lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Vietnam Sea - Southeast Asia Sea - Biển Đông của Việt-Nam Cộng-Hòa - Southeast Asia Sea belong to the Républic of Vietnam

 

***

Phát hiện mới, rất nghiêm trọng về dự thảo "Luật đặc khu" & Vòng vây đã xiết chặt...

http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/luat-dac-khu.html

Bài của Luật sư Trần Đình Dũng
2-6-2018
 
Luật đặc khu (Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc):
Cho phép Tòa án nước ngoài xét xử công dân Việt Nam về sự việc trên lãnh thổ quốc gia!
 
Quyền tài phán là một quyền thiêng liêng của quốc gia để phán quyết bảo vệ công lý trên lãnh thổ quốc gia. Điều này được ghi nhận không chỉ trong các bản hiến pháp mà còn ở rất nhiều trong các Công ước quốc tế. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng thượng tôn triệt để quyền xét xử thiêng liêng này. Quyền tài phán do Tòa án đại diện quyền lực nhà nước thực hiện. Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam 2013 ghi nhận tại Điều 102 “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
 
Công dân khi bị thiệt hại quyền lợi trên lãnh thổ quốc gia mình thì có quyền yêu cầu Tòa án của quốc gia minh bảo vệ (trừ trường hợp hai bên hoạt động doanh nghiệp cùng có thỏa thuận yêu cầu trọng tài thương mại quốc tế phán quyết).
 
Thế nhưng Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn - Bắc Vân Phong - Phú Quốc, có điều khoản cho phép tòa án nước ngoài "nhảy vào" giải quyết để phán quyết quyền lợi công dân Việt Nam trên lãnh thổ đặc khu (là lãnh thổ quốc gia).
 
    Trích Dự thảo Luật “Khoản 3 Điều 7. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh 3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự" - Hết trích.
 
Theo điều khoản này thì khi áp dụng trong thực tế, có tranh chấp giữa Công ty của Trung Quốc và người Việt Nam về việc giao dịch sản phẩm của công ty (không loại trừ sản phẩm là bất động sản), do Tòa án Trung Quốc xét xử. Dĩ nhiên tòa án của họ sẽ xét xử bằng tiếng Trung. Khi đó công dân Việt Nam trở thành “người nước ngoài” tham gia tố tụng đối với sự việc diễn ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam (đặc khu kinh tế) và muốn kháng cáo để lên tòa cấp trên thì phải về Bắc Kinh để được xét xử. Như vậy, quyền lực lãnh thổ quốc gia về mặt tài phán thử hỏi có còn quốc gia Việt Nam hay không? Ở điểm này của Dự luật, chúng ta cần phải khẩn cấp kêu gọi các Đại biểu Quốc Hội bình tâm khi đưa tay vào chiếc nút bấm “điểm mốc lịch sử lãnh thổ quốc gia” ở Hội trường Ba Đình.
 
Trên thế giới hệ thống pháp luật quốc gia có chủ quyền độc lập chưa từng có chuyện chấp nhận cho tòa án quốc gia khác xét xử công dân mình khi sự việc xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia mình. Quyền tài phán mặc định theo chủ quyền quốc gia này khác hoàn toàn với việc tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp mà các bên lựa chọn Trọng tài thương mại quốc tế để phán quyết thương mại.
 
Khi đưa vào thực thi Khoản 3 Điều 7 của luật này, công dân Việt Nam không còn quyền yêu cầu tòa án quốc gia bảo vệ quyền lợi của công dân đã được hiến định và qui định trong các đạo luật cơ bản: Hiến pháp 2013 (Điều 102), Bộ luật dân sự 2015 (Điều 14), Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Điều 4). Kéo theo đó, tòa án nước ngoài xét xử sẽ mất hết các quyền trong tố tụng như Sử dụng tiếng Việt trong xét xử, Yêu cầu luật sư bảo vệ, Xét xử công khai… Ngoài ra, công dân Việt Nam còn bị phải chịu ràng buộc các quyền cưỡng chế của tòa án nước ngoài như có thể bị dẫn giải, bị xử phạt nội qui tòa án nước ngoài…
 
Phần đầu chương thứ nhất của dự luật có nêu “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (sau đây gọi là đặc khu) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập…” – Điều 3 Dự luật. Mặc nhiên đã qui định nhắc lại các đặc khu là lãnh thổ quốc gia nhưng sau đó qui định tại Khoản 3 Điều 7 đã làm cho chủ quyền quốc gia về mặt quyền tài phán bị xâm hại, ngược hẳn với việc mặc nhiên lãnh thổ này thuộc chủ quyền quốc gia. Hơn nữa Dự luật chỉ trong phạm vi theo tên gọi “Đơn vị hành chính - kinh tế” nên việc điều chỉnh luôn cả quan hệ tư pháp, chồng chéo lên các bộ luật tố tụng, là bất bình thường, trái với nguyên tắc thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia.
 
Thông qua một Đạo luật, trong đó có chuyển giao quyền tài phán (xét xử) cho tòa án nước ngoài đồng nghĩa với việc giao một phần chủ quyền lãnh thổ quốc gia hiểu theo nghĩa quyền hạn chính quyền nhà nước, là trái với hiến pháp về sự vẹn toàn lãnh thổ như Hiến định tại Điều 1 Hiến pháp 2013 “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
 
Saigon 2.6.2018
 
Sent from my iPad
Jacqueline Mã Phương Liễu

***

Hơn 90 triệu dân Việt vẫn im lặng 
thì nguy cơ mất nước chỉ còn tính bằng ngày.

Vòng vây đã xiết chặt... 

Lưu Trọng Văn 

Vòng vây đã siết chặt...
Con đường nào cho Dân tộc?

Sẽ có tội với quốc gia, dân tộc nếu các nhà lãnh đạo đất nước không nhận định đúng tình hình của đất nước để khẩn cấp đề ra sách lược, chiến lược cứu nước, cứu dân tộc.

Kẻ nào trong hàng ngũ lãnh đạo quốc gia còn mơ hồ về nguy cơ chiến tranh Biển Đông có thể nổ ra bất cứ lúc nào trước thực trạng quá rõ khi Tàu Quốc đã, đang, sẽ siết chặt vòng vây lãnh hải và vùng trời đất nước ta bởi các căn cứ quân sự tại chính các hòn đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa mà Tàu Quốc đã sờ sờ cưỡng chiếm của nước ta, với hạm đội hùng mạnh, hàng ngàn máy bay ném bom, cùng chuẩn bị tâm lý hiếu chiến cho cả tỷ người dân Tàu Quốc về cái gọi là “tính chính nghĩa'' của “chủ quyền cốt lõi”, kẻ đó sẽ bị Lịch sử lên án như tội phản quốc.

Còn kẻ nào trong hàng ngũ lãnh đạo quốc gia biết rõ nguy cơ vận nước sống còn trên mà không hành động thì cũng sẽ bị Lịch sử nguyền rủa.

Hành động đó là:
- Ra ngay bộ luật “Đoàn kết Dân tộc“ dựa trên duy nhất Lợi ích Dân tộc. Xử bắn, tống giam tất cả những kẻ chia rẽ Dân tộc, làm suy yếu Dân tộc bởi lợi ich nhóm và chính kiến nhóm của mình.
- Chỉ có Đoàn kết toàn Dân tộc mới có sức mạnh. Và sức mạnh Lòng Dân là Sức mạnh duy nhất Bảo vệ Tổ quốc. 

Hành động đó là :
- Dân chủ hóa Đất nước.
- Từng bước có lộ trình rõ ràng về việc dân chủ hoá này. Chỉ có Dân chủ, mỗi công dân mới phát huy được sức mạnh của mình. Một Dân tộc mạnh bởi các công dân mạnh.

Hành động đó là:
- Chân thành là bạn tình nghĩa, tử tế với nhân dân tất cả các quốc gia. Dân tộc thêm mạnh khi người dân Việt và Dân tộc Việt được bè bạn toàn thế giới kính trọng, thương yêu.

Hành động đó là:
- Cải tổ ngay thể chế , Hiến pháp, luật pháp theo mô hình các nước văn minh để đất nước mau chóng trở nên văn minh có nền kinh tế mạnh, từ đó có nền quân sự đủ mạnh để chống trả quân xâm lược.

Hành động đó là:
- Biết ai là bạn lâu dài, ai là kẻ rắp tâm xâm lược, biết ai là chỗ dựa để liên minh, tạo sức mạnh quân sự hùng hậu chống quân xâm lược. Sẽ là quá muộn nếu không rải thảm mời bạn bè trở lại Cam Ranh. Với sức mạnh của toàn Dân tộc, sự thương yêu của nhân dân thế giới và chỗ dựa Căn cứ Cam Ranh trời cho, lực lượng hiếu chiến Tàu Quốc chắc chắn sẽ không dám hành động ở Biển Đông.
- Khi khó có cơ hội ở Biển Đông nữa thì với hai quốc gia sẽ là cơ hội của hòa bình, hòa hiếu, tôn trọng sức mạnh của nhau để cùng phát triển.
- Chúng ta phải nói cho người Tàu hiểu rằng: Lịch sử luôn chứng minh ai là người chiến thắng trong các cuộc chiến trước đây.
- Chúng ta không sợ.
- Chúng ta hùng mạnh chúng ta sẽ loại trừ được nguy cơ chiến tranh, chính là chúng ta góp phần cứu chính nhân dân Tàu Quốc láng giềng khỏi cảnh mất mát tang thương do cuộc chiến, tức là chúng ta góp phần cứu đất nước Tàu vĩ đại với nền văn hóa lâu đời khỏi sự tan rã. 
- Chúng ta hùng mạnh tức là chúng ta chìa bàn tay Hữu nghị với nhân dân Tàu, tức là chúng ta bắc nhịp cầu đàng hoàng thân thiện với đất nước Tàu.

Chiến lược quốc gia bền vững là vậy.
Cái gốc của Hoà là vậy.
Lòng Dân đất nước Việt bình dị và thân yêu là vậy.

***

Hãy chận đứng sự ngu dại khổng lồ này !!!

no china, no 99 years

Tranh của Họa sĩ, Nhà văn Trần Nhương.

Cho thuê đất đặc khu 99 năm ?

26-5-2018

Ngoài kia là Hoàng Sa, quần đảo đã bị cướp trắng và đang bị kẻ cướp biến thành căn cứ quân sự hùng mạnh.

Xa hơn là Trường Sa, từ chỗ kẻ thù không một tấc đảo cắm sào, ba mươi năm qua chúng lộng giả thành chân với sự tiếp tay của một nhóm Việt gian tiếm quyền "hùng mạnh", đã kịp đảo hoá những rạn san hô và đá ngầm thành một tổ hợp quân sự khổng lồ khác.

Cảng Hải Phòng đã bị cho thuê một phần từ vài chục năm trước.

Chưa đủ mở mắt ra sao?

Ai là kẻ biểu quyết cho thuê đất biển đảo và duyên hải với thời hạn 99 năm, chắc chắn kẻ đó vừa mù vừa điếc lại vừa tham vặt.

Hồn nhiên bán rẻ đất nước đến vậy, sao không ngăn chặn?

Hãy nhớ: Hồng Kong chỉ là một làng chài cằn cỗi, 99 năm và thêm 20 năm nữa vẫn còn là điểm nhức nhối địa chính trị của Tàu Quốc. Khi giờ đây nó đã thành một vùng lãnh thổ "gai góc" mà mạnh và tàn độc như TC còn không biết xử lý làm sao!

Kinh nghiệm ngược ấy mà di căn sang Vân Đồn thì... hết thuốc!

 

 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site