lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

History Of Viet Nam

A revolt of sorts in Vietnam

By The Hanoist   Nov 2, 2010

Vietnam's environmental movement, which rose up last year in opposition to bauxite mining in the Central Highlands, is back. Spurred into action by a toxic spill in Hungary on October 4, more than 2,000 people including many leading citizens have signed a new petition calling on the state to halt its US$15.6 billion plans and so avoid the risk of a similar catastrophe in Vietnam.

In early 2008, the Vietnamese government announced a plan to extract bauxite and process the ore into alumina, an intermediary step in producing aluminum. Critics pointed out the potential devastation to the ecologically sensitive Central Highlands - home to many of Vietnam's ethnic minorities and cash crops - and the risks of storing vast quantities of toxic sludge, a byproduct of processing alumina, upriver from the densely populated Mekong delta.

Vietnamese academics also questioned the economic cost-benefit due to the project's large need for electricity, in short supply in the country, and the required construction of a 250 kilometer railway and dedicated port. The plan calls for the alumina, a relatively low-profit commodity, to be exported to a single market, China, leaving Vietnamese industry captive to a powerful buyer.

The China angle has generated some of the strongest opposition. The joint venture partner

for the bauxite project is state-owned Aluminum Corporation of China (Chinalco). Despite official denials from the Vietnamese government, hundreds if not thousands of Chinese workers are now based at the mining sites. The perceived security threat of this foreign presence was pointed out in a series of letters by famed general Vo Nguyen Giap and other retired military leaders.

The unprecedented vocal opposition caught the Vietnamese government off guard. After several months of critical articles in progressive newspapers and even stronger critiques on local blogs, the government organized a "scientific" conference in April 2009 to discuss concerns. Government leaders showed a willingness to hear out critics but not a noticeable desire to heed their suggestions. The Communist Party's Politburo promised an environmental impact study, the results of which have not been released. In the end, the Hanoi leadership, symbolized by Prime Minister Nguyen Tan Dung, allowed the project to proceed with construction having commenced at two locations.

This prompted a group of prominent academics to launch an online petition campaign on April 12, 2009, a few days after the conference. Calling on Vietnamese government leaders to halt the bauxite plans, the appeal ultimately attracted 2,746 signatures from an eclectic coalition of intellectuals connected to state institutions, retired party and military officials, political dissidents and overseas Vietnamese professionals. Notably, the organizers founded an unsanctioned website called Bauxite Vietnam which promoted unfettered critical discussion of the project.

By November 2009, the Bauxite Vietnam website had attracted nearly 20 million views and the ire of authorities. According to a knowledgeable source within the Vietnamese government, security police detained the webmaster and forced him to give up the password to the site.

Police then attempted to transfer the web domain for Bauxite Vietnam to a hosting company in Hong Kong, from its original location in France, with the intention of erasing all the content and exploiting the user information. In an IT cat and mouse game, supporters of the Bauxite Vietnam site were able to retrieve much of the content and relaunch the site.

Vietnamese authorities then tried to crash the Bauxite Vietnam site through distributed denial of service (DDOS) attacks. (The government has denied it was behind the cyber-attacks.) This effort, uncovered by investigations conducted by Internet giant Google and security company McAfee, involved Vietnam-based hackers spreading malicious code to users around the world and controlling the unbeknownst computers in a massive "botnet" (network of zombie computers) that attacked the Bauxite Vietnam website.

Although the website went offline at the end of 2009 and during the beginning of this year, it has remained active most of this year despite periodic hacker attacks. At the same time that authorities targeted the technology infrastructure of the environmental movement, police moved against some of the participants. Throughout this year, security police have routinely interrogated the founders of the campaign and detained some of the petition's signers.

Chorus of oppositionUntil the environmental catastrophe in Hungary, it seemed bauxite mining in Vietnam would go ahead in spite of the public opposition. But the red sludge that engulfed towns in Hungary after containment systems broke is not only impacting communities along the Danube river, but also Vietnamese politics. The Vietnamese Communist Party is facing its largest and most organized opposition in recent memory, and much of the opposition is coming from within. More than last year's petition, the sequel to stop bauxite mining is now attracting public support of National Assembly members, officials in government and Communist Party luminaries. Around 10 retired generals have signed the latest call. Even President Nguyen Minh Triet's younger brother, who was party boss of An Giang province, has come out in support of the petition.

The feelings of the military establishment in regards to the bauxite plans cannot be underestimated. There is deep concern among the People's Army of Vietnam about Chinese encroachment. Beijing is perceived to be extending its reach virtually toward the coast of Vietnam by routinely detaining Vietnamese fishing vessels and declaring almost the entire South China Sea as its territorial waters. A senior general who chairs the National Assembly's Committee of National Defense and Security has reportedly criticized the politburo's decision to give China access to the strategic Central Highlands. More opposition from high-level officers may be brewing.

To limit discord in the military, the Hanoi leadership gives special reverence to a powerful symbol - General Vo Nguyen Giap - whose face adorns the Bauxite Vietnam website. Recently for the general's 100th birthday, top party figures showed up at his hospital bed to pay respects and pin a new medal on General Giap's crisp military uniform.

Many observers continue to question why Communist Party leaders are so keen to push through the bauxite plan despite the environmental, economic and security issues. One widely held belief is that senior Vietnamese leaders, not unlike those in Africa who are also hosting big Chinese projects, have been bought off. A report circulating on blogs last year claimed that Prime Minister Nguyen Tan Dung personally received $150 million to support the bauxite project. (Dung has not responded publicly to the widely disseminated allegations.)

Recognizing the costs already sunk into the project, the environmental movement says cancelling the project would constitute a "painful decision the likes of which has never been taken in our economic history" but that it is better to "suffer now than to leave the consequences to the future". It remains to be seen what price Vietnam's communist leaders will pay if they ignore this brewing storm.

The Hanoist writes on Vietnam's politics and people.

Dạng vùng dậy tại Việt Nam

Người Hà nội. 2 tháng 11-2010

Cao trào bảo vệ môi trường tại Việt Nam, nổi lên vào năm ngoái nhằm phản đối việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, đang sôi sục trở lại. Được thúc đẩy do vụ tràn bùn đỏ độc hại tại Hungary vào ngày 4 tháng Mười năm nay, hơn 2.000 người gồm những công dân ưu tú đã ký thêm một kiến nghị kêu gọi nhà nước ngừng những dự án trị giá gần 15,6 tỉ Mỹ kim để tránh rủi ro có thể gây ra thảm họa tương tự tại Việt Nam.

bùn đỏ

Vào đầu năm 2008, chính phủ Việt Nam công bố một dự án khai thác bauxite và biến chế quặng này thành chất alumina, một giai đoạn trung gian trong việc sản xuất nhôm. Những người chỉ trích dự án bauxite đã vạch ra những tàn phá có thể xảy đến cho môi trường nhạy cảm của vùng Tây Nguyên – quê hương của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam và là đất trồng trọt các nông phẩm có thể hái ra tiền (cash crops) – và họ cũng nêu ra các rủi ro trong việc chứa những lượng bùn đỏ độc hại khổng lồ, một phó sản của việc biến chế alumina, ở thượng nguồn của vùng đồng bằng sông Cửu Long dân cư đông đúc.

Giới nghiên cứu Việt Nam cũng hoài nghi lợi nhuận kinh tế của dự án vì nó sẽ cần đến một lượng điện rất lớn, trong khi cả nước đang thiếu điện, và vì phải xây một đường sắt dài 250 cây số và một hải cảng dành riêng cho dự án này. Thành phẩm của dự án bauxite là chất alumina, một món hàng có lợi nhuận khá thấp, mà chỉ được xuất khẩu sang một thị trường duy nhất là Trung Quốc, khiến cho công nghiệp Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào một khách hàng đầy quyền lực.

Yếu tố Trung Quốc đã tạo nên phần chống đối mạnh mẽ nhất. Đối tác liên doanh trong dự án bauxite là Tập đoàn Nhôm của Nhà nước Trung Quốc (Chinalco). Mặc dù Chính phủ Việt Nam công khai lên tiếng phủ nhận, nhưng hiện nay đã có hằng trăm nếu không phải hàng ngàn công nhân Trung Quốc đang làm việc tại các công trường khai mỏ. Mối đe dọa cho an ninh quốc gia do sự hiện diện của người nước ngoài ở đây đã được nêu ra trong một loạt thư kiến nghị của vị tướng lừng danh Võ Nguyên Giáp và các lãnh đạo quân sự đã nghỉ hưu khác.

Những tiếng nói phản kháng mạnh mẽ chưa từng thấy này đã khiến chính phủ Việt Nam vô cùng lúng túng. Sau nhiều tháng trôi qua với sự xuất hiện của những bài báo chỉ trích trên một số nhật báo tiến bộ và những phê phán mạnh mẽ hơn trên các blog trong nước, chính phủ bèn tổ chức một cuộc hội thảo “khoa học” vào tháng Tư 2009 để thảo luận các vấn đề. Lãnh đạo Chính phủ bày tỏ thiện chí lắng nghe những người phê bình nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ ghi nhận những ý kiến của phía phản biện. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản hứa sẽ cho xúc tiến một cuộc nghiên cứu về ảnh hưởng của dự án lên môi trường, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy công bố kết quả. Rốt cuộc, chính quyền Hà Nội, mà đại diện là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã cho phép dự án xúc tiến với việc xây dựng cơ sở tại hai địa điểm.

Hành động này của chính phủ đã khiến một nhóm học giả nổi tiếng khởi xướng một phong trào ký kiến nghị trực tuyến vào ngày 12 tháng Tư 2009, chỉ một vài ngày sau cuộc hội thảo. Nhằm kêu gọi giới lãnh đạo chính phủ Việt Nam ngưng các dự án bauxite, bản kiến nghị này cuối cùng đã thu hút được 2.669 chữ ký (4/11/2010) từ một liên minh trí thức đủ mọi thành phần có quan hệ các cơ quan nhà nước, các cán bộ và sĩ quan đã nghỉ hưu, các nhà bất đồng chính kiến và các chuyên gia Việt kiều. Điểm đáng lưu ý là, những người vận động kiến nghị đã thành lập một trang mạng không chịu sự kiểm duyệt của nhà nước với danh xưng Bauxite Việt Nam, kêu gọi các tiếng nói phản biện thẳng thắn đối với dự án khai thác bauxite.

Vào khoảng tháng Mười một năm 2009, trang mạng Bauxite Việt Nam đã thu hút gần 20 triệu luợt truy cập của người đọc và trở thành cái gai trước mắt chính quyền. Theo một nguồn tin thành thạo trong chính phủ Việt Nam, công an đã bắt giữ người đứng đầu trang mạng và ép buộc ông ta phải giao mật mã của website.

Sau đó công an đã âm mưu chuyển tên miền (web domain) của Bauxite Việt Nam từ vị trí gốc của nó tại Pháp sang một công ty cho thuê máy chủ tại Hồng Kông, với ý định xóa sạch tất cả nội dung và khai thác thông tin của người sử dụng. Trong một cuộc vờn nhau giữa mèo và chuột trong lãnh vực công nghệ thông tin (IT), những người hậu thuẫn trang Bauxite Việt Nam đã phục hồi phần lớn nội dung và mở lại trang mạng.

Nhà cầm quyền Việt Nam sau đó cố gắng đánh sập trang mạng Bauxite Việt Nam bằng các mũi tấn công từ chối dịch vụ được phân bố (DDOS). (Chính phủ đã chối cãi việc đứng đằng sau các cuộc tấn công mạng này). Nỗ lực này của nhà cầm quyền – một việc làm bị đại công ty công nghệ mạng Google và công ty an ninh mạng McAfee vạch trần bằng các cuộc điều tra – đã vận dụng các tin tặc phát tán mã độc hại (malicious code) đến người sử dụng internet khắp thế giới và điều khiển các máy vi tính không ai biết đến trong một mạng lưới âm binh “botnet” (robot network) rộng lớn nhằm tấn công website của Bauxite Việt Nam.

Mặc dù website này tạm thời ngưng hoạt động vào cuối năm 2009 và đầu năm này, nhưng nó vẫn lại duy trì hoạt động gần như suốt năm nay bất chấp thỉnh thoảng vẫn bị tin tặc tấn công. Đồng thời với việc nhà cầm quyền nhắm vào cơ sở hạ tầng công nghệ của phong trào bảo vệ môi trường, cảnh sát đã sách nhiễu một số người tham gia.

Đồng loạt lên tiếng phản đối

Mãi cho đến khi thảm họa môi trường xảy ra tại Hungary, hình như dự án khai thác bô xít tại Việt Nam vẫn được lệnh xúc tiến bất chấp sự chống đối của dân chúng. Nhưng sự kiện bùn đỏ tràn ngập nhiều thị trấn tại Hungary không những gây chấn động cho các cộng đồng sống dọc theo sông Danube mà còn gây ảnh hưởng lên chính trị Việt Nam.

hongrie

Đảng Cộng sản Việt Nam đang đương đầu một cuộc chống đối rộng lớn nhất và có tổ chức nhất trong ký ức lịch sử gần đây, và phần lớn thành phần chống đối phát xuất từ trong nội bộ. Hơn hẳn bản kiến nghị năm ngoái, bản kiến nghị tiếp theo kêu gọi ngưng khai thác bauxite đang thu hút sự hậu thuẫn công khai của nhiều đại biểu Quốc hội, quan chức chính phủ và nhiều nhân vật nổi tiếng trong Đảng Cộng sản. Khoảng 10 tướng lãnh hồi hưu đã ký vào bản kiến nghị gần đây nhất. Thậm chí em trai của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên bí thư tỉnh ủy An Giang, đã công khai ủng hộ bản kiến nghị này.

Người ta cũng không nên đánh giá thấp tinh thần của quân đội đối với các dự án khai thác bauxite này. Có một mối lo ngại ngấm ngầm trong Quân đội Nhân dân Việt Nam về sự xâm lấn của Trung Quốc. Người dân Việt Nam nhận thấy Bắc Kinh đang thực sự vươn cánh tay xâm lược xuống duyên hải Việt Nam bằng cách thường xuyên bắt giữ các tàu đánh cá Việt Nam và tuyên bố gần như toàn bộ biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] là lãnh hải Trung Quốc. Tin tức cho biết, một vị tướng kỳ cựu Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã chỉ trích nghị quyết của Bộ Chính trị cho phép Trung Quốc tiếp cận vùng Tây Nguyên chiến lược. Thêm nhiều chống đối từ các sĩ quan cấp cao có lẽ đang âm ỉ.

Nhằm giới hạn tình trạng phân hóa trong quân đội, giới lãnh đạo Hà Nội đã dành sự tôn kính đặc biệt cho một biểu tượng đầy khí thế – đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp – chân dung ông tô điểm cho trang mạng Bauxite Việt Nam. Gần đây, nhân ngày sinh nhật thứ 100 của vị đại tướng, các nhân vật chóp bu trong Đảng đã đến bên giường ông trong bệnh viện để bày tỏ lòng kính trọng và gắn thêm một huy chương lên quân phục của tướng Giáp.

Nhiều nhà quan sát vẫn tiếp tục đặt câu hỏi: Tại sao các lãnh đạo Đảng Cộng sản VN rất hăm hở xúc tiến dự án khai thác bauxite bất chấp những vấn đề như môi trường, kinh tế và an ninh quốc phòng? Rất nhiều người cho rằng, cũng giống như giới quyền lực chóp bu tại các nước chủ nhà của những dự án lớn của Trung Quốc tại Châu Phi, giới lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã bị mua chuộc. Tin loan truyền trong giới Blogs cho rằng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã được (Trung quốc) hối lộ 150 triệu đô để ông nầy cho Trung  quốc khai thác mõ.

Nhìn nhận những chi phí to lớn đã tiêu vào dự án, phong trào bảo vệ môi trường cho rằng hủy bỏ dự án bauxite sẽ là một “quyết định đau đớn chưa từng có trong lịch sử kinh tế của chúng ta”, nhưng thà “chúng ta chịu đau khổ bây giờ còn hơn để lại hậu quả nghiêm trọng cho tương lai”. Phải chờ xem cái giá mà các lãnh đạo cộng sản Việt Nam sẽ trả nếu họ nhắm mắt trước cơn bão tố đang âm ỉ này.

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site