lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

 

Trang Nguyễn Quang Duy

Người Trí Thức Đưa Đất Nước Đi Lên

1, 2

Nguyễn Quang Duy

...

Người viết trân quý tâm và tài của Giáo sư Bảo Châu. Nhưng qua những việc kể trên và phương cách Giáo sư Bảo Châu giải quyết và ngụy biện, người viết tin rằng giáo sư đã chọn sai đường khi trở lại Việt Nam. Nếu ông ở Hoa Kỳ hay Pháp ông sẽ dành thời giờ qúy báu đóng góp cho khoa học cho nhân lọai thay vì về Việt Nam làm việc. Làm như thế ông được cả nhà cầm quyền cộng sản lẫn dân chúng tôn trọng và lắng nghe hơn.

Trí Thức Cổ Hủ - Trùm Chăn

Trả lời góp ý của Blogger Bọ Lập (Nguyễn Quang Lập), Giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết định nghĩa về trí thức của ông là “ hơi cổ hủ ” giống như trí thức “trùm chăn”.

Cũng theo ông vai trò lên tiếng không phải của riêng người trí thức mà là của người nông dân, của người doanh nhân, của mọi người. Điều ông nhận xét hòan tòan đúng trong một môi trường tự do. Ở đó mọi người đều được huấn luyện, có cơ hội, có tự do và bình đẳng như nhau. Tại Việt Nam khác xa người nông dân, người doanh nhân, … thậm chí mọi người mất đi cái quyền được nói. Họ sợ nói khác “Đảng” sẽ bị khép cho các từ “phản động chống Đảng”.

Cũng ngày mồng một Tết Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin: “Ông Dư Kiệt, Phó Hội trưởng Hội Văn bút Độc lập Trung Quốc, mới đây đã sang Hoa Kỳ tị nạn, cho biết tại một cuộc họp báo ở Washington rằng ông đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc tra tấn một cách tàn nhẫn và đe dọa chôn sống.” Thân phận của người trí thức Việt Nam cũng không khác mấy, thậm chí còn tệ hại hơn thân phận của người trí thức Trung Hoa.

Vì thế chỉ một thiểu số người có học hàm khôn khéo và can đảm cất tiếng nói. Những người trí thức này được xã hội lắng nghe hơn. Đừng nghĩ rằng họ muốn độc quyền phản biện mà ngược lại họ ao ước thêm người cùng cất tiếng nói, để họ có thể nói mạnh hơn mà lại ít nguy hiểm hơn. Quan sát kỹ tình hình sẽ dễ dàng nhận ra điều này.

Bởi thế thay vì về Việt Nam xây dựng một tháp ngà tóan học để đánh bóng cho đảng Cộng sản, không ít người kỳ vọng Giáo sư Châu nên cân bằng nỗ lực để xây dựng một môi trường xã hội và khoa học tự do.

Trên báo Sinh viên Việt Nam số Tết, được đăng lại trên blog cá nhân của Giáo sư Bảo Châu, khi được Lê Ngọc Sơn hỏi “Trí thức cần gì nhất, theo Giáo sư?” ông đã trả lời “Tự do”. Không phải chỉ riêng người trí thức cần nhất là tự do, mà mọi người Việt Nam đang cần nhất hai chữ Tự Do. Thế nên khi Giáo Sư Bảo Châu phát biểu tạo ra không ít dư luận đối nghịch là một chuyện bình thường.

Điều bất bình thường là nếu Giáo sư Châu không nhận ra vấn đề và tiếp tục tự mâu thuẫn chính mình.

Trí Thức Dấn Thân

Trái với quan niệm trí thức cổ hũ, Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret, một học giả của Pháp chuyên nghiên cứu về các vấn đề châu Á, cũng được BBC phỏng vấn về vai trò của trí thức trong quá trình biến đổi xã hội, ông cho rằng: “người trí thức "không có sự lựa chọn nào khác" ngoài dấn thân và tiếp tục dũng cảm lên tiếng vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng và nhân loại, dù là họ ở Pháp, ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu.”

Ông còn nhận xét "Những người trí thức Việt Nam phải tranh đấu thôi. Họ phải đoàn kết lại. Họ phải xuất bản những tạp chí, những trang web mà tại đó họ phải phản biện, phải có đầu óc phê phán. Đương nhiên điều đó là không đơn giản. Nhưng người ta chỉ có thể bắt bớ một, hay một vài người thôi, chứ làm sao có thể bắt bớ cả một dân tộc được? Điều đó là không thể!"

Được đài BBC phỏng vấn về ý kiến nói trên, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện cho biết hiện nay đang là lúc Việt Nam "hơn bao giờ hết" cần đến tiếng nói phản biện xã hội của giới trí thức để giúp cho xã hội chuyển biến "ngày một tốt đẹp."

Ông Diện cho rằng trí thức hiện nay cần phải có hai yếu tố: "Thứ nhất là tinh thần tự nguyện. Tự nguyện tức là tự gánh vác lấy. Không chờ là mình phải có chức vụ; không chờ mình được sai bảo hay phân công thì mới lên tiếng. Và thứ hai, ngoài vấn đề tự nguyện, thì phải có sự dấn thân. Tức là phải tham gia vào việc phản biện xã hội, để cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn lên.”

Nô Lệ Tư Tưởng

Đầu năm 2006, trên diễn đàn BBC ông Nguyễn Trung cho rằng đang là “thời cơ vàng” để đảng Cộng sản đổi mới. Ông tự đặt câu hỏi “kẻ thù đối với vai trò lãnh đạo của Đảng ta là ai?” Người viết đã góp ý như sau “kẻ thù của đảng Cộng sản chính là chủ nghĩa Mác – Lê”.

Cái khó nhất để làm người tự do là phải lột bỏ tư tưởng nô lệ. Chính việc ông Mác đề cao đấu tranh giai cấp và lấy mục tiêu xã hội cộng sản làm tiêu chí cho mọi suy nghĩ và hành động, mà ngày nay đảng Cộng sản mới phải lâm vào tình trạng tồn tại trong suy thóai. Nói theo Giáo sư Bảo Châu là “chết lâm sàng”.

Không nhận ra thân phận nô lệ tư tưởng, đảng Cộng sản lại công khai cho rằng tự phê bình và phê bình là đủ để họ trở nên trong sạch hơn và sáng suốt hơn. Lẽ ra họ phải mở rộng phê phán giữa lý thuyết với thực tiễn thì mới dứt bỏ được tư tưởng nô lệ. Không nhận đúng bệnh thì thuốc uống chỉ rút ngắn ngày tàn.

Đầu năm nay sống ở hai thế giới khác nhau một cộng sản một tự do, ông Nguyễn Trung và người viết, khi nghĩ về đất nước lại cùng chung những ước mơ (1) Con người tự do; (2) Thể chế chính trị dân chủ; (3) Đất nước có hòa bình ổn định; và (4) Tất cả dựa trên căn bản của một nền giáo dục chân chính.

Cùng những ước mơ thế nhưng giữa hai người lại có hai hướng giải quyết khác nhau. Ông Trung kêu gọi khép lại quá khứ. Trong khi người viết lại tin rằng vai trò của người trí thức không những chỉ để tìm ra sự thật hiện tại. Người trí thức Việt Nam còn phải truy tìm, làm sáng tỏ và phổ biến những sự thực lịch sử. Có xây dựng được một lịch sử khách quan trung thực thì vết thương dân tộc mới có cơ may khép lại để chúng ta cùng hướng đến tương lai.

Trí Thức Chống “Đảng”

Nhà báo Lê Phú Khải còn cho biết cá nhân ông không cần sự lãnh đạo của “Đảng” vì thế đã từ chối vào “Đảng”. Vì Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm dưới sự lãnh đạo toàn diện, triệt để và trực tiếp của “Đảng”. Sự phủ nhận độc quyền lãnh đạo của “Đảng” đồng nghĩa với chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việc chống “Đảng”, chống nhà nước cộng sản ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống cả tinh thần lẫn vật chất. Thậm chí còn ảnh hưởng đến đời con đời cháu người chống “Đảng”. Bởi thế theo người viết những người trí thức dứt khóat không chấp nhận sự lãnh đạo của đảng Cộng sản thật hiếm, thật đáng quý, thật đáng trân trọng.

Khi Giáo Sư Trung Hoa Lên Tiếng

Cũng lại ngày đầu xuân trong khi giới trí thức Việt Nam đang tranh luận về vai trò của trí thức thì hàng trăm dân Hồng Kông đã tụ tập biểu tình bày tỏ sự phẫn nộ về lời phát ngôn của một giáo sư lục địa gọi họ là con hoang, là đồ chó. Phát xuất từ những va chạm ngôn ngữ, tập quán, pháp lý và văn hóa giữa dân Hồng Kông và dân Lục Địa ngày một gia tăng, Giáo sư Khổng Khánh Đông đã chính thức lên Đài Truyền Hình Trung Ương (V1CN) dùng những ngôn ngữ thô tục nói trên.

Điều cần nói là giáo sư Khổng Khánh Đông, đang dạy môn Trung Văn tại Viện đại học Bắc Kinh, ông là cháu đời thứ 73 của Khổng Tử. Khổng Học lại là một môn học đang được nhà cầm quyền Bắc Kinh công khai tài trợ. Các Viện Khổng Học đang mọc lên như nấm để truyền bá Khổng Học theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa và mang sắc thái Trung Hoa Cộng sản.

Cũng may nền Khổng Học nói trên này vẫn còn rất phôi thai tại Việt Nam vì văn hóa Việt Nam không thể chấp nhận các nhà khoa bản ăn thô nói tục như ông Khổng Khánh Đông. Người viết tự tin không mấy người Việt xem ông ta là người trí thức.

Tạm Kết

Đầu Xuân Nhâm Thìn rõ ràng các trí thức Việt Nam đang nhập cuộc dấn thân. Họ bao gồm cả những trí thức từ Phương Tây trở về hay những người đã được đào tạo trong hệ thống cộng sản trước đây. Qua cuộc tranh luận về vai trò trí thức chúng ta có thể thấy được sự khác biệt giữa trí thức theo “Đảng” và trí thức chống “Đảng”, giữa trí thức Ta và trí thức Tây, giữa trí thức cổ hủ và trí thức dấn thân. Thật ra còn nhiều lọai trí thức khác. Tìm hiểu, phê phán nhưng tôn trọng lẫn nhau đó chính là điểm son của những người trí thức Việt Nam.

Qua đó chúng ta có thể thấy rõ trách nhiệm của người trí thức ngày nay và tương lai có những ưu tiên khác nhau. Người trí thức hôm nay cần nhận vai trò dấn thân xây dựng môi trường tự do để Việt Nam không chết lâm sàng. Người trí thức mai sau lãnh trách nhiệm xây dựng và phát triển quốc gia.

Người trí thức Việt Nam như những cánh én báo một mùa xuân về cho dân tộc. Người trí thức đưa đất nước đi lên.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
29/1/2012

1, 2

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site