lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Thiền Trúc Lâm

Nguồn: Phật Việt

1, 2, 3, 4, 5, 6

TIẾT MỘT
------------------------------------------------------------
LỊCH SỬ TRUYỀN THỪA
CỦA
THIỀN TÔNG VIỆT NAM VÀ PHÁI THIỀN TRÚC LÂM.

Việt Nam bốn bể cửu châu
Hưng sùng đạo Bụt chợ quê khắp miền
Gió thung thổi lọt am hiên
Tinh thần sảng nhớ lòng Thiền chép ra
Trước kể tông phái Thiền gia
Ai ai học đạo xem hòa biết hay
Tây Thiên Thích Ca là Thầy
Truyền cho Ca Diếp liên rày A Nan
Tính được nhị thập bát viên
Hai mươi tám Tổ Tây Thiên thuở này
Đạt Ma Tổ mới phương tây                                                                                   
Vượt sang Đông độ truyền nay kệ rằng:
…………….        (TTBH, câu 17-28)

Đoạn thơ nôm trên đây được trích từ những lời mở đầu của TTBH. Chúng không cung cấp cho ta những dữ kiện cần thiết về sự truyền thừa của Thiền tông Việt Nam. Nhưng chúng đã quả quyết với chúng ta một điều rất nghiêm trọng: Nói tới Thiền tông là phải nói từ đức Thích Ca trở xuống, và tất cả Thiền tông ở Đông độ đều phải bắt đầu kể từ Bồ Đề Đạt Ma. Đúng như cung cách của Thông Biện khi trả lời cho Thái hậu nhà Lý về lịch sử Thiền tông Việt Nam. Vậy, tại Việt Nam, người ta đã nối kết như thế nào để có sự truyền thừa liên tục của Thiền tông? Cho đến nay, chúng ta vẫn không có giải thích nào có thẩm quyền hơn ngoài giải thích của TUTA. Theo đó, Thiền tông được gọi là tâm tông của Phật, ở Ấn thì bắt đầu với Ca Diếp; ở Trung Hoa, bắt đầu với Bồ Đề Đạt Ma; và ở Việt Nam, bắt đầu với Tì Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Riêng sách Thiền uyển thống Yêú kế đăng lục của Như Sơn đời Hậu Lê lại không liệt kê danh tánh hai vị sơ Tổ của ngành Thiền tông Việt Nam vào trong thế hệ truyền thừa. Sách TTBH hình như cũng giống thuyết của Kế đăng lục (v.t: KĐL). Trong khi đó, bài lược dẫn trong TSNL hình như theo thuyết của TUTA, nên nối kết sự truyền thừa của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử với dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Chúng ta thử khảo sát giá trị lịch sử của các thuyết trên đây, chia chúng làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất, lấy TUTA làm chính. Nhóm thứ hai, lấy KĐL làm chính đối chiếu với TTBH. Bởi vì, TUTA được cấu kết theo một hình thức bác học và làm lộ hẳn truyền thống sáng tác của Thiền tông, trong khi TTBH thuần túy là những lời ca dân giả, nên có thể coi là đại diện cho kiến thức về lịch sử Thiền tông của quảng đại quần chúng.

Thuyết của Thiền uyển tập anh: Tác giả của sách này có lẽ là môn hạ của phái Vô Ngôn Thông nên đã dành cho Vô Ngôn Thông và những người thừa kế một vị trí đặc biệt quan trọng. Dù vậy, ông chắc chắn không biết gì nhiều về thân thế của vị khai tổ của mình, ngoài những dữ kiện có sẵn trong Truyền đăng lục (v.t: TĐL), một quyển sử Thiền tông căn bản của Trung Hoa. Cái khó khăn cho chúng ta là không hiểu bằng cách nào Thông Thiền sư của TĐL lại là một với Vô Ngôn Thông củaTUTA. Mặc dù Tập anh có nói rằng, Vô ngôn Thông là một biệt danh mà người đương thời đặt cho, và biệt danh đó TĐL gọi là Bất Ngữ Thông. Thế thì tên thật của Thiền sư này không rõ là gì. Vã lại, TĐL chép sự tích của Thông Thiền sư đến lúc trở về nguyên quán, tỉnh Quảng Châu, trụ trì nơi chùa Hòa an, rồi thôi. Không thấy nói những sự việc liên quan đến sư về sau này nữa. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta nói TUTA gán ghép Vô Ngôn Thông với Thông Thiền sư TĐL một cách gượng gạo. Hiển nhiên, còn đợi nhiều khảo cứu giá trị về vấn đề này.

Những thiếu sót của TUTA đối với Vô Ngôn Thông quá ít, nếu ta so với những gì mà sách nói về Tì Ni Đa Lưu Chi. Ngay cái nguyên quán của Thiền sư này, Tập Anh đã ghi chép một cách trái ngược nếu đối với các dữ kiện mà tài liệu sử của Phật giáo Trung Hoa cung cấp. Trước hết, Tập Anh nói rằng Tì Ni Đà Lưu Chi người gốc Nam Ấn, trong khi tác phẩm gần với Tì Ni Đa Lưu Chi nhất, Trường Phòng lục , lại ghi rõ là người nước Ô Trượng, thuộc miền Bắc Ấn. Rồi đến niên đại dịch kinh, chúng ta được biết Tập Anh phỏng chừng sáu năm trước năm Đại tường thứ 2 (580), đời nhà Chu. Nhưng Trường Phòng Lục lại cho biết rất rõ cả về năm cũng như tháng: Nhà Tùy, niên hiệu Khai Hoàng thứ 2 (582), tháng 2, Tì Ni Đa Lưu Chi dịch xong kinh Tượng đầu tinh xá, và cũng trong niên hiệu đó, tháng 7 dịch xong kinh Phương quảng Tổng Trì. Tập Anh không những chỉ mơ hồ về niên đại phiên dịch mà còn lầm cả tác phẩm phiên dịch, khi sách quả quyết kinh Bắc nghiệp sai biệt được Tì Ni Đa Lưu Chi phiên dịch, mà kỳ thực, kinh này do Pháp Trí dịch, cùng trong một thời gian và địa điểm với Tì Ni Đa Lưu Chi. Những dữ kiện vừa nói cho thấy TUTA có sử dụng tài liệu của lịch sử Phật giáo Trung Hoa, nhưng lại sử dụng một cách sai lạc . Vì thế chúng ta không thể không thận trọng đối với sự trình bày của Tập Anh về truyền thừa của Thiền tông Việt Nam. Bỏ ra ngoài tính cách bấp bênh trên giá trị lịch sử, chúng ta cũng có thề thử hỏi TUTA có thể cung cấp một vài chỉ điểm nào về tính cách truyền thừa của Thiền tông Việt Nam không? Nếu có thể trả lời một cách vắn tắt, chúng ta có thể ghi lại hai dữ kiện trong Tập Anh để làm luận chứng cho vấn đế.
Điểm thứ nhất, tính cách nhất quán của hai dòng Thiền được ghi trong Tập anh. Phân tích kỷ, chúng ta sẽ thấy rõ đa số các Thiền sư trong dòng Tì Ni Đa Lưu Chi đều có khuynh hướng thần bí, nghiêng nặng về tín ngưỡng tôn giáo nhân gian. Trong khi đó, đa số các Thiền sư thuộc dòng Vô Ngôn Thông nghiêng hẳn về phương diện văn học và tư tưởng.

Điểm thứ hai, chúng ta thấy rải rác trong các tiểu sử những dữ kiện được truyền tụng ở nhân gian hơn là có tính cách lịch sử khách quan .

Những gì mà được lưu truyền thịnh hành trong nhân gian, thì dù không có tính cách lịch sử cũng phải trở thành lịch sử. Luận chứng này cho phép chúng ta chấp nhận đường lối thiết lập thế hệ truyền thừa cho Thiền tông Việt Nam của TUTA.

Thế hệ truyền thừa của Thiền tông Việt Nam theo thuyết của TUTA, chúng ta có thể lập một đồ biểu đại lược như sau:


ĐỒ BIỂU A: TRUYỀN THỪA THIỀN TÔNG VIỆT NAM
Theo Thiền uyển tập anh

Phật Tổ Thích Ca
Ca Diếp Tôn giả
(Thiền tông Ấn độ)
……………………

Bồ Đề Đạt Ma
(Thiền tông Trung Hoa)
……………………….

Tam Tổ Tăng Xán

Tứ Tổ Đạo Tín   

Ngũ Tổ Hoàng Nhẩn   

Lục Tổ Huệ

Tì Ni Đa Lưu Chi
(Thiền tông Việt Nam)

Nam Nhạc
Mã Tổ
Bách Trượng
………………
(……………..)    

Thanh Nguyên
……………

Thông Thiền sư
(Vô Ngôn Thông – Thiền Tông Việt Nam)
(………………………..)

phật giáo việt nam

Thuyết của Kế đăng lục (v.t: KĐL) Theo lời tựa của Hòa thượng Phúc Điền, viết cho lần trùng khắc vào năm Tự Đức thứ 12 (1859), thì tác phẩm được mô phỏng theo Ngũ đăng Hội nguyên, chia thế hệ truyền thừa theo năm nhánh của Thiền tông Trung Hoa, mà trong số đó có hai nhánh là Lâm tế và Tào động được truyền vào Việt Nam. KĐL chép thứ tự truyền thừa của hai nhánh này. Về nhánh Lâm tế, ở Việt Nam bắt đầu với Chuyết Công. Nhánh Tào động bắt đầu với Thủy Nguyệt. Mặc dù lời tựa ấy có nhắc đến Ngũ đăng Hội nguyên, nhưng tác phẩm này chỉ chép tiểu sử các Thiền sư Trung Hoa đến đời thứ 14, tính theo dòng Nam Nhạc, và đời thứ 15 tính theo dòng Thanh Nguyên. Trong khi đó, Chuyết Công chỉ có thể thuộc vào đời thứ 37 tính theo dòng Nam Nhạc. Sau Ngũ đăng Hội nguyên được viết vào năm Sùng trinh thứ 17 (1644), tác giả là Tĩnh Trụ; chép từ đời thứ 15 của Nam Nhạc vào thứ 16 của Thanh Nguyên. Chúng tôi tìm thấy một tác phẩm khác, nó cung cấp cho ta nhiều chi tiết quý giá cho việc thiết lập sự liên lạc truyền thừa giữa các ngành Thiền tông Trung Hoa đến Việt Nam. Đó là Ngũ đăng Toàn thư, tác giả là Siêu Vĩnh, viết vào năm Khang Hi thứ 12 (1692). Niên đại này xác nhận Siêu Vĩnh đồng thời với Chuyết Công, hoặc thầy của Chuyết Công. Tác phẩm này quý giá ở chỗ nó cho biết niên đại sinh hoạt của các Thiền sư cho đến thầy trò của Chuyết Công, điều mà KĐL không đá động gì đến. Vì không cốt ý đi sâu vào chi tiết, nơi đây chúng tôi chỉ xin đơn cử trường hợp đối chiếu điển hình, giữa Ngũ đăng Toàn thưKế đăng Lục.

Trước hết, cũng nên ghi nhận lối trình bày phả hệ truyền thừa theo KĐL. Theo đó, sách chép Ca Diếp là Tổ thứ nhất, rồi lần lượt tính liên tục ngang qua Trung Hoa cho đến Việt Nam. Như vậy, thay vì chép Huệ Năng là tổ thứ 6 theo thông lệ thì sách ghi là Tổ thứ 33. Và cũng theo thông lệ của các quyển sử Thiền Trung Hoa, người ta ghi thứ tự truyền thừa của năm dòng Thiền theo hai nhánh lớn là Nam Nhạc và Thanh Nguyên. Thí dụ: thay vì ghi rằng Lâm Tế thuộc đời thứ 4 của Nam Nhạc. KĐL ghi là đời thứ 38; tức là kể từ Ca Diếp truyền đến đã được 38 đời. Dưới đây là ba thế hệ Chuyết Công, thuộc phả hệ Nam Nhạc, theo Ngũ đăng Toàn thư.

-Kế đăng Lục: Tổ thứ 37, Thiên Đồng Mật Hòa thượng. Theo Ngũ đăng Toàn thư: Dòng Nam Nhạc đời thứ 33, Thiên Đồng Mật Vân Viên Ngộ Thiền sư, tịch năm Vạn lịch thứ 12 (1584) .

-Kế đăng Lục: Tổ thứ 8, Lâm Dã Kỳ. Ngũ đăng Toàn thư: Nam Nhạc đời thứ 34, Thai Châu phủ, Thông Huyền Lâm Dã Thông Kỳ Thiền sư, tịch năm Nhâm Thìn trong niên hiệu Thuận Trị (1652) .

-Kế đăng Lục: Tổ thứ 69, Ẩn Mật Hòa thương. Ngũ đăng Toàn thư: Bảo An Nhị Ẩn Mật Thiền sư, tịch năm Giáp Dần đời vua Khang Hi (1664) .

1, 2, 3, 4, 5, 6

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site