lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

lich su viet nam, lịch sử việt nam, hội sử học việt nam

Trước khi đọc Bạch thư của Hòa thượng Thích Tâm Châu, mời quý độc giả đọc trước bản lên tiếng thứ 20 này để thấy bạch thư của HT Tâm Châu chỉ nêu lên một nửa sự thật lịch-sử. 

Hội sử-học Việt-Nam_Trúc-Lâm Yên-Tử (03-04-2015) 

***

Bản Lên Tiếng Thứ 20_Tôn Vinh Anh-hùng Ngô-đình-Diệm_Anh-hùng Ngô-đình-Nhu Là Anh-Hùng Dân-Tộc Việt-Nam, Danh-Nhân Lịch-Sử Việt-Nam Cận Hiện-Đại

lịch sử việt nam, lich su viet nam, lichsuvietnam, quân sử việt nam, quân sự việt nam, danh nhân lịch sử việt nam, ngô đình diệm, ngô đình nhu

Di ảnh anh-hùng dân-tộc Việt-Nam Ngô-đình-Diệm; Anh-hùng dân-tộc Việt-Nam Ngô-đình-Nhu

Định nghĩa danh từ:

Anh-hùng: Bậc tài giỏi xuất-chúng (Việt-Nam Tự-Điển quyển thượng trang 25 do tác giả Lê-văn-Đức cùng nhóm văn hữu biên soạn, tác giả Lê-ngọc-Trụ hiệu đính); Xuất-chúng: Cao vượt hơn quần chúng (Hán-Việt Từ-Điển do tác giả Đào-duy-Anh biên soạn trang 583);

Dân-Tộc: Dân một nước hay cùng chung một bộ lạc, cùng chung một tiếng nói hay chữ viết, một phong tục, sống chung nhau dưới một tổ-chức cai-trị và ràng buộc nhau vì quyền-lợi và phận-sự (VNTĐ quyển thượng trang 358, tác giả nt).

Danh-Nhân: Người có danh-tiếng (VNTĐ quyển thượng trang 350, tác giả nt); Người có tiếng ai cũng biết, homme célèbre (Hán-Việt Từ-Điển do tác giả Đào-duy-Anh biên soạn trang 196).

***

Nhân dịp tưởng-niệm lần thứ 50, cố Tổng-thống Ngô-đình-Diệm, cố vấn Ngô-đình-Nhu tuẫn-quốc (02-11-1963_02-11-2013), Hội Sử-Học Việt-Nam, chân thành tôn vinh hai vị là Anh-Hùng Dân-Tộc Việt-Nam và Danh-Nhân Lịch-Sử Việt-Nam Cận Hiện-Đại.

Sự tôn xưng này dựa trên những sự nghiệp thần kỳ đối với dân-tộc Việt-Nam mà hai vị đã dầy tâm sức xây dựng, củng cố và bảo vệ đến hơi thở cuối cùng.

Tiểu sử, sự nghiệp thần kỳ của hai vị anh-hùng dân-tộc nêu trên được trang trọng ghi vào Thần Việt Điện 2010_Tân U Linh Việt Điện (quyển sách ghi chép tiểu sử, công đức thần kỳ của những anh-hùng dân-tộc Việt-Nam vào các thời trung, cận và hiện-đại).

I/ Tóm tắt tiểu sử anh-hùng Ngô-đình-Diệm:

- Ông sinh ngày 27 tháng 07 năm 1897 nhằm ngày 28 tháng 6 năm Đinh Dậu (ở tài liệu khác ghi ngày 03-01-1901 nhằm ngày 13 tháng Giêng năm Canh Tý) trong một gia đình có chín người con. Thân sinh là cụ Ngô-đình-Khả, từng làm quan dưới thời vua Thành-Thái.

- Thủa nhỏ theo học tại trường Pellerin Huế.  Năm 1913, thi vào trường Quốc Học Huế, dạy theo chương trình tổng hợp bằng Việt và Pháp Ngữ; Đến năm 1917, ông đỗ hạng nhì trong kỳ thi tốt nghiệp Trung Học. Vì số tuổi còn quá trẻ mà lại đạt thành tích xuất sắc, nên thực dân Pháp đề nghị cấp học bổng cho sang Pháp du học, nhưng ông đã từ chối.

- Năm 1918 được mời làm giáo sư Trường Quốc Tử Giám, một trường dành riêng cho con cháu các quan trong triều đình.

- Đến năm 1919 được vào học trường Hậu Bổ, (như Học Viện Quốc Gia Hành Chánh sau 1954). Trong suốt ba năm liền, luôn luôn là một sinh viên xuất sắc trong các ngành hành chánh, chính trị, luật pháp. Và đã tốt nghiệp thủ khoa.

- Sau khi tốt nghiệp được triều Nguyễn thâu nhận, bổ làm Quan Hậu Bổ, Tri Huyện tỉnh Thừa Thiên, Tri Phủ tỉnh Quảng Trị, Quản Đạo Ninh Thuận tỉnh Phan Rang và Tuần Vũ Bình Thuận tỉnh Phan Thiết.

- Nhờ thành tích phục vụ dân chúng xuất sắc, vua Bảo Đại bổ nhiệm ông ở chức vụ Thượng Thư Bộ Lại (tương đương với Bộ Nội Vụ ngày nay). Ở trách nhiệm này, ông đề đạt những cải cách quan trọng cho đất nước, tiếc rằng không được chấp nhận nên từ chức. Sự từ chức này gây chấn động triều đình nhà Nguyễn và nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ ở Đông Dương.

- Sau khi từ chức, bản thân cư ngụ tại nhà thân phụ ở Huế. Tất cả lời mời cộng tác của Nhật, Việt Minh và Bảo Đại đều bị ông từ chối. Ngay cả khi bị bắt đưa đến gặp Hồ-chí-Minh cũng không làm ông thay đổi lập trường.

- Ông Ngô-đình-Diệm được VM trả tự do bởi áp lực của Giám mục Lê-hữu-Từ cũng như bối cảnh chính trị phức tạp và áp lực quốc tế. Sự trả tự do cho ông Ngô-đình-Diệm, thực tế VM muốn thu phục nhân tâm của các thành viên cựu trào.

- Sau đó ít lâu, ngày 05-06-1948 Pháp thương nghị chính thức trao trả độc lập cho Việt Nam với Hoàng Đế Bảo Đại qua việc ký kết Hiệp Ước Vịnh Hạ Long.

- Năm 1950 sống lưu vong ở Hoa Kỳ, tại đây ông được chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ để cầm quyền trong trường hợp người Mỹ thay thế người Pháp can thiệp vào Đông Dương khi tình hình tại chỗ có nhiều thay đổi quan trọng, nhất là Trung cộng vừa chiếm Hoa lục năm 1949.

- Ngày 07-07-1954 về nước Việt-Nam chấp chánh ở vai trò Thủ tướng do Quốc trưởng Bảo Đại đề cử.

- Ngày 20-07-1954 hiệp định chia đôi nước Việt-Nam diễn ra ở Genève, Thụy-Sĩ. Ngoại trưởng Trần-văn-Đỗ, trưởng phái đoàn Việt-Nam Cộng-Hòa kịch liệt phản đối. Thủ tướng Ngô-đình-Diệm ra lịnh treo cờ rủ trên toàn miền Nam để phản đối hiệp định này.

- Hai lần tổ chức trưng cầudân ý(bán chính thức và chính thức)để truất phế vua Bảo Đại (29-04 và 26-10-1955). Trong thời điểm này, ông Diệm chưa sẳn sàng để làm Tổng thống cũng như truất phế vua Bảo-Đại (lý do thủ-tướng Diệm là người theo nho học vẫn còn mang nặng tư tưởng trung quân nhưng không trung quân một cách mù quáng)

- Ngày 26-10-1956lễ ban hành Hiến Pháp của nền Đệ Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa. Và cũng chính ngày này ông Ngô-đình-Diệm chính thức trở thành vị Tổng thống đầu tiên của nền Cộng-Hòa Việt-Nam.

- Sau chín năm cầm quyền và chế độ Đệ I Việt-Nam Cộng-Hòa đang trên đà chiến thắng Việt cộng, vì cương quyết bảo vệ quyền lợi tối thượng của dân tộc Việt-Nam nên ông tuẫn-quốc ngày 02-11-1963 nhằm ngày 17 tháng 9 năm Quý Mão lúc 8 giờ sáng (giờ Thìn) cùng với bào đệ và cũng là cố vấn Ngô-đình-Nhu.

II/ Tóm tắt tiểu sử anh-hùng Ngô-đình-Nhu:

- Là  bào đệ của cố Tổng thống Ngô-đình-Diệm. Đồng thời là người đã xây dựng nền tảng chính trị cho chế độ Đệ Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa.

- Ông Ngô-đình-Nhu sinh ngày 03-10-1910 (có nơi ghi 1911), nhằm ngày 01 tháng 9 năm Canh Tuất tại Huế, quê quán thuộc làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng-Bình.

- Lúc thiếu thời từng là chủng sinh của Tiểu Chủng viện An Ninh, Cửa Tùng, Quảng Trị.

- Khác với những người trong gia đình (khuynh hướng Đông phương học), ông Nhu và người em út Ngô-đình-Luyện có khuynh hướng theo Tây học và được gia đình cho sang Pháp học Trường Quốc Gia Cổ Điển Học – vào khoảng những năm đầu thập niên 30- (Ecole Nationale des Chartes).

- Ông trúng tuyển trong số 20 sinh viên được cho nhập học. Sau 4 năm đèn sách, với tiểu luận mãn khóa nhan đề : “Les Moeurs Et Les Coutumes Des Annamites Du Tonkin Au XVIIe Siècle. (Phong Tục Tập Quán Của Người An Nam ở Bắc Kỳ vào thế kỷ XVII) văn bằng mới nhận tương đương với Cử Nhân Văn Chương Pháp vào năm 1938.

III/ Sự-Nghiệp Thần Kỳ :

1/ Hoạt động chính trị trước năm 1950 tại miền Bắc của Anh-hùng dân-tộc Việt-Nam Ngô-đình-Diệm:

- Năm 1923, lúc 22 tuổi, được bổ nhiệm làm Tri Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri Phủ Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.

- Năm 1930 được đề cử làm Tuần Vũ tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết với thành tích tận tụy phục vụ đồng bào.

- Năm 1932, Hoàng Tử Vĩnh-Thụy từ Pháp về nước và lên ngôi vua lấy hiệu Bảo Đại. Để có thể thực hiện một cuộc cải tổ cho đất nước. Nhà vua đã mời ông Ngô Đình Diệm, lúc đó mới 31 tuổi, đang làm Tuần Vũ tỉnh Phan Thiết, đảm nhận chức vụ Thượng Thư Bộ Lại (tương đương như Thủ Tướng), đồng thời kiêm nhiệm chức Tổng Thư Ký Hội Đồng Hỗn Hợp Pháp-Việt vào ngày 2 tháng 5 năm 1933.  Lúc đó ông Diệm vừa tròn 33 tuổi.

- Với chức vụ quan trọng vừa đáo nhậm, ông Diệm đã đề nghị thi hành các kế hoạch đổi mới trong quan trường, như bãi nhiệm hai chức Thống Sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ, đồng thời thống hợp hai kỳ Trung Bắc lại cũng như bổ nhiệm một Thống Sứ cho cả hai miền ; ngoài ra cho phép Viện Dân Biểu được lo những vấn đề quốc sự giống như Quốc Hội. Tuy nhiên, đề nghị của ông Diệm không được Toàn Quyền Đông Dương là Pasquier chấp thuận.

- Ngày 12 tháng 7 năm 1933, ông Diệm đệ đơn lên Hoàng Đế Bảo Đại xin từ nhiệm. Việc từ quan của ông Ngô Đình Diệm đã gây chấn động lớn cho triều đình Huế và chính phủ Pháp thời đó. Và kể từ đấy, dân gian gọi ông là chí-sĩ Ngô-đình-Diệm. Chí sĩ là người có chí và có tiết-tháo (VNTĐ trang 287); Tiết-tháo: Khí-tiết, tánh cứng-cỏi, một niềm không dời đổi (VNTĐ trang 1413). Chí-sĩ theo Hán-Việt Tự-Điển của học giả Đào-duy-Anh định nghĩa là người có chí-khí cao xuất hơn người lưu-tục (HVTĐ trang 161).

- Với quyết tâm rời bỏ quan trường để theo đuổi lý tưởng canh tân và độc lập cho đất nước, chí-sĩ Ngô-đình-Diệm đã lui về làm người dân thường…

- Trong thời gian này, Ngô chí-sĩ được vua Bảo-Đại cho phép dạy học ở trường Providence, Huế. Để thực hiện lý tưởng của mình, ông đã âm thầm liên lạc với những nhà ái quốc khác như cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường-Để, cụ Phan-bội-Châu v.v…

- Vào những năm 1939-1945, Toàn quyền Đông Dương là Thủy sư Đô Đốc Jean Decoux đã chỉ thị cho Khâm sứ Trung kỳ là Émile Grandjean bắt và đưa Ngô chí-sĩ đi an trí ở Xieng Khoang, Lào quốc. Thời may, chí-sĩ có được sự giúp đỡ của ông Nguyễn-bá-Mưu làm Thông phán nơi Tòa Khâm sứ, rồi ông Trần-văn-Dĩnh đã giúp vượt thoát vào Sải Gòn lánh nạn.

- Lánh nạn ở Sài Gòn một thời gian, ông rời nơi đây đi Huế để thăm mẹ nhưng bị Việt cộng (Việt Minh lúc đó) chận bắt ở Tuy-Hòa. Hồ-chí-Minh định đưa ông đi an trí ở Thái-Nguyên, nhưng Giám-mục Lê-hữu-Từ đã lên tiếng phản đối quyết liệt, buộc lòng ông Hồ-chí-Minh phải trả tự do và mời làm Bộ Trưởng Nội Vụ. Thế nhưng, chí-sĩ Ngô-đình-Diệm đã dứt khoát chối từ.

- Tháng 8 năm 1950 rời Sài Gòn đi La Mã cùng người anh là Giám Mục Ngô-đình-Thục dự lễ Năm Thánh. Trên đường đi ông Diệm ghé qua Đông Kinh, thủ đô Nhật Bản. Tại đây ông tiếp xúc với một số người Mỹ, trong đó có Giáo sư Wesley Fishel. Giáo sư Fishel khuyên ông Diệm nên sang thăm Hoa Kỳ. Cũng trong dịp này ông Diệm đã ghé thăm các nước Bỉ, Thụy Sĩ và Pháp. Tại Bỉ, Ngô chí-sĩ đã ngỏ ý muốn trở thành đan sĩ của đan viện Saint-André (theo lời thuật lại của Cha viện phụ René Forbe nhân lễ giỗ lần thứ 50, 02-11-2013 tổ chức tại Brugge, Vương quốc Bỉ).

cha phụ đan viện Saint andré, rené forbé

Cha viện phụ René Forbe công bố bức thư của Ngô chí-sĩ xin làm đan sĩ tại đan viện này.

Qua lời gợi ý của Gs Wesley Fishel ông Diệm quyết định sang Hoa Kỳ. Thời gian đầu cư trú ở nhà Dòng Mary Knoll, ở Lakewood thuộc tiểu bang New Jersey và ở Ossining tiểu Bang New York. Cần nói thêm rằng, thời gian tạm trú ở Hoa Kỳ, ông Diệm đã tự trau dồi thêm tiếng Anh để có phương tiện vận động chính giới, truyền thông Mỹ. Sau đó, được các trường đại học ở miền Trung và Trung Tây HK mời đến thuyết giảng vấn đề Châu Á, Việt-Nam và hiểm họa Cộng-sản.

- Lần lượt, Đức Hồng Y Francis Spellman (Tổng Giám Mục Nữu Ước, là bạn thân của Giám mục Ngô Đình Thục), đã giới thiệu và ông Diệm được gặp một số nhân vật trong chính giới Mỹ  như các ông Mike Mansfield, Clement J. Zablock, J. McCormack, Dân biểu Walter Judd, William Douglas (Vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện). Ông William Douglas, đã đưa ông Diệm đi ăn trưa với TNS Kennedy. Trong khi Đức Hồng Spellman cũng quen biết với đại sứ Joseph Kennedy (đại sứ Mỹ tại Anh Quốc).

- Theo ông Robert Amory (phó giám đốc CIA) cho biết,  ông đã từng nghe đến tên tuổi ông Diệm, qua thẩm phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas trong một buổi tiệc.

- Trong buổi họp tiếp theo, ông Robert Amory đem chuyện ông Diệm ra nói với giám đốc Allen Dulles và phó giám đốc Frank Wisner. Lúc này CIA có vẻ chọn lựa bác sĩ Phan Quang Đán làm người thay thế vua Bảo Đại. (Theo William Gibbons, "The US Government and Vietnam War", trang 261).

- Tác giả John Cooney (1985) đã viết: "…chính Hồng Y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị, của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ tướng của miền Nam Việt Nam là ông Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong một người lãnh đạo: Công giáo nồng nhiệt và chống Cộng đến cùng."[1] -ngưng trích- Tiểu sử tổng thống Ngô-đình-Diệm của Ngô-đình-Châu

- “Tháng 9 năm 1947, Pháp chính thức trao trả độc lập cho Việt Nam với vua Bảo Đại qua Hiệp Ước Vịnh Hạ Long ký ngày 5 tháng 6 năm 1948.Vua Bảo Đại chọn mẫu cờ vàng ba sọc đỏ của Họa Sĩ Lê Văn Đệ vẽ nối dài 3 vạch đỏ của cờ Quẻ Càn) làm quốc kỳ và bản “Tiếng Gọi Sinh Viên” sau đổi là “Tiếng Gọi Thanh Niên”của Lưu Hữu Phước làm Quốc Ca.

- Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Một thành tựu ngoại giao của Quốc gia Việt Nam là việc thâu hồi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ tay Nhật Bản vừa mới thất trận tại Hội nghị San Francisco Tháng Chín năm 1951.

- Cộng sản Việt Nam (Việt Minh) đã giành độc quyền kháng chiến bằng cách loại bỏ thẳng tay (tàn sát) những thành phần dân tộc không cộng sản. Do nguyên nhân đó, những thành phần dân tộc đã thấy ra nhu cầu cần kết hợp thành một lực lượng quân sự duy nhất để chống lại cộng sản, nhưng bất đắc dĩ phải đứng chung chiến tuyến với Pháp”. -ngưng trích- Việt-Nam Sử-Lược Tân Biên của Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc.

- Và đó cũng là lý do Quân-Đội Quốc-Gia Việt-Nam được hình thành.

2/ Hoạt động chính trị trước năm 1950 tại miền Bắc của Anh-hùng dân-tộc Việt-Nam Ngô-đình-Nhu:

- Năm 1943 ông Ngô-đình-Nhu thành hôn với cô Trần-lệ-Xuân tại Hà-Nội (cuộc hôn nhân này đã gây xôn xao trong dư luận Hà thành vào lúc đó).

- Làm Quản Thủ Văn khố Toà Khâm Sứ Huế năm 1943 sau ra Hà Nội làm việc tại Thư Viện Trường Viễn Đông Bác Cổ và Tổng Văn Khố Quốc Gia năm 1945, thời Thủ Tướng Trần-trọng-Kim. Sau chính biến tháng 8-1945, ông Ngô- đình-Nhu tiếp tục làm ở Văn Khố theo sự bổ nhiệm của Bộ Trưởng Nội Vụ Võ Nguyên Giáp (người của Việt Minh).

- Trong khi làm việc ở Văn Khố, ông NĐNhu là 1 trong 14 thành viên trong Ban Cải Cách Giáo Dục, phụ trách Chương Trình Trung Học do Giáo sư Hoàng-xuân-Hãn Bộ trưởng Bộ Giáo Dục đứng đầu.

- Ngày 28-08-1945, ông Ngô-đình-Khôi (cai quản đất Quảng-Nam) và người con Ngô-đình-Huân (thanh tra lao động) bị Việt Minh giết chết. Vì hoạt động của hai ông NĐKhôi và NĐHuân gây rất nhiều khó khăn cho VM trong việc xử dụng bạo lực Cộng sản vùng đất Quảng Nam. Người bị thủ tiêu chung còn có Thượng Thư Bộ Lại Phạm-Quỳnh.

- Sau ngày 19-12-1946, khi Việt Minh phát động cuộc chiến chống Pháp (thực tế là do họ rước Pháp vào qua hiệp định sơ bộ, để lợi dụng Pháp tiêu diệt người Quốc gia. Nhưng sau đó bị Pháp trở mặt), ông Nhu cùng những người cùng chí hướng đã tìm cách thoát khỏi Hà Nội chạy vào khu Bốn ở vùng Thanh Nghệ. Còn bà Nhu một mình chạy thoát về Phú Cam. Khi vượt thoát khỏi Hà Nội, ông Nhu cùng những người cùng chí hướng âm thầm tích cực chuẩn bị sự nắm quyền của ông Ngô-đình-Diệm.

- Thành lập Liên Đoàn Kháng Chiến Cần Lao Việt-Nam ở an toàn khu Phát-Diệm (khoảng cuối năm 1946). Tại đây, ông Nhu đã cùng với một số nhân sĩ, người cùng chí hướng như LS Lê Quang Luật, Hoàng Bá Vinh, Trần Kim Tuyến, Đái Đức Tuấn, tức Mai Nguyệt, Tchya, thành lập Nhóm Xã Hội Công Giáo (1946-1954) là cột trụ sau này cho Đảng Cần Lao Nhân Vị. 

- Khi Việt Minh bị đánh bật ra khỏi Hà Nội, ông Nhu trở về Hà thành và được tin bà Nhu sống an toàn ở Huế rồi Đà Lạt cùng với gia đình người chị là Lệ Chi.

- Biết được tin vợ sống ở Đà Lạt, ông đã tìm vào. Tại nơi đây, hai người đã sống với nhau hết sức tình nghĩa, đầm ấm, bảo bọc nhau để chung lo việc nước, đợi lúc nắm cờ trong tay. Phải nói là « Ông Nhu can trường chịu đựng », « Bà Nhu nhẫn nại hy sinh ».

- Năm 1950 khi ông Ngô-đình-Diệm qua Mỹ, ông Nhu vào Sài Gòn sinh sống và liên lạc với các tổ chức đảng phái cũng như xuất bản Nguyệt-San Xã-Hội phổ biến tư tưởng chính trị của cá nhân.

- Tháng 09-1953 tham gia Phong Trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình với tư cách đại diện Công Giáo. Ngày 06-09-53 phong trào này họp tại Sài Gòn quy tụ 65 đại biểu bao gồm Công Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Bình Xuyên, Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng cùng nhân sĩ, trí thức Trung, Nam, Bắc.

- Ngày 07-05-1954, căn cứ Điện Biên Phủ thất thủ.

- Ngày 07-07-1954, Thủ tướng Ngô-đình-Diệm (Quốc trưởng Bảo-Đại ủy nhiệm) trình diện chính phủ mới ở Sài Gòn và ông Ngô-đình-Nhu ở vai trò Cố vấn (không chính thức) cho đến khi tuẫn-quốc vào ngày 02-11-1963 cùng với bào huynh, Tổng-thống Ngô-đình-Diệm.

3/ Sự Thành lập và điều hành chính thể Đệ Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa của hai anh-hùng dân-tộc Việt-Nam Ngô-đình-Diệm và Ngô-đình-Nhu.

- Ngày 07-05-1954, căn cứ Điện Biên Phủ thất thủ.

- Trước tình hình này, vua Bảo Đại chính thức mời (ba lần) Ngô chí-Sĩ về nước chấp chánh ở cương vị thủ tướng toàn quyền về dân và quân sự. Khi chí-sĩ Ngô-đình-Diệm nhận nhiệm vụ này, nhiều phóng viên quốc tế có cảm tình lo ngại rằng ông không thể đảm đương nhiệm vụ quá một năm.

- Ngày 07-07-1954, chí-sĩ Ngô-đình-Diệm chính thức trở lại quê nhà với cương vị Thủ tướng để gánh vác trọng trách đối với quốc dân Việt-Nam. Thủ tướng Ngô-đình-Diệm đã trình diện chính phủ mới ở Sài Gòn và ông Ngô-đình-Nhu ở vai trò Cố vấn (không chính thức).

- Ngày 20-07-1954 hội nghị chia đôi Việt-Nam ở vĩ tuyến 17 diễn ra ở thành phố Genève, Thuỵ-Sĩ. Ngoại trưởng Trần-văn-Đỗ (đại diện chính quyền Quốc Gia Việt Nam) kịch liệt phản đối sự chia đôi này và không ký vào văn bản của hiệp định. Hoa Kỳ cũng không ký vào văn bản.

- Hiệp định này do Trung cộng, Nga Xô, Pháp và đảng Cộng-sản Việt-Nam (tiền thân là đảng Lao-Động Việt-Nam) đồng tác giả.

- Ở Hà Nội khi nghe tin đất nước VN bị chia cắt ở vĩ tuyến 17, các tổ chức quốc gia tập hợp thành một mặt trận chống cộng và phản đối kịch liệt, đồng thời quyết định tổ chức cướp chính quyền và ở lại chiến đấu giữ cố đô Thăng Long. Mọi việc đang được chuẩn bị chu đáo, thì giữa chừng bị bỏ dỡ, vì Đỗ Đình Đạo (cán bộ VNQĐD) bị Thụy An (tay sai thực dân Pháp và cộng sản) đầu độc chết. Các tổ chức quốc gia dân tộc đành phải đau đớn rời khỏi kinh thành Thăng Long yêu quý theo quy định của hiệp định.

- Ngày 22/07/1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rủ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm chống đối chia đôi đất nước. ”. -ngưng trích- Việt-Nam Sử-Lược Tân Biên của Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc.

- Sau khi về nước chấp chánh, đúng lúc đất nước bị chia đôi, miền Nam lại chia năm xẻ bẩy: nào Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, nào phe thân Pháp, phe thân Cộng. Quốc gia thì chậm tiến, xã hội thì đầy tệ đoan, dân trí thì thấp kém. Ðó là chưa kể đến sự phá hoại  ngấm ngầm của thực dân Pháp. Các chính trị gia thì mỗi người một chính kiến. Cụ Ngô Đình Diệm lại chẳng ở trong một đảng phái nào. Vậy mà cụ Ngô Đình Diệm cũng đã lo được cho cả triệu người Bắc di cư vào Nam để tránh nạn Cộng Sản, ổn định được miền Nam và lập lên nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam với một thể chế dân chủ tuy không được hoàn hảo như các nước tân tiến tây phương nhưng cũng đủ để đem lại cho người dân một cuộc sống tự do dân chủ và an toàn -ngưng trích- Lê-duy-San | Nhân ngày giỗ thứ 50 Tưởng Nhớ Về Cụ Ngô-đình-Diệm http://www.truclamyentu.info/...e/tvbd_lds_nhan-ngay-gio-50-nam-tuong-nho-tt-ngo-dinh-diem.htm

tem thư việt nam, tem việt nam, tem viet nam, chiến dịch huynh đệ, lịch sử việt nam, lich suv viet nam, lichsuvietnam

Bộ tem Chiến Dịch Huynh Đệ phát hành ngày 11-10-1955 nhân dịp kỷ-niệm "Đệ-nhất Chu-niên Di-cư của đồng bào Bắc và Bắc Trung Việt". –trích bộ sưu tập của Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc http://www.truclamyentu.info/tlls_temthuvietnam/vietnamstamps_1955.htm

ngô đình diệm, trình minh thế

Thủ-tướng Ngô-đình-Diệm đang gắn cấp bậc Thiếu tướng QĐQGVN cho tướng Trình-minh-Thế (người đứng giữa)- http://www.truclamyentu.info/dialinhnhankietcuavn/thap-dai-than-tuongvn_than-tuong-trinh-minh-the.htm

- Ngày 13-02-1955, thủ tướng Ngô-đình-Diệm chính thức tiếp nhận Tướng Trình-minh-Thế Tham mưu trưởng quân đội Cao-Đài cùng với 8000 binh sĩ gia nhập quân đội quốc gia. Đích thân thủ tướng đã trao mũ nón và ngôi sao thiếu tướng cho tướng Trình-minh-Thế.

- Ở cương vị Thủ-tướng của Quốc-Gia Việt-Nam, thủ tướng Ngô-đình-Diệm không nhận được sự giúp đỡ từ vua Bảo-Đại, ngược lại, chỉ có những sự gây khó khăn cản trở cho công việc phụng vụ đất nước của ông. Cụ thể, cựu hoàng Bảo-Đại muốn đưa Bảy Viễn lên nắm chức thủ tướng thay thế thủ tướng Ngô-đình-Diệm qua hai lá thư triệu hồi thủ tướng sang Pháp gấp.

- Ngày 29-04-1955 một hội nghị họp các chính đảng và đoàn thể tại Dinh Độc-Lập để hỏi  ý kiến về việc thư triệu hồi thủ-tướng NĐDiệm của vua Bảo-Đại. 18 chính đảng/đoàn thể và 29 nhân sĩ miền Nam đồng ý truất phế Bảo-Đại và ủy nhiệm thủ tướng Ngô-đình-Diệm thành lập chính thể Cộng-Hòa.

lịch sử việtnam, quân sử việt nam,

Quang cảnh  tòa Đô Chánh Sài Gòn ngày 26-10-1955, tổ chức Trưng Cầu Dân Ý truất phế vua Bảo-Đại và suy tôn Tổng thống Ngô-Đình-Diệm

- Ngày 20-07-1955, chính phủ Ngô-đình-Diệm tuyên bố không chấp nhận chuẫn bị tổng tuyển cử qui định bởi Hiệp ước Genève.

- Ngày 26-10-1955, tổ chức Trưng Cầu Dân Ý để truất phế vua Bảo-Đại với tổng số phiếu vào khoảng gần 6 triệu. Trong đó 5.721.725 phiếu đồng ý truất phế Bảo-Đại; 63.017 phiếu chống đối và 44.105 phiếu hư.

- Tháng 03-1956 bầu quốc hội lập hiến với 134 dân biểu.

- Ngày 26-10-1956, ban hành Hiến Pháp Đệ Nhất Cộng-Hòa, đồng thời chọn ngày này là Quốc-Khánh và thủ tướng Ngô-đình-Diệm trở thành Tổng thống. Quân Đội Quốc Gia Việt-Nam đổi tên thành Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa. (bài Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa tự truyện của tác giả Phạm-bá-Hoa ghi là Tháng 07-1955, thủ tướng Ngô-đình-Diệm đã đổi tên Quân Đội Quốc Gia Việt-Nam thành Quân-Đội Việt-Nam Cộng-Hòa; bài Lịch Sử Hình Thành Quân Đội Việt Nam của Trần Hội & Trần Ðỗ Cẩm ghi ngày 26 tháng 10 năm 1955, khi cử hành lễ đăng quan của tổng thống Ngô Ðình Diệm và cũng là ngày khai sinh nền Ðệ Nhất Cộng Hòa. Quân Ðội Quốc Gia được đổi tên là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa).

- Đệ Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa được thành lập đã tạo cho hàng ngủ người Việt quốc gia Chính Danh, Chính Nghĩa và Chính Thống.

- Năm 1956, Tổng-thống Ngô-đình-Diệm đã ban hành 3 Nghị Định xác nhận chủ quyền trên hai Quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa. Và trong đợt cải tổ Hành Chánh năm 1956, ban hành Nghị định cải danh tỉnh Bà Rịa thành tỉnh Phước Tuy và đặt Quần đảo Trường-Sa thuộc quyền quản hạt của tỉnh nầy. –ngưng trích- Cột mốc Chủ-Quyền do Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa đặt trên Trường-Sa ngày 22 tháng 8 năm 1956 - Nguyễn-Nhơn http://www.vietnamdefence.info/lichsuvietnamconghoa/vnch_cot-moc-chu-quyen-vnch-tren-dao-truong-sa-22081956.htm

lịch sử việt nam, lich su viet nam, cột mốc chủ quyền trên đảo hoàng sa và trường sa.

Cột mốc CHỦ QUYỀN do Hải quân VNCH đặt trên Trường Sa ngày 22 tháng 8 năm 1956 (hình bên trái) ; Hình chụp các chiến sĩ Hải kích Việt Nam Cộng Hòa cạnh một tấm bia chủ quyền khác trên đảo Trường Sa (hình bên phải).

- Trong khi đó ở miền Bắc, ông Phạm-văn-Đồng, thủ tướng Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa ký công hàm công nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung cộng - Đặng-chí-Hùng | Những sự thật cần phải biết (phần 18) - Tội ác của Phạm Văn Đồng http://www.truclamyentu.info/tlls_thu-vien-bo-de-online/tvbd_toi-ac-cua-pham-van-dong.htm

lich su viet nam, công hàm phạm văn đồng

Công hàm Phạm-văn-Đồng công nhận chủ quyền của trung cộng trên các đảo hoàng sa và trường sa của Việt-nam Cộng-Hòa

- Từ 1955 đến 1963 là những năm dân Việt sống sướng nhất. “Ở Việt Nam công nhân và người dân lao động là thành phần chiếm đa số trong xã hội nên mức sống của họ có thể là cán cân đo lường sự chăm lo cho dân của chính phủ đang cai trị quốc gia. Với mục đích đó tôi kính cùng quí vị quan sát những điểm sau đây:

- Lương công nhân từ 1956 đến 1974 và  lương công nhân năm 2006
- Giá gạo của các năm 1956 đến 1974, cùng giá gạo của năm 2006
- chỉ số giá tiêu thụ của công nhân từ 1956-1974
- so sánh lương công nhân và chỉ số giá tiêu thụ từ 1956-1974
- Lương công nhân tính ra kg gạo

Năm 2006 được chọn để so sánh vì năm 2006 là một trong những năm phát triển mạnh nhất của Việt Nam cộng sản.

Lương Công nhân lao động

Lương của người lao động được phân biệt có nghề hay không có nghề chuyên môn. Sự chêch lệch giữa lương của người có nghề và không có nghề rõ ràng nhất vào năm 1956 với 76%:

bảng so sánh

Và Lương của người lao động không có nghề tăng 50% trong vòng 6 năm từ 1956 đến năm 1962 trong khi đó vật giá chỉ tăng tổng cộng 3,6% trong thời gian này. Nghĩa là đời sống của người dân tăng rất cao, ít nhất 46% trong vòng 6 năm  trời. Đặc biệt vật giá giảm hơn 4,4% vào năm 1957 và giảm gần 2% trong năm 1958 trong khi lương thợ tăng hơn 23% trong năm này.

chỉ giá tiêu thụ

Biểu thị trên đây so sánh chỉ số lương người lao động không có nghề và chỉ số giá tiêu thụ trên tiêu chuẩn của năm 1962. Đường xanh biểu thị cho chỉ số lương thợ, đường đen cho chỉ số giá tiêu thụ. Nếu đường xanh nằm bên dưới đường đen có nghĩa là đời sống của người thợ thấp hơn năm 1962. Năm 1963 đường xanh nằm dưới đường đen, vật gía tăng cao hơn lương, đời sống nguời lao động thấp hơn năm 1962. Điều này có thể giải thích rằng, sự biến loạn trong năm 1963 đã làm vật giá tăng nhảy vọt”. –ngưng trích- Nguyễn-Hội | Thời Nào Dân Việt Sướng Nhất - http://www.vietnamdefence.info/lichsuvietnamconghoa/vnch_thoi-nao-dan-viet-suong-nhat.htm

- TT Diệm đã đưa thành phố Sài Gòn từ một nơi không ai biết nhiều trên thế giới trở thành Hòn Ngọc Viễn Đông sau 5 năm cầm quyền (1955-1960).

việt nam cộng hòa

Một thời Sài-Gòn Hòn ngọc Viễn Đông của Việt-Nam Cộng-Hòa (1955-1963)

việt nam dân chủ cộng hòa

Đường phố Việt cộng, Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa (1955-1963) - Danlambao: Những Sự-Thật Cần Phải Biết: - Việt-Nam Cộng-Hòa - Nạn Nhân Của Chính-sách "Ngậm Máu Phun Người" - http://www.truclamyentu.info/tlls_blogdanlambao/nhungsu-thatcanphaibiet.htm

- Trong 9 năm cầm quyền, Tổng-thống Ngô-đình-Diệm, Cố vấn Ngô-đình-Nhu đã thành lập Sở Nghiên Cứu Chính Trị, Sở Nghiên Cứu Địa Lý (cơ quan tình báo chiến-lược) để đối đầu với sự xâm nhập, phá hoại của Trung cộng, Việt cộng từ miền Bắc. Cơ quan này đã gây thiệt hại nặng nề cho các cơ sở nằm vùng cũng như cơ quan điệp báo của Hà Nội, Bắc Kinh. Ngoài ra còn phải kể đến các kế hoạch xây dựng Ấp Chiến-Lược, Khu Trù Mật trong cùng mục tiêu ngăn chận sự xâm nhập, trà trộn của cán bộ Trung cộng, Việt cộng vào nông thôn, thành thị của VNCH. Nhờ những nỗ lực này, chiến tranh phá hoại và bành trướng của Trung cộng, Việt cộng không thể nào thực hiện được - Thần Tướng Phan-quang-Đông (1929-1964) http://www.vietnamdefence.info/.../tvd_tdttvn_than-tuong-phan-quang-dong.htm

- Ngoài ra, còn phải kể đến “Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung do ông Ngô-đình-Cẩn thành lập, và giao cho ông Dương Văn Hiếu chỉ huy. Điểm lại thành quả của tất cả các cơ quan tình báo VNCH thì Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung là một trong những cơ quan tình báo hữu hiệu nhất. Cụ thể, Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung đã làm cho Cụm Tình Báo Chiến Lược của Cộng Sản Hà Nội xấc bấc xang bang, dở sống dở chết với 95% cơ sở đã bị tận diệt, và một số phải di tản ngược ra Bắc vì không còn đất sống. 

Đáng chú ý là 80% điệp viên của bọn chúng bị đoàn Công Tác Miền Trung bắt giữ. Trong đó có Thiếu Tướng tình báo việt cộng Mười Hương, Đại Tá tình báo việt cộng Lê Câu, cùng hằng trăm tên tình báo chiến lược và phái khiển tình báo khác. Ông Ngô Đình Cẩn cũng là một chuyên viên lão luyện về chống du kích cộng sản -ngưng trích- Liên-Thành | Ba Thế Lực, Một Nỗi Oan Tình, Ông Ngô-đình-Cẩn Bị Xử Bắn http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-5131_15-2/

- Vào lúc này, Việt-Nam Cộng-Hòa đang thắng thế, do đó, Việt cộng đã tìm cách đàm phán với chính phủ của tổng-thống Ngô-đình-Diệm. Trong Cuộc Họp Báo Quốc Tế của Madame Ngô Đình Nhu về Sự Thật Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam 1963-1975 có đoạn: “… có tin đồn rằng bởi vì chồng của bà cảm thấy bị phản bội bởi người Mỹ nên ông đã thực hiện những cuộc thương lượng với CS Bắc Việt. Bà cũng có thể bình luận về điều này?

Madame Nhu:

Những cuộc thương lượng với CS? Thực ra, như tôi đã giải thích, chúng tôi đã thắng cuộc chiến. Nếu chúng tôi không thắng cuộc chiến, thì không bao giờ Chính phủ Mỹ nhảy vào Việt Nam. Chúng tôi đã thắng cuộc chiến. Những người CS đã không dám leo thang. Họ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: hoặc leo thang - họ không dám - hoặc đàm phán. Vì vậy, chính họ là người gửi người đến chúng tôi bởi vì chồng tôi đã tìm thấy một giải pháp chống lại cuộc chiến tranh phá hoại. Giải pháp đó cho phép người dân của ông sống trong chiến tranh, phòng thủ từ xa mặc dù có chiến tranh.

Và do đó những người Cộng sản không thể làm bất cứ điều gì. Vì vậy, thay vì leo thang chiến tranh, họ đã không làm, mà họ gửi người của họ đến nói chuyện với chồng tôi và chuyện này đã được xoay, xoay trở ngược chống lại chồng tôi như thể ông đã thực hiện những bước đầu tiên đó. Không, không đúng một chút nào. Đây là một sự dối trá. Không đúng một chút nào. Chính là họ là những người CS đã thực hiện những bước đầu tiên đó”. -ngưng trích- Cuộc Họp Báo Quốc Tế của Madame Ngô Đình Nhu về Sự Thật Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam 1963-1975 http://ubtttadcsvn.blogspot.com/2013/04/cuoc-hop-bao-quoc-te-cua-madame-ngo-inh.html

- Kể từ năm 1960, Hoa Kỳ không còn ủng hộ Tổng thống Ngô-đình-Diệm vì muốn can thiệp trực tiếp vào chiến cuộc Việt-Nam, đồng thời mượn đường VNCH để bắt tay và xâm nhập thị trường Trung cộng. Quan điểm của TT Diệm là không chấp nhận quân Mỹ tham chiến trực tiếp ở Việt-Nam vì làm như vậy cuộc chiến đấu chống Trung cộng và Việt cộng của dân tộc Việt-Nam sẽ mất đi chính nghĩa.

- Là người thấm nhuần đạo lý Nho giáo, đồng thời là một tín hữu, thêm vào đó, tổng-thống Ngô-đình-Diệm có tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí chống cộng mãnh liệt, ông đã phân biệt rất rõ ràng giữa tôn giáo và chính phủ.

- Dù vậy, ông vẫn hỗ trợ tích cực cho Phật giáo; ngược lại đối với Công giáo, hầu như TT Diệm không có những hỗ trợ cụ thể. Rất nhiều ngôi chùa đã được xây dựng, trùng tu như :

chùa xá lợi, chùa vĩnh nghiêm

chùa nam thiên nhất trụ, sài gòn

Chùa Nam Thiên Nhất Trụ

Cũng như ủng hộ Phật giáo Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.

đức đạt lai lạt ma thứ 14

Khi được tổ-chức Leadership Magsaysay trao tặng giải thưởng là nhà lãnh đạo chói sáng nhất Châu Á lúc bấy giờ. Tổng-thống Ngô-đình-Diệm đã rất khiêm-nhường và kín đáo biếu lại số hiện kim 15 ngàn Mỹ kim (trị giá của giải thưởng vừa nêu) cho đức Đạt-Lai Lạt-Ma khi ngài cùng chư tăng ni, Phật tử rời khỏi Tây-Tạng bị Trung cộng chiếm đóng chạy sang tỵ-nạn ở Ấn-Độ và Tích-Lan. -ngưng trích- Bản Lên Tiếng Thứ Ba_Liên Quan Đến Án-Mạng Giết Chết Hòa Thượng Thích Quảng-Đức Ngày 11-06-1963 - http://www.vietnamdefence.info/t_tlnguyen-viet-phuc-loc/nvpl_ban-len-tieng-thu-ba-ve-an-mang-ht-quang-duc.htm

- Ngày 08-05-1963 xảy ra vụ nổ ở đài phát thanh Huế do nhân viên CIA tên Scott gây ra làm chết 7 Phật tử và 1 nữ tín hữu Công giáo, cũng như sau đó, nhóm Phật giáo Ấn-Quang do Trí-Quang cầm đầu đã đưa ra Tuyên Ngôn 5 điểm (qua Ủy Ban Liên Phái) đòi hỏi chính phủ phải giải quyết. Là một nhà lãnh đạo có đạo đức và nhân từ, cho dù sự kiện không phải là chính phủ VNCH gây ra, nhưng TT NĐDiệm vẫn tích cực giải quyết.

- Sau cái chết của Hòa thượng Thích Quảng-Đức ở Sài Gòn ngày 11-06-1963, Tổng-thống Ngô-đình-Diệm đánh giá việc này là án mạng… “sự hòa giải đang tiến hành tốt đẹp thì sớm nay do sự tuyên truyền quá khích che dấu sự thật gây sự hoài nghi về thiện chí của chính phủ khiến một số người bị đầu độc gây một án-mạng oan uổng làm tôi rất đau lòng” (nguyên văn) -ngưng trích- Bản Lên Tiếng Thứ Tư_Phản Đối Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đồng Hành Với Cộng-Sản Việt-Nam Liên Quan Đến Án-Mạng Của HT Quảng-Đức - http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-235_4-4690_15-2/

- Nhằm ngăn chận đà bành trướng của Hán tộc cũng như canh tân Quân Đội Việt-Nam Cộng-Hòa và nâng cao đời sống nông dân Việt-Nam, tổng thống Ngô-đình-Diệm đã tổ chức lại hệ thống giáo dục, huấn luyện Quân Đội của miền Nam như:

1/ Cải biến Trường Quốc Gia Hành Chánh và nâng cao trình độ thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh; 2/ Cải biến Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt và nâng cao trình độ thành Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt; 3/ Việt Hóa các trường Trung Học và Đại Học; 4/ Hữu Sản Hóa Nông Dân - Lê-duy-San | Nhân ngày giỗ thứ 50 Tưởng Nhớ Về Cụ Ngô-đình-Diệm http://www.truclamyentu.info/tlls_thu-vien-bo-de-online/tvbd_lds_nhan-ngay-gio-50-nam-tuong-nho-tt-ngo-dinh-diem.htm

Khi cuộc chính biến 01-11-1963 xảy ra, Tổng-thống Ngô-đình-Diệm chấp nhận hy sinh bản thân chứ không ra lịnh quân đội trung thành với chính phủ bắn vào quân đảo chánh.

Anh-hùng Ngô-đình-Diệm và anh-hùng Ngô-đình-Nhu là một sự tổng hợp hài hòa giữa hai nền văn minh Đông phương đạo đức nhân nghĩa và Tây phương của kỹ-thuật và năng động. Mặc dù giai đoạn xuất hiện của hai ông quá ngắn trên chính trường Việt-Nam nhưng lại ở vào những thời điểm khó khăn nhất, quyết liệt nhất của đất nước, hai người đã chứng tỏ bản lãnh của những nhà lãnh đạo chính trị, quân sự kiệt-xuất nhất của dân-tộcViệt-Nam từ hơn 200 năm trở lại đây.

Tài năng chính trị, quân sự kiệt-xuất của hai ông chỉ đứng sau Thiên Tài Quân Sự Quang-Trung Hoàng Đế (http://www.quansuvn.info/D_1-2_2-129/) cũng như Trúc-Lâm Đệ Ngũ Tổ Ngô-thời-Nhậm (http://www.truclamyentu.info/tlls_trang_tlnguyenvietphucloc/tlnvpl_suy-ton-truc-lam-de-tu_va-de-ngu-to.htm)

Âu châu, hoàn thành ngày 02-11-2013 hiệu đính ngày 06-11-2013, Việt lịch 4892, Phật lịch 2557

Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc, tổng thư ký Hội Sử-Học Việt-Nam

Tham khảo :

Thần Việt Điện 2010_Tân U Linh Việt Điện http://www.vietnamdefence.info/than-viet-dien...htm

Lịch-Sử Việt-Nam Cộng-Hòa http://www.vietnamdefence.info/...html

***

Trách Vụ Của Tôi Đối Với Phật-Giáo
(Từ giữa thập kỷ 1940 tới hết thập kỷ 1960)

Hòa Thượng Thích Tâm Châu 

Sau ngày Nhật đầu hàng đồng-minh, đảng Việt-Nam Độc-Lập Đồng-Minh, gọi tắt là Việt-Minh, trá hình của đảng Cộng-Sản Đông-Dương, do ông Hồ-Chí-Minh lãnh đạo, cướp chính quyền ngày 19-8-1945 và tuyên ngôn độc-lập ngày 2-9-1945, thành nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa. 

Nhận thấy sự gian manh, tàn ác của Việt-Minh, lợi dụng danh nghĩa dân tộc, liên hiệp, giết hại các đảng phái quốc-gia, đem Pháp trở lại Bắc Việt, tạo dựng chính nghĩa kháng chiến, tiêu thổ, triệt hạ các tài nguyên quốc-gia, dùng mọi sảo-kế, âm thầm tiêu diệt các tôn-giáo, các nhà trí-thức, các nhà tư-sản, cùng những người có uy-tín, nên tôi đã không ưa chủ-trương của Việt-Minh Cộng-Sản từ năm 1946.

-      Từ cuối năm 1946 trở đi, một mặt tôi cố gắng tuyên giảng giáo lý của đức Phật và nói rõ chủ-trương của Việt-Minh Cộng-Sản cho nhiều người cùng hiểu. Mặt khác, tôi đi vận động, liên kết những người có tinh thần quốc-gia, liên kết các tôn-giáo cùng chung một đường lối, ngăn ngừa sự xâm nhập của Việt-Minh Cộng-Sản. 

-      Từ năm 1949 đến năm 1952, tôi phải đảm trách chức-vụ Chủ Tịch Phật-Giáo Liên Tỉnh: Nam-Ninh-Thanh-Thái (Nam-Định, Ninh-Đình, Thanh-Hóa và Thái-Bình). 

-      Năm 1951, tôi là đại biểu của Giáo-Hội Tăng Già Bắc Việt cùng Thượng-Tọa Tố-Liên vào Huế thành-lập Tổng-Hội Phật-Giáo Việt-Nam. 

-      Năm 1952, tôi đảm trách chức-vụ Phó-Chủ-Tịch (Trị-Sự-Phó) Giáo-Hội Tăng Già toàn quốc Việt-Nam, do Hòa-Thượng Thích-Tuệ-Tạng làm Thượng-Thủ, Thượng-Tọa Thích-Trí-Hải làm Chủ-Tịch và Thượng-Tọa Thích-Tố-Liên làm Tổng-Thư-Ký. 

-       Năm 1954, di cư vào Nam, tôi thành lập Giáo-Hội Tăng-Già Bắc-Việt tại Miền Nam và đảm-trách chức-vụ Chủ-Tịch niên khóa đầu của Giáo-Hội ấy. 

-     Năm 1956, tôi đảm trách chức vụ Phó Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, do Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội Chủ, cho tới khi thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1964.  

-      Năm 1963, tôi đảm trách chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo chống phim Sakya và Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo. 

-      Từ năm 1964 đến năm 1967,  tôi đảm trách hai nhiệm kỳ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Việt Nam Quốc Tự. 

-       Năm 1966, tôi tham dự Đại-Hội thành lập Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới tại Colombo thủ đô Tích Lan và đảm trách chức vụ Phó Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới từ năm 1966 đến năm 1989. 

-      Năm 1969, tôi tổ chức Đại Hội kỳ 2 của Giáo Hội Tăng Già Thế Giới tại Sài Gòn và vẫn giữ chức Phó Chủ Tịch, thành lập Hội Phật Giáo Phụng Sự Xã Hội Thế Giới và đảm trách chức vụ Chủ Tịch. (Sau đó, tôi còn đảm trách nhiều chức vụ khác về Phật Giáo trong và ngoài nước).  

CUỘC TRANH ĐẤU NĂM 1963 

Chiến tranh Việt Pháp được kết thúc bởi Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, chia nước Việt Nam thành hai miền : từ vĩ tuyến 17 tức là từ cầu Hiền Lương, sông Bến Hải trở ra thuộc miền Bắc Cộng Sản, gọi là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Từ Bến Hải đến Cà Mau thuộc miền Nam Quốc Gia, gọi là Việt Nam Quốc Gia.  Miền Bắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Miền Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo, nhưng sau này ủy nhiệm cho ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng. Được một thời gian, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại vào ngày 23 tháng 10 năm 1955 và thành lập Việt Nam Cộng Hòa. Trước đây, Quốc Trưởng Bảo Đại theo nhu cầu chính trị của người Pháp để lại, ký đạo dụ số 10, công nhận Thiên Chúa Giáo là một đạo, còn tất cả các Tôn giáo khác chỉ là Hiệp Hội, như các hội buôn, hội tương tế v.v... Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người Thiên Chúa Giáo. Dưới tay chân của Tổng Thống, trong các ngành : dân,  quân, cán, chính đa phần là người gốc Thiên Chúa Giáo hay mới theo Thiên Chúa Giáo. Được cơ hội có quyền thế trong tay những người thừa hành tạo ra các tổ chức như : Đảng Cần Lao Nhân Vị, Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, Hội Phụ Nữ Liên Đới, cùng những Trung Tâm Huấn Luyện, những ấp Chiến Lược, đã tạo nhiều thuận duyên cho những người chuyên lợi dụng tình thế dụ dỗ hay áp bức các Phật tử bỏ Phật theo Chúa.

-        Đầu năm 1963, chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho phép cuốn phim SAKYA của Nhật chiếu tại Việt Nam. Cuốn phim này, nội dung chứa đầy những sự sai lầm dâm loạn, đã bị các nước Phật giáo Á Châu phản đối kịch liệt. Với tư cách là Phó Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, tôi triệu tập các đại biểu của các Giáo phái, Hội Đoàn Phật Giáo thành lập Ủy Ban Liên Phái Chống Phim SAKYA và tôi được cử đảm trách chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban. Sau khi tích cực hoạt động, vận động, can thiệp với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong một thời gian cuốn phim SAKYA không được phép chiếu tại Việt Nam Cộng Hòa. 

-        Trước lễ Phật Đản ít ngày, chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ra một Thông Tư cấm các tôn giáo treo cờ ngoài Phật đường, Thánh đường. Do đó, cuộc tranh đấu cho việc treo cờ và bình đẳng tôn giáo được bột khỏi ngay ngày kỷ niệm Phật Đản, nhằm ngày 8-5-1963 tại chùa Từ Đàm Huế.

-        Thông lệ, mỗi kỳ Phật Đản tại Huế, cuộn băng ghi lại buổi lễ Phật Đản được cho phát thanh lại trên đài phát thanh Huế vào 8 giờ tối. Năm nay, lễ Phật Đản, có đoạn ghi lại lời tranh đấu chống Chính Phủ, nên đài phát thanh Huế không dám phát. Quần chúng Phật tử quanh vùng Huế chờ đợi phát thanh về Phật Đản không được, lũ lượt kéo nhau tới đài phát thanh, mỗi lúc mỗi đông, chính quyền địa phương lo sợ về sự biểu tình, Thiếu Tá Đặng Sĩ Phó Tỉnh Trưởng Nội An Thừa Thiên kiêm Tiểu Khu Trưởng ra lệnh giải tán. Đột nhiên có tiếng nổ, làm cho 8 em Phật tử chết và một số bị thương. Do đó trở thành cuộc tranh đấu lớn lao. 

-        Tại Sài Gòn ngày 9-5-1963 tôi được tin tai nạn xảy ra tại Huế. Với tư cách Phó Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, tôi liền ra một Tâm Thư, thông bạch cho đồng bào Phật tử biết và kêu gọi xếp chặt hàng ngũ trong cuộc tranh đấu "Tử vì đạo" có thể xẩy ra. Sau đó, tôi triệu tập các Giáo phái Phật giáo tại Sài Gòn để thành lập Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, gồm có : Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam, Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy (chùa Kỳ Viên), Giáo Hội Thiền Tịnh Đạo Tràng (chùa Phật Bửu), Giáo Hội Tăng Già Kampuchia, Hội Phật Học Nam Việt, Hội Phật Giáo Bắc Việt tại miền Nam, Hội Phật Giáo Nguyên Thủy, Hội Phật Giáo Kampuchia và sau thêm Giáo Hội Tăng Già Trung Phần và Hội Phật Giáo Trung Phần thành 11 Giáo Phái, Hội Đoàn. Tôi cố cung thỉnh Quý Thượng Tọa : Thiện Hòa, Thiện Hoa, Nhật Minh đảm trách ngôi vị Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, nhưng Quý Ngài nào cũng từ chối, không dám đảm trách chức vụ ấy. Rốt cuộc, Liên Phái lại bắt buộc tôi phải đảm trách chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo.

-      Nhận nhiệm vụ rồi, tôi tưởng rằng được đặt văn phòng tại chùa Ấn Quang, nhưng không ngờ các vị tại Ấn Quang e ngại chính quyền, không dám cho đặt văn phòng Ủy Ban tại đây. Tôi rớt nước mắt, phải đi van xin cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền cho đặt văn phòng tại chùa Xá Lợi, mời Cụ giữ cho chức vự Tổng Thư Ký Ủy Ban và vay Cụ 35$ (đồng) để sắm chút ít văn phòng.

-      Đặt văn phòng rồi, tôi thảo hoạch chương trình rước linh các Thánh Tử Đạo, luân phiên cầu nguyện tại các chùa, tiếp kiến Tổng Thống Ngô Đình Diệm, họp báo, biểu tình tại trụ sở xin tự thiêu cho cuộc đòi hỏi của Phật Giáo sớm thành công, trong đó có Hòa Thượng Thích Quảng Đức. Ủy Ban đều không chấp nhận. 

-       Không hiểu vì lý do tình cảm với ông Ngô Đình Cẩn hay nhận xét vì sự tranh đấu đầy cam go nguy hiểm, ngày 15-5-1963, Thượng Tọa Trí Quang, Hội Trưởng Hội Phật Giáo Trung Phần viết thư gửi cho ông Ngô Đình Cẩn (nhờ ông Tỉnh Trưởng Thừa Thiên kiêm thị Trưởng thành phố Huế là Nguyễn Văn Đẳng chuyển giao) không tranh đấu nữa. Một số các vị lãnh đạo tại Huế không chịu, cứ tiếp tục cuộc tranh đấu. (2) 

-      Tình hình tại Huế hết sức khẩn trương, các chùa bị bao vây, không điện, không nước suốt 7 ngày, Hòa Thượng Quảng Đức thương cảm, quyết định tự thiêu để cứu Huế, vào ngày 11-6-1963, tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. 

-      Sự tự thiêu của Hòa Thượng Quảng Đức làm rung động khắp thế giới, chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới giải tỏa các chùa tại Huế, Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Thượng Tọa Trí Quang, Thượng Tọa Thiện Minh, mới đáp máy bay vào Sài Gòn ngày 12-6-1963. 

-      Chính phủ thiết lập Ủy Ban Liên Bộ họp cùng với Ủy Ban Liên Phái để tìm phương giải quyết. 

-      Hai bên họp suốt từ ngày 14-6-1963 đến 1 giờ 30 sáng thường cho nạn nhân tại đài phát thanh Huế và quy định việc treo cờ. 

-      Ủy Ban Liên Phái nhẫn nại chờ đợi sự thực thi Thông Cáo Chung của Chính Phủ. Trong vòng một tháng, các nơi vẫn bị bắt bớ, các chùa vẫn bị theo dõi, bất đắc dĩ phải phát động cuộc tranh đấu lần thứ hai, đòi chính quyền thực thi nghiệm chỉnh đầu đoàn biểu tình của Tăng Ni trước tư thất ông Nolthing, Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam, ngày 16-7-1963. 

-      Từ đó, cuộc tranh đấu gặp khó khăn thêm, chính quyền quyết tâm tiêu diệt Phật Giáo, không nhượng bộ, cho tới 12 giờ đêm tiêu diệt Phật Giáo, không nhượng bộ, cho tới 12 giờ đêm ngày 20-8-1963 chính quyền cho biết quân luật, khám xét các chùa, bắt hết Tăng, Ni. Tại chùa Xá Lợi, trụ sở của Ủy Ban Thích Tịnh Khiết cũng bị bắt. Tôi cũng bị bắt, và họ đem nhốt tôi vào một cái cầu siêu nào đó. Thượng Tọa Trí Quang may mắn trốn được vào Tòa Đại Sứ Mỹ. 

-       Cuộc tranh đấu của Phật Giáo Việt Nam đến đêm ngày 20-8-1963 này, được coi là hết hoạt động và, dành phần hoạt động cho quần chúng : sinh viên. học sinh, quân đội và nhân dân. Nhưng chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm có lập ra một Ủy Ban, gọi là Ủy Ban Liên Hiệp Phật Giáo Thuần Túy, hòng che lấp dư luận. 

-       Trong thời gian này, các nước Phật Giáo trên thế giới như Tích Lan chẳng hạn, đem vấn để tranh đấu của Phật Giáo Việt Nam ra trước Hội Đồng Liên Hiệp Quốc quyết định cử một phái đoàn điều tra sang Việt Nam. Phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc sang Việt Nam ít ngày thì quân đội lật đổ xong chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào sáng ngày 2-11-1963. 

-       Cuộc chính biến do quân đội chủ xướng vào 1 giờ chiều ngày 1-11-1963 và đến sáng ngày 2 11-1963 thì chấm dứt, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị giết chết trên xe từ nhà thờ Cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi cũng như chư Tăng khác cũng được thả ra và đưa về chùa Xá Lợi. 

-       Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng, bầu tướng Dương Văn Minh làm Chủ Tịch, ông Nguyễn Ngọc Thơ (nguyên Phó Tổng Thống) làm Thủ Tướng Chính Phủ mới. 

THÀNH LẬP GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT 

-         Sau ngày rời khỏi nơi tù đày của chính quyền trở về, tôi cảm thấy mệt  mỏi, chán nản, và chỉ muốn đi một nơi yên ổn, tĩnh tâm tu niệm. 

-         Bỗng nhiên vào buổi chiều của một hôm, Thượng Tọa Trí Quang, Thượng Tọa Thiện Minh mời tôi lên tư thất Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền. Tại đây, Quý Thượng Tọa yêu cầu tôi làm Trưởng Ban Tổ Chức, triệu tập Đại Hội 11 Giáo Phái, Hội Đoàn trong Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo hội họp để thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Thượng Tọa Trí Quang trình bày sơ về tổ chức Giáo Hội Thống Nhất. Tôi trả lời Quý Thượng Tọa rằng : "Quý Thượng Tọa  cho tôi biết về việc tổ chức Đại Hội, tôi vui lòng ký giấy triệu tập Đại Hội. Nhưng tôi không dám nhận ngôi vị lãnh đạo đầu tiên của Giáo Hội mới, vì tôi nhận thấy rằng, tuổi tôi còn ít, tài đức thiếu, nhất là hoàn cảnh di cư từ Bắc vào Nam thiếu thốn đủ mặt, hậu thuẫn của Tăng, tín đồ không có, làm sao đảm nhận ngôi vị quan trọng ấy được. Chức vị đó xin các vị miền Trung, miền Nam nhận lãnh". Tôi nhất mực từ chối và chỉ nhận việc tổ chức Đại Hội mà thôi. 

-         Trở về chùa Xá Lợi, triệu tập 11 Giáo Phái, Hội Đoàn về họp tại chùa Xá Lợi từ ngày 30-12-1963 đến ngày 4-1-1964. Bản Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất của Thượng Tọa Trí Quang soạn thảo được chấp nhận, bản Hiến Chương của Thượng Tọa Đức Nhuận bị loại. Cụ Mai Thọ Truyền làm Chủ Tịch Ban Thảo Hiến. 

-        Sau khi Đại Hội chấp nhận Bản Hiến Chương Giáo Hội mới. Đại Hội suy tôn Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết lên ngôi vị Tăng Thống với nhiệm kỳ 4 năm thuộc Giáo Phái Bắc Tông. Và, 4 năm kế tiếp, ngôi vị Tăng Thống thuộc về Giáo Phái Nam Tông. Bầu cử Viện Hóa Đạo 12 người, trong đó Đại Hội bầu tôi đảm trách chức vụ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất với nhiệm kỳ 2 năm. 

-         Trước sau tôi nhất mực từ chối chức vụ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, mà chỉ mong về tĩnh tu, dịch kinh. Nhưng, cho đến ngày 13-11-1964, Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tha thiết khuyên tôi đảm nhận chức vụ ấy, mãi mãi tôi mới vâng lời. 

-         Tôi là một vị Tăng miền Bắc cùng sống trong Viện Hóa Đạo gồm có 12 vị. Tôi không khác một con ếch bỏ trong giỏ cua. Tôi tận lực làm việc không mong một chút danh lợi nào, nhưng tôi bị chèn ép đủ mọi mặt, đến  nỗi nhiệm kỳ 2 năm, mà tôi phải xin nghỉ 7 lần, cuối cùng Hòa Thượng Tăng Thống khuyên tôi, tôi phải vâng lời. Ngoài sự bị chèn ép, còn một nỗi khó khăn bởi Hiến Chương do Thượng Tọa Trí Quang chủ trương áp đặt. Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chủ trương xóa bỏ các Giáo Phái, Hội Đoàn, mà chỉ cần giám hộ các chùa, thu nạp Tăng Ni, Phật tử vào trong khuôn khổ Giáo Hội của mình và đặt dưới sự điều hành của Viện Hóa Đạo gồm 12 nhân vật mà thôi. Do đó, khi tôi đảm nhận trọng trách thực hiện Hiến Chương thì Thượng Tọa Giới Nghiêm, Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam viết thư cho tôi, mạt sát thậm tệ và quyết định không gia nhập. Các vị Thủ Lãnh của các Giáo Phái, Hội Đoàn khác không chịu xóa bỏ, trực diện chỉ trích hai chữ "Thống  Nhất" và cho là "Nhất Thống". Các vị rút ra khỏi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 

-        Thời gian cầm quyền 3 tháng của Tướng Dương Văn Minh chưa giúp được gì về việc ra sắc luật công nhận Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Nhất. 

-        Trong nhiệm kỳ 1964, 1965 gặp thời kỳ chỉnh lý của Tướng Nguyễn Khánh, lật đổ Tướng Dương Văn Minh. 

-        Tướng Nguyễn Khánh cầm quyền, đã ban hành sắc luật công nhận Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một đạo giáo; cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một đạo giáo, cho Giáo Hội thuê tượng trưng gần 5 mẫu đất đường Trần Quốc Toản làm trụ sở chính thức của Giáo Hội, và cúng 10 triệu đồng để làm chùa. Ngôi chùa của Giáo Hội Thống Nhất cất trên khu đất ấy và đặt tên là "Việt Nam Quốc Tự". 

-        Trong khi đang tiến hành các việc, bỗng nhiên, Tướng Nguyễn Khánh cho tín đồ Thiên Chúa Giáo vùng Sài Gòn, Biên Hòa biểu tình vào Sài Gòn, suýt xẩy ra cuộc tàn sát đẫm máu. Trước tình trạng xáo trộn đen tối này, tôi yêu cầu Tướng Nguyễn Khánh cho mượn một tòa nhà tại đường Hai Bà Trưng để thiết lập Hội Đồng Tôn Giáo, với mục đích can thiệp và giải quyết các việc đụng xáo trộn, Thượng Tọa Trí Quang kéo Thầy Quảng Độ (biết tiếng Anh), Sư Bửu Phương (biết tiếng Miên) chạy xuống Tân Châu và đang định chạy sang Kampuchia, thì Sài Gòn lại yên ổn, các vị lại trở về.  (3)

-        Sau đó, một thời gian, vì vụ Hiến Chương Vũng Tàu, Tướng Nguyễn Khánh bị các Tướng lãnh lật đổ và trao quyền lãnh đạo Chính Phủ cho Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Nguyễn Cao Kỳ.  Trong thời gian Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Nguyễn Cao Kỳ cầm quyền. Viện Hóa Đạo đã lập Viện Cao Đẳng Phật Học, đang kiến thiết Viện Đại Học Vạn Hạnh, đang thiết lập các ban đại diện Giáo Hội tại các quận Đô Thành và các Tỉnh, Quận trong nước. Và, tôi mượn 50 triệu bạc của Chính Phủ Nguyễn Cao Kỳ, giao cho các Thượng Tọa : Thiện Hòa, Thiện Hoa, Trí Thủ, Từ Nhơn để xây Việt Nam Quốc Tự. Các Thượng Tọa giữ tiền rồi nhưng không xây Việt Nam Quốc Tự. (Hồi ấy, dự trù xây Việt Nam Quốc Tự hết độ 6,70 triệu mà thôi). 

ĐẠI NẠN CỦA PHẬT GIÁO VÀ ĐẤT NƯỚC

Sang năm 1966, Đại Hội Giáo Hội lại bắt buộc tôi phải làm Viện Trưởng thêm một nhiệm kỳ nữa. Giáo Hội e ngại các tướng lãnh tranh giành ảnh hưởng nhau, không thể có cơ sở vững vàng để xây dựng đất nước được, Giáo Hội yêu cầu Hội Đồng Lập Hiến. Sự yêu cầu này được phát động khắp các cấp Giáo Hội. Nhưng chỉ trong vài tháng việc yêu cầu bầu cử Quốc Hội Lập Hiến đã được Chính Quyền các Tướng lãnh chấp nhận vào ngày 14-4-1966.

Sau khi phong trào bầu cử Quốc Hội Lập Hiến đã được thỏa mãn, nhân danh Viện Trưởng, tôi đã gửi thư thông cáo tới các nơi biết : ngưng sự tranh đấu, và chỉ đặt các chương trình xây dựng đạo pháp mà thôi.  Ngày 2 tháng 5 năm 1966 tôi đáp máy bay sang Colombo, thủ đô nước Tích Lan, cùng đại biểu Tăng Già các nước soạn thảo Hiến Chương và thành lập Giáo Hội Tăng Già Thế Giới bắt đầu từ ngày 6-5-1966. Và tôi đảm trách chức vụ Phó Chủ Tịch. 

Từ Tích Lan trở về, tôi ghé thăm Malaysia và Singapore để cảm ơn sự hỗ trợ tinh thần trong cuộc tranh đấu 1963 vừa qua. 

Vào 11 giờ sáng ngày 29-5-1966, tôi về tới Sài Gòn, được tin đang có biểu tình trong thành phố Sài Gòn và một số nơi khác tại miền Trung. Tôi không hiểu, khi tôi đi vắng, ở nhà có Thượng Tọa Trí Quang, Thượng Tọa Thiện Minh, do đâu lại phát động lại phong trào tranh đấu ?

Tôi về tới Việt Nam Quốc Tự, bước chân vào cửa văn phòng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của tôi thì có một biểu ngữ nền vàng chữ đỏ ghi : "MUỐN QUẦN CHÚNG TUÂN THEO KỶ LUẬT THÌ PHẢI THEO QUẦN CHÚNG". Tôi vào tới bàn giấy của tôi thì có một đĩa máu, một con dao và một huyết thư : YÊU CẦU CÁC THƯỢNG TỌA TRONG VIỆN HÓA ĐẠO, KHÔNG ĐƯỢC THEO THƯỢNG TỌA TÂM CHÂU".  Tôi định lên chánh điện Việt Nam Quốc Tự lễ Phật, tại đây có mấy các vị Tăng thanh niên không cho tôi vào chánh điện Việt Nam Quốc Tự và hăm dọa, ai muốn vào chùa hãy bước qua xác chết của họ. 

Tôi vô cùng chán nản, không biết cách nào vãn hồi trật tự được. Tôi trở về chùa Từ Quang. Về chùa Từ Quang cũng có một đĩa máu, một con dao và huyết thư "CẤM TÔI KHÔNG ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG NỮA". Và, người trong chùa cho biết là họ hăm dọa sẽ đốt xe, ám sát. Và, chính các vị Tăng thanh niên đang tụ tập tại Niệm Phật Đường Quảng Đức (Bàn Cờ) định sang chùa Từ Quang giết tôi. May có Sư Cô Vân biết được, cấp báo cho tôi biết. Tôi trốn thoát. (4) 

Từ đó, tôi phải đi nghỉ, nay tại nhà này, mai tại nhà khác, nay tại Viện Nhu Đạo Quang Trung, mai tại Nha Tuyên Úy Phật Giáo. 

Từ đó, Việt Nam Quốc Tự bị Tăng Ni và quần chúng theo Cộng Sản nắm giữ, thao túng, liên tục ngày này qua ngày khác, ra đường Trần Quốc Toản, ngã 6 Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình, đả đảo và đốt hình nộm Tổng Thống Mỹ, Tướng Thiệu, Tướng Kỳ. Tôi không dám tới và làm việc tại Việt Nam Quốc Tự nữa.

Tại Huế, Đà Nẵng và vài nơi khác tại miền Trung cũng vậy, không sao vãn hồi được trật tự. Lại thêm, sự xích mích giữa Tướng Nguyễn Chánh Thi và các Tướng tại Sài Gòn. Nhóm Lập Trường ở Huế ra đời,  đòi hỏi bầu Quốc Hội, đòi hỏi ngưng chiến tranh.

Kết cuộc, các Tướng Sài Gòn mang quân ra vãn hồi trật tự miền Trung. Thượng Tọa Trí Quang cùng nhóm tranh đấu tại Huế, kêu gọi Phật tử đem bàn thờ Phật ra đường, để ngăn cản bước tiến của Quân Đội Chính Phủ, cho các cán bộ Cộng Sản nằm vùng, trà trộn tẩu thoát.  Phong trào mang bàn thờ Phật ra đường lan tràn khắp nơi và vào cả đến Sài Gòn. Tại Sài Gòn họ đem ảnh Phật ra để trên đống rác.

Nhìn cảnh tượng ấy tôi cảm thấy đau lòng, liền ra một thông bạch yêu cầu Phật tử không nên đem Phật ra đường. Thượng Tọa Thiện Hoa Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo đột nhiên ra một thông cáo tán thành việc đem Phật ra đường. (5)

Tại Đà Nẵng cũng như một số nơi khác, ngoài việc đem Phật ra đường, còn ghìm súng, nấp sau tượng Phật bắn ra, khi quân đội tiến vào kiểm soát chùa.

Đem Phật ra đường rồi, Thượng Tọa Trí Quang vào Tòa Hành Chánh tỉnh Thừa Thiên tuyệt thực. Sau, chính phủ đưa Thượng Tọa Trí Quang vào Sài Gòn, ở nhà bác sĩ Nguyễn Duy Tài. Thượng Tọa vẫn duy trì việc tuyệt thực (có uống nước thuốc dưỡng sức), cho đến khi chính phủ quân nhân y lời hứa hồi tháng 4-1966, bầu cử Quốc Hội Lập Hiến vào ngày 3-9-1966. 

Sau khi thanh toán sự hỗn loạn tại Huế và một số tỉnh khác tại miền Trung, thì tại Đô thành Sài Gòn, chính phủ cũng thanh toán xong nhóm náo loạn tại Việt Nam Quốc Tự. Tòa Đô Chính Sài Gòn chính thức viết thư xin lỗi Giáo Hội : "Vì nạn bất đắc dĩ phải thanh toán nhóm náo loạn tại Việt Nam Quốc Tự, chứ thực tâm, chính phủ không dám xâm phạm vào tôn giáo".

Tôi trở về làm việc tại Việt Nam Quốc Tự, nhưng một số các vị tranh đấu nhất định không về. Các vị cho rằng, chính phủ xúc phạm đến tôn giáo và cho tôi là thân Chính Quyền. Tại miền Trung, Thượng Tọa Trí Quang cho tuyên truyền rằng : "Mỹ mua đứt Tâm Châu với 3 triệu Mỹ kim và cho tôi là cậu của Tướng Nguyễn Cao Kỳ, đem quân đội ra tàn sát Phật tử miền Trung v.v...".

Đó là chỗ nẩy sinh ra sự mâu thuẫn giữa tôi và các vị tranh đấu. Từ chỗ mâu thuẫn ấy, tại Sài Gòn, Thượng Tọa Trí Quang và nhóm tranh đấu vu khống cho tôi là người Mỹ cho tôi 1 triệu Mỹ kim và trả lương cho tôi mỗI tháng là 20 ngàn Mỹ kim. Thực ra, tôi chưa được một dollar của Mỹ, chứ nói chi đến vạn, đến triệu. (6) 

Tôi vẫn nhẫn nại làm việc, tuân theo lời dạy của Hòa Thượng Tăng Thống Thích Tịnh Khiết triệu tập Đại Hội Giáo Hội tại Việt Nam Quốc Tự từ chiều 21-10-1966.   Buổi chiều ngày 22-10-1966, Đại Hội mới duyệt xét chương trình nghị sự xong. 

Bất ngờ, 3 giờ sáng ngày 23-10-1966, tại chùa Ấn Quang một số các Thượng Tọa đã lén lút thành lập Hội Đồng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và đề cử Thượng Tọa Thích Thiện Hoa làm Viện Trưởng, coi như lật đổ tôi. Từ đó có ra Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Ấn Quang. 

Vậy, đâu là chỗ chia đôi và lũng đoạn Giáo Hội Thống Nhất ?

Sau đó, Viện Hóa Đạo Ấn Quang chuyển hướng theo đường hướng "Hòa Bình Khuynh Tả". Viện Hóa Đạo Ấn Quang cử các vị ra nước ngoài liên lạc với các nhóm phản chiến, yêu cầu Mỹ rút quân, phản đối chính sách chống Cộng của Việt Nam Cộng Hòa, đòi hòa bình. Viện Hóa Đạo Ấn Quang cử Thượng Tọa Nhất Hạnh làm Trưởng Phái Đoàn Hòa Bình bên cạnh Hòa Đàm Paris. 

Ấn Quang là một Phật Học Đường danh tiếng, cung ứng cho nhu cầu phát triển Phật Giáo miền Nam rất nhiều. Nhưng từ nửa năm 1966 trở đi, Ấn Quang đã bị cưỡng ép làm nơi tranh đấu của các vị ưa tranh đấu. Sang năm 1967, tôi triệu tập 8 Giáo Phái, Hội Đoàn tại Việt Nam Quốc Tự, tuyên bố rút lui chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Đại Hội đề cử Thượng Tọa Thích Thiện Tường (người Nam), lên thay thế tôi làm Viện Trưởng. Và, Đại Hội này nhận thấy Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã bị chủ trương "NHẤT THỐNG",  tiêu diệt các Giáo Phái, Hội Đoàn, nên Đại Hội đã tu chính bản Hiến Chương ấy, cho phù hợp với các Giáo Phái, HộI Đoàn. Bản Hiến Chương tu chính này được thông báo cho chính phủ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu biết. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc luật 23/67 ngày 18/7.1967, công nhận Hiến Chương ấy. 

Sau khi rút lui khỏi Viện Hóa Đạo, tôi trở ra chùa Từ Quang Vũng Tàu của tôi, vui cùng cảnh vật thiên nhiên, cho vơi bớt những sự ưu tư, vất vả.  Tại Sài Gòn, Giáo Hội Thống Nhất Ấn Quang lại phát động phong trào tranh đấu, đòi hỏi không được tu chính Hiến Chương. (Thực vô lý, Ấn Quang chỉ có 3 Giáo Phái, Hội Đoan, mặc dù Tăng Ni Phật tử đông. Việt Nam Quốc Tự có 8 Giáo Phái, Hội Đoàn - dù rằng người ít - vẫn có quyền tu chính Hiến Chương, chứ không phải hủy bỏ Hiến Chương).

Đùng một cái, một hôm vào khoảng 7 giờ tối, một số Tăng tại chùa Ấn Quang, được sự hỗ trợ của các dân biểu thân Ấn Quang có súng, như Kiều Mộng Thu v.v... đột nhập vào Việt Nam Quốc Tự bắt Thượng Tọa Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Thích Thiện Tường, cùng với rất đông chư Tăng, đem về nhốt tại chùa Ấn Quang. Ngày hôm sau, Nha Tuyên Úy Phật Giáo can thiệp, mời các vị Ấn Quang ra khỏi Việt Nam Quốc Tự. Sau đó, Giáo Hội Thống Nhất tại Việt Nam Quốc Tự lại phải đề cử Thượng Tọa Thích Minh Thành (người Nam) lên làm Viện Trưởng.

Vẫn chưa yên. Lại một hôm khác, vào chập tối, phe Ấn Quang lại đem người, đem khí giới, tái chiếm Việt Nam Quốc Tự một lần nữa. Lần này họ bắt hết Tăng chúng, lấy hết đồ đạc, nhiều máy may của Việt Nam Quốc Tự và đốt cháy một dãy nhà phía tay trái Quốc Tự. Nha Tuyên Úy Phật Giáo lại phải can thiệp để vãn hồi trật tự.

Sau biến cố này, Giáo Hội Thống Nhất tại Việt Nam Quốc Tự phải đề cử Thượng Tọa Thích Tâm Giác, Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo, kiêm nhiệm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, mới yên. 

Hai lần Ấn Quang đánh phá Việt Nam Quốc Tự như trên, hỏi ai làm nhơ nhớp cho lịch sử Phật Giáo Việt Nam ? 

Sự việc rõ ràng như thanh thiên bạch nhật, mà nhóm tranh đấu của Ấn Quang, được sự hỗ trợ ngầm của Cộng Sản nhằm vùng, lải nhải vu khống cho Việt Nam Quốc Tự chia rẽ Giáo Hội, Thích Tâm Châu phá hoại và lũng đoạn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Thực như câu phương ngôn của Việt Nam thường nói : "Vừa đánh trống vừa ăn cướp, vừa ăn cướp vừa la làng". Cậy đông, lấy thịt đè người, mặc sức vu khống, thao túng không coi nhân quả là chi cả !

Cho đến nỗi những vị Tăng không biết chút gì về việc tranh đấu, việc xây dựng Giáo Hội, cũng như các vị Tăng, Ni Phật - từ ở xa, hay sau này, cũng a dua, hùa theo sự tuyên truyền nhồi sọ của nhóm tranh đấu Ấn Quang và Cộng Sản nằm vùng trong suốt hơn 30 năm nay. Thực tội nghiệp !

Nói thẳng thắn, cuộc chiến tranh Quốc Cộng tại Việt Nam, không có một tôn giáo, một đoàn thể nào, không bị Cộng Sản nằm vùng gây chia rẽ, phá hoại. Thiên Chúa Giáo có những cán bộ gộc nằm vùng như Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng v.v... Phật Giáo cũng vậy, Cộng Sản nằm vùng từ thượng tầng, tới hạ tầng, càng dễ dàng hơn.

Thực sự, cuộc tranh đấu từ tháng 6-1966, cho đến nay chia đôi Giáo Hội, đều do bàn tay Cộng Sản đạo diễn, làm hại cho Phật Giáo và quốc gia Việt Nam không nhỏ. Vì vậy, Phật Giáo không phải là không có trách nhiệm, liên đới đến sự để mất Việt Nam Cộng Hòa cho Cộng Sản. Vấn đề này, chính Hòa Thượng Thích Huyền Quang cũng thường nhắc đi nhắc lại: Cộng Sản từng tuyên bố : "Phật Giáo Ấn Quang hai lần có công với Cách Mạng". 

VẤN ĐỀ HÒA HỢP HÒA GIẢI VÀ CÁC TẠP SỰ SAU ĐÓ 

Đầu thập kỷ 1970. hòa đàm Paris đang tiến đến hồi mặc cả có lợi nhiều cho Cộng Sản, thì tại Việt Nam phe tranh đấu Ấn Quang, do Thượng Tọa Thích Trí Quang lãnh đạo, đã cho thành lập phong trào Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, do ông Vũ Văn Mẫu được coi là Thủ Lãnh. Phong trào này không được sự tán thành của hai Thượng Tọa Thiện Minh và Huyền Quang. Vì hai Thượng Tọa này không tán thành phong trào Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, nên Thượng Tọa Trí Quang và phe nhóm của Thượng Tọa đã tung ra một chiến dịch bôi bẩn Thượng Tọa Thiện Minh và Thượng Tọa Huyền Quang một cách tàn nhẫn. Cũng vì chiến dịch này, trong suốt  một năm, Giáo Hội Thống Nhất Ấn Quang không thể triệu tập được Đại Hội để bầu cử chức vụ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo vì Thượng Tọa Thích Thiện Hoa đã viên tịch, khiến cho Thượng Tọa Thích Trí Thủ là một vị Tổng Vụ Trưởng phải đứng lên xử lý thường vụ.

Tình hình biến chuyển hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 30-4-1975, là ngày cáo chung của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Những bộ mặt thân Cộng Sản đã lộ rõ nguyên hình, không ai mà không rõ.

-       Khi quân Cộng Sản từ rừng về Sài Gòn, đã có lần 500  Tăng, Ni của phe tranh đấu Ấn Quang ra đón chào. 

-       Ngày 19-5-1975, phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang. 

-       Hiệp Thương Chính Trị thống nhất hai miền Nam-Bắc của Cộng Sản, một Thượng Tọa của phe  Ấn Quang đã làm một bài tham luận, nịnh Cộng Sản, kể công của Ấn Quang và đả kích Nha Tuyên Úy Phật Giáo cùng Giáo Hội Thích Tâm Châu. 

-       Vào khoảng năm 1980, 1981, chính Thượng Tọa Thích Trí Thủ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Ấn Quang cùng các vị cao cấp nhất phe tranh đấu Ấn Quang đã tích cực vận động thành lập và tham gia vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), mà người ta thường gọi là "Giáo Hội Quốc Doanh", hay "Giáo Hội Nhà Nước". Chỉ có các Thượng Tọa : Thiện Minh, Huyền Quang, Đức Nhuận, Quảng Độ và một số nhỏ các vị khác không tán thành, nên bị bắt hay bị giết. 

-        Vào khoảng năm 1986, 1887, Ông Gorbachev, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô chủ trương cởi mở, thì tại Việt Nam ông Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng theo chủ trương ấy. Sau đó, Chủ Nghĩa Cộng Sản bị tan rã tại Nga, tại Đông Âu, thì tại Việt Nam, hình thức chuyển hướng là sự cần thiết để sống còn của họ. Họ đã cho các chùa được sinh hoạt tín ngưỡng một phần nào, trả một số cơ sở cho các chùa, cho một số thanh niên Tăng, Ni được học hỏi Phật Pháp. Và, có thể bước đầu thí nghiệm của họ, họ cho một số người nào đó, đòi hỏi quyền tự do dân chủ, để tiện dịp nhận diện những người quyết tâm tranh đấu, để có thể triệt hạ sau này.

Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đã khơi mở ra phong trào Phật Giáo Thống Nhất tại Hải Ngoại, và Hòa Thượng Thích Huyền Quang tiếp nối sự nghiệp.

Tại Hoa Kỳ cũng tổ chức thống nhất rầm rộ. Kết cuộc có ra hai, ba Giáo Hội Thống Nhất. Tại Âu Châu, có nhiều Giáo Phái hoạt động riêng biệt. Nhưng có  một số chùa, có các vị Tăng trung niên và thanh niên, kết hợp thành Giáo Hội Thống Nhất Âu Châu. Tại Úc, dân số Việt Nam tỵ nạn vào khoảng 150 ngàn người, Giáo Hội Thống Nhất Úc và Tân Tây Lan đã thành hình, với số Tăng, Ni ít ỏi, số chùa độ trên mươi ngôi, và trong những ngày đại lễ, số chùa độ trên mươi ngôi, và trong những ngày đại lễ, số Phật tử tới các chùa, tính chung lại vào khoảng 7, 8 ngàn người. Nội bộ Giáo Hội thì không ổn định và có vẻ phức tạp. 

Hòa Thượng Thích Huyền Quang tại Việt Nam, đang là người trỗi lên, đòi lại danh xưng và sự phục hoạt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng là người đầy cảm lược, đầy kinh nghiệm với chủ nghĩa Cộng Sản. Tôi rất kính mến Hòa Thượng. Tôi đã viết thư khích lệ Hòa Thượng. Tôi luôn luôn cầu nguyện cho việc làm của Hòa Thượng được thành công viên mãn.

Cuộc tranh đấu hiện nay tại Việt Nam do Hòa Thượng Huyền Quang lãnh đạo thực vô cùng khó khăn. Khó khăn bởi bao mưu cơ, sảo thuật của Ấn Quang cũ, nằm trong Giáo Hội Nhà Nước, ngăn trở. Khó khăn bởi Hiến chương Cộng Sản bao vây. Khó khăn ngay trong nội bộ Giáo Hội Thống Nhất Ấn Chương "Tập quyền, kỳ thị" thiếu thiện cảm với các Giáo Phái Phật Giáo khác. Và, ó thể có khó khăn với các tôn giáo khác, qua những nhận xét sâu xa. (7)

Tuy nhiên, Cộng Sản là kẻ thù chung của nhân loại. Nhân loại xóa bỏ những mặc cảm riêng tư, và tích cực phục vụ chung cho chính nghĩa. Chính nghĩa quyết thắng. Chủ nghĩa Cộng Sản không sao tránh khỏi luật đào thải, và chắc chắn phải nhường chỗ cho thể chế tự do, dân  chủ của toàn dân Việt Nam. 

KẾT LUẬN

Giáo Pháp của đức Phật Thích Ca Mưu Ni thấm nhuần vào lòng dân Việt Nam đã gần hai ngàn năm. Phật Giáo đã hòa đồng cùng vận mệnh thịnh suy của dân tộc. Phật Giáo đã sản sinh những nhân vật đức hài hòa trong sự nghiệp cứu nước và dựng nước. Nhưng, đôi khi, Phật Giáo cũng bị những nhân vật cậy tài, ỷ thế, kỳ thị, thiếu sáng suốt, thiếu hỷ xả, gây tan nát cho đạo giáo và Quốc Gia không ít.

Phật Giáo tôn trọng tự do nhân chủ tuyệt đối, không chủ trương "tập quyền" cho một cá nhân hay một nhóm người. Vì, hễ có tập quyền là có độc tài, có bè phái, có những thủ đoạn để củng cố quyền lực.  Gần một thế kỷ nay, nhân loại bị đau khổ đến cùng cực bởi nạn "tập quyền" của Cộng Sản. Ba mươi năm nay Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chủ trương "tập quyền", chưa thấy đem lại tia hy vọng hòa hợp và an lạc cho đại chúng. Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ triền miên trong sự chia rẽ, đã có hai, ba tổ chức thống nhất. Phật Giáo Việt Nam tại Úc, "tập quyền" thống nhất trong tay một nhân vật tham độc, thiếu tài đức, gây bè phái, kỳ thị Trung, Bắc, hãm hại huynh đệ đồng đạo, mặc cho gần trăm ngàn Phật tử Việt Nam tỵ nạn tại Úc không nơi nương tựa, mặc cho danh dự Phật Giáo Việt Nam bị tổn thương nặng nề ! 

Ôi, Phật Giáo Việt Nam ! Ôi, Phật Giáo Việt Nam !
Ai gây chi lắm niềm đau khổ, 
Vũ trụ nài van đến nghẹn lời ! 
(Lửa thiêng đạo mầu)


Kính bạch Quý Ngài,
Kính thưa Quý vị,

Bạch thư này viết ra trong hoàn cảnh bất đắc dĩ. Bạch thư này được viết ra bằng những giòng lệ nóng thương đời, thương đạo. Bạch thư này ra đời, có người ưa có người không ưa, vì sự thật mất lòng. Nhưng, giả dối phải nhường chỗ cho sự thật, để cho Quốc Gia, cho Đạo Pháp được trường tồn, cho nhân dân Việt Nam được thức tỉnh, và cho nhân loại được hưởng niềm an lạc của chính pháp.

Cầu nguyện Tam Bảo từ bi gia hộ, chuyển hóa đất nước Việt Nam, đạo giáo Việt Nam, nhân dân Việt Nam sớm thoát khỏi ách Cộng Sản, thành một nước tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc và thịnh vượng. Chuyển hóa tâm niệm của các cấp Phật Giáo trong và ngoài nước, biết rõ mình, như lời Phật dạy, tiến tu và đạt tới đích giác ngộ, giải thoát. Cầu mong Quý Ngài và Quý vị luôn luôn được niềm an vui như ý, trong ánh đạo từ bi và trí tuệ.

Thành thực cảm ơn Quý Ngài và Quý vị. 
Trân trọng,
Hòa Thượng Thích Tâm Châu 

Trích Bạch Thư Về Vấn Đề Chia Rẽ của Ấn Quang với Việt Nam Quốc Tự, (1994) Tổ Đình Từ Quang (2176 Ontario East, Montréal, Québec  H2K, Canada. Tel: 514. 525 8122 .

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site