chờ anh!".

Nguyễn Hữu Chế

1, 2

pay per click advertising

Weblinks :

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters
un compteur pour votre site