lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Nhụy-Kiều Tướng-Quân Triệu-Thị-Trinh

Cửu Chân có Triệu Nhụy Kiều

Là người chất phác, tài kiêu hơn người

Thương tâm vì nỗi giống nòi...

Mang thân bồ liễu chống loài soái lang!

Đầu voi phất ngọn cờ vàng,

Đánh dư trăm trận, chiến tràng xông pha.

Phấn son tô điểm sơn hà (1)

Làm cho rõ mặt đàn bà nước Nam...

Trần Phạm Vũ biên khảo (Nguồn: Phụ Nữ Diễn Đàn)

Trên đây là đoạn thơ lục bát mà cụ Cử Ngẫu Trì Trịnh Đình Rư đã dùng để mở đầu, tại hội quán hội Trí Tri tỉnh Hải Dương năm 1936, buổi thuyết trình về thân thế và sự nghiệp bà Triệu Thị Trinh, vị anh thư đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lần thứ hai của dân tộc Việt Nam trong thời Bắc thuộc. Đoạn thơ văn này không do vị Cử nhân Hán học đó sáng tác. Tiên sinh chỉ trích mấy câu từ ca dao, mấy câu từ sách Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca và sửa đi mấy chữ rồi ghép lại thành một bài khả dĩ dùng để giới thiệu sơ lược vị anh hùng cứu quốc họ Triệu.

Sở dĩ phải sửa đổi mấy chữ vì trong đoạn ấy hai vị tác giả của Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca đã để xót một khuyết điểm rất khó bỏ qua là giữ nguyên cách gọi láo xược của sử gia người Tầu. Hoặc vì căm thù quá đỗi hoặc vì muốn miệt thị vị nữ anh hùng đã đánh cho quân tướng nước họ thất điên bát đảo. Sử gia người Tầu đời sau nhất trí dùng chữ Ẩu thay cho tên, họ không chép là Lệ Hải Bà Vương...danh hiệu do chính bại quân Đông Ngô dùng để tôn vinh người đánh thắng họ...hay Nhụy Kiều Tướng Quân, hay Triệu Thị Trinh mà chỉ chép là Triệu Ẩu mỗi khi viết về cuộc khởi nghĩa do nhân vật ấy lãnh đạo. Ẩu là chữ Hán, nghĩa là bà già, nhưng cũng có thể hiểu l mụ già hay con mụ nếu chữ ấy được dùng chỉ một ngưòi còn trẻ tuổi với cái ý nghĩa châm biếm, mỉa mai. Anh hùng cứu quốc Triệu Thị Trinh hy sinh vì đại nghĩa khi mới được 23 tuổi tên chữ Ẩu mà sử gia người Tầu đặt sau họ Triệu không thể được hiểu theo các nghĩa đứng đắn là bà già. Cho đến năm 1945, hết thẩy mọi người Việt Nam chép sử nước mình đều am tường chữ Hán nên không một vị nào là không hiểu cái dụng ý láo xược lộ liễu đến như thế; chúng tôi quả thật không hiểu nỗi vì lý nào mà hết thẩy các vị đó cứ điềm nhiên chép theo người Tầu là Triệu Ẩu, tức...con mụ họ Triệu.

Trịnh Đình Rủ tiên sinh muốn tránh cách gọi hỗn xược ấy nên đã sửa lại mấy chữ và trong đoạn thơ chắp nối trên đây chúng ta thấy tiên sinh gọi vị nữ anh hùng cứu quốc ấy là Triệu Nhụy Kiều. Tính danh ấy cũng là kết quả một sự chắp nối: Triệu là họ. Nhụy Kiều là tước hiệu của bà khi cầm quân đánh giặc Đông Ngô.

Sau cuộc khởi nghĩa không thành đó, nước ta còn bị người Tầu đô hộ thêm 700 năm nữa nên sách sử do tiền nhân để lại thì cũng bị chúng hủy diệt bằng hết đặng dễ bề thực hiện mưu đồ đồng hóa dân bị trị. Hậu quả là sử gia người Việt Nam ở các đời sau muốn chép sử nước mình trong thời Bắc thuộc hay các thời đại về trước nữa là chỉ còn hai cách, hoặc chép theo tục truyền, hoặc căn cứ ngay vào những gì do người Tầu chép trong sử nước họ về nước ta. Từ cả hai nguồn cung cấp đó, hậu nhân đều không sưu tầm được tài liệu nào nói đích xác là vị anh thư lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại bạo quyền áp đặt bởi nhà Đông Ngô (Tầu) quê quán ở đâu và ra đời năm nào. Người ta chỉ biết rất đại khái là bà họ Triệu, khuê danh là Trinh, người quận Cửu Chân và dựng cờ khởi nghĩa năm Mậu Thìn 248 rồi tuẫn tiết vào khoảng 6 tháng sau đó, tức là ngay trong năm ấy hay trong nửa đầu năm tiếp theo. Phần đất thời ấy gọi là quận Cửu Chân về sau thuộc địa phận huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Căn cứ vào chi tiết nói rằng họ Triệu tuẫn tiết khi mới được 23 tuổi và chỉ vào khoảng 6 tháng sau ngày cùng anh khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Ngô. Chúng ta có thể ước đoán rằng bà ra đời năm Tị 225 hay năm Bính ngọ 226.

Về thân thế sự nghiệp của bà, các sách Đại Việt Sử Ký và Cương Mục đều nói giống như nhau và cũng rất vắn tắt như nhau, chúng tôi nghĩ rằng có thể tóm lược như sau:

Triệu Thị Trinh ra đời vào năm Ất tị 225 hay Bính Ngọ 226 tại một vùng sơn thôn nay thuộc địa phận huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa. Mồ côi sớm, cô gái nông thôn sống với người anh Triệu Quốc Đạt, một hào mục khá giàu có. Vợ Triệu Quốc Đạt bản tính ác nghiệt nên người em chồng không được đối xử tử tế và giữa hai chị em đã có nhiều vụ xô xát từ khi Triệu Thị Trinh bắt đầu khôn lớn để tự vệ. Cô gái lớn lên tại một vùng bìa rừng hẻo lánh để không có điều kiện học hành chu đáo nhưng được đền bù bằng sự thông minh và sức lực thiên bẩm nên mới được 17, 18 tuổi đã nổi tiếng khắp vùng là có mưu lược và bản lãnh hơn người. Do thế người thôn nữ chưa tìm cách xuất đầu lộ diện mà đã có uy tín đáng kể tại địa phương.

Đến năm 20 tuổi, Triệu Thị Trinh lỡ tay đánh chết người chị dâu nên phải chạy trốn vào rừng, ý định lúc đầu chỉ là lánh mặt anh và tính kế sống tự lập để khỏi lệ thuộc vào người anh nữa. Nhưng một phần nhờ ở sẵn có nhiều người mến phục và phần khác nhờ ở tình hình địa phương mà trong thời gian rất ngắn người thanh nữ bôn đào đã thu hút được cả ngàn trai tráng chạy theo mình vào rừng sâu, để nghiễm nhiên trở thành người điều khiển một lực lượng võ trang khả dĩ đương đầu với quân Đông Ngô và vùng vẫy ở địa phương ấy.

Thời đó, nước Tầu đang ở trong tình trạng bị chia cắt: nhà Hán đã mất ngôi vua và lãnh thổ Trung Hoa phân làm 3 phần không đều nhau, phần phía Bắc thuộc về họ Tào và gọi là Bắc Ngụy; người họ xa của vua nhà Hán chiếm được miền Ba Thục ở phía Tây; phía Đông do họ Tôn hùng cứ và trở thành nước Đông Ngô. Nước ta từ sau ngày bị Mã Viện tái chiếm lại bị người Tầu đô hộ, khi Đông Ngô thay nhà Hán cai trị phần phía Đông Hoa Lục thì họ cũng tiếp thu luôn lãnh thổ nước ta từ tay con cháu Thứ sử Sĩ Nhiếp. Kể từ năm Bính Ngọ 226, nước ta trở thành một vùng thuộc địa của Đông Ngô, vua nước Ngô cải tên thành Giao Châu và phong Lữ Đại làm Thứ sử. Lữ Đại tiến đánh nốt quận Cửu Chân và đạt thắng lợi nên được vua Ngô gia phong làm Giao Châu Mục. Nhưng những hành động tàn ác của đạo quân chinh phục đã khơi sâu căm thù trong lòng người dân quận Cửu Chân, sau đó chính sách hà khắc của bọn quan lại Tầu càng thúc đẩy dân Cửu Chân vùng lên chống lại. Đó là lý do đã khiến cho cả ngàn thanh niên vùng lân cận ồ ạt kéo vào rừng quy phục người lãnh đạo tương lai của cuộc khởi nghĩa sẽ bùng nổ 2 năm sau.

Triệu Quốc Đại khi ấy còn chủ trương cầu an nên đã tìm vào đến tận sơn trại khuyên em trở về với kiếp sống khuê nữ. Triệu Thị Trinh ôn tồn phân giải "Em muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá trành kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu con glưng để làm tì thiếp người ta".

Chí lớn của người khuê nữ quyết chọn cung kiếm làm phương tiện cứu nước đã được minh định, nhưng dường như vì biết mình biết người nên nàng còn trì hoãn ngày động binh để có thêm thời giờ chỉnh bị lực lượng.

Nhưng Triệu Quốc Đạt lại náo nức vì bị kích thích cao độ bởi những lời lẽ hào hùng của người em gái. Ít lâu sau, tình hình lại đột biến vì vua Đông Ngô cử Lục Dân, một người có tài dùng binh và là anh em thúc bá của danh tướng Đông Ngô Lục Tốn, sang làm Thứ sử Giao Châu. Phó nhậm năm Mậu Thìn 248 tức là năm Xích Ô thứ 11 nhà Đông Ngô. Lục Dân thay thế nhất loạt các quan lại địa phương và những tên mới đến quận Cửu Chân còn tàn ác gấp bội bọn tiền nhiệm khiến dân chúng oán than thấu trời. Vừa phẫn nộ vừa tưởng rằng thời cơ đã thuận lợi, Triệu Quốc Đạt đột ngộ mang quân đánh quận lỵ quận Cửu Chân.

Bị đột biến này dồn vào thế không thể trì hoãn được nữa. Triêu Thị Trinh đành mang quân đi giúp anh. Triệu Quốc Đạt vẫn tự biết không bằng em, quân sĩ dưới cờ ông lại khâm phục người thanh nữ có tài đại tướng, mọi người liền nhất trí suy tôn Triệu Thị Trinh làm Tổng chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Với tư cách đó, người thôn nữ mới ngoài 20 tuổi đã sớm chứng tỏ là không phụ công còn mặt gởi vàng. Bà đánh đâu thắng đó, chỉ trong vòng một tháng trời là lực lượng khởi nghĩa tiêu diệt hay bức rút được hết quân Tầu trên toàn bộ lãnh thổ quận Cửu Chân. Phần vì sợ phép dùng binh sấm sét, phần vì cảm phục độ lượng của người nữ tướng trẻ tuổi, bại binh Tầu nhất trí tôn bà lên là Lệ Hải Bà Vương. Nhưng Triệu Thị Trinh không hề nuôi mộng tranh bá đồ vương. Chỉ vì yêu nước và thương xót đồng bào mà người thôn nữ phải đánh đổi nong tầm, lưỡi hái lây kiếm cung, phải dấn thân gái ra nơi chiến trận. Khi cầm quân đánh giặc Tầu, bà luôn luôn tiến trước mọi người, lẫm liệt trên mình voi trắng, cờ vàng, mũ vàng, giáp vàng, toàn thân như chiếc nhụy vàng của đóa sen trắng khổng lồ. Dường như rất đắc ý với cái hình ảnh lẫm liệt nhưng đẹp mắt như thế nên nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống phá quân Đông Ngô đã tự xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân, ngụ ý không quên phận mình phận gái nhưng lại hạ quyết tâm làm nên sự nghiệp hào hùng của một Tướng quân.

Nhưng lực lượng đơn lẻ của một quận Cửu Chân...chỉ là một phần nhỏ của cả xứ Giao Chỉ dưới quyền đô hộ của Đông Ngô...dĩ nhiên không thể nào đủ dùng cho vị nữ anh hùng cứu quốc đánh thắng Lục Dân mà làm thành hiện thực điều mình hằng ước nguyện. Thứ sử Giao Châu dốc toàn lực vào quận Cửu Chân. Nhụy Kiều Tướng Quân chống phá kịch liệt và hữu hiệu nhưng vẫn không tránh được kết quả đương nhiên của một cuộc đấu sức với phương tiện quá chênh lệch. Lực lượng khởi nghĩa bị tiêu hao gần hết. Triệu Thị Trinh rút về xã Bồ Điền (về sau là làng Phú Điền, tổng Phú Điền, huyện Mỹ Hóa, tỉnh Thanh Hóa) rồi tự sát sau khi giải tán tân binh để tránh sự hy sinh đã trở thành vô ích cho đại cuộc. Dân địa phương lập đền thờ, về sau vua Tiền Lý Nam Đế (544-548) xuất công quỹ cho địa phương trùng tu đền thờ và sắc phong là Bất Chinh Anh Liệt Hùng Tài Trịnh Nhất Phu Nhân. Cho đến năm 1945, trước khi cộng sản lên cầm quyền ở vùng Thanh Nghệ đền thờ vị nữ anh hùng cứu quốc vẫn nghi ngút khói hương ở làng Phú Điền, tỉnh Thanh Hóa.

Chú thích: Trúc Lâm Lê An Bình xin phép cụ Cử Ngẫu Trì Trịnh Đình Rư sửa câu "Vú dài ba thước" khi đề cập đến Bà Triệu Trinh Nương thành "Là người chất phác. Do bởi bà xuất thân là nông gia " . Bài thơ trên đã được sửa chữ hai lần.

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site