lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Thiền Trúc Lâm Và Tín Ngưỡng Tôn Giáo

1, 2, 3, 4

ĐINH QUANG MỸ

Trên phương diện triết lý, Bồ Tát Quán Thế Âm được coi như hiện thân của tác dụng viên dung và phổ biến trong lý tưởng Đại thừa. Kinh Thủ lăng nghiêm tam-muội đã dành cho ngài địa vị quan trọng này. Đằng khác, kinh Pháp hoa, khi phẩm Phổ môn nói về hạnh nguyện và các phương tiện lợi tha của Bồ Tát Quán Thế Âm, được thêm vào đó, thì nghiễm nhiên ngài bắt đầu chiếm giữ các vị trí mà trước kia Đại thừa dành cho Bồ tát Văn-thù và Phổ Hiền. Mặc dù kinh Pháp hoa vẫn chưa đi quá xa truyền thống nguyên thủy của Đại thừa, là mở đầu kinh bằng một chương dành cho Bồ tát Văn-thù và chấm dứt bằng một chương dành cho Phổ Hiền6 . Tức lý tưởng của Đại thừa khởi đầu bằng Trí theo đó quán sát hết thảy đều Không, và chấm dứt bằng Hành là thể hiện tâm nguyện Đại bi và phương tiện tối thắng phát xuất từ Trí. Sự thay thế ảnh hưởng giữa các Bồ tát trong các kinh điển này rất có nghĩa, nó cho thấy mức độ đại chúng hóa của triết lý Đại thừa.

Như vậy, khi nói tới sự phát triển của một nền tín ngưỡng tôn giáo lấy đức Quán Thế Âm làm đối tượng sùng tín, chúng ta phải đi từ hai sự kiện hỗ tương, phát xuất từ hai chiều ngược nhau. Một chiều, đi từ trung tâm văn học và tư tưởng triết lý của Đại thừa, và một chiều khác đi từ những tín ngưỡng bình dân ảnh hưởng lần đến trung tâm của nền văn học đó. Những hoạt động thực tiễn của hai chiều phát triển này có thể tìm thấy trong các dữ kiện lịch sử liên hệ Trung Hoa và Việt Nam. Dưới đây xin nêu một ít các dữ kiện đó.

Trước hết là những dữ kiện lịch sử về hoạt động thực tiễn của chiều phát triển thứ nhất, lấy kinh Pháp hoa làm khởi điểm cho đến kinh Thủ lăng nghiêm làm điểm chung kết.

Dữ kiện sớm nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa và Việt Nam đáng ghi nhận ở đây có lẽ là Trúc Pháp Hộ và Chi-cương-lương-tiếp. Chi-cương-lương-tiếp theo bản mục lục Phật điển Trung Hoa của Tăng Hựu, đời Lương, thế kỷ thứ V, Xuất Tam tạng ký tập, thì nguyên quán là người Nhục chi, dịch kinh Pháp hoa tam muội, 6 quyển, tại Giao châu, vào khoảng niên hiệu Cam lộ, 225 s.TL7 . Nhưng bản dịch này hiện không lưu hành, nên chúng ta không rõ nội dung có liên hệ như thế nào đối với đức Quán Thế Âm.

Về Trúc Pháp Hộ, mà tên tiếng Phạn được phiên âm là Đàm-ma-la-sát (Dharmarakṣa), cũng là người Nhục chi, thường được tôn xưng là “Đôn hoàng Bồ tát;” ngài dịch kinh Chánh pháp hoa, 10 quyển, vào khoảng niên hiệu Thái khang thứ VII (286). Sau đó, trích phẩm Phổ môn thành một bản dịch độc lập lấy tên là Phổ môn kinh, và cũng được gọi là Quán Thế Âm kinh8 . Thế thì vai trò của đức Quán Thế Âm đã có được sự quan trọng từ đó. Những truyện cảm ứng linh nghiệm về sau của các người đọc tụng Kinh Pháp hoa, như được ghi trong Hoàng tán Pháp hoa truyện, 10 quyển, của Đường Huệ Tường; và Pháp hoa truyện ký, 10 quyển, của Đường Tăng Tường; phần lớn những sự tích cảm ứng này cho phép chúng ta nghĩ là do sự hiển linh của đức Quán Thế Âm hay của phẩm Phổ môn trong kinh đó. Theo tinh thần này, chúng ta có thể dẫn ở đây một ít những truyện cảm ứng được ghi trong hai tác phẩm vừa kể, có liên hệ với Giao châu.

Hoàng tán Pháp hoa, quyển 5, chúng ta đọc truyện cảm ứng của một cư sĩ, mà sách gọi là "hữu tín sĩ", khuyết danh, ở huyện Bình lục, Giao châu. Ông này, nhân tụng kinh Pháp hoa, ngưỡng mộ tích ngài Dược Vương, nên sau khi tự thiêu, đất đùn lên hình như người ta. Người cha đến đào, tìm thấy một tượng bằng vàng, lớn bằng người ta…

Cũng sách đã dẫn, quyển 7, có chép truyện cảm ứng của Thích Pháp Ái, được nói là Giao châu Tăng đô; người gốc Trường sa, sống trong khoảng đời Trần và Tùy, thế kỷ VII, nhờ tụng kinh Pháp hoa mà trốn thoát giặc cướp vào lúc sắp sữa bị giết, bằng một phép lạ.

Chúng ta không rõ các bản kinh mà họ tụng là bản dịch của ai, nhưng có thể thấy Giao châu đã có liên hệ với văn học Pháp hoa rất sớm, ít nhất là với Chi-cương-lương, từ thế kỷ III.

Trên phương diện đại chúng, chúng ta có những dữ kiện về tín ngưỡng Quán Thế Âm trễ hơn. Bởi vì, theo tài liệu mà chúng ta hiện có, hình như dữ kiện đầu tiên xuất hiện ở thế kỷ VII, với du tăng Tăng-già-bạt-ma, được Nghĩa Tịnh ghi lại trong Đại Đường Tây vực cầu pháp Cao tăng truyện. Sách chép như sau9 :

"Tăng-già-bạt-ma, người nước Khang cư. Thuở nhỏ, đã từng vượt sa mạc mà đến Kinh đô (Trường sa). Bẩm chất rất sùng tín, giới hạnh thanh nghiêm, tâm niệm hằng chú vào việc bố thí, từ bi. Trong niên hiệu Hiển khánh (656-660), vâng lịnh vua (Đường) cùng với các người đi sứ sang chiêm lễ Ấn độ. Đến chùa Đại giác, nơi tòa Kim cương, mở rộng đại trai đàn cúng thí, bảy ngảy bảy đêm đèn chong liên tục. Lại ở trong viện Bồ đề, dưới cây Vô ưu, điêu khắc tượng Phật và tượng Bồ tát Quán Tự Tại, hết lòng tán ngưỡng. Người thời bấy giờ khen là hiếm có. Về sau, trở lại Trung hoa, rồi lại vâng lịnh vua sang Giao chỉ hái thuốc. Bấy giờ, Giao châu gặp nạn đói hoành hành, người và vật đói chết. Mỗi ngày, sư mang các thứ ẩm thực đi cứu tế những kẻ côi cút, khổ sở. Lòng từ bi của ngài sâu thẳm từ bên trong cho nên nước mắt tuôn chảy ở bên ngoài. Người đương thời gọi ngài là Thường Đề Bồ tát10 . Sau mắc bệnh nhẹ mà mất. Xuân thu hơn 60."

Mặc dù nguyên cả đoạn văn chứng tỏ địa bàn hoạt động của Tăng-già-bạt-ma là Trung hoa và Ấn độ, nhiều hơn là Giao châu. Nhưng có hai sự kiện đáng lưu ý nhất. Sự kiện trước hết, chúng ta biết rằng ngài là một người sùng tín Bồ Tát Quán Thế Âm đến độ người đương thời cho là hiếm có. Tiếp theo là hoạt động cứu tế xã hội của ngài. Như vậy, từ một tâm hồn sùng tín đức Quán Thế Âm ở bên trong, phát hiện ra những hành vi liên hệ mật thiết giữa hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội của Phật giáo đã diễn ra như thế nào tại Giao châu ở vào thế kỷ thứ VIII. Nói cách khác, tín ngưỡng tôn giáo và hoạt động xã hội như là hai yếu tố chính trong Phật giáo Việt Nam, xét như một phong trào tôn giáo.

Cho tới khi, các phái Thiền, có thể nói là chính thống, được thiết lập tại Việt Nam, thì vị trí của Quán Thế Âm càng lúc trở nên quan trọng. Sự kiện này, trước hết, chúng ta có thể ghi nhận từ tiểu sử của Thiền sư Ma Ha11 , theo như TUTA đã ghi chép. Tiểu sử đó đại khái như sau:

"Thiền sư Ma Ha, trước kia tên là Ma-ha Ma-da, vốn người thuộc chủng tộc Chiêm thành, thân phụ cũng đã từng làm vua dưới triều Tiền Lê. Sư rất giỏi tiếng Phạn. Năm 24 tuổi, nối nghiệp cha để giữ ngôi chùa của cha. Thường giảng kinh điển, nhưng sau thấy Hộ Pháp thiên thần chê đó là cái học mặt ngoài, vô ích. Sư tuyệt vọng gần như muốn gieo mình xuống sông mà chết. May gặp ngài Đông Lâm Viễn đi ngang qua đấy, ngăn cản mới thôi. Rồi gặp Pháp Thuận, được truyền thọ phép sám hối, chuyên tụng chú Đại bi, cảm được Quán Thế Âm rưới tịnh thủy cho mà hốt nhiên minh tâm tỏ ngộ. Sau nhờ chuyên cần mà chứng được Tổng trì tam-muội, và các phép huyễn thuật. Lê Đại Hành nghe tiếng, ba lần thỉnh sư vào triều, nhưng bị từ chối.Vua giận, sai người bắt giam. Nhưng hôm sau, đã thấy sư ở ngoài tăng phòng, mà cửa vẫn khóa như cũ…

“Sư đến Ái châu… dân ở đây sát sinh cúng thần. Sư can, nhưng họ nói: Thần linh của chúng tôi hỉ nộ bất thường, không dám trái mệnh. Sư cam đoan với họ, cứ bỏ việc dữ đó đi. Mọi việc sẽ do sư chịu hết. Về sau, nhân sư trị lành bịnh cho một người dân ở đây nên được họ tin theo, bỏ việc sát hại để cúng thần…”

Không rõ sư mất năm nào, nhưng có thể coi như đồng thời với Khuông Việt và Vạn Hạnh. Những vị này đã vận dụng các phương tiện tôn giáo cho một kế hoạch chính trị của họ, trong khi Ma Ha đem tín ngưỡng tôn giáo cho các hoạt động xã hội. Thế thì, ở đây chúng ta cũng thấy tín ngưỡng tôn giáo đã có liên hệ như thế nào đối với các hoạt động chính trị và xã hội của các Thiền sư trước triều đại nhà Lý không xa mấy.

Cho tới giữa triều Lý, người ta thấy Thiền sư Từ Đạo Hạnh tụng chú Đại bi cho mục đích báo thù12 . Gạt ra ngoài tính cách thần thoại hoang đường của nó, chúng ta có thể thấy đến đây thì tín ngưỡng Quán Thế Âm trở thành hiện tượng đại chúng, cho nên thần chú Đại bi, vốn biểu hiệu cho linh thể tâm nguyện Đại bi của Bồ Tát Quán Thế Âm, được tin tưởng theo sở thích riêng tư. Nghĩa là mức độ thịnh hành gần như đến cao độ, và có thể trở thành hiện tượng cuồng tín. Dù chúng ta có thể nói việc Từ Đạo Hạnh báo thù do tư kỷ qua sự hổ trợ của đức Quán Thế Âm là chuyện hoang đường, nhưng một chuyện hoang đường như thế mà được truyền tụng trong nhân gian như một thực tế, thì mức độ tín ngưỡng đó còn thịnh hành hơn chúng ta tưởng. Thêm nữa, khi chùa Một Cột được dựng lên thì tín ngưỡng Quán Thế Âm hẳn nhiên là tin tưởng chung từ thượng lưu trí thức cho đến đại chúng. Những dữ kiện đó chứng tỏ rằng, cho đến đời Lý, tín ngưỡng Quán Thế Âm trở thành phong trào tôn giáo thực sự.

Phong trào đó đã là một hiện tượng xã hội, phản ảnh tin tưởng của một thời đại lịch sử, và nó cắm sâu gốc rễ vào lòng đại chúng, cho nên, chúng ta thấy cho đến đời Hậu Lê, ngay trong phái Thiền Yên tử, Tín ngưỡng Bồ tát Quan Thế Âm được dùng làm nền tảng cho lý tưởng Tam giáo đại đồng, được biểu hiện rất rõ nơi Đại chân viên giác thanh.

Nội dung tư tưởng của ĐCVGT đã được trình bày đại cương trong các số Tập san trước. Ở đây, xin nói thêm một ít chi tiết về những gì liên hệ với tín ngưỡng tôn giáo đại chúng trong đó.

Trước hết, tác phẩm được trình bày dưới những luận chứng âm dương và chính những luận chứng mở ra cho chúng ta hai bình diện. Bình diện thứ nhất, là quan niệm tư tưởng triết lý âm thanh của tác phẩm. Bình diện thứ hai, khía cạnh thực hành của nó. Trên bình diện tư tưởng, chúng ta đã khảo sát về sự triển khai tư tưởng Nhất tâm để làm căn cơ cho tư tưởng Tam giáo đại đồng. Trên phương diện thực hành, chúng ta có thể thấy những điểm chung giữa ĐCVGT và KHL. Trong số những điểm chung này, điểm quan trọng và cốt yếu nhất, đó là ý niệm về thời gian. KHL căn cứ trên vận hành của thời gian, thể hiện cụ thể qua thời tiết, để lập ra một đường lối hành Thiền thích hợp cho lý tưởng quốc gia và Phật đạo của Thiền Trúc lâm.

Cũng trong ý nghĩa tương tợ, ĐCVGT căn cứ trên vận hành của thời gian để nói về bản thể và tác dụng của Quán Thế Âm Bồ tát. Nếu gạt ra tất cả màu sắc tư tưởng của tác phẩm, chúng ta có thể thấy lý tưởng cứu cánh mà nó nhắm đến. Lý tưởng đó được biểu dương trọn vẹn nơi hạnh nguyện cứu khổ của đức Quán Thế Âm. Nói cách khác, đó là lý tưởng xã hội, được khoác cho màu sắc tín ngưỡng tôn giáo. Như vậy, chính đức Quán Thế Âm như một đối tượng sùng tín của tôn giáo đã là động cơ thúc đẩy cho sự thành hình của tác phẩm.

Vấn đề được đặt ra cho chúng ta ở đây là: Vai trò của đức Quán Thế Âm trong lịch sử Phật giáo như thế nào? Và nói riêng hơn nữa, tín ngưỡng Quán Thế Âm ảnh hưởng điều kiện xã hội và tâm lý quần chúng Việt Nam như thế nào? Đây là những trọng tâm cho những khảo sát tiết hai dưới đây.

1, 2, 3, 4

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site