lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Trang Vĩnh-nhất-Tâm

1000 NĂM THĂNG LONG - NGÀY ĐẠI LỄ

1, 2

Đôi lời của tác giả qua Dòng Thơ:

1000 NĂM THĂNG LONG - NGÀY ĐẠI LỄ, thay cho lời chú thích về những  trang sử oanh oanh liệt liệt của Tiền Nhân qua từng triều đại tính từ  sau ngày Hoàng Đế Lý Thái Tổ lên làm vua và dời kinh đô từ Hoa Lư về  Thăng Long. Chúng tôi (Vĩnh Nhất Tâm) đặc biệt xin trân trọng gửi đến  hết thảy các bạn Thanh Niên, Sinh Viên và Học Sinh trong và ngoài nước rõ thêm về ý nghĩa của Ngàn Năm Thăng Long. Tuyệt đối  là khác hẳn với cái tên gọi: “Lễ Hội Thăng Long” của Bắc bộ phủ, đã không những làm cho vừa lòng bọn quan thầy Hán Cộng tức Tàu Cộng (nếu không muốn nói là bọn nô lệ của con cháu Mã Viện) một cách xuẫn động bằng những hành vi thật lố bịch. Và còn tốn kém một cách hết sức vô nghĩa, khi đa số người dân khắp ba miền cơm ăn chưa đủ no, và áo mặc chưa đủ ấm.  Phải nói là vô tiền khoáng hậu về cả hai mặt tinh thần và vật chất xuyên suốt trong dòng sử Việt chưa từng xảy ra, dù tệ mạt và hèn nhát như Mạc Đăng Dung, hay Lê Chiêu Thống vẫn chưa đến nổi như thế:

#1 Lý Thái Tổ lên làm vua, Ngài dời kinh đô từ Hoa Lư về La Thành, vì Hoa Lư chật hẹp. Lúc bấy giờ là  tháng Bảy vào mùa Thu, năm Thuận Thiên (1010),  thì tiến hành việc dời đô và khi tới  La Thành, Ngài tuyên bố thấy rồng vàng xuất hiện nên đổi La Thành, là Thăng Long thành. Sau hơn 60 năm, những vị Hoàng Đế lên ngôi phát triển và giữ nước tiếp  theo sau Lý Thái Tổ đều không quên rằng; Bắc triều dù bất cứ thời đại nào hay tình huống nào cũng không ơ thờ hay quên lãng, vì bọn chúng lúc nào cũng ẩn hiện một sự đe dọa chờ đặt nền đô hộ để thống trị cũng là kinh nghiệm trong dòng sử đã từng xãy ra không ngừng nghỉ. Đó là dòng máu thực dân phương Bắc.

Hoàng đế đời thứ tư của triều đại Nhà Lý, tức là Hoàng Đế Lý Nhân Tông.

Khi Hoàng Đế Lý Thánh Tông băng hà, thì Hoàng thài tử Càn Đức còn nhỏ, nên Bà Ỷ Lan Nguyên Phi (Mẹ ruột) của Hoàng-thái tử Càn Đức được giữ vai trò Nhiếp chính, cùng lúc đó tức là năm 1076, nhà Tống đã âm mưu toan tính và chuẩn bị cho một kế hoạch Nam chinh. Tất cả đình thần Nhà Lý tính suy đường lợi hại, và đều đồng ý và giao cho Thái Úy Lý Thường Kiệt chỉ huy mặt đường thủy và  Tướng-quân Tôn Đản chỉ huy mặt đường bộ để Bắc tiến vào 18-1-1076, tiến công đánh ba châu. Mục tiêu đánh ba châu: Khâm, Liêm và Ung của triều Lý, là phá tan kế hoạch Nam chinh của vua Tống Thần Tôn và Tể tường Vương An Thạch của nhà Tống. Cả ba thành trì nói trên đều tan vỡ, rồi lui quân về phòng thủ vào ngày 1 tháng 3 năm 1076, để chuẩn bị cuộc đối đầu khi quân nhà Tống sang phục thù rửa hận.

Đúng vào năm sau, sự phục thù của nhà Tống, đã thực hiện vào năm  Đinh Tị (1077), cũng bị quân Đại Việt chận đứng giặc Tống bên bờ sông Như Nguyệt.  Cả hai đại quân, nhà Tống và Đại Việt chưa ai phân thắng bại, vì trong thâm tâm của tướng soái lẫn vua Tống tự ái với danh hảo “thiên triều”, nên đợi Đại Việt cầu hòa mới chịu. Riêng đối với triều đại Nhà Lý,  lấy sự bảo vệ về mặt an dân và vẹn toàn lãnh thổ là thượng sách, nên triều Lý đã không ngần ngại sai sứ sang cầu hòa. Nhà Tống chịu ngay không một mảy may nào do dự, và âm thầm lui quân và giữ lại châu Quảng Nguyên, mà bọn chúng đã chiếm được làm kế nghị hòa. Sau cuộc nghị hòa. Nước Tầu dù muốn hay không muốn cũng sống trong tinh thần hòa khí sau khi thương nghị hoàn tất của tình lân bang với nhau từ đó.

#2 Từ khi Thành Cát Tư Hãn và đời sau của Thành Cát đã thực sự làm chủ nước Tàu và gần nửa phần thế giới từ Á qua Âu. Một đế quốc lớn nhất đối với lịch sử loài người trên hành tinh này ở vào lúc bấy giờ được sách sử thế giới ghi lại không riêng gì nước Đại Việt hay  sử nước Tầu. Khi Mông Cổ thôn tính sắp xong nước Tầu, Hốt Tất Liệt đánh nước sau cùng là Đại Lý (thuộc tỉnh Vân Nam) để quy nước Tầu về một mối. Và đồng thời tướng quân của Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai sai sứ sang bảo vua nước Nam phải thần phục Mông Cỏ. Hoàng Đế Trần Thái Tông không những không thần phục mà còn nhốt ba sứ Mông vào ngục. Và  những yêu sách của vua Mông Cổ đều không được vua nước Đại Việt đoái hoài  tới. Chính vì lẻ đó, Mông Cổ đem quân định san bằng nước Đại Việt, nhưng cả ba lần, quân Mông Cổ sang xâm lược nước ta đều thất bại:

- Cuộc xâm lăng lần thứ nhất năm Đinh Tị (1257).

- Cuộc xâm lăng lần thứ hai vào tháng Chạp năm Giáp Thân (1284) bước sang năm Ất Dậu (1285).

- Cuộc xâm lăng lần thứ ba khởi đi từ tháng 6 năm Bính Tuất (1286), giặc Nguyên sửa soạn việc trả thù Đại Việt vào cuộc xâm lăng lần thứ hai với nửa triệu quân (500 ngàn quân) bị thua một cách thảm thiết. Tức vào ngày 3 tháng 9 năm Đinh Hợi (1287), Mông Cổ bắt đầu chuyển quân đến các tỉnh dọc biên giới theo từng đạo. Cuộc xâm lược bắt đầu xung trận với quân Đại Việt ta vào 23 tháng tháng Chạp, dưới sự tổng chỉ huy quân đội của Mông Cổ, cũng là do Thái tử Thóat Hoan, mà  Nguyên gọi là Trấn Nam Vương với 30 vạn quân và ban tham mưu.

Nước Đại Việt ta vẫn do Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn thống lĩnh quân đội của nước Đại Việt, chận đứng  được quân xâm lăng Mông Cổ lần  thứ ba. Cuộc chiến được kết thúc một cách oanh oanh liệt liệt, bắt  nguồn từ tinh thần bất khuất của toàn dân, toàn quân cho sự tồn vong của nòi giống Việt, vẹn toàn lãnh thổ và nền độc lập của nước Nam. Trải qua biết bao nhiều cuộc khởi nghĩa và triều đại khởi đí từ cuộc Cách Mệnh của Hai Bà Trưng, đầu tiên trong dòng sử Việt ...đến nền độc lập được Vương Ngô Quyền đánh dấu bằng cuộc thủy táng trăm ngàn quân Nam Hán của Thái tử Hoằng Thao tại Bạch Đàng Giang. Tiếp theo sau qua từng triều đại từ (Tiền) Lê, (Hậu) Lý, Trần, (Hậu) Lê, và Nguyễn Tây Sơn tức Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ. Dù ở bên nách một nước khổng lồ không ngưng việc bành trướng trong mọi hoàn cảnh khi thuận lợi, vì đối với Bắc triều trong bất kỳ thời đại nào, cũng vẫn luôn luôn lợi dụng thời cơ dưới mọi hình thức từ hèn nhát  đến óc vọng ngoại để đạt cho bằng được một nền đô hộ để thống trị phương Nam (tức nước Nam ta), là con đường duy nhất và bất di bất dịch của Tầu,  xuyên suốt mấy ngàn năm cho đến ngày nay. Ngoại trừ nước Tầu trở về nguyên thủy của từng nước có nền tự trị riêng như Liên Bang Sô Viết vào thập niên 90, thì sự bành trướng của Hán tộc mới chấm dứt được.

#3 Hồ Quý Ly đã nhân cơ hội quá nhu nhược của Thượng-hoàng Trần Nghệ Tông, mà thoán đoạt được ngôi vua nhà Trần vào năm 1400, lập nên triều đại Nhà Hồ. Trong khoảng thời gian chưa được 7 năm trị vì, thì bị nhà Minh bên Tầu sang xâm lăng dưới chiêu bài “phù Trần diệt Hồ ”. Nước Đại Việt (Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu là Đại Ngu khi ông  lên làm vua) mất vào tay nhà Minh, dưới thời Nhà Hồ tức Hồ Quý Ly.

Sau khi nhà Minh đô hộ nước Đại Việt ta, đã có nhiều phong trào đuổi Minh phục Trần. Và đến lúc Bình Định Vương Lê Lợi xuất hiện từ ngày Hội Thề Lũng Nhai ra đời, và  sau đó cùng với Mưu-thần Nguyễn Trãi (Bình định Vương Lê Lợi gặp Nguyễn Trãi tại Lội Giang)  đã xoay chuyển thế cuộc trong vòng 10 kháng chiến. Cuộc kháng chiến bắt đầu vào năm Đinh Dậu (1413) đến tháng Chạp năm Đinh Vị (1428), cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh đã hoàn thành. Tổng binh của nhà Minh là Vương Thông xin đầu hàng, chấp nhận sự hòa giải với Bình Định Vương Lê Lợi. Vua nhà Minh lại an ủi cho hàng tướng nắm vai thống lĩnh đại quân của nhà Minh là Vương Thông với câu: “... ban sắc dụ trả nước An Nam, và khuyên giữ lệ triều cống khoảng năm Hồng Vũ (niên hiệu của Minh Thành Tổ (1368-1398)”. (Việt Sử Tân Biên của Sử-gia Phạm  Văn Sơn).

#4 Vào thời Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ xuất hiện, là  thời đại đen tối nhất của dòng chúa Nguyễn tức là vào thời con của chúa Nguyễn Phúc Khoát (tức Nguyễn Phúc Thuần) lên thay thế khi Nguyễn Phúc Khoát qua đời, cũng đã báo hiệu một thời kỳ  suy vong, khi quyền thần Trương Phúc Loan đã tạo nên cảnh hết sức tệ hại đối người dân trong hoàn cảnh thật nghèo khổ và đến nổi chết đói đã lan tràn  khắp thôn quê tới thành thị của các tỉnh miền Trung.

Vào lúc bấy giờ vận mệnh đất nước và số phận của con dân nước Đại Việt được hưởng một luồng sinh khí thật mới mẻ như của cơ trời đã đặt để.  Ba anh em là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ thực hiện cuộc cách mệnh dẹp tên quyền thần Trương Phúc Loan chuyên nghề bóc lột người dân từ thôn quê đến thành thị như để cứu nguy nạn cướp bóc là một ung nhọt ghê tởm của bọn quyền thần Trươg Phúc Loan đưa hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ hết sức thê thảm,  và bên cạnh là thay thế dòng Gia Miêu (chỉ dòng chúa Nguyễn xuất thân từ Gia Miêu).

Từ đó, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ tiếp tục cuộc hành trình là bình Nam, chỉnh Bắc và xóa bỏ  sông Gianh để thống nhất sơn hà, đó là nét son chói rạng trong dòng lịch sử của nước Đại Việt.

Cũng chính vào thời điểm lúc bấy giờ, sau khi Mãn Thanh ở thời vua Càn Long, là thời kỳ hoàn chỉnh hầu như là mọi mặt khi Mãn Thanh đã chiếm được nước Tầu qua mấy đời cha ông của Càn Long trước đấy. Càn Long là một ông vua vừa khôn ngoan và tài trí, đã biết được và luôn theo dõi cục diện phân tranh của Trịnh Nguyễn tại nước Nam. Mãi cho tới sự xuất hiện của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, là một ngôi sao sáng của cả bầu trời phương Nam vào thời bấy giờ, nên vua Càn Long cũng rơm rớm lo sợ, khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ thống nhất xong nước Đại Việt, thì triều đại Mãn Thanh nói riêng và nước Tầu nói chung, sẽ không yên so với trước khi chưa có Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ xuất hiện. Mãn Thanh vẫn cứ nằm yên từ khi Trịnh Nguyễn đánh nhau, chờ lúc phải có ngày kiệt quệ thì Mãn Thanh có muốn thôn tính miền Bắc thuộc về cũng không có gì là khó, đó là chính sách bành trướng của bất cứ triều đại nào ở bên Tầu, khi họ lên nắm quyền sinh sát nước Tầu đều là vậy cả. Trước  hay sau chỉ đi chung một sách lược là xâm chiếm lân bang để bành trướng thế lực.

Và  từ khi vua Càn Long thấy Bắc Bình Vương xuất hiện hai nguyên gần và xa của triều đại Mãn Thanh, đã thực hiện ngay một chiêu bài “phò Lê diệt Nguyễn” khi Thái Hậu (mẹ của vua  Lê Chiêu Thống) và một số thị thần đến gỏ cửa nhà Thanh xin viện binh cứu giúp, thì âm mưu thực dân của nhà Thanh bắt đâu phơi bày:

- Nguyên nhân gần là tiêu diệt Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ để lập nên một triều đại bù nhìn do Lê Chiêu Thống tiếp tục làm vua nước Nam.

- Nguyên nhân xa là tránh được hậu họa, khi Bác Bình Vương Nguyễn Huệ chấn chỉnh xong Miền Bắc và bình định xong Miền Nam, thì nước Đại Việt đã hoàn toàn thống nhất một cách toàn diện, thì thật là một điều đáng phải sợ, là nước Tầu có thể mất vào tay của Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ, một thiên tài quân sự và một khối óc phi thường, mà Càn Long đã thừa viễn vọng để  nhìn thấy.

Nói tóm lại, dú sao đi nữa thì vua Càn Long cũng không tự dối lòng, vì  chính Càn Long cũng thấy được  nước Tầu đã qua hai lần bị ngoại tộc xâm chiếm và đô hộ đó là Mông rồi đến Mãn Thanh, thì nước Đại Việt về thiên tài quân sự ở mặt thần tốc của Quang Trung Nguyễn Huệ so ra còn tài tình hơn cả là Thành Cát Tư Hãn khi chiếm được nước Tàu nữa là khác.

Trở lại, Ngàn Năm Thăng Long, mà chúng tôi xin mạo muội tổng hợp từ nhiều nét đặc trưng qua từng trang sử oanh oanh liẹt liệt từ các sử gia đến các học giả, đã lưu lại những nhận xét thật là xứng đáng đối với Ngàn Năm Thăng Long của Hoàng Đế Lý Thái Tổ từ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long cả là một sự lạ lùng và ý nghĩa đến muôn vàn. Một lần nữa, Vĩnh Nhất Tâm trân trọng và mến gửi đến các bạn Thanh Niên, Sinh Viên, và Học Sinh trong lẫn ngoài nước về Ngàn Năm Thăng Long của một đế đô của ngàn năm văn vật.

1, 2

Vĩnh-nhất-Tâm @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site