lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

 

Trang Nguyễn Quang Duy

Phỏng vấn Đài SBS các ông Nguyễn Thế Phong, Chủ tịch CĐNVTD Liên bang - Nguyễn Quang Duy, Khối 8406- Đoàn Việt Trung, UBBVNLĐVN và Phùng Mai, Quỹ Tù nhân lương tâm VN về Cuộc điều trần của Tiểu ban nhân quyền thuộc Uỷ ban hỗn hơp quốc hội đặc trách Ngoại giao, Quốc phòng và Thuơng mại về tiến trình đối thoại nhân quyền giữa Úc và Cộng sản Việt-nam vào ngày 24 tháng 2 năm 2012 sắp tới.

 

liên bang úc châu, điều trần về nhân quyền Việt Nam

Viễn Tượng Việt Nam: Tự Do, Tri Thức Và Phát Triển

1, 2

Nguyễn Quang Duy

Tại sao Việt Nam thua kém các quốc gia trong vùng? Làm sao để đưa đất nước thoát khỏi suy thóai từng bước phát triển? Tại sao Việt Nam không có một tầng lớp trí thức? Trả lời được những câu hỏi nói trên sẽ thấy rõ vai trò của người trí thức.

Bài viết lần trước “Người Trí Thức Đưa Đất Nước Đi Lên” tổng hợp các tranh luận cho thấy thiếu một thể chế tự do, Việt Nam không thể có tầng lớp trí thức. Thiếu một tầng lớp trí thức, Việt Nam không thể phát triển hay vươn lên. Việt Nam cần có tự do và hiện nay vai trò của người trí thức là dấn thân để mang lại tự do.

Bài viết trên cũng nhắc đến trường phái lý thuyết tăng trưởng mới (new growth theory) chứng minh được tăng trưởng và phát triển quốc gia tùy thuộc vào tri thức. Từ lâu khái niệm kinh tế tri thức đã được đảng Cộng sản Việt Nam đưa vào các Nghị Quyết, nhưng khái niệm họ đưa ra lại thiếu đi hình bóng con người, yếu tố chính trong tất cả các nền kinh tế. Khi thiếu đi hình bóng con người không một lý thuyết nào có thể trở thành thực tiễn.

Kinh Tế lại là môn khoa học xã hội học nhằm giải thích cách thức các nền kinh tế vận hành qua nối kết giữa các cá nhân với nhau. Bài viết xin giới thiệu đến bạn đọc một mô hình lý thuyết tăng trưởng mới (new growth theory) nối kết giữa những cá nhân cùng sinh họat trong một thể chế tựdo. Mô hình này đã được thuyết trình tại Hội Nghị vềVăn Hóa và Tương Lai Việt Nam do Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tổ chức tại Marrickville Town Hall Sydney vào tháng 6 năm 1995. Bài viết bằng Anh Ngữ đã được phổ biến trên tạp chí Integration. Trong tình hình hiện tại người viết xin cập nhật và phổ biến rộng rãi với ước mong tìm ra một hướng đi cho Việt Nam.

Mô Hình Con Người Tự Do

Khi còn trẻ mọi cá nhân đều có một trình độ kiến thức giống nhau. Mọi trẻ em đều cùng đến trường học tập. Nhà trường giáo dục các em biết suy nghĩ, biết đặt vấn đề, biết tập lựa chọn và biết tự quyết định cho chính mình.

Một trong những lựa chọn cá nhân là ngòai giờ học và ăn nghỉ, các em dành thời giờ còn lại để làm gì. Thời giờ và thể lực của các em đều có giới hạn, các em có thể chọn đi làm kiếm chút ít tiền quà vặt, dành thời giờ giúp cha mẹ hay cộng đồng, hay dành thời gian cho các môn thể thao, vui chơi, giải trí.

Các em cũng có thể dùng thời giờ đó để học hỏi thêm nhằm xây dựng cho mình một kiến thức rộng hơn hay chuyên môn hơn, giúp các em chọn cho mình một sự nghiệp vững chắc hơn. Các em lại thường chọn cân bằng: vừa học, vừa chơi, vừa làm, vừa giúp đỡ gia đình cộng đồng xã hội.

Gia đình và nhà trường lãnh vai trò thúc đẩy, khuyến khích và tạo một môi trường lành mạnh để các em có thể tự phát triển trở thành những người hữu ích cho xã hội. Vì lợi ích chung cho tòan xã hội, nhà nước có bổn phận phải đầu tư cho giáo dục.

Lòng hiếu học, nỗ lực cá nhân và khả năng quyết định ngành nghề tương lai là yếu tố chính quyết định sự nghiệp cá nhân. Khi đã có công ăn việc làm vững chắc, sau giờ làm việc cá nhân lại có quyền lựa chọn để dành thời gian cho gia đình hay vui chơi giải trí.

Cá nhân có thể chọn lựa làm thêm giờ để tăng thu nhập cá nhân. Cũng vì thời giờ và sinh lực của mỗi cá nhân đều có giới hạn, khi cá nhân làm thêm đến một mức độ nào đó năng suất lao động sẽ giảm, có thể dẫn đến sản lượng giảm và có khi ảnh hưởng đến phẩm chất của thành phẩm làm ra. Một xã hội văn minh không khuyến khích cá nhân làm việc thái quá. Người làm việc quá đáng dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”, trường hợp này là phi kinh tế.

Ngược lại nếu cá nhân dành một phần thời gian tiếp tục học hỏi chuyên môn. Với kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn được cập nhật, cá nhân có nhiều cơ hội phát hiện những ý tưởng, những điều mới mẻ, những sáng kiến, những phát minh.

Qua các trao đổi cá nhân, các cuộc thảo luận nhóm, các sách báo hay mạng tòan cầu, những điều hay điều mới mà cá nhân phát hiện sẽ nhanh chóng và rộng rãi truyền đạt để biến thành kiến thức chung cho tòan nhân lọai. Những kiến thức mới này lại được các cá nhân khác tiếp nhận và chuyển biến thành những kiến thức mới hơn. Quá trình tích lũy cứ thế diễn tiến, khối tri thức chung cho tòan nhân lọai càng ngày càng được bồi đắp.

Trường phái lý thuyết tăng trưởng mới lập luận rằng tăng trưởng và phát triển là do kết quả việc cá nhân đầu tư cho việc học hỏi trong một môi trường trao đổi kiến thức một cách tự do như đã diễn tả bên trên. Vai trò của những chuyên viên là biết tiếp nhận và chuyển hóa khối kiến thức chung thành những sản phẩm phục vụ con người và đất nước. Những cá nhân có nhiều công trình đóng góp cho xã hội sẽ được xã hội nhìn nhận như những người trí thức.

Khi nói đến phát triển là nói đến thay đổi mặt phẩm xã hội. Còn việc tận dụng sức lực con người, lạm dụng tài nguyên thiên nhiên hay môi trường như hiện nay chỉ làm tăng con số tăng trưởng chứ không tăng mặt phẩm của mức độ tăng trưởng kinh tế. Tài nguyên môi trường có giới hạn, lạm dụng ngày nay là đánh cướp của thế hệ mai sau.

Đây chỉ là một mô hình hết sức đơn giản, điều căn bản là cá nhân được huấn luyện và đào tạo trong môi trường tự do. Họ được tòan quyền lựa chọn và quyết định. Họ chấp nhận sự tồn tại của nhà nước để bảo vệ và xây dựng một môi trường tự do cho họ và cho xã hội. Nhà nước cần đề ra những chính sách để thu hút và gìn giữ nhân tài, những chính sách nhằm phát huy và tận dụng những tài sản trí tuệ nhân lọai, như tuyệt đối tôn trọng tự do ngôn luận, tự do thông tin báo chí, cộng tác và xây dựng một mạng lưới thông tin tòan cầu....

Trái ngược với mô hình bên trên là mô hình kinh tếkế họach hóa cộng sản. Mọi quyết định đều dựa theo những kế họach do đảng Cộng sản đề ra. Cá nhân được đào tạo và làm theo chỉ thị và kế họach đã được đề ra.

Học Để Làm Gì ?

Mô hình đều dựa trên nhiều giả thuyết, việc phá vỡ các giả thuyết sẽ mang mô hình đến gần thực tế hơn. Vẫn biết học là điều kiện căn bản vậy tại sao trong cùng những điều kiện và với nỗ lực giống nhau lại dẫnđến những mức độ thành công khác nhau ? Phải chăng vì mỗi người vì mỗi xã hội có những động lực thúc đẩy học tập khác nhau ?

Từ những năm 1940, Triết Gia Lý Đông A đã nhìn ra sự việc “Học nuôi thân nô tài, Học nuôi trí nhân tài, Học nuôi tâm thiên tài”. Suy ngẫm tư tưởng của ông giúp chúng ta trả lời được câu hỏi.

Dưới xã hội cộng sản cá nhân học chỉ để có chỗ đứng trong guồng máy cộng sản, có chỗ nuôi thân, mất hẳn động lực: học để thăng tiến. Một số rất ít người có trí tiến thủ thì lại mất tự do, mất quyền suy nghĩ và mọi thứ đều không nằm trong kế họach đã được đề ra. Khó có cơ hội để họ hòan tất những công trình đóng góp cho xã hội, khó trở thành người trí thức và vì thế đất nước luôn trong tình trạng suy thóai. Đây là hậu qủa chung đã xẩy ra tại tất cả các quốc gia cộng sản.

Ngay tại Hoa Kỳ mãi đến những năm 1980, nền giáo dục vẫn đặt nặng vai trò hướng nghiệp, nhưng thị trường nhân dụng càng ngày càng trởnên đa dạng hơn, khó tiên đóan hơn. Gây ra chuyện nhiều người có chuyên môn nhưng lại không có việc làm hay không có việc làm xứng đáng.

Nền giáo dục hiện đại đào tạo cá nhân biết suy nghĩ, biết đặt vấn đề, biết tập lựa chọn và biết tự quyết định cho chính mình. Giáo dục khai phóng càng ngày càng được áp dụng từ gia đình đến học đường và xã hội.

Nói cách khác khuynh hướng giáo dục hiện đại là đào tạo những con người có trí. Khi có trí con người sẽ dễ dàng tiếp nhận sự hiểu biết, dễ dàng chấp nhận sự khác biệt, dễ dàng đối thọai với xã hội, dễ dàng chấp nhận những thay đổi luôn xẩy ra cho họ và cho xã hội. Nhờ đó họ có khả năng thực sự cống hiến cho xã hội, nói theo triết gia Lý Đông A họ là những nhân tài chođất nước.

Một nhân tài thiếu tâm hay không chịu nuôi dưỡng chữ tâm sẽ không có được những đóng góp thực sự cho nhân quần xã hội. Họ sẽ không bao giờ được xã hội xem là trí thức.

Mở đầu Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ chúng ta thấy được chữ Thiên trong đó: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Cụ Lý Đông A có lẽ đã nghiền ngẫm tư tưởng tạo hóa đã ban cho con người quyền tự do để từ đó cụ có thể mang chữ thiên vào tư tưởng của cụ “Học nuôi tâm thiên tài”.

Tâm đây chính là cái tâm yêu chuộng các quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mình và của những người chung quanh. Theo đó người trí thức phải luôn hướng tới và đấu tranh để có được một thể chế tự do.

1, 2

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site