lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Vietnam Sea - Southeast Asia Sea - Biển Đông của Việt-Nam Cộng-Hòa - Southeast Asia Sea belong to the Républic of Vietnam

Các Thành Phần Quốc gia - Dân tộc, Hãy Thừa cơ Quật khởi!

http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/nn_cac-thanh-phan-quoc-gia-dan-toc-hay-vung-len.html

Có động cơ chính trị’ nào trong vụ Bình Thuận? Phạm Chí Dũng

Phải mất một tháng sau ngày nổ ra vụ bạo loạn ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận liên quan đến làn sóng biểu tình phản đối dự luật Đặc khu, lần đầu tiên mới xuất hiện một quan chức bậc trung mấp mé ý tứ ‘có động cơ chính trị’ về bức màn đen phía sau cuộc bạo loạn này.

Ai là tác giả của ‘có động cơ chính trị’?

.... Đáng chú ý, nhận định ‘có động cơ chính trị’ trên không phải được phát ra bởi Công an Bình Thuận - địa chỉ chủ chốt cùng với Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động của Bộ Công an đã tiến hành một chiến dịch đàn áp và truy bắt người biểu tình sau cuộc biểu tình và bạo loạn ngày Mười tháng Sáu, mà lại do Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận - một cơ quan đảng chịu sự chỉ đạo ngành dọc trong khối đảng từ Ban Tuyên giáo trung ương. Mà Ban Tuyên giáo trung ương lại chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban bí thư đảng và trên hết là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo đó, có thể hiểu rằng ‘có động cơ chính trị’ - một cụm từ và cũng là nhận định rất nhạy cảm về chính trị, không phải do Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận Hồ Trung Phước tự sáng tác hoặc phát ra trong một cơn bột hứng, mà cụm từ này rất có thể đã được trích dẫn nguyên văn từ các văn bản chỉ đạo của Ban Tuyên giáo trung ương và cũng là tinh thần chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng.

Có động cơ chính trị’ nhắm vào ai?

Từ sau cuộc bạo loạn Bình Thuận đến nay, chỉ thấy giới dư luận viên của đảng và công an tố cáo ‘thế lực phản động giật dây biểu tình ở Phan Thiết’, nhưng lại không hề nói rõ thế lực nào. Cho đến nay, vẫn chưa thấy Công an Bình Thuận hay những quan chức Bộ Công an tuyên bố là ‘Việt Tân kích động’.

Trùng với tiết lộ ‘có động cơ chính trị’ của Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận Hồ Trung Phước vào ngày 11/7/2018, một vài tờ báo ngành công an đã bắt đầu đăng tải hình ảnh của những ‘người lạ’ đã đốt phá xe hơi và trụ sở cơ quan ở Bình Thuận - có kẻ bịt mặt và có kẻ lộ mặt - và kêu gọi những kẻ này ‘ra đầu thú để hưởng lượng khoan hồng’. Chi tiết đáng chú ý không kém là lời kêu gọi này cũng không đề cập đến ‘thế lực thù địch’ hay Việt Tân.

Vậy thế lực nào đã bảo kê cho những kẻ bịt mặt gây bạo loạn ở Phan Thiết? Liệu bàn tay đạo diễn cho cuộc biểu tình khổng lồ ở Sài Gòn có nối kết với bàn tay đạo diễn vụ đốt phá xe và trụ sở công quyền ở Phan Thiết, từ đó vừa tạo cớ để công an đàn áp nặng nề đối với người dân nơi đây, vừa nhắm tới một mục đích chính trị nào đó? Nếu câu hỏi này là cơ sở, phải chăng vụ đốt phá này không phải do người dân gây ra, cũng chẳng phải Việt Tân, mà do chính một thế lực nào đó trong nội bộ đảng Cộng sản ‘kiến tạo’?

Một lần nữa, hãy mổ xẻ cụm từ ‘có động cơ chính trị’.

Từ trước đến nay, trong các báo cáo nội bộ và thông báo công khai của cơ quan công an lẫn tuyên giáo đảng về các vụ việc ‘biểu tình gây rối’ hay ‘khủng bố’, rất thường tồn tại cụm từ ‘có bàn tay của thế lực thù địch’ mà không dùng cụm từ ‘có động cơ chính trị’.

Động cơ chính trị’ lại có mối liên quan và có vẻ tương quan với khái niệm ‘cơ hội chính trị’ mà giới quan chức bảo thủ thường sử dụng để đấu tố những trí thức, quan chức có đầu óc cải cách, dân chủ nhân quyền, và với cả những quan chức có khuynh hướng ‘phe cánh chính trị’ - đặc trưng cho phong trào đấu đá và xung đột giữa ngày càng nhiều phe phái trong nội bộ đảng, đặc biệt từ năm 2012 đến nay.

Vì những lẽ trên, ‘có động cơ chính trị’ rất nhiều khả năng được hàm ý về một thế lực chính trị, một ‘phe cánh chính trị’ nằm ngay trong nội bộ đảng, mà cuộc bạo loạn Bình Thuận đã được đạo diễn nhắm tới một mục đích không đơn thuần là gây rối mà có thể là một âm mưu chính trị.

Một ‘chuyên án an ninh quốc gia’ mới?

Sau cuộc tổng biểu tình ngày 10 tháng Sáu và đặc biệt là cuộc biểu tình thành công ở Sài Gòn, một số ý kiến cho rằng cuộc biểu tình này có thể được ngấm ngầm hậu thuẫn bởi một thế lực chính trị nào đó trong nội bộ đảng cầm quyền. Thế lực đó có thể liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến công an và do vậy công an mới không đàn áp dã man như trước đây. Và trên hết, thế lực chính trị giấu mặt đó muốn ‘mượn’ người dân, hay chính xác là lợi dụng người dân, để kích động một chiến dịch biểu tình trên quy mô lớn và kéo dài như mô hình ‘áo đỏ - áo vàng’ ở Thái Lan, nhằm gây áp lực mặc cả vị thế chính trị trong nội bộ đảng hay tạo áp lực đủ mạnh để yêu sách một chóp bu cao cấp nào đó của đảng phải từ chức. Kịch bản có thể hình dung là chiến dịch biểu tình này sẽ được kéo dài trong vài tuần lễ hoặc thậm chí vài tháng trời với nhân số biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người hoặc thậm chí hàng triệu người, đủ lớn để tạo áp lực xã hội vào thể chế chính trị và một số chóp bu…

Không phải ngẫu nhiên mà chiến dịch đàn áp biểu tình ở Phan Thiết sau ngày Mười tháng Sáu đã đậm đặc quân đội hơn công an. Rất có thể ông Trọng đã chỉ đạo cho một số đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc phòng, mà trong đó chắc chắn không thể thiếu vai trò của Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo), mở ra một ‘chuyên án an ninh quốc gia’ trên diện rộng, liên quan đến nhiều tỉnh thành, nhằm truy xét âm mưu tổ chức bạo loạn để từ đó sẽ tiến hành một chiến dịch thanh trừng nội bộ quy mô và cứng rắn chưa từng có trong những tháng tới.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà vào những ngày này, báo chí nhà nước bắt đầu ‘gợi ý’ về luật Quốc phòng - có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 - sẽ xuất hiện hai động thái rất mới và rất lạ ngay trong thời kỳ mà chính thể Việt Nam luôn tự hào là ‘ổn định chính trị - xã hội’: Lệnh giới nghiêm và Thiết quân luật.

VOA Tiếng Việt

Cứ theo luận thuyết mang sắc thái " Học thuyết Âm mưu " ( Conspiracy Theory ) của Phạm Chí Dũng, cuộc " Tổng Biểu Tình " khởi phát ngày 10 tháng 6 năm 2018 là do " một phe phái việt cọng đương quyền " có liên quan tới lực lượng côn an âm mưu phát động nhằm vào cả chế độ lẫn phe trọng lú:

" Kịch bản có thể hình dung là chiến dịch biểu tình này sẽ được kéo dài trong vài tuần lễ hoặc thậm chí vài tháng trời với nhân số biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người hoặc thậm chí hàng triệu người, đủ lớn để tạo áp lực xã hội vào thể chế chính trị và một số chóp bu…"

Vì vậy mà trọng lú đích thân chỉ đạo ban tuyên giáo gán cho cuộc Tổng Biểu tình rầm rộ chưa từng thấy ấy " có động cơ chính trị " và huy động quân đội can thiệp.:

" Không phải ngẫu nhiên mà chiến dịch đàn áp biểu tình ở Phan Thiết sau ngày Mười tháng Sáu đã đậm đặc quân đội hơn công an. Rất có thể ông Trọng đã chỉ đạo cho một số đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc phòng, mà trong đó chắc chắn không thể thiếu vai trò của Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo), mở ra một ‘chuyên án an ninh quốc gia’ trên diện rộng, liên quan đến nhiều tỉnh thành, nhằm truy xét âm mưu tổ chức bạo loạn để từ đó sẽ tiến hành một chiến dịch thanh trừng nội bộ quy mô và cứng rắn chưa từng có trong những tháng tới."

Bài báo mang tính chất " Âm mưu và thanh trừng phe phái " có thể nhắm gạt ra " yếu tố Cach mạng Quần chúng " để đánh lạc hướng công luận.

Đành rằng theo hình ảnh thực tế, trong các cuộc biểu tình đều thấp thoáng thanh niên áo đỏ và ngọn cờ máu mang dánh dấp " lực lượng cờ đỏ AK47 " ra vẻ " chỉ biểu tình phản đối Luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng " chớ KHÔNG CHỐNG ĐẢNG.

Do đó có dư luận về vụ Tổng biểu tình là do một phe việt cọng giật dây.

Nếu biết rằng việt cọng chuyên nghề " dựng chuyện " đẻ ra tay đàn áp tàn bạo thì hiện tại chúng đang thi hành quỷ kế ấy là hiển nhiên.

Vấn đề của chúng ta là: Vì sự sống còn của Đất nước và Dân tộc mà liều thân tranh đấu.

Cho nên dù khởi phát có do phe phái vc nào lợi dụng thì " các nhóm hành động " vẫn phải cương quết tiến hành công cuộc " Khởi Nghĩa " theo như ý nguyện của Quần chúng đồng bào " là: Giải trừ đảng việt cọng bán nước và xóa bỏ chế độ toàn tri hán ngụy vc hại dân ".

Xin ngậm ngùi nhắc lại đây kinh nghiệm của " Một Cơ Hội Bỏ Lỡ " của " công cuộc Tranh đấu Mùa Hè năm 2011 " để cùng nhau suy gẫm và cương quyết tiến lên đừng để phe phái việt cọng lợi dụng để tranh giành quyền lực.

Từ Vận động " Cải lương " tới Vận động " Cách mạng "

Vận động Cải lương

Cho tới ngày khởi phát cuộc biểu tình lừng lẩy ngày 5 tháng 6 năm 2011, chưa ai nghĩ là dưới chế độ công an trị hà khắc VC lại có thể nỗ ra một cuộc biểu tình do dân chúng “ tự phát” như vậy. Càng lạ hơn nữa là công việc trọng đại như vậy mà được tiến hành chỉ bằng vào lời kêu gọi của một nhóm “ Nhật ký yêu nước” đơn độc và chỉ được đăng vỏn vẹn trên hai Blog Nguyễn Xuân Diện và Dân Làm Báo mới kỳ!

Trong cuộc biểu tình ngày ấy ở Saigon Bến Nghé, trên ba ngàn ( có người nói là trên bảy ngàn ) đồng bào hăm hở ra quân. Nơi Cố Đô Thăng Long, trên một ngàn chiến binh, dẫn đầu là một vị cựu Tướng và nhân sĩ, trí thức Hà thành, lần đầu tiên sau 66 năm dài, tham dự biểu tình do nhân dân “ tự phát.”

Kế tiếp là 10 cuộc biểu tình nữa, liên tiếp mổi Chúa Nhật hàng tuần, trong thời gian 3 tháng. Nhân số tham dự sút giảm nhiều. Hà Nội cố gắng duy trì ngọn lửa đấu tranh liên tục, tuy nhân số đôi khi chỉ còn vài mươi chiến sĩ. Saigon bị kềm kẹp gắt gao, chỉ còn biểu tình ngồi uất nghẹn nơi công viên Thống Nhất.

Trước cuộc biểu tình lần thứ 11, ngụy quyền Hà Nội ra cái Thông báo nặc danh, không người ký, ra lịnh cấm biểu tình. Vi vậy, cuộc biểu tình lần thứ 11 diễn ra đầy biến động. Công an Hà Nội huy động toàn bộ lực lượng kể cả dân phòng và du đảng thuê mướn trấn giữ khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ ngay từ đêm trước. Khi cuộc biểu tình khởi phát, chỉ trong 10 phút đầu, chúng đã ập vào hốt trọn 46 người can trường biểu tình, bất chấp lịnh cấm bất hợp pháp của ngụy quyền Hà Nội.

Lần nấy công an Từ Liêm đối phó thô bạo hơn. Chúng giữ người biểu tình lấy cung cả ngày, lại bắt giữ cả người đem thực phẩm tiếp tế. Cuối ngày chúng giữ lại 9 người. Ba người nổi tiéng Phương Bích, Minh Hằng và Dũng Phú Thọ giải về Hotel Hỏa Lò, chính thức xộ khám. Chúng nhốt họ 5 ngày, chỉ cho “tại ngoại hậu cứu” sau khi Tân Đại sứ Mỹ chính thức ra Thông cáo Báo chí yêu cầu thả những người biểu tình bị bắt.

Đến đây là chấm dứt giai đoạn vận động biểu tình trên danh nghĩa “ Chống xâm lăng Tàu cộng.”

Bây giờ thử nhìn lại xem việc vận động phong trào biểu tình diễn tiến thế nào và vì sao đến cuộc biểu tình lần thứ 11 là khựng lại?

Trước hết, xét về các nhóm vận động biểu tình. Cứ nhìn xem thành phần tham dự thì biết.

Ở Hà Nội, dẫn đầu biểu tình là nhóm nhân sĩ, trí thức “lão thành cách mạng” đứng đầu là Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

Trong Nam, theo truyền thống “VC nằm vùng”, núp sau lưng đồng bào biểu tình là Huỳnh Tấn Mẫm và bộ sậu kể cả thằng Tây cà chớn Mền Rách Hồ Cương Quyết, con cháu bợm họ Hồ.

Về thành phần tham dự, ở Hà Nội có nhóm nồng cốt, tiêu biểu như Phương Bích, Minh Hằng, Nguyễn Văn Phương...Về các tỉnh thành về tham dự, người viết không rành nên không dám kể, chỉ nhận xét rằng chí ít cũng có mặt một nhóm đến từ Phú Thọ với sự hiện diện của Dũng Aduka.

Trong Nam, ngoài đồng bào Bến Nghé, Saigon còn có các nhóm từ Đồng Nai, Xuân Lộc, hoặc từ xa hàng trăm cây số như Bà Rịa, Vũng Tàu.

Như vậy, công cuộc nầy đâu phải chỉ bằng một lời kêu gọi của nhóm Nhật Ký Yêu Nước đăng trên 2 blog Xuân Diện và Dân Làm Báo mà thành tựu được.

Cuộc vận động nầy do nhiều nhóm khác nhau dày công thực hiện. Ngoài các nhóm chủ yếu ở Saigon, Hà Nội còn có các nhóm ở Tỉnh, Thành xa như Vũng Tàu, Phú Thọ. Ngoài ra còn có những cá nhân hỗ trợ như Mẹ Nấm Như Quỳnh từ Nha Trang bay vào Saigon, Nhà văn Nguyên Ngọc từ Đà Nẳng bay ra Hà Nội.

Mặc dầu nhân số sút giảm, mặc dầu bị đàn áp bắt bớ nhưng các cuộc biểu tinh vẫn được thực hiện đều đặn mỗi Chúa Nhật hàng tuần. Vì sao đến cuộc biểu tình lần thứ 11 thì khựng lại?!

Để hiểu rõ vấn đề, tưởng nên nhắc lại đây câu chuyện Hà Sĩ Phu tiếp kiến Bà Phó Đại sứ Mỹ hồi tháng 3/2011. Trong cuộc tiếp kiến, Hà Sĩ Phu có thưa trình Bà Phó Đại sứ ý đồ của trí thức trong nước muốn dựa vào uy tín của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh để vận động mở rộng dân chủ theo phương pháp “Tự diễn biến từ trên xuống”, nghĩa là vận động “các ông vua tập thể” chấp thuận cải biến cơ chế, mở rộng dân chủ để lấy lại uy tín, tiếp tục cai trị.

Vì vậy, sau Bản Tuyên ngôn trong cuộc biểu tình thứ 5, hai mươi Nhân sĩ, Trí thức thừa thắng tung ra “ Bản Kiến Nghị” gởi Bộ Cá Tra (BCT) thỉnh cầu như trên. Tiếp theo, 36 (sau còn 35 ) “Trí thức” hải ngọai thừa cơ nối vòng tay lớn, thiếm xực thêm cái “Lá Thơ Ngỏ” báo hại như sẽ kể sau.

Trước cuộc biểu tình lần thứ 12 bình thường vào ngày Chúa Nhật 28/9/11 một ngày, ngụy quyền TP Hà Nội triệu Tướng Vĩnh và 4 vị nhân sĩ “có tham dự biểu tình” lên gặp Trùm Phạm Quang Nghị, Ủy viên BCT kiêm bí thư Thành ủy. Trùm Nghị lật con bài tẩy: Trưng bằng chứng nhân sĩ trong nước 'tư thông' với trí thức phản động bên ngoài thông qua “Lá thơ ngỏ”. Vậy là quí vị, mặc dầu cứ chối bai bãi rằng thì là chỉ tham dự biểu tình chớ không phải chủ xướng hay chủ trì vẫn bị kẹt nặng. Nó mà quy cho quí vị cái tội “tuyên truyền chống phá đảng và nhà nước” theo điều luật còng còng đôi 88 ôi thì cũng đủ mệt rồi huống chi điều 79(?) về tội “âm mưu lật đổ nhà nước xã nghĩa” thì tù mọt gông là cái chắc!

Cho nên quý vị lẳng lặng ra về và nín thinh về cuộc biểu tình lần thứ 12! Biết vậy nên Nguyễn Chí Vịnh, (Tướng mà chẳng biết là con rơi con rớt của ai: Nguyễn Chí Thanh hay Lê Đức Thọ?) mới mạnh miệng tâu trình tướng Tàu Mã Hiểu Thiên rằng: Các cuộc “tụ tập đông người” ở VN từ nay quyết xin chừa!

Vậy là vai trò “nhân sĩ trí thức lão thành cách mạng” với tấn tuồng “ tự diễn biến từ trên xuống” hay cải lương “Đổi mới cơ chế” chấm dứt từ đây!

Từ đây nhường lại trận địa cho các nhóm trẻ thật lòng yêu nước, can đảm và cương quyết tự thân xoay trở tìm phương thức khác: Vận động CÁCH MẠNG TỪ DƯỚI LÊN hay cách mạng toàn dân thì cũng vậy.

NHÓM VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG

Ngay từ ngày đầu, tuy danh nghĩa thống nhất là chống Tàu cộng xâm lược, nhưng mục tiêu ngầm bên dưới có chỗ dị biệt.

Mục tiêu của nhóm trí thức cao niên là nhằm vận động “Đổi mới đảng” như kể trên.

Trong lúc đông đảo giới trẻ tham dự thì tỏ lộ ỳ muốn rõ rệt: Tranh đấu lật đổ bạo quyền VC.

Một số điềm tỉnh lý luận: Muốn huy động sức mạnh toàn dân chống Tàu cộng xâm lăng, trước hết phải xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị VC. Đa số bộc trực phát biểu thẳng thừng: Bằng mọi cách phải đập tan đảng VC bán nước, hại dân.

Sau khi quí vị nhân sĩ, trí thức im tiếng, nhóm Nhật ký Yêu nước phối hợp với nhóm Ngày Chúa Nhật kêu gọi biểu tình lần thứ 12, chỉ đăng trên Blog Dân làm báo. Cuộc biểu tình nầy, bề ngoài có vẻ bất thành, nhưng phân tích cho kỷ, nó đánh dấu một bước ngoặc trọng yếu.

Vế phía người biểu tình, nó đem lại lòng tự tín và niềm tin để kiên trì vận động tranh đấu: Suốt trong ngày, để thi hành lời cam kết với chủ Tàu cộng, ngụy quyền Hà Nội huy động toàn lực ngăn chặn khiến các nhóm biểu tình không tụ hội được.

Ở Saigon, tình trạng cũng như vậy. Nhưng đến 5 giờ chiều, dưới cơn mưa thu nặng hạt, mười lăm thanh niên nam nữ Bến Nghé phát khởi “cuộc biểu tình thầm lặng trong mưa.” Sau biến thành “cuộc biểu tình chạy dưới mưa” từ Thanh Đa diễu qua cả dinh Thái thú Tàu mà công an, mật vụ không sao ngăn chặn kịp.

Về phía ngụy quyền VC, chúng xác định các cuộc biểu tình từ nay là vận động “ Cách mạng đường phố “ đòi “tự do, dân chủ, nhân quyền”, đòi “đa nguyên, đa đảng”.

Xin trích vài đoạn từ Bản Phụ trương Thông tin nội bộ của Thành Ủy Hà Nội:

Sau sự việc ngày 21/8/2011, bộ mặt thật của các phần tử nầy đã lộ nguyên hình. Vẫn bằng phương tiện mạng internet, nhân danh “yêu nước”, họ ráo riết kích động kêu gọi quần chúng xuống đường biểu tình tuàn hành với một “màu sắc” mới vô cùng nguy hiểm:

-Về nội dung phản đối, họ chuyển từ phản đối Trung quốc xâm lược sang trực diện chống phá đảng và nhà nước ta, như: Đòi đa nguyên đa đảng; đòi đất cho nông dân; đòi “tự do, dân chủ, nhân quyền”

...Bốn là, không còn thấp thoáng đâu đây về “tiền đề cách mạng đường phố”, mà với những gì họ đang kêu gào về “ đa nguyên đa đảng”, về “tự do, dân chủ, nhân quyền” khi nhân danh “yêu nước” kêu gọi, kích động nhân dân xuống đường biểu tình, tuần hành trái pháp luật thì thực chất là họ đang rắp tâm toan tính về một cuộc “cách mạng đường phố”, gây bất ổn về an ninh chính trị – xã hội trên địa bàn Thủ đô.

...Thứ năm, các Quận, huyện, thị xã thành lập Ban Chỉ Đạo theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Thành phố để trực tiếp triển khai giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sanh trên địa bàn.”

Về hình thức, trên đây là tài liệu học tập của Thành ủy Hà Nội. Xét về nội dung, đây là Quyết nghị TW đảng chỉ đạo toàn đảng, các đoàn thể ngoại vi và chánh quyền các cấp chấp hành, bởi vì khi nói tới “ cuộc Cách mạng” thì là cách mạng toàn quốc chớ không phải chỉ ở Hà Nội thôi.

Như vậy, ngụy quyền VC đã bày xong thế trận chống Cách mạng. Ngụy quyền có bộ máy cầm quyền và công an, mật vụ nhưng ở thế phòng ngự.

Phía cách mạng có lưc lượng nhân dân ở thế vận động tấn công. Chừng nào các nhóm cách mạng huy động được một lực lượng quần chúng đủ mạnh để tràn ngập lực lượng công an mật vụ thì ở thế tất thắng, bởi vì việc xử dụng binh lực đàn áp, bắn giết thì … xem gương Gadhafi.

Vì các nhóm hành động lúc ấy còn non trẻ, lực lượng đơn bạc lại thiếu sự dìu dắt, kết hợp của các nhân sĩ, hào kiệt dấn thân hợp lực nên dịp may Mùa Hè 2011 đi vào tàn lụi!

Lần nầy, cơ hội đã chín mùi, hết lòng kêu gọi các thành phần Dân chủ - Dân tộc xin hăng hái dấn thân cùng các nhóm nghĩa sĩ hiện đang hành động, giúp " Tổ chức - Liên két " để biến Tổng Biểu Tình thành khởi phát Đại Cách Mạng Dân chủ Dân tộc cứu nguy Đất nước.

Nguyễn Nhơn

( Mong ước Tranh đấu Hè 2018 thẳng tiến )

21/7/2018

 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site