lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

 

Tin Tức Thời Sự Lịch Sử Việt Nam

Từ Một Chiếc Cổng Bị Xô Đổ

chiếc cổng bị đổ

Việc hàng trăm phụ huynh thức trắng đêm đội mưa xếp hàng trước cổng trường THCS Thực Nghiệm, Hà Nội, đợi xin cho con vào học lớp Một, khi trời sáng, cổng trường vừa hé mở thì xô lấn nhau tràn vào khiến cánh cổng sắt đổ sụp… Là một trong những sự việc làm nóng dư luận trong tuần qua.

Báo chí đã mổ xẻ hiện tượng này khá nhiều, từ góc nhìn của nhiều phía-dư luận đối với sự việc, ý kiến của ban giám hiệu trường THCS Thực Nghiệm, của các nhà giáo dục, của GS-TSKH Hồ Ngọc Ðại – “cha đẻ” của mô hình trường Thực Nghiệm ở Hà Nội… Kể cả tâm sự của một trong những phụ huynh đã xếp hàng, chen lấn trong cái ngày cổng trường bị xô đổ…

Nhiều người chê trách các phụ huynh, cho rằng đó là một hành động thiếu văn hóa, làm gương xấu cho con em. Có người còn đi xa hơn: Thật không thể hiểu nổi văn hóa của người Hà Nội ngày nay. Nào ngắt hoa, cướp hoa trong các lần hội chợ trưng bày hoa, nào phở quát cháo chửi, rồi bây giờ thì… chen lấn, xô đổ cả cổng trường để giành một chỗ học cho con.

Xét ở góc độ tiêu cực, quả là đúng vậy. Nhất là trong số những phụ huynh xếp hàng kia có những người chỉ vì nghe theo người khác, vì trường có tiếng dạy tốt, thậm chí: Vì Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã từng học ở đây! Trong khi lên án nền giáo dục nặng về thành tích ở Việt Nam, chính phụ huynh cũng đã chạy theo thành tích, chạy theo những giá trị như danh tiếng của ngôi trường.

Thực tế, không chỉ riêng gì trường Thực Nghiệm Hà Nội, những trường mầm non, tiểu học có tiếng tốt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn… năm nào cũng có cảnh phụ huynh chen nhau tìm mọi cách xin cho con vào học. Nào thức đêm xếp hàng, cả nhà cùng xếp hàng, thuê người xếp hàng, ngủ gục, tranh thủ ăn uống trong lúc chờ… Nhà ở tuyến khác thì tìm người quen để nhờ vả hoặc chạy tiền…

Không chỉ bắt con chạy nước rút ngay từ bậc tiểu học mà nhiều gia đình đã cho con đi học chữ, học trước chương trình từ “tiền lớp Một”, vì sợ khi vào lớp bị thua bạn bè!

Tuy nhiên, số người cảm thông với các bậc phụ huynh trong câu chuyện này nhiều hơn. Bởi lỗi chính không nằm ở phụ huynh. Mà là nền giáo dục của Việt Nam.

Có hai điều đáng nói: Một, phụ huynh đã quá ngán ngẩm với nền giáo dục nặng nề, quá áp lực về điểm số, thành tích… ở các ngôi trường công lập tại Việt Nam.

Hai, như chính phụ huynh trong bài “Tôi ‘sống sót’ sau đêm mua đơn vào trường Thực Nghiệm” đăng trên VietNamNet đã bức xúc bày tỏ, và nhiều người khác cũng nói cùng một ý: Nếu mô hình cung cách giảng dạy ở trường Thực Nghiệm Hà Nội là tốt hơn, tại sao không nhân rộng ra nhiều ngôi trường khác, nhiều tỉnh thành khác để nhiều trẻ có cơ hội học, phụ huynh được chọn lựa, khỏi phải chen lấn khổ sở? Sao 30 năm nay vẫn là thực nghiệm?

Lại đụng đến bệnh bảo thủ, thói sĩ diện, tư duy xơ cứng của phần đông các quan chức nói chung và ngành giáo dục nói riêng, không muốn thừa nhận bất cứ cái gì sai, lạc hậu. Ở đây là không muốn thừa nhận chương trình giáo dục tại trường Thực Nghiệm có nhiều điểm tốt hơn các trường công lập. Xem cách trả lời của một số quan chức ngành giáo dục trong bài “Sao không nhân rộng mô hình thực nghiệm?” trên báo Thanh Niên thì đủ hiểu.

Song, còn đáng nói hơn nữa, là hãy xem những ưu điểm gì của trường Thực Nghiệm khiến nhiều bậc phụ huynh khen ngợi và muốn cho con em vào học?

Ðây là tâm sự của người trong cuộc qua bài “Tôi ‘sống sót’ sau đêm mua đơn vào trường Thực Nghiệm” kể trên. Phụ huynh chen nhau xin cho con vào trường Thực Nghiệm vì những lý do rất đơn giản-có sân trường cho con chơi, không bị áp lực về điểm-được xơi “ngỗng” vô tư, không phải học thêm, chương trình tốt hơn, chương trình ngoại khóa tốt hơn.

Hay phát biểu của chính ban giám hiệu trường, của GS Hồ Ngọc Ðại khi trả lời báo chí sau vụ việc vừa qua cũng vậy. Ðó là học sinh học tại đây không phải lo nghĩ về việc có cần phải học thêm tại nhà cô giáo, ngày lễ, Tết có phải tới nhà cô không, thầy cô hiền lành không mắng chửi học sinh. Nhà trường để cho các em được phát triển một cách tự nhiên, được là chính mình, dạy trẻ biết tự trọng và tự chủ. Không có thi đua, không có xếp loại…

Toàn là những điều rất bình thường, tự nhiên ở các nền giáo dục tiểu học, trung học ở các nước phát triển, nhưng là sự khác thường, đặc biệt ở Việt Nam! Có nghĩa là giáo dục ở Việt Nam là một nền giáo dục có nhiều điểm bất bình thường, rằng tâm lý, quan điểm dạy và học (phổ biến) ở Việt Nam lâu nay là bất bình thường.

Người viết bài này đang sống ở Na Uy, và có người thân, họ hàng, bạn bè sống tại nhiều quốc gia phát triển khác. Có thể chắc chắn rằng chuyện cho con đi học chữ từ trước khi vào lớp Một, chuyện chen nhau xin vào trường tốt, trường chuyên, trường điểm ngay từ cấp một, cấp hai, cấp ba, đua nhau dạy thêm học thêm suốt bậc tiểu học, trung học… chỉ có ở Việt Nam.

(Và có thể ở Trung Quốc, nơi áp lực học tập và bệnh thành tích trong giáo dục, xã hội cũng vô cùng nặng nề, bởi hai xã hội, hai mô hình thể chế chính trị tương đồng nên những “căn bệnh” cũng giống nhau.)

Ở Na Uy, học sinh tiểu học, trung học đi học với tâm lý hết sức thoải mái. Bậc tiểu học chưa tính điểm. Không có trường chuyên, trường điểm, mọi ngôi trường ở mọi thành phố dù lớn hay nhỏ đểu có điều kiện học và dạy y như nhau. Không có áp lực về điểm-giáo viên không bao giờ công bố điểm của học sinh trước lớp, điểm của em nào chỉ em đó biết. Không có bệnh thành tích. Ở bậc tiểu học, trẻ học ở trường là xong, không có bài tập về nhà, hoặc nếu có cũng rất ít.

Và tại nhiều quốc gia phát triển cũng vậy. Nhưng có phải vì vậy mà học sinh của họ dở hơn hay nền giáo dục của Việt Nam tốt hơn không?

Nếu Việt Nam cũng xóa bỏ trường chuyên, trường điểm ở bậc tiểu học, trung học, điều kiện dạy và học y nhau ở mọi nơi thì sẽ khỏi có sự tranh giành, lo lót chạy tiền để vào trường nào tốt hơn. Ðiều này vừa tạo nên sự công bằng trong xã hội.

Hiện nay cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học giữa các thành phố lớn và tỉnh nhỏ, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số… rất khác nhau, khiến các em ở tỉnh lẻ, thôn quê bị thiệt thòi ngay từ khi bước chân đến trường.
Nếu không tạo áp lực thành tích, điểm số… thì các em khỏi phải đi học thêm. Dành thì giờ đọc sách, tham gia các hoạt động xã hội, thể thao, có những kiến thức khác hơn chỉ là mớ kiến thức chết ở trường.

Chương trình học cần giảm tải hơn nữa. Sách giáo khoa nên được soạn lại để bắt nhịp với thế giới, những quan điểm lạc hậu, kiến thức sai lệch nên bỏ đi, nhất là phải làm cho những môn khoa học xã hội như Văn, Sử, Ðịa… hấp dẫn hơn. Hiện nay những môn này quá chán khiến các em không muốn học, ở bậc đại học những ngành này luôn ít người thi vào, khiến cơ cấu ngành nghề trong xã hội bị lệch, v.v.

Và còn rất nhiều điều nữa mà khuôn khổ ngắn ngủi của một bài báo không thể nói hết.

Làm sao để chuyện đi học, dạy học thực sự là niềm vui chứ không phải là nỗi cực nhọc, sợ hãi, thậm chí đày đọa cả học sinh lẫn phụ huynh như hiện nay. Làm sao để môi trường giáo dục trở lại trong lành, đẹp đẽ, bớt “bệnh này tật kia”.

Nhưng những chuyện này chúng ta đã nói nhiều lắm rồi từ mấy chục năm nay vẫn không thay đổi. Phụ huynh có thể xô đổ một cánh cổng nhưng làm thế nào người dân xô đổ được những “cánh cổng” lạc hậu, bảo thủ trong tư duy của các quan chức-thật vô cùng khó khăn.

Một nền giáo dục tồi ảnh hưởng đến con người và xã hội ra sao hãy nhìn lại sự xuống đốc của xã hội lâu nay về mặt văn hóa, đạo đức, chất lượng/trình độ sinh viên, công nhân viên chức, chất lượng/trình độ cán bộ, quan chức…

Và một hệ quả nhãn tiền khác là nạn tị nạn giáo dục, chảy máu chất xám đã và đang diễn ra. Thành ra người Việt Nam dưới thời lãnh đạo “ưu việt” của đảng và nhà nước cộng sản không chỉ phải tị nạn chính trị, tị nạn kinh tế mà cả tị nạn về giáo dục!

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters
un compteur pour votre site