lịch sử việt nam

Trang Chính

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Vietnam Sea - Southeast Asia Sea - Biển Đông của Việt-Nam Cộng-Hòa - Southeast Asia Sea belong to the Républic of Vietnam

Biển Đông, tới lượt Lục-quân Mỹ

http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/bien-dong-toi-luot-luc-quan-hoa-ky.html

uss ronald reagan

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan trong một cuộc diễn tập cùng Lực Lượng Phòng Vệ Biển Nhật Bản. Hình minh họa

Trân Văn

 Sau Hải quân, Không quân, tới lượt Lục quân Mỹ gia tăng chuẩn bị cho việc đối phó với các tình huống có thể xảy ra ở biển Đông.

Tại một cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 19 tháng 3 ở Hawaii, Đại tướng Robert Brown, Tư lệnh Lục quân tại khu vực Thái Bình Dương, khẳng định: Toàn bộ quân đội Mỹ, kể cả Lục quân phải chuẩn bị để cùng ứng phó với tất cả các diễn biến ở biển Đông. Cho dù không hề muốn xung đột nhưng vẫn phải tăng tập luyện, nâng cao khả năng phối hợp để đối phó với tất cả các tình huống có thể xảy ra ở khu vực Thái Bình Dương (1).

Lục quân Mỹ hiện có 85.000 quân nhân đồn trú ở khu vực Thái Bình Dương (Alaska, Washington, Hawaii, Nam Hàn). Để có thể ứng phó tức thời với những diễn biến không mong muốn ở Thái Bình Dương, Lục quân Mỹ dự trù sẽ điều động cả những đơn vị đồn trú tại những nơi khác ở Mỹ đến khu vực Thái Bình Dương, tham gia vào những cuộc tập trận với đồng minh, làm quen với khu vực này.

Đại tướng James McConville, Phó Tham mưu trưởng Lục quân, nói với báo giới rằng, chưa thể xác nhận số lượng quân nhân sẽ được luân chuyển theo dạng ngắn hạn đến khu vực Thái Bình Dương, có thể là 5.000, cũng có thể là 10.000. Con số đó sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh, qui mô các cuộc tập trận nhưng chắc chắn là Lục quân sẽ chuẩn bị để có thể ứng phó với các diễn biến ở khu vực Thái Bình Dương. Pacific Pathways năm nay là một phần của kế hoạch phát triển năng lực cơ động, viễn chinh đa khu vực.

***

Từ 2014 đến nay, Pacific Pathways – “Những con đường ở Thái Bình Dương” đã trở thành hoạt động thường niên của Lục quân Mỹ.

Thông qua các Pacific Pathways, Lục quân Mỹ điều động binh sĩ đến Úc, Nhật, Nam Hàn, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Mông Cổ để tập trận với quân đội của những quốc gia này.

Đến 2016, Pacific Pathways bắt đầu có thêm hướng ngược lại. Quân đội Canada, Nhật, Singapore gửi các đơn vị của họ tới Mỹ, tập trận chung với các đơn vị của Mỹ tại Alaska, Washington và Hawaii.

Mục tiêu của các Pacific Pathways là phương thức thắt chặt quan hệ giữa Lục quân Mỹ với quân đội các quốc gia đồng minh và các quốc gia hiện là đối tác của Mỹ tại châu Á. Pacific Pathways chính là một phần trong kế hoạch chuyển trục sang châu Á của Mỹ.

Quân đội Mỹ không giấu diếm mục tiêu của Pacific Pathways: Giúp quân đội Mỹ hiện diện ở nhiều nơi mà không cần xây dựng thêm các căn cứ mới. Nhờ các Pacific Pathways Lục quân Mỹ có thể luyện tập khả năng triển khai ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ.

Chẳng riêng Mỹ, nhiều quốc gia châu Á hoan nghênh Pacific Pathways vì lợi ích của chính họ. Các Pacific Pathways giúp Hoa Kỳ có thể điều động các đơn vị tới hỗ trợ những quốc gia này khi cần.

Đại tướng Robert Brown, Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ tại khu vực Thái Bình Dương.

Tướng Brown trở thành Tư lệnh Lục quân tại khu vực Thái Bình Dương hồi tháng 5 năm 2016. Tháng 8 năm 2016, tướng Brown cho biết, ông đã gặp gỡ giới chỉ huy quân đội của khoảng 20 quốc gia châu Á để thảo luận về Pacific Pathways.

Vào thời điểm đó, ông tướng này bảo rằng, một số quốc gia muốn quân đội của họ có cơ hội tham gia nhiều đợt Pacific Pathways hơn, một số quốc gia khác muốn quân đội của họ tham gia vào hướng ngược lại của các Pacific Pathways.

Tướng Brown từng bày tỏ hy vọng Lục quân Mỹ có thể luyện tập ở nhiều địa điểm mới, gia tăng sự lựa chọn trong việc thực hiện các Pacific Pathways. Việt Nam và Nepal hiện là hai trong số những địa điểm mới mà Lục quân Hoa Kỳ nhắm tới (2).

***

Giống như Trung cộng tại châu Á, trong mắt nhiều dân tộc ở châu Âu, Nga không chỉ đắc tội với tiền nhân của họ trong quá khứ mà còn là một ẩn họa ở hiện tại và tương lai.

Ba Lan là một trong những quốc gia ở châu Âu luôn phải dè chừng Nga. Nga bắt đầu xâm chiếm lãnh thổ Ba Lan từ năm… 981. Các cuộc chiến giành – giữ lãnh thổ, chủ quyền diễn ra liên tục. Ba Lan nhiều lần bị đặt dưới ách thống trị của Nga, thậm chí xứ sở này từng bị xóa tên trên bản đồ châu Âu vào cuối thế kỷ thứ 18. Nhiều thế hệ Ba Lan dùng máu để giữ chủ quyền, giành độc lập từ Nga nhưng “ác mộng Nga” cho quốc gia, dân tộc chưa dừng.

Đầu thế kỷ 20, chỉ một thời gian rất ngắn sau khi giành được độc lập, Ba Lan đối diện với một thảm họa mới: Cộng sản Liên Xô. Máu người Ba Lan lại đổ. Với sự hỗ trợ của Đảng Cộng sản Ba Lan, trong 20 năm từ 1918 đến 1938, Hồng quân Liên Xô tràn vào Ba Lan, chà đi, xát lại xứ sở này nhiều lần. Hơn 100.000 người bị giết. Nhiều gia đình bị cưỡng bức rời khỏi Ba Lan và đưa đến Kazackstan.

Năm 1939, Liên Xô và phát xít Đức đạt được một thỏa thuận bí mật (Hiệp ước Molotov – Ribbentrop): Phát xít Đức sẽ làm ngơ để Liên Xô xâm chiếm Ba Lan và Liên Xô sẽ làm ngơ để phát xít Đức vẽ lại bản đồ châu Âu. Hồng quân Liên Xô tràn vào Ba Lan, bắt 22.000 người (bao gồm các tu sĩ, khoa học gia, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, sĩ quan quân đội, cảnh sát, doanh nhân,…), vốn được xem như tinh hoa của dân tộc Ba Lan, đưa hết về Liên Xô.

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 1940, toàn bộ 22.000 người bị giết và chôn trong các khu rừng ở Katyn (tỉnh Slomensk, Nga). Tháng 4 năm 1943, sau khi đuổi Liên Xô ra khỏi Ba Lan và tràn vào Liên Xô, phát xít Đức khám phá, tố cáo tội ác này của Liên Xô với cộng đồng quốc tế nhằm cô lập Liên Xô… Song phải đến năm 2004, Liên bang Nga – kế thừa Liên Xô – mới thừa nhận và năm 2010, Quốc hội Nga mới lên án Stalin và các viên chức Liên Xô dính líu đến vụ thảm sát (3).

Không may cho dân tộc Ba Lan là đến đó, “ác mộng Nga” vẫn chưa tan. Trên con đường “giải phóng nhân loại khỏi chủ nghĩa phát xít”, Liên Xô đi qua và dựng lên hàng loạt chính quyền cộng sản tại các quốc gia Đông Âu, trong đó có Ba Lan. Chính quyền cộng sản ở Ba Lan sụp đổ năm 1989 nhưng đến 1993, Liên Xô mới chịu rút hết quân đội khỏi Ba Lan.

Năm 2013, BBC thực hiện một cuộc khảo sát tại Ba Lan xem dân chúng Ba Lan nghĩ gì về Nga, 49% xem Nga là ẩn họa phải dè chừng. Năm 2014, sau khi Liên Xô “thu hồi” bán đảo Crimea vốn là lãnh thổ của Ukraine, tỉ lệ dân Ba Lan xem Nga là ẩn họa đối với xứ sở của họ tăng lên 80% (4). Không phải tự nhiên mà chính phủ Ba Lan liên tục đề nghị NATO điều động quân đội của khối này đến đồn trú tại Ba Lan. Cũng không phải tự nhiên mà Nga liên tục răn đe cả Ba Lan lẫn NATO.

Nga càng hung hãn, chính phủ và dân chúng Ba Lan càng thêm lo âu vì tương quan lực lượng giữa hai bên quá chênh lệch. Để cân bằng, Ba Lan ráo riết vận động chính phủ Mỹ xây dựng một căn cứ cho quân đội Mỹ trú đóng như đang trú đóng tại nhiều quốc gia khu vực Tây Âu. Không chỉ vận động, Ba Lan còn cam kết chi hai tỉ Mỹ kim để xây dựng một căn cứ như thế cho Mỹ trên đất Ba Lan (5).

***

Cho đến giờ vẫn chưa thấy thông tin nào liên quan đến chuyện Việt Nam tham gia các Pacific Pathways. Đề nghị của Mỹ với Việt Nam: Hợp tác thành lập một hệ thống kho dự trữ quân nhu, quân cụ tại Việt Nam để quân đội Mỹ có thể có đủ vật dụng thực hiện ngay các chiến dịch hỗ trợ nhân đạo, ứng phó với thiên tai trong khu vực dường như chưa có tiến triển nào mới.

Dẫu nỗ lực đẩy mạnh hợp tác về an ninh – quốc phòng với nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, song hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn khăng khăng khẳng định sẽ tiếp tục duy trì “chính sách ba không”: Không liên minh quân sự. Không cho bất kỳ quốc gia nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào một quốc gia khác.

Tự thân “chính sách ba không” không sai, cũng chẳng xấu, thậm chí là nhất thiết phải như thế nếu có thể bảo đảm được sự tự chủ, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ.

Vấn đề nằm ở chỗ, “chính sách ba không” lại do những cá nhân nhất mực khẳng định: Việt Nam và Trung cộng có một “di sản quý báu là sự tương đồng ý thức hệ” với “đặc trưng cùng do đảng Cộng sản lãnh đạo” nên “tạo ra mối quan hệ đặc biệt”, “chi phối cách ứng xử của cả hai”, thành ra “nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (6) – soạn thảo.

Cứ so sánh việc thực thi “chính sách ba không” với thực tế ắt sẽ thấy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam có bảo đảm được sự tự chủ, bảo vệ được chủ quyền hay không.

Do cách chuyển ngữ, không nhiều người Việt biết rằng, nền tảng của chủ nghĩa phát xít (Nazism – National Socialism) là chủ nghĩa xã hội nhưng đề cao vai trò quốc gia, không chú trọng tới “tinh thần quốc tế vô sản”. Tên đầy đủ của đảng Quốc xã, lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối nhà nước phát xít Đức là Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Quốc gia Đức (National Socialist German Workers’ Party). Cho dù Đảng Quốc xã và đảng Cộng sản Liên Xô có “sự tương đồng ý thức hệ” nhưng di sản rõ ràng không… quý báu chút nào.

Tương tự, nếu đọc lịch sử Ba Lan chắc chắn sẽ nhận ra ngay lập tức, từ thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 cho đến cuối thập niên 1980, Liên Xô là “một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn luôn ở bên cạnh Ba Lan để ủng hộ và hợp tác cùng có lợi” nhưng “sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” ở Ba Lan luôn luôn đẫm máu và nước mắt. Dân Ba Lan đã từng hết sức tuyệt vọng khi những người cộng sản Ba Lan là nguyên nhân khiến 80% sĩ quan quân đội Ba Lan là… công dân Liên Xô.

Chú thích

(1) https://www.stripes.com/news/pacific/army-plan-would-tap-thousands-of-mainland-soldiers-for-short-term-pacific-rotations-1.573356

(2) https://www.armytimes.com/pay-benefits/military-benefits/2016/08/25/army-grows-pacific-pathways-ties-with-asian-partners/

(3) https://en.wikipedia.org/wiki/Katyn_massacre
(4) https://en.wikipedia.org/wiki/Poland-Russia_relations

(5) https://www.stripes.com/news/a-new-us-base-in-poland-wouldn-t-mean-troop-cuts-in-germany-us-ambassador-says-1.568328

(6) http://tuoitre.vn/khong-ai-quen-loi-ich-quoc-gia-dan-toc-527794.htm 

***

Robot quân sự siêu cường của Mỹ 

http://www.truclamyentu.info/the-environmental-activist/robot-quan-su-cua-hoa-ky.html

us army robot military, MarcBot, PackBot, WildCat robot

Robot quân sự 

On Saturday, March 30, 2019, 5:22 PM, Dương Tràng  wrote:

Mỹ luôn đi đầu và vượt trội trong lĩnh vực chế tạo robot quân sự hiện đại, cả loại hoạt động trên mặt đất và trên không, trực tiếp chiến đấu và hỗ trợ chiến đấu. 

Theo định nghĩa của Mỹ, robot sát thủ tự động là hệ thống vũ khí một khi kích hoạt có thể chọn lọc và giải quyết mục tiêu mà không cần người can thiệp.

Một robot chiến đấu của quân đội Mỹ. Ảnh: BBC.

Ước tính quân đội Mỹ đã triển khai tại Iraq và Afghanistan khoảng 12.000 robot quân sự, từ robot dò mìn MarcBot đến robot đa năng Talon (3.000 con) và PackBot (2.500 con). Số lượng robot mặt đất nhiều hơn máy bay không người lái 40% (khoảng 7.000 máy bay). Tính ra cứ 16 binh sĩ có một robot hỗ trợ; chỉ trong năm 2005, số lượng robot quân sự tăng từ 150 lên 5.000 con.

Năm 2013, Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Mỹ DARPA tiết lộ về robot "WildCat” (Mèo Hoang, có bốn chân di chuyển với vận tốc 26km/h, có thể tự động đứng dậy nếu bị ngã hoặc mất thăng bằng, có thể hoạt động trong điều kiện hiểm trở, đuổi bắt, vô hiệu hóa và tiêu diệt kẻ thù). Boston Dynamics đã nghiên cứu phát triển WildCat trong vòng một năm và đang hoàn thiện robot này để nó có thể vận chuyển vũ khí, đạn dược (tối đa 180kg) tại các khu vực chiến sự.

Những robot tự động siêu nhỏ phục vụ mục đích chiến tranh, có thể bay, nhảy để thu thập dữ liệu như “Cyclocopter” (trọng lượng chỉ vài chục gram, tạo ra ít tiếng ồn - lý tưởng cho nhiệm vụ giám sát), Salto (trọng lượng 98 gram, có thể nhảy với tốc độ 2 m/giây ở trên nhiều địa hình khác nhau, có thể sử dụng trong các không gian hạn chế) ... và kết nối chúng với nhau đang được nhiều viện nghiên cứu quân sự và dân sự nghiên cứu phát triển.

Ngũ Giác Đài đang có dự án máy bay không người lái Perdix hoạt động theo nhóm. Năm 2016, quân đội Mỹ đã thử nghiệm cho ba phi cơ thả 103 máy bay con Perdix dài chỉ 16cm. Perdix hoạt động tự động, có thể phối hợp bay theo đội hình và con người, sẽ làm nhiệm vụ tình báo-giám sát-trinh sát (ISR) và tấn công theo chương trình cài đặt hoặc tình huống bất ngờ xảy ra.

Quân đội Mỹ vừa ký kết hợp đồng trị giá 39,6 triệu USD để mua UAV Black Hornet (Ong bắp cày đen, dài chưa đến 17cm, nặng 28 gram, tầm hoạt động 2km, tốc độ bay tối đa 6 m/s, bay liên tục trong vòng 30 phút và truyền được video trực tiếp cũng như chụp ảnh độ phân giải cao để phục vụ cho mục đích gián điệp, giúp họ có thể dễ dàng do thám quân địch, khảo sát địa hình...). Quân đội Mỹ cũng đã ký hợp đồng trị giá 152 triệu USD mua các loại robot xách tay (Dragon Runner-10 nặng 5kg và Dragon Runner-20 nặng 9kg) có khả năng trinh sát theo chương trình CRS (I).

Mỹ đang nghiên cứu chế tạo UAV XQ-58A Valkyrie để làm phương tiện bay theo sự dẫn dắt trong đội hình các tốp tiêm kích. Các UAV này sẽ có thể làm nhiệm vụ trinh sát, che chắn bảo vệ tiêm kích dẫn dắt, tiến hành không chiến cơ động hoặc bảo đảm chi viện hỏa lực cho các đơn vị mặt đất từ trên không. Tháng 8/2018, sau khi cuộc họp của nhóm các chuyên gia chính phủ của Liên Hợp Quốc về các robot chiến đấu ở Geneva kết thúc mà hầu như không có kết quả, Mỹ đã công bố lộ trình phát triển robot chiến đấu, trong đó có dự tính nâng cao mức độ độc lập của chúng nhờ sử dụng các công nghệ mạng neuron.

DARPA đang có dự án phát triển UAV cỡ nhỏ mang tên Gremlins, có thể phát tín hiệu giả thu hút tên lửa phòng không, gây nhiễu radar, dò tìm và xác định tín hiệu radar đối phương. Tính năng đáng sợ nhất của Gremlins là khả năng phối hợp tác chiến kiểu bầy đàn khi máy bay phóng hàng chục, thậm chí hàng trăm Gremlins để mô phỏng tín hiệu của chiến đấu cơ khi thực hiện chiến dịch tập kích quy mô lớn, khiến đối phương choáng ngợp. Ý tưởng các chuyên gia Mỹ là dùng chúng để thu hút hỏa lực của đối phương và buộc đối phương để lộ vị trí để tiêu diệt. Với cách đánh này, Mỹ có thể dễ dàng vô hiệu hóa các hệ thống phòng không hiện đại như tổ hợp S-300, S-400 của Nga.

Hãng Boeing và Australia vừa công bố mô hình tiêm kích không người lái (Airpower Teaming System - ATS) được cho là có thể đáp ứng yêu cầu tác chiến tại những chiến trường khốc liệt. Theo thiết kế, ATS có chiều dài 11,7 m, tốc độ tối đa 3.200km/h, có khả năng mang vũ khí, được điều khiển từ trạm mặt đất hoặc tiêm kích có người lái mà nó bay kèm, có khả năng trinh sát trong điều kiện tác chiến điện tử hay tấn công các vị trí của đối phương. Mẫu trình diễn công nghệ có tên Loyal Wingman đang được hoàn thiện và sẽ cất cánh vào năm 2020.

Tướng Robert Cole phụ trách Bộ chỉ huy huấn luyện và học thuyết (TRADOC) của lục quân Mỹ cho biết, đến năm 2030-2040, đơn vị chiến đấu cấp lữ đoàn sẽ được tái cấu trúc từ 4.000 quân xuống còn 3.000 quân. DARPA đang nghiên cứu giảm quân số tiểu đội-cấp tác chiến thấp nhất và thay vào đó là robot quân sự; dự kiến đến năm 2020 quân đội Mỹ sẽ có 30% là robot.

VietBF © sưu tầm

 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site