lịch sử việt nam
Hòa Thượng Thích Quảng Đức, Biểu Tượng Về Tinh Thần Dân Tộc Và Đạo Pháp và cũng là biểu tượng phá hoại đoàn kết dân tộc Việt, mê tín nô lệ giặc Tàu (**)
http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/vietnamwar_the-most-ven-thich-quang-duc.html (English)
http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/hoa-thuong-thich-quang-duc.html
I. Định Nghĩa danh từ:
Ngày 11-06-1963, Hòa-thượng Thích quảng đức tự-thiêu, cố Tổng-thống Ngô-đình-Diệm phát biểu về sự việc này như sau trong buổi chiều cùng ngày: “sự hòa giải đang tiến hành tốt đẹp thì sớm nay do sự tuyên truyền quá khích che dấu sự thật gây sự hoài nghi về thiện chí của chính phủ khiến một số người bị đầu độc gây một án-mạng oan uổng làm tôi rất đau lòng”(nguyên văn) -ngưng trích-.
Do đó, kể từ văn bản này, chúng tôi gọi sự tự-thiêu của Hòa-thượng Quảng-Đức là án-mạng thay vì tự-thiêu như trước đây.
Ngoài ra còn nêu thêm về Chính-danh, Chính-nghĩa, của án-mạng này, mà từ 54 năm nay các Giáo-hội Phật-giáo Việt-Nam cũng như Thống-Nhất, Hải-Ngoại và đảng Cộng-sản Việt-Nam gọi là vị pháp thiêu-thân.
Án-mạng: Vụ án có người chết. (Việt-Nam Tự-Điển do Lê-văn-Đức cùng một nhóm thân hữu soạn, Lê-ngọc-Trụ hiệu đính trang 23).
Chính-Danh: Tiếng dùng đúng nghĩa, đúng chỗ, đúng người, một học-thuyết của Khổng-tử...: vua phải vua, tôi phải tôi, cha phải đạo cha, con phải đạo con. (Việt-Nam Tự-Điển do Lê-văn-Đức cùng một nhóm thân hữu soạn, Lê-ngọc-Trụ hiệu đính trang 294).
Chính-Nghĩa: Nghĩa-vụ chính-đáng, việc làm đúng với lẽ phải : Phải biết đâu là chính-nghĩa, đâu là ngụy-quyền. (Việt-Nam Tự-Điển do Lê-văn-Đức cùng một nhóm thân hữu soạn, Lê-ngọc-Trụ hiệu đính trang 295).
II/ Các vận động của Phật giáo miền Trung dưới chính thể Đệ Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa từ đầu tháng 05-1963 đến ngày 11-06-1963:
Phật giáo Việt-Nam từ năm 1945 đến 1963 được chia thành ba bộ phận khác nhau và cũng là ba hình thức sinh hoạt khác nhau. Đó là Phật giáo của những đồng bào miền Bắc di cư (Thượng tọa Thích Trí-Dũng, Thượng-tọa Thích Tâm Châu); Phật giáo miền Trung (Thượng tọa Thiện-Minh, Trí-Quang); Phật giáo miền Nam (gồm Hội Phật Học Nam Việt, Giáo Hội Tăng Già, Phật Giáo Nguyên Thủy và một số các hội đoàn khác…).
Tổng Hội Phật Giáo Việt-Nam (viết tắt là THPGVN) được thành lập vào năm 1951 sau đại hội từ ngày 6 đến 9 tháng 5 (nhằm mùng 1 đến 4 Âm lịch). Đại hội đã suy tôn Hòa thượng Thích Tịnh-Khiết làm Hội Chủ. Mặc dù ba tổ chức Phật giáo nói trên đều nằm trong Tổng Hội Phật Giáo, nhưng vẫn còn sinh hoạt riêng rẻ, chưa có tổ chức một cách chặt chẻ. Lực lượng nòng cốt của THPGVN là Phật giáo miền Trung, là một tổ chức tương đối có quy cũ.
Khi chí sĩ Ngô-đình-Diệm về nước chấp chánh ở vai trò Thủ tướng rồi Tổng Thống vào năm 1955, năm thành lập nền Đệ Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa. Vị Tổng thống dân cử đầu tiên của nền Cộng-Hòa son trẻ đã có một chính sách ưu đãi đặc biệt đối với Phật Giáo Việt-Nam cho dù bản thân là một tín hữu Công giáo thuần thành.
Sau đây là một số bằng chứng cụ thể (xây dựng, trùng tu một số ngôi chùa lớn ở Sài Gòn):
Xây dựng chùa Xá Lợi nằm ở đường Bà Huyện Thanh Quan, Sài Gòn.
Chùa Vĩnh-Nghiêm ở đường Công-Lý
Chùa Nam Thiên Nhất Trụ
Khoảng từ năm 1955 đến khi cuộc biểu tình ở đài phát thanh Huế nổ ra (08-05-1963), Phật giáo miền Trung của Thượng tọa Thiện-Minh và Trí-Quang đã có mối giao-hảo rất tốt với ông Ngô-đình-Cẩn.
Ông Ngô-đình-Cẩn đối xử với Phật giáo miền Trung của thầy Thiện-Minh và thầy Trí-Quang như một bát nước đầy. Lúc nào cũng yểm trợ lương thực, cũng như các mặt khác cho chùa Từ-đàm (thí dụ như việc xuất ngoại tham dự các hội nghị quốc tế, luôn ưu tiên cho các thầy miền Trung, trong đó có Trí-Quang), nơi trung tâm điều hành của Phật-giáo miền trung. Trong tất cả các thầy của chùa Từ-Đàm, Trí-Quang là người hưởng ân-đức nhiều nhất từ ông Ngô-đình-Cẩn.
Nhân ngày Lễ Phục-sinh đầu tháng 04-1963, Tổng-thống Ngô-đình-Diệm thị sát dân tình, ông nhận thấy việc treo cờ của Công giáo không phù hợp với thông-tư của trung ương.
Sau chuyến kinh lý, Tổng thống ban hành một thông tư khác nhắc lại việc thể thức treo quốc kỳ cũng như cờ đạo, không phân biệt tôn giáo.
Đầu tháng 5-1963, nhân ngày lễ ngân khánh kỷ niệm 25 năm thụ phong linh mục của Tổng giám mục Ngô-đình-Thục tại Huế, nhiều cờ Công giáo đã được treo, nhưng lại đi trái với thông tư quy định treo cờ của tổng thống; và tháng 05 cũng là lễ Phật đản, Phật tử treo cờ nhưng lại không đúng với thông tư của tổng thống tương tự như vụ treo cờ của Công giáo.
Trong thông tư có đề cập đến việc cờ tôn giáo không được treo cao hơn cờ quốc gia. Tổng-thống Ngô-đình-Diệm là người rất tôn trọng thể diện quốc gia, nên cờ của bất cứ tôn giáo nào, không được phép treo cao hơn lá quốc kỳ. Cũng như những lúc đi kinh lý, nơi nào quốc kỳ cũ, rách, tổng thống đều bắt phải treo quốc kỳ mới.
Bức công điện mang số 9195 đề ngày 06-05-1963 nhắc việc lại treo cờ Phật giáo trong ngày Phật đản ở Huế đã đến không đúng lúc. Công điện này đến chiều ngày 06-05 mới về Tòa đại biểu và tỉnh đường Thừa-Thiên. Tuy nhiên, Văn phòng Cố Vấn Chỉ Đạo của ông Ngô-đình-Cẩn mãi đến ngày hôm sau, 07-05 mới hay biết.
Nhưng chùa Từ-đàm đã có trong tay văn bản này từ trước.
Nguyên nhân sự hay biết chậm trễ của ông Cẩn là vì ông không còn được sự tín nhiệm của Tổng thống kể từ khi Đức giám mục Ngô-đình-Thục về Huế.
Trong phiên họp khẩn tại Văn phòng Cố vấn Chỉ đạo, ông Ngô-đình-Cẩn đã quyết định cùng các ông Nguyễn-văn-Đẳng, tỉnh trưởng Thừa-Thiên, đại úy Minh v.v…sẽ hoãn không thi hành lịnh đó, nghĩa là cứ để cho đồng bào treo cờ Phật giáo như thường lệ.
Xe thông tin của tỉnh đã đi thông báo quyết định tạm thời vẫn treo cờ Phật giáo như cũ. Tuy nhiên, do công-điện 9195, đến chùa Từ-đàm trước, sau đó mới đến văn phòng của ông Ngô-đình-Cẩn khiến cho dư luận tại Huế vô cùng xôn xao, cho dù có xe thông tin của tỉnh trấn an, nhưng không khí lúc đó rất ngột ngạt như sẳn sàng có sự phản kháng nào đó…
Lúc 6 giờ chiều, khoảng một ngàn Phật tử cũng như các thầy của chùa Từ-đàm đã tụ tập trước tỉnh đường để biểu tình phản đối công điện quy định việc treo cờ Phật giáo. Hiện diễn tại chỗ, phía chính quyền, gồm có các ông Nguyễn-văn-Đẳng, tỉnh trưởng Thừa-thiên Huế; ông Phó tỉnh trưởng Hành chánh; ông Phong Trưởng ty Cảnh sát thành phố Huế. Trong không khí đó, các Thượng tọa Thiện-Minh, Trí-Thủ, và Trí-Quang cùng xuất hiện. Trong ba vị, Trí-Quang là nóng nảy nhất và phản đối chánh quyền và cảnh sát vào sáng ngày 07-05 lại hạ cờ PG, có nơi còn xé cờ. Ông Đẳng, Tỉnh trưởng và ông Phong Trưởng ty Cảnh sát khẳng định là không có chuyện này. Chính quyền địa phương đã thông báo hoãn việc thi hành lịnh của trung ương.
Ông Phong, Trưởng ty cảnh sát hỏi lại xin thầy cho biết chính xác nơi nào, khuôn hội nào đã gặp trường hợp này? Thầy Trí-Quang đã không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.
Kết cuộc, mọi việc được giải quyết ổn thỏa, với sự thỏa thuận giữa chính quyền và các thượng tọa. Sau đó, vị tỉnh trưởng Thừa-Thiên cho ba xe phát thanh đi vòng trong thành phố thông báo việc treo cờ PG như bình thường không có gì thay đổi. Trên các xe, có Phật tử do các Thượng tọa cử cùng đi làm công tác thông tin.
Sáng ngày 08-05-1963, Phật tử các nơi nô nức kéo về chùa Từ-Đàm để làm lễ Phật Đản. tuy nhiên số người tham gia tăng lên một cách khác thường. Nhiều người được rỉ tai là sáng nay chính quyền có thể đàn áp Phật tử và không cho rước kiệu.
Đến dự lễ tại chùa Từ-Đàm, có sự hiện diện của Thiếu-tướng Lê-văn-Nghiêm, đại biểu Hồ-đắc-Khương, Tỉnh trưởng Nguyễn-văn-Đẳng, tất cả đều khăn áo chỉnh tề đến với tư cách chính quyền và Phật tử.
Trong buổi lễ, thầy Trí-Quang đã đăng đàn và thuyết giảng một bài pháp chống đối chính quyền một cách nặng nề chưa từng có. Nội dung công kích chính quyền đồng thời có tính cách kêu gọi Phật Giáo tranh đấu cho Phật Pháp và “đòi quyền bình đẳng tôn giáo” Đồng thời khắp nơi đều có những biểu ngữ đòi chính quyền thực thi quyền bình đẳng tôn giáo và lên án kỳ thị tôn giáo. Các viên chức chánh quyền Việt-Nam Cộng-Hòa hiện diện tại chỗ đã rất nhẫn-nhục ngồi tham dự cho đến hết buổi lễ. Sự việc trên được báo lại cho ông Ngô-đình-Cẩn, ông Cẩn giơ tay than :" Tại sao Thầy Trí Quang lại cư xử với mình như vậy?”
Buổi tối cùng ngày, khoảng 19 giờ 30, cuộc tập hợp của Tăng tín đồ tại chùa Từ-Đàm để đốt pháo bông, và được ban tổ chức thông báo hủy bỏ. Đồng thời mọi người được mời tập trung đến đài Phát thanh phía cầu Tràng-Tiền. Như thường lệ, ông quản đốc Ngô-Ganh sửa soạn để phát thanh chương trình Phật đản được thâu sẳn. Phía chùa Từ-Đàm và phật tử áp lực ông Quản đốc phải cho truyền thanh trực tiếp buổi lễ ban sáng kể cả bài thuyết pháp chống chính quyền của thầy Trí-Quang, nhưng áp lực này đã bị ông Quản đốc cương quyết từ chối. Vì trước khi phát thanh phải có sự kiểm duyệt cũng như xin phép.
Tình hình ngày càng căng thẳng! Người dân tụ tập bắt đầu ném gạch đá vào đài ... Ông Quản Đốc Nguyễn-Ganh kêu cứu Thiếu tá Đặng-Sỹ từng 5 phút một.
Có một nhà sư trẻ leo lên nóc đài phát thanh phất cờ Phật giáo và kêu gọi đồng bào tiến lên. Các Thượng tọa Thiện-Minh, Trí-Quang có lên tiếng kêu gọi mọi người giữ bình tĩnh, nhưng mọi việc đã quá trễ...
Trong lúc chiếc xe đến giải tán biểu tình của Thiếu-tá Đặng-Sỹ tiến gần (tốc độ tương đương với rùa bò, vì người hiện diện quá đông) đến cửa đài phát thanh khoảng 50 thước, đột nhiên có tiếng nổ lớn, ngay trước cửa đài, sau đó lại có một tiếng khác bồi thêm...
Hỗn loạn, kinh hoàng bao trùm đài phát thanh Huế….
Một số sĩ quan đứng gần đài cho biết, tiếng nổ làm rung chuyển tất cả, đồng thời ánh sáng phát ra từ chất nổ là loại họ chưa bao giờ nghe thấy trong đời nhà binh của mình.
Trong lúc hỗn loạn, có những tiếng nói vói, hoặc la lối ““Bà con chạy lối ni… đồng bào đừng về lối nớ… Đặng Sỹ nó đang cho xe cán đồng bào ở đằng nớ…”…
Một cảnh tượng thê lương bày ra trước cửa đài, hầu hết nạn nhân chết không toàn thây.
Họ chết không vì mảnh đạn, như do bởi sức ép. Sức ép này tương đương với 5 ký lô TNT.
Danh sách người chết gồm: 1/ Phật tử Đặng Văn Công 13 tuổi; 2/ Phật tử Trần Thị Phước Tự, 17 tuổi; 3/ Phật tử Nguyễn Thị Yến 20 tuổi; 4/ Phật tử Huỳnh Thị Tôn Nữ Tuyết Hoa 12 tuổi; 5/ Phật tử Lê Thị Kim Khanh 17 tuổi; 6/ Phật tử Nguyễn Văn Đạt 13 tuổi; 7/ Phật tử Nguyễn Thị Ngọc Lan 12 tuổi; 8/ Phật tử Nguyễn Thị phúc 15 tuổi.
Trong số nạn nhân có một nữ tín hữu Công giáo. Do đó nạn nhân vụ thảm sát ở đài phát thanh Huế là 7 người Phật tử và 1 nữ tín hữu Công giáo.
Ngay sau vụ nổ trước cửa đài, Thượng-tọa Thiện-Minh đã đứng ra chịu trách nhiệm trước mặt chính quyền gồm các ông Nguyễn-văn-Đẳng, tỉnh trưởng Thừa-Thiên, Thiếu-tá Đặng-Sỹ, Trung tá Thưởng Giám Đốc Nha Công An Tư Pháp.
Qua ngày hôm sau, phía chính quyền cũng bên chùa Từ-đàm của thượng-tọa Thiện-Minh, Trí-Quang đều không có hành động cụ thể. Chính quyền địa phương chờ đợi sự giải quyết của trung ương. Mà trung ương mãi đến ngày 10-05 mới phái bộ trưởng nội vụ ông Bùi-văn-Lương ra điều tra. Nhưng tất cả chỉ diễn ra như một thủ tục hành chánh thông thường.
Khoảng năm 1966, Đại Út Scott (Cố Vấn của Tiểu Đoàn 1/3 SĐIBB từ năm 1965) cho Đại úy Bửu (em họ vợ của Thiếu tá Đặng-Sỹ) biết chính ông ta là tác giả vụ nổ ở đài phát thanh Huế vào đêm 08-05-1963 lúc 22giờ30.
Trở lại tình hình Huế sau đêm kinh hoàng ở đài phát thanh Huế, sau mấy ngày lo sợ bị chính quyền đàn áp, Trí-Quang lấy lại được bình tĩnh khi không thấy động tĩnh gì, đồng thời dấn tới đưa ra một số đòi hỏi, như đòi xác các nạn nhân về an tảng (chính quyền không chấp nhận); đưa ra tuyên ngôn 5 điểm trở thành nền tàng cho Phật giáo tranh đấu năm 1963.
1. Yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn công điện cấm treo cờ tôn giáo nơi công cộng.
2. Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các hội truyền giáo Thiên Chúa Giáo đã được ghi trong Đạo dụ số 10.
3. Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ và khủng bố tín đồ Phật giáo.
4. Yêu cầu cho tăng ni phật tử được tự do truyền đạo và hành đạo.
5. Yêu cầu chính phủ bồi thường thích đáng cho những người chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải bị xét xử
Bản Tuyên ngôn có chữ ký của Hòa-thượng Thích Tịnh-Khiết. Tuy nhiên, trong bản Phúc Trình của Liên Hiệp Quốc về tình hình Phật giáo năm 1963, viết rằng, HT Tịnh-Khiết không hề muốn ký văn bản này. Ngài đã bị ép buộc.
Ngày 09-05-1963, Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo được thành lập và do Hòa-thượng Thích Tâm-Châu làm chủ-tịch, văn phòng đặt tại chùa Xá-Lợi thay vì Ấn-Quang.
5 điểm yêu sách của Phật giáo do Thích trí quang khích động cùng với tờ trình của bộ trưởng nội vụ, khiến Tổng thống Diệm cho là quá đáng khó chấp nhận.
Trong thời gian này ở Huế, các vị Thượng-tọa ở chùa Từ-đàm đã tiếp xúc một cách hòa hoãn với với chính quyền, đồng thời họ cũng hạ tuyên ngôn từ 5 điểm xuống còn 3 điểm. Nội bộ chùa chia ra hai khuynh hướng rõ rệt, một bên muốn nhượng bộ, một bên cứng rắn muốn làm tới.
Chính quyền trung ương không muốn giải quyết rốt ráo vấn đề, và nghĩ đây là chuyện địa phương giải quyết cũng ổn thỏa.
Đến ngày 20-05, gần nữa tháng trôi qua, không có gì cụ thể được giải quyết. Lúc này, các bộ phận nằm vùng của Việt cộng, chưa có ảnh hưởng công khai, nhưng ngầm ngầm trong các phong trào của Phật giáo. Tuy nhiên, họ đã lợi dụng khoảng trống vừa nêu để tìm cách xâm nhập sâu hơn vào phong trảo đang sôi sục khắp nơi.
Dư luận quốc tế, trong đó có các tờ báo Mỹ như New York Times, Washington Post, New York Herald Tribunne cũng như chính giới Mỹ lên tiếng công kích Tổng Thống Ngô-đình-Diệm đàn áp Phật giáo.
Tại Huế, chùa Từ-đàm bị cô lập, vài ngày sau điện nước cũng bị cúp. Đây là quyết định địa phương do tình hình khẩn cấp ngay tại chỗ.
Chủ trương của Tổng thống Ngô-đình-Diệm là giải quyết đối thoại giải quyết ôn hòa và thương thuyết với các thầy ở chùa Từ-Đàm, trong đó có Thượng-tọa Thiện-Minh. Việc này ông Ngô-đình-Nhu không đồng ý, vì cho rằng các thầy không phải là người tu hành thuần túy. Nhưng tổng thống vẫn một mực giữ ý kiến riêng của mình trong việc điều đình với Từ-Đàm.
Một trong những nỗ lực hòa giải là cử Trung tá bác sĩ Trương-khuê-Quan làm trung gian hòa giải, vì ông là người từng làm Phật sự với các thầy từ năm 1946 cho tới khi nhập ngủ năm 1956. Tổng thống yêu cầu chuyển đạt yêu cầu là các thầy đừng tuyệt thực, dân chúng ngưng biểu tình một cách quá đáng, mọi việc sẽ được giải quyết đâu vào đó.
Tưỏng cũng nên nói rằng, trong suốt thời gian xảy ra tranh chấp hay tranh đấu cùa Phật giáo, các viên chức thuộc tòa lãnh sự Hoa-Kỳ đã có sự liên lạc mật thiết với các Thượng-tọa chùa Từ-Đàm.
Như trên đã nêu, mọi việc hòa giải đang được tiến hành âm thần nhưng tốt đẹp thì ngày 11-06-1963, Hòa thượng Thích-quảng-Đức tự-thiêu.
Sau cuộc tự-thiêu này, Tổng-thống Ngô-đình-Diệm phát biểu như sau trong buổi chiều cùng ngày: “sự hòa giải đang tiến hành tốt đẹp thì sớm nay do sự tuyên truyền quá khích che dấu sự thật gây sự hoài nghi về thiện chí của chính phủ khiến một số người bị đầu độc gây một án-mạng oan uổng làm tôi rất đau lòng” (nguyên văn).
Cũng cần phải nhắc lại xuất xứ của hai Thượng-tọa thiện-Minh và Trí-Quang đều do bác sĩ Tâm-Minh Lê-đình-Thám đào tạo. Bác sĩ Tâm-Minh Lê-đình-Thám là một cư sĩ uyên-thâm Phật học. Tuy nhiên, ông đã rời bỏ Phật giáo và gia nhập đảng Lao-động Việt-Nam.
III/ Nhận định sự việc:
1/ Thông tư, nghị định quy định về việc treo cờ tôn giáo phù hợp với thể diện quốc gia của Tổng-thống Ngô-đình-Diệm là điều hợp lý và đương nhiên.
2/ Văn bản gởi đến Huế ngày 06-05-1963 lại trùng vào dịp lễ Phật đản. Tuy nhiên, chính quyền địa phương qua ông Ngô-đình-Cẩn đã rất linh động và có thiện chí trong việc hoãn thi hành lịnh từ trung ương.
3/ Việc đình hoãn này đã được các bên đồng ý vào ngày 07-05-1963 ở tỉnh đường Thừa-Thiên Huế.
Phía chánh quyền gồm các ông: Nguyễn-văn-Đẳng, tỉnh trưởng Thừa-thiên Huế; ông Phó tỉnh trưởng Hành chánh; ông Phong Trưởng ty Cảnh sát thành phố Huế.
Phía chùa Từ-Đàm: Có các Thượng tọa Thiện-Minh, Trí-Thủ, và Trí-Quang.
4/ Trong lễ Phật đản tổ chức sáng ngày 08-05-1963, Trí-Quang đã đã phản bội sự thỏa thuận giữa hai bên chính quyền và chùa Từ-Đàm ngày 07-05 và lên tiếng công kích gay gắt chính quyền. Nên nhớ trong buổi lễ có sự hiện diện của những viên chức cao cấp về hai mặt hành chánh và quân sự Việt-Nam Cộng-Hòa.
5/ Thích trí quang lại còn cố tình hạ nhục viên chức chính phủ, trong khi hai vị đại diện đến tham dự lễ Phật đản trong sự chân thành; Sự cố tình này đi đến việc thổi phồng những điều không thật, thành ra biến cố gọi là "đàn áp Phật giáo cũng như đòi bình đẳng tôn giáo";
6/ Nhân vật Trí quang tuy mặc áo Phật, nhưng không làm việc cho Phật. Một chi tiết khác liên quan đến Thượng tọa Thích trí quang, nhân vật này là gián điệp nhị trùng của Cộng sản Hà Nội và cơ quan CIA (theo lời thuật của cựu thiếu tá Liên Thành trong Thư LIÊN THÀNH gởi 2 Trung tướng cộng sản Việt Nam Phạm Ngọc Hùng và Nguyễn Chí Vịnh)
7/ Trong dự kiến, chùa Từ-Đàm sẽ tổ chức lễ đốt pháo bông vào buổi tố ngày 08-05. Tuy nhiên, chương trình này đã bị hủy bỏ và dời đến trước đài phát thanh Huế. Một ngày trước khi xảy ra thảm kịch, Đại úy Scott đã từ Đà-Nẵng ra Huế. Tại Huế, ông ta bí mật đặt chất nổ trước đài khiến 8 người tham dự biểu tình phải bị chết thảm.
8/ Việc chùa Từ-Đàm thay đổi địa điểm tổ chức đốt pháo bông từ chùa đến đài phát thanh Huế; cũng như việc đại úy Scott âm thầm ra Huế để đặt chất nỗ nơi đài phát thanh, chứng tỏ, đây không phải là sự tình cờ.
8/ Sau vụ nỗ, nguyên nhân gây ra là từ phía chùa Từ-Đàm do Trí-Quang cầm đầu, nhưng phía chính quyền Việt-Nam Cộng-Hòa luôn giữ sự tích cực và thân thiện để giải quyết những mâu thuẫn và tai nạn vừa xảy ra.
9/ Thủ phạm đặt chất nổ, làm chết 8 người ở đài Phát thanh Huế tối 08-05-1963 lúc 22giờ30 là đại úy Scott; tòng phạm là Trí-Quang người đã lèo lái, khích động, tổ chức cuộc biểu tình nhằm chiếm đài phát thanh cũng như làm bùng nổ những mâu thuẫn tình cờ mang tính chất địa phương thành cái gọi là "Pháp Nạn Phật giáo 1963".
10/ Từ những mâu thuẫn nhỏ mang tính cách cục bộ địa phương, Trí quang đã cố tình khai thác thành những mối bất đồng lớn đến cấp vùng, cấp quốc gia và quốc tế.
11/ Chính quyền đệ nhất Việt-Nam Cộng-Hòa từ trung ương đến địa phương đã cố gắng hết khả năng để giải quyết ổn thỏa những việc liên quan đến Phật giáo giai đoạn từ đầu tháng 05-1963 đến ngày 11-06-1963, ngày xảy ra án-mạng giết chết Hòa thượng Quảng đức. Tuy rằng, cách giải quyết còn nặng nề, chưa linh động mang tính cách hành chính (đối phương gồm, Cộng Sản Việt-Nam, Bắc Kinh và Hoa Kỳ đã tận tình khai thác những khuyết điểm này để làm lợi cho họ), nhưng không thể nào kết luận cũng như kết án, Việt-Nam Cộng-Hòa đàn áp, kỳ thị tôn giáo.
12/ Sau vụ Đại Úy Scott đặt chất nổ trước đài Phát thanh Huế, Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Đạo Pháp (phía các giáo hội Phật giáo), Ủy Ban Liên Bộ (chính quyền Việt-Nam Cộng-Hòa) được thành lập để giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp cũng như các cuộc biểu tình, tuyệt thực của Phật giáo đang lan rộng và có khuynh hướng đi ngoài sự kiểm soát cả hai bên.
13/ Cuộc đàm phán, thương thuyết giữa chính quyền và các vị lãnh đạo cao cấp của Phật giáo đang được tiến hành một cách tốt đẹp, nhưng lại không làm hài lòng ba phe nhóm, đó là cộng-sản Việt-Nam, Bắc Kinh (Trí quang là đại diện), Hoa-Kỳ, nên bằng mọi giá ba phe nhóm này phải phá hoại cho bằng được.
14/ Cách phá hoại duy nhất, là tìm ngòi nổ gây chấn động dư luận. Và hữu hiệu nhất là việc thuyết phục cũng như cưỡng ép Hòa thượng Thích quảng-Đức phải tự-thiêu.
15/ Liên tiếp những sự kiện xảy ra từ đầu tháng 5 kéo dài đến đầu tháng 6, trong đó có việc chùa Từ-Đàm bị chính quyền địa phương bao vây, cắt điện nước, vì những hành động biểu tình, tuyệt thực ra ngoài khung khổ của luật pháp quốc gia, đã tạo cho quần chúng cũng như Phật tử nói chung những ngộ nhận cho rằng chính quyền Việt-Nam Cộng-Hòa đàn áp Phật giáo.
16/ Do từ những ngộ nhận đó, HT Quảng đức đã phát nguyện tự-thiêu để bảo vệ đạo pháp. Nhưng một thời gian sau, trước khi cuộc tự-thiêu tiến hành, HT Quảng đức thay đổi ý định không muốn tiếp tục việc này nữa.
17/ Lo sợ thất bại của các phong trào Phật giáo do Cộng-sản Hà Nội, Bắc Kinh và Hoa Kỳ phát động nhằm chống chính phủ Việt-Nam Cộng-Hòa, nên Trí quang đã ép HT quảng đức phải tự-thiêu và Thích đức nghiệp là người tổ chức việc này.
18/ Cái chết của HT quảng đức ngày 11-06-1963 là một án-mạng chứ không phải là tự-thiêu bảo vệ đạo pháp như giáo hội phật giáo việt-nam thống nhất và cộng sản việt-nam vẫn thường đưa ra từ 54 năm nay.
19/ Hung thủ cũng như kẻ có trách nhiệm thực sự trong cái chết của Hòa thượng quảng đức, chính là Thích trí quang và Đức nghiệp. Xa hơn là đảng Lao-động Việt-Nam, Bắc Kinh và Hoa-Kỳ.
Nhà nghiên cứu Huỳnh Tâm cho biết trong suốt thời gian chiến tranh Việt-Nam Bắc Kinh chỉ thực hiện một tôn chỉ duy nhất: Bắc thạnh, Nam suy. Tất cả sự kiện xảy ra từ năm 1945 cho đến 2017, đều cho thấy rất rõ chủ trương triệt hạ Việt-Nam bằng mọi giá của nhà cầm quyền Bắc Kinh (BK).
Điều đáng tiếc rất lớn, một số lớn Tăng Ni cư sĩ lãnh đạo Phật giáo Việt Nam đã sai lầm thực hiện theo chủ trương này của BK khi họ liên tục xuống đường chống chính phủ VNCH trước 30-04-75 và im lặng trước tội ác của CSVN và Bắc Kinh kể từ sau đó.
20/ Trước khi xảy ra vụ nỗ trước đài phát thanh Huế tối ngày 08-05-63, giao tình giữa ông Ngô-đình-Cẩn và Trí-Quang rất tốt. Tuy nhiên, vì tham vọng chính trị, cũng như nhu cầu giết người bịt miệng, đã làm mờ lương tâm con người, mất Phật tâm của một người được gọi là nhà sư. Sau khi chính phủ VNCH bị lật đổ, Thích trí quang đã gây áp lực với chính phủ Nguyễn-Khánh đem ông Cẩn ra xử bắn vào ngày 09-05-1964 tại khám Chí-Hòa.
Chuyện nhà giam 9 hầm của ông Ngô Đình Cẩn lập ra để giam giữ người vô tội, do phía Phật giáo và cộng sản đưa ra, tất cả đều là bịa đặt.
21/ Bản phúc trình, điều tra tại chỗ của phái đoàn Liên-hiệp-quốc liên quan đến vấn đề Phật giáo vào năm 1963, cho phép Hội Sử-Học Việt-Nam kết luận rằng, không hề có đàn áp Phật giáo cũng như kỳ thị đối với tăng tín đồ.
22/ Hãy chấm dứt tình trạng viết bài về tưởng-niệm HT Quảng đức tự-thiêu cũng như pháp nạn PG năm 1963 đây là những luận điệu mê-tín dị đoan do cộng sản Việt-Nam, cộng sản Tàu rao truyền.
23/ Hội Sử-Học Việt-Nam gởi lời kêu gọi đạo hữu Tâm-Diệu Nguyễn Xuân Quang điều hành trang thuvienhoasen.org, trang sachhiem.net, cũng như những tác giả (nếu quý vị là phật tử cũng như trí thức Phật giáo thực sự) đã thực hiện những bài viết về chủ đề Tưởng-Niệm Bồ Tát Thích Quảng-Đức Tự-Thiêu hãy trở về trung đạo đệ nhất nghĩa đế đừng viết loại bài hướng dẫn tăng ni Phật tử đi dưới tấm biển chỉ đường của Cộng-sản Việt-Nam, mà hãy quay đầu trở lại đi dưới hào quang của chư Phật.
24/ Cuối cùng cho thấy cái chết của HT Quảng đức thật sự không có Chính-danh, Chính-nghĩa như đã được loan truyền. Chính-danh, chính-nghĩa này là ngụy tạo từ Cộng-sản Việt-Nam và Bắc Kinh, thiết tưởng không nên hối-tiếc và nhắc-nhở làm gì.
25/ Hòa thượng Thích quảng đức bị thêu chết trong tình trạng hôn mê, thì làm sao có được cái gọi là trái tim bất tử? Trái tim bất tử hay xá lợi chỉ có được khi chết hay viên tịch trong trạng thái tịch tĩnh giải thoát.
Hòa thượng Thích quảng đức vị pháp thiêu thân và trái tim bồ tát bất tử là những gông cùm xiềng xích, là ách nô lệ, là mê tín dị đoan tinh thần khiến người Phật tử Việt-Nam không muốn đứng lên chống Việt cộng phản quốc và giặc Tàu xâm lược.
IV. Con đường trước mặt của người Phật tử Việt-Nam:
Nếu Hòa Thượng Thích quảng đức, là Biểu Tượng Về Tinh Thần Dân Tộc Và Đạo Pháp thì ngày hôm nay đất nước Việt-Nam phải là nước thật sự tiến bộ, văn minh, hãnh diện ngẩng đầu sánh vai cùng các quốc gia trong vùng chung lo phát triển và người dân có được cuộc sống sung túc hạnh phúc thật sự.
Nhưng thực tế của năm 2017, 54 năm sau cái chết của Ht Quảng Đức, đất nước Việt-Nam lâm vào tình trạng điêu tàn khốn khổ chưa từng có. Từ biển Việt-Nam (biển Đông Nam Á), kể cả Hoàng Sa, Truờng Sa bị giặc Tàu chiếm đóng đến thảm trạng bauxit Tây nguyên. Thảm họa Formosa Hà-Tĩnh kéo dài từ hơn 1 năm trời (tháng 04-2016 đến nay), dân Tàu cộng tràn ngập các tỉnh thành Việt-Nam. Thảm họa hạn hán nơi đồng bằng sông Cửu long và hàng trăm thảm họa khác đã và đang chực đổ lên đầu dân Việt, nước Việt.
Trước tình trạng như vậy, còn hãnh diện gì, vui thú gì khi biên soạn những bài viết đại loại như của ông TS Trần Hồng Liên được phổ biến trên sachhiem.net.
Nếu ông Trần Hồng Liên còn có tự trọng tối thiểu của người cầm bút, hãy ngưng ngay những hành động quảng bá cho sự mê tín dị đoan nô lệ giặc tàu đó.
Người Phật tử Việt-Nam hãy mạnh dạn bước chân ra khỏi gông cùm nô lệ mê tín nêu trên. Trước là tự cứu bản thân và gia đình. Sau là tiếp tay cùng dân tộc quét sạch giặc Tàu, giải thể đảng cộng sản Việt-Nam và giải cứu nạn diệt chủng dân tộc Việt.
V. Kết luận:
Một khi đất nước Việt-Nam thoát khỏi sự đô hộ giặc Tàu và được tự do, dân chủ thực sự, việc đầu tiên của người dân cũng như Phật tử Việt-Nam cần làm là phá hủy ngay lập tức hai hình tượng mê tín nô lệ giặc Tàu. Đó là Hồ chí minh và Thích quảng đức.
No Hồ chí minh, no Thích quảng đức
Hải ngoại ngày 11 tháng 07 năm 2017
Trúc-Lâm Nguyễn-việt phúc-Lộc, nguyên giáo sư cao-đẳng Phật học.
(**) Trích: Việt Nam Phật Giáo Sử Luận tân biên do Thư-viện sử-học Phật giáo Việt Nam sẽ phát hành năm 2019.
Bài viết liên quan:
- Thư LIÊN THÀNH gởi 2 Trung tướng cộng sản Việt Nam Phạm Ngọc Hùng và Nguyễn Chí Vịnh http://www.truclamyentu.info/southeast-asia-sea/tapchibienvietnam_lien-thanh-goi-thu-den-tuong-cs-pham-ngoc-hung_nguyen-chi-vinh.html
- Letter From Mr. Lien Thanh to General Phạm Ngọc Hung and General Nguyen Chi Vinh ( Military Central Intelligent Agency 2, Vietnam) http://www.truclamyentu.info/southeast-asia-sea/letter-from-lien-thanh-to-2general-communist-pham-ngoc-hung_nguyen-chi-vinh.html
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử