lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

Weblinks:

 

Tư Tưởng Của Phật Giáo

Chữ Nhân của tộc Việt

Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo

Cũng cùng chữ Nhân nhưng người Tàu và người Việt có những suy tư và hành xử khác nhau.

Chữ Nhân của người Tàu được trình bày đầu tiên trong Ngũ Thường của Khổng Tử. Vốn để đào tạo một chính nhân quân tử Trung Hoa. Ngũ Thường gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Thầy Mạnh Tử định nghĩa người đại trượng phu quân tử như sau: Phú quý bất năng dâm. Khi người quân tử được giàu sang thì không nên say mê danh vọng, địa vị, sắc đẹp, bài bạc, hút sách ở cuộc đời; Bần cùng bất năng di. Người quân tử cho dù gặp nhiều khó khăn trở ngại hay bần cùng trong lý tưởng hay trên cuộc đời cũng không nên nản chí mà bỏ đi lý tưởng mình đã và đang theo đuổi; Uy vũ bất năng khuất. Người quân tử không bao giờ bị khuất phục bởi sức mạnh, cường quyền.

Tuy nhiên chữ Nhân nói trên còn bị khá nhiều giới hạn. Giới hạn của nó ở chổ chỉ nhằm tu chỉnh con người bên ngoài nhưng thiếu chú trọng về mặt tâm hồn. Nghĩa là tu dưỡng nội tâm để trở nên một con người có thể tự thắng mình. Con người tự thắng mình tức là con người đã vượt qua được những sự phiền não, tựu chung ở tham lam, giận dữ và mê muội. Hơn nữa chữ Nhân của người Tàu không mở rộng thành tình thương giống nòi đồng loại.

Chữ Nhân của người Việt là trường hợp khá đặc biệt. Dân tộc ta sống cạnh một nước láng giềng to lớn, hung hăng cũng như rất tham lam bành trướng lãnh thổ. Kể từ thời lập quốc cách đây trên 5000 năm đã liên tục đề kháng lại sự xâm lăng của người Tàu phương Bắc. Chữ Nhân này đã được tổ tiên chúng ta ngay từ thưở xa xưa đã được phổ biến cũng như hành trì như là khuôn mẫu gìn giữ độc lập cũng như sự tự do giống nòi. Với quan niệm :"Ta thà bỏ mạng sống một đời chứ không bỏ chí lớn, quên mình để yên ổn quần sanh, đó là lòng NHÂN bao trùm trời đất vậy". Cũng chính nhờ chữ Nhân này mà sau khi Hai Bà Trưng thất bại trong cuộc chiến chống quân Tàu xâm lăng vào năm 43 sau Tây lịch, tổ tiên ta đã có thể giữ vững nòi giống cũng như duy trì được văn hóa Lạc Việt, đồng thời tạo nên những sức bật thần kỳ đánh đuổi quân xâm lăng phương Bắc của các bậc anh hùng lớn 60 năm sau cuộc thất trận của Hai Bà ở cuộc khởi nghĩa Tượng Lâm, đỉnh cao là chiến thắng sông Bạch Đằng đánh bại quân Nam Hán của Ngô Vương Quyền năm 938 đã giải thoát hẳn dân tộc Việt Nam khỏi ách đô hộ của người Tàu phương Bắc.

Nhờ ở vị thế địa lý khá đặc biệt nên nước ta mới có cơ hội thâu nhập được 2 nền văn minh lớn đó là nước Tàu phương Bắc và Ấn Độ phía Nam, cùng với với nền văn minh tộc Việt là Đông Sơn và Lạch Trường đã hình thành nên lòng Nhân bao trùm trời đất. Chính nhờ lòng Nhân này dân tộc Việt, văn hóa Việt mới còn hiện diện cho đến ngày hôm nay. Điều tinh yếu làm thế nào để dung hóa những nền tư tưởng nêu trên cũng như chan hòa với nền văn minh Đông-Sơn và Lạch-Trường nhằm phục vụ một cách thiết thực cho dân tộc? Câu trả lời đó là tư tưởng Tam giáo đồng nguyên tức là Phật giáo, Khổng giáo và Nho giáo. Khi đề cập đến ba hệ tư tưởng trên tức là đề cập đến cách sống và sự thích ứng được vào đời sống hằng ngày, hơn nữa làm thế nào có ích lợi cho bản thân cũng như cộng đồng xã hội. Lý tưởng Bồ tát (lòng Nhân của tộc Việt) cũng như lý tưởng quân tử (của thầy Mạnh Tử) đều nằm ở đây cả.

Trong cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản Việt Nam cũng như giặc Tàu cộng phương Bắc, đất nước Việt Nam đang mong mỏi những người mang trong tâm hồn cả hai lý tưởng quân tử và bồ tát như đức vua Trần Nhân Tông, Ức trai Nguyễn Trãi, Ngô Thời Nhậm xuất hiện và thực hiện lý tưởng, như thế may ra mới có thể cứu vãn cơ đồ của tộc Việt hôm nay và mai sau.

Mong lắm thay.

Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo và hiệu đính tháng 12 năm 2009.

 

 

 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters

un compteur pour votre site