lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Human Rights For Vietnam - Human Rights Activist

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam Ở Trong Và Ngoài Nước

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Phạm Thanh Nghiên uất ức cùng biển quê tôi

1, 2, 3, 4

Nguyễn Thanh Giang

...


Thế mà họ vẫn đang tâm kết án cô 4 năm tù giam và 3 năm quản chế, để rồi cho đến hôm nay, giữa những ngày lạnh giá này cô vẫn co ro trên sàn lạnh trại giam Ba Sao ở Thanh Hóa mà hậu quả của nó không chỉ hủy hoại sức khỏe của cô, khống chế nghiệt ngã đời sống vật chất của cô mà có thể sẽ kéo dài đến vô tận số phận đơn lẻ của một người phụ nữ nay đã ba mươi tư tuổi!

Không biết cái ông Nông Đức Mạnh, bây giờ nghỉ việc, nhàn rỗi hơn, có lúc nào lương tâm chợt tỉnh thức để nghĩ đến một nạn nhân vô cùng oan khuất dưới triều đại ông không? Không biết ông có rùng mình rợn người trước khoảng thẳm sâu hun hút giữa cái “ thiên đường gian dối ” mà con trai ông đang chễm chệ và cái “ địa ngục oan khiên ” mà Pham Thanh Nghiên đang lê lết không?

Nước mắt tôi giàn giụa. Phạm Thanh Nghiên bé nhỏ, gầy yếu quá !

Cách đây hơn 3 năm, trong nhập nhoạng tối, Nghiên bước vào nhà tôi run lập cập. Cháu nội của tôi vội đưa quần áo của mình, dẫn cô vào phòng tắm. Mặc dù Nga My mới có 11 tuổi nhưng Nghiên mặc quần áo của cháu không chỉ vừa mà còn đẹp nữa.

Hôm ấy, Nghiên kể cho chúng tôi nghe một chuyến vi hành gian nan, quả cảm như một trích đoạn Đường Tăng thỉnh Kinh trong Tây Du ký. Chuyện của Nghiên hấp dẫn đến nỗi tâm tư tôi như dập dềnh trở lại vùng biển Lạch Trường nghèo khổ ngày nào cùng những ngư dân từng phải muối mặt khổ tâm nhận ruột tượng gạo của tôi để nấu ăn cho tôi, một cán bộ Đoàn được điều động về địa phương mình làm “Phát động giảm tô”, trước cải cách ruộng đất. Thuở ấy nghèo khổ đến mức khi tôi hỏi một em nhỏ: “ Cháu ăn cơm chưa? ” thì cháu trả lời: “Sao thầy hỏi dại thế!”. Tìm hiểu mãi tôi mới biết hàng ngày dân ở đây chỉ ăn khoai trừ bữa. Ăn cơm tức là nhà có đám ma, đám giỗ.

Mấy hôm sau, tôi được đọc trên mạng bài viết của Nghiên, kể lại:

“Khởi hành lúc 8 giờ từ Hà Nội, đúng 12 giờ trưa, hai chúng tôi mới đến được Thanh Hoá. Cho đến hôm nay, tôi cũng khó lý giải tại sao một người vốn mắc bệnh “say xe” như tôi lại có thể ngồi lì trên ô-tô hơn 4 giờ đồng hồ như vậy

…… Việc tìm kiếm không mấy dễ dàng. Chúng tôi chỉ được biết họ thuộc hai xã Hoằng Trường và Hoà Lộc. Sau khi ăn trưa tại một quán ven đường, con trai người chủ quán chở chúng tôi bằng xe tắc-xi đến xã Hoằng Trường với chặng đường ngót ba mươi cây số. Số tiền phải trả cho chuyến tắc-xi gấp gần ba lần số tiền đi từ Hà Nội về Thanh Hoá. Đến Hoằng Trường, hai người chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình bằng đôi chân trên con đường đất ghồ ghề gần 10km, tìm tới nhà của các ngư phủ bị nạn.

Càng đi sâu vào làng, cái nghèo của làng chài càng hiện rõ. Khác hẳn những hình dung trước kia của tôi về một phiên chợ tấp nập của miền quê biển. Ở đây, chợ chiều vắng ngắt, vài quán lá lụp xụp, hàng hoá nghèo nàn…” [9].

Ký ức xưa mang mang buồn trong tôi bỗng trào sôi căm uất với những đoạn kể tội ác của bọn giặc Trung Quốc:

“Thuyền ra biển được hai ngày thì gặp tầu chiến Trung Quốc. Họ rượt đuổi chúng tôi. Chúng tôi không hiểu tại sao họ rượt đuổi. Đây là ngư trường chúng tôi vẫn hành nghề từ bao năm nay. Trước đó, họ không bắn pháo hiệu hay có bất cứ tín hiệu gì cảnh cáo trước, càng không có bất cứ biểu hiện gì để chúng tôi tin là họ sẽ tấn công chúng tôi cả.”. Anh Nguyễn Văn Dũng, một trong tám người sống sót kể lại.

…… “Hôm đó là sáng ngày 8 tháng 1 năm 2005…”. Trương Đình Thái, kể với một tâm trạng vẫn còn kinh hãi: “ Chúng bắn vào các đồng nghiệp của em, sau đó xả hơi cay vào các nạn nhân. Tám người chết, còn em và chủ tầu bị thương ”. Khi tôi gặng hỏi để biết chi tiết hơn, Tháí không thể nói gì thêm: “ Hồi em được chúng thả về, thi thoảng em la hét, ai hỏi em cũng nói không biết gì. Những tràng súng bắn quá gần và xác đồng nghiệp đổ vật xuống boong thuyền khiến em bị chết lâm sàng. Vết thương của em nặng, gia đình phải vay mượn tiền để mang em ra Hà Nội mổ lại. Bây giờ vẫn đau ”. Thật không dễ quên đi quá khứ kinh hoàng, không phải ai cũng đủ can đảm để kể lại. Còn đang bối rối thì đột nhiên Thái bất ngờ nói với tôi: “ Chị ơi, họ làm sống em chị ạ”. Phút chốc tôi rùng mình. Nhìn gương mặt của Thái, tôi linh cảm cụm từ “làm sống” là thế nào.

1, 2, 3, 4

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site