lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Quân Sử Việt Nam | quan su viet nam, quân đoàn 2 quân khu 2 việt nam cộng hòaQuân Sử Việt Nam | quân sự việt nam, sư đoàn 22 bộ binh

***

Chiến Trường Bình-Định Và Mãnh Sư Nguyễn-Mạnh-Tường

Quân Sử Việt Nam | anh hùng Nguyễn Mạnh Tường 

Mãnh sư Nguyễn-Mạnh-Tường 

1, 2, 3, 4, 5, 6

Chiến sử của QLVNCH là một chiến sử oanh liệt với biết bao những chiến công lẫy lừng, hiển hách đã từng được quốc tế ca ngợi là một trong những quân lực thiện chiến hàng đầu trên thế giới, và cũng là một quân lực đầy đắng cay, xót xa, tủi nhục, u hờn và bị bức tử đớn đau nhất. Quân Lực VNCH đã chiến đấu anh dũng với những chiến công lừng danh được đương thời và mãi mãi sau này nhắc đến. QLVNCH đã có những tướng lãnh, những cấp chỉ huy tài ba và mưu lược, can trường và đức độ, liêm khiết, được vinh danh. Có những bậc anh hùng vị quốc tuẫn tiết được phụng thờ hương khói trong lòng dân tộc, và những đơn vị thiện chiến sáng ngời trong quân sử. Những địa danh, những trận đánh khốc liệt vang dội một thời mà cho đến tận hôm nay, và mãi mãi về sau, vẫn còn âm hưởng.

Thế nhưng, ngậm ngùi thay, còn biết bao nhiêu các chiến sỹ vô danh, đã chiến đấu từng khiến quân thù bạt vía, đã âm thầm hy sinh xương máu để bảo vệ Tự do cho Đất nước, và cả những cấp chỉ huy mưu lược và can trường đã bị lãng quên, bị nhận chìm trong bóng tối của thời gian.

Sự bất công vô tình gần như hồn nhiên theo dòng thời gian ấy giống như lòng phụ bạc, có phải chăng chỉ vì họ là những chiến binh được xếp vào hàng thứ yếu so với các lực lượng tổng trừ bị, những sư đoàn Bộ Binh…? Các lực lượng ĐPQ + NQ diện địa, vốn dĩ được trang bị và yểm trợ cũng vào hàng thứ yếu, họ được coi là những đơn vị phụ chiến, nhưng thực tế chính họ lại là những đơn vị nòng cốt và thiết yếu của chiến trường, ngày đêm trực diện với kẻ thù, không một phút giây thảnh thơi được về dưỡng quân nơi hậu cứ phố thị sau những trận đánh như những đơn vị tổng trừ bị đàn anh, được khao thưởng, được chào mừng nồng hậu…

Tội nghiệp thay, chính họ chứ không ai khác, đã phải ngày đêm căng sức giữ vững từng tấc đất mà quên lãng thân mình, thậm chí họ đã từ chối mọi tưởng thưởng, những phần thưởng tinh thần. Một thí dụ điển hình như trường hợp một trung đội trưởng Nghĩa Quân, kiêm nhiệm Xã Trưởng Xã Mỹ Hiệp quận Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định, đã từ chối danh vị chiến binh Anh Hùng vào năm 1973 – Anh đã từ chối phần thưởng được du ngoạn Đài Loan, người Nghĩa Quân ấy năn nỉ với Đại Tá Nguyễn Mạnh Tường để xin được ở lại giữ thôn ấp. Anh nói:

- “Xin Đại tá cho em được ở lại. Em mà bỏ đi lúc này, xã Mỹ Hiệp sẽ nguy mất!” Phải nói thêm là bọn Du Kích Xã Mỹ Hiệp nổi tiếng là lỳ lợm và hung bạo, “Nhà Thờ Đá” “Dốc Bà Dần” là những địa danh không xa lạ gì với nhân dân Tỉnh Bình Định, lại do chính sự hung bạo lỳ lợm và của xã đội Du Kích Xã Mỹ Hiệp tạo thành.

Một trong những miền đất bị bỏ quên chính là chiến trường Bình Định và những chiến sỹ của miền đất “Tây Sơn, Áo Vải Cờ Đào “. Và bài viết này xin được coi như lời tạ lỗi muộn màng của một người lính chiến ở chiến trường Bình Định còn sống sót, đang viết những dòng này.

Chiến trường Bình Định – không phải mãi sau này – mà ngay từ thời kháng chiến chống Pháp, đã luôn luôn là một chiến trường sôi động. Những địa danh An Khê, Hoài Ân, An Lão . . . mãi mãi là dấu ấn kinh hoàng cho những binh đoàn viễn chinh Pháp, một phần vì địa thế chiến lược của vùng đất này, một phần khác là lòng người. Thời kháng Pháp, quân đội viễn chinh Pháp, dù đã nhiều phen dồn mọi nỗ lực, vẫn không chế ngự và kiểm soát được, và cũng chính vì thế, một số không nhỏ những người yêu nước đã bị cộng sản Hà Nội lừa gạt bởi chiêu bài Dân Tộc trá hình, đã chiến đấu dũng mãnh trong hàng ngũ của họ.

Sau Hiệp định Genève, một số tập kết ra Bắc, một số lớn ở lại âm thầm tạo dựng cơ sở. Dân chúng Bình Định, với truyền thống yêu nước của vùng đất Quang – Trung, đã bị tuyên truyền bịp bợm về ngọn cờ Dân Tộc trá hình, nên một số lớn dân chúng Bình Định hướng về Hà Nội. Thế nhưng, nét đặc thù của người dân Bình Định là phân minh, Quốc, Cộng rạch ròi, chính sự phân định ấy đã đưa đến thảm trạng tương tranh khốc liệt. Biết rõ điều này, Quân khu 5 của Cộng quân luôn coi chiến trường Bình Định là chiến trường chủ yếu mang tính quyết định, nên họ dồn mọi nỗ lực, tuyên truyền, vận động để đẩy rộng thêm sự chém giết tương tàn, gây hận thù chồng chất.

Chiến trường Bình Định luôn có mặt những đơn vị cộng sản thiện chiến nhất của Quân khu 5. Khi Chu Huy Mân nắm quyền Tư Lệnh, y điều động Sư đoàn 3 Sao vàng “anh hùng”, với những Tiểu đoàn quyết tử, Tiểu đoàn 405 trinh sát đặc công được trao tặng cờ đỏ, với Trung đoàn Địa phương và các huyện đội tinh nhuệ được đặt dưới quyền điều động của những cán bộ cuồng tín và tàn bạo bậc nhất, chưa kể đến vào những năm 1965, được tăng cường thêm Trung đoàn Địa phương Phú Yên dưới sự chỉ huy của ‘Tướng độc nhủ Nguyễn thị Lành, được mệnh danh là Nữ hung thần bất tử.”

Chiến trường Bình Định bùng lên mãnh liệt vào những tháng đầu năm 1965, giữa lúc mà cuộc diện chính trị VNCH đang nổi trôi trong sự bất ổn, những trận đánh ác liệt diễn ra khắp nơi trải dài từ Phù Ly đến tận Bồng sơn với các mặt trận Phù Ly, Đại Thuận, Phù Mỹ, Đèo Nhông, Diêm Tiêu, Vạn Bảo, Phù Cũ . . . đã mở màn dường như cùng một lúc. Chẳng phải bỗng dưng mà tháng 9/1965 sư đoàn Anh Cả Đỏ (SĐ1 Không kỵ ), rồi lần lượt sư đoàn 101, lữ đoàn 173rd Dù đều là những đơn vị thiện chiến nhất của Hoa Kỳ đã phải thay nhau có mặt tại Bình Định, chế ngự An Khê và mật khu Kon Hanùng. Chẳng phải khi không mà sư đoàn Mãnh Hổ bậc nhất của quân đội Đại Hàn được giao sứ mạng trải dài bảo vệ quốc lộ 19, nhưng vẫn không chu toàn việc bảo vệ trọn vẹn sinh lộ này.

Tỉnh Bình Định là tỉnh được coi là rộng nhất trong toàn quốc với diện tích khoảng 10.000km vuông, chiều dài từ đèo Cù Mông đến đèo Bình Đê là 120km, chiều ngang từ Mũi Phương Mai đến biên giới tỉnh Pleiku là 90 km, với 3/4 là núi rừng trùng điệp, với các mật khu Kon Hanùng phía Bắc quận An Túc, giáp ranh tỉnh Kontum và Quảng Ngải. Mật khu An Lão, mật khu Vân Canh, mật khu Vĩnh Thạnh, căn cứ địa 226 nằm giữa ba quận đông Vĩnh Thạnh, tây Phù Mỹ và Nam Hoài Ân, mật khu mà chúng gọi là khu tam giác sắt vùng núi non Mỹ Thọ của Quận Phù Mỹ, là nơi mà chúng ém quân và xuất phát những cuộc tấn công ác liệt nhất. Dân số được kiểm kê vào tháng 1/1973 là 996.673 người (đây là con số không được trọn vẹn) được chia làm 14 quận: Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù cát, Tuy Phước, Tam Quan, Vân Canh, Nhơn Bình, và Nhơn Định. (Sau này Vĩnh Thạnh, Tam Quan, Vân Canh được đổi thành Nha Phái Viên Hành Chánh, riêng An Lão, nơi diễn ra trận đánh khốc liệt Suối đôi, Đồi Thánh Giá vào năm 1964, An Lão đã không còn kiểm soát được.)

Tính cuối năm 1972 Lực lượng ĐPQ và Nghĩa quân trực thuộc TK/Bình Định gồm hai BCH Liên đoàn 271 và 272, 18 Tiểu đoàn ĐPQ, 12 Đại đội biệt lập, 620 Trung đội Nghĩa quân ( chưa kể đến quân số thuộc Xây Dựng Nông Thôn và Nhân Dân Tự Vệ). Để tăng viện cho tình hình chiến trường, Sư đoàn 22/BB có 4 Trung đoàn : 40, 41, 42, 47, thì thường xuyên 2 Trung đoàn 40 và 41 phải trấn ngự tại Bình Định. Quân đoàn 2 chỉ còn lại 4 Trung đoàn của Sư đoàn 23 và 2 Trung đoàn của SĐ/22/BB chia đều cho các tỉnh còn lại của Quân khu. Ngoài ra, trong giai đoạn sôi động nhất, Liên đoàn 6 và Liên đoàn 4/BĐQ được tăng cường trấn ngự 3 quận bắc Bình Định. Với một lực lượng lớn như thế, vẫn không đủ để dàn trải, để ổn định.

Vị Tỉnh trưởng dân sự cuối cùng là Ông Bùi Thúc Duyên, đã chuyển tiếp cho các sỹ quan của Quân lực từ cuối năm 1963 : Đại tá Trần Văn Tươi , Đại tá Nguyễn Thanh Sằng , Thiếu tá Trần Đình Vọng, Thiếu tá Thịnh, Trung tá Lê Trung Tường, Trung tá Trần Đình Vọng { lần thứ 2 }, Đại tá Nguyễn Mộng Hùng, Trung tá Phan Minh Thọ, Đại tá Nguyễn Duy Bách, Đại tá Nguyễn Văn Chức, Đại tá Hoàng Đình Thọ và vị Tỉnh trưởng kiêm TK/Trưởng cuối cùng là Đại tá Trần Đình Vỵ.

Đ/Tá Nguyễn Văn Chức, một sỹ quan cao cấp của ngành Công binh chuyên nghiệp nhận chức Tỉnh trưởng kiêm TK/Trưởng vào giữa năm 1971, với Tiểu khu phó là Đại tá Hà Mai Việt (Binh chủng Thiết giáp), Tham mưu trưởng là Trung tá Nguyễn Văn Cừ của Quân cụ. Đây là giai đoạn mà các sỹ quan cột trụ không từng là sỹ quan tác chiến lại phải gánh nhận áp lực nặng nề nhất trên chiến trường Bình Định.

Giữa lúc tình hình sôi động ấy, các chức vụ then chốt vốn là do các sỹ quan đã từng phục vụ tại Tiểu khu Bình Định trên dưới 10 năm, trưởng thành qua những kinh nghiệm chiến trường, biết rành rẽ về hiễm địa và nhân sự… lại bị cho là cấp bậc quá thấp (Thiếu tá), không đủ khả năng chỉ huy và lãnh đạo, nên Đại tá Chức đã xin Bộ TTM bổ nhiệm về Bình Định 50 Trung tá để thay thế các sỹ quan đương nhiệm. Bộ TTM chấp thuận và thuyên chuyển 30 sỹ quan cấp bậc Trung tá về Tiểu khu Bình Định, gồm đủ mọi thành phần. Bộ TTM gởi ra 16 vị, và BTL/QĐ2 gởi xuống 14 vị để đáp ứng yêu cầu của Đ/tá Chức. Đại đa số các vị sỹ quan trung, cao cấp này khi được tăng cường cho Bình Định đều có vẻ ngao ngán với tâm trạng đi đày trong các chức vụ không tương xứng. Người duy nhất, nhận nhiệm vụ bằng cả tấm lòng, bằng cả trí tuệ và sự nhiệt thành, đó là Trung tá Nguyễn Mạnh Tường. Ông rời chức vụ Giám đốc Trung tâm Hành quân Quân đoàn 2 về làm Tham mưu phó Hành quân Tiếp vận dưới trướng Tham mưu Trưởng Nguyễn Văn Cừ, vị Trung tá Quân cụ, gọi máy PRC25 liên lạc hành quân như gọi điện thoại… May mắn thay, Trung tá Nguyễn Mạnh Tường đã đến, đáo nhiệm một chức vụ quá khiêm tốn với tài năng và một bộ óc quân sự tuyệt vời, cộng với lòng nhiệt thành và một trái tim trong sáng. Chính vị Trung tá năng động này đã làm nên chiến thắng oanh liệt, cứu nguy cho sự tan nát của Bình Định mỗi lúc một gần kề, khi mà Sư đoàn 3 Sao vàng đã chiếm một cách trọn vẹn 3 quận bắc Bình Định là Tam Quan, Hoài Nhơn, Hoài Ân. Thiếu tá Hồng Bảo Hiền, Quận trưởng Hoài Nhơn tử trận, lực lượng trú phòng của 3 quận rút chạy bằng đường biển vì sức mạnh tổng lực của địch. Tinh thần binh sĩ hoang mang, thành phố Qui Nhơn trống vắng, 70% dân chúng tháo chạy về Nam. Cùng lúc ấy, trận chiến bùng nổ khắp nơi, các Trung đoàn thuộc SĐ/22 từ Đệ Đức (Phù Mỹ) bị điều động tăng cường mặt trận Tân Cảnh, tư lệnh SĐ/22 BB Đại Tá Đạt cùng một số sỹ quan tham mưu bị bắt, tình thế cực kỳ bối rối, thành Phố Qui Nhơn bị pháo kích. Bộ chỉ huy tiểu khu hầu như không có một kế hoạch khả dĩ nào đủ để ứng phó với tình hình mỗi lúc một trở thành nghiêm trọng.

1, 2, 3, 4, 5, 6

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed

free counters
un compteur pour votre site