lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Noi Gương Tiền Nhân Dựng Cờ Đại Nghĩa
Vân Anh
Sống thỏa thuê tôi trở về đất Tổ
Vào Lam Sơn tìm gặp vua Lê
…………………………………..
Theo Bắc Bình Vương gióng trống mở cờ
Tiến đánh Thăng Long núi Nùng sông Nhị
(Tôi Muốn Sống - 1962)
...
Trở lại trong cảnh loạn ly của đất nước vào năm 1400. Nguyễn Trãi một thanh niên sinh ra và lớn lên trong thời Trần mạt, là dòng dõi đại quan và là con cháu triều đình nhà Trần (khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, thì thân sinh ông đã ra phục vụ cho nhà Hồ). Nguyễn Trãi là một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thanh niên ở đầu thế kỷ 15 (cũng như thời đại đầu thế kỷ thứ 21 bây giờ) ông phải chứng kiến những mất mát to lớn của giòng họ, của gia đình (cha và anh ông bị bắt và bị đày sang Tàu), của đất nước và của chính ông, ông nhìn thấy sự bế tắc, phá sản của triều đại nhà Trần trước cảnh nước mất nhà tan, trước hoàn cảnh bi thảm, đau thương của dân tộc. Ngày hôm nay hiện tình bi thảm của đất nước Việt Nam to lớn và nguy hiểm hơn nhiều so với hoàn cảnh đất nước vào năm 1400 khi nhà Minh xâm lăng Việt Nam, là những thanh niên của thời đại 2000, các bạn đang mang những ưu tư gì trong lòng. Chúng ta đã nghĩ gì và sẽ làm gì? khi ngồi đây ôn lại những giòng sử đã 600 năm qua. Hình ảnh của con người trí thức Nguyễn Trãi biết yêu dân, thương nước hy sinh tình riêng, quên tình nhà, rửa hờn cho nước như lời cha (Nguyễn Phi Khanh) đã dặn trước khi từ biệt. Hình ảnh của chàng thư sinh họ Nguyễn có làm cho chúng ta bừng tỉnh, để ta noi gương tiền nhân, mà bước ra khỏi cái “tiểu ngã” đam mê danh vọng vật chất hảo huyền hay không ?. Đất nước thật sự đã bị bọn nội thù Cộng Sản bán đứng cho ngoại bang phương Bắc. Hàng triệu những con người thanh niên biết yêu dân, thương nước các bạn đang ở đâu?. Chúng ta có nhìn thấy thảm cảnh đau thương, tủi nhục này của dân tộc Việt hay không?. Chúng ta có dám hy sinh tình nhà, để rửa hờn cho nước, quang phục tổ quốc như tiền nhân (Nguyễn Trãi) đã làm!.
Nguyễn Trãi là con ông Nguyễn Ứng Long tự là Phi Khanh nguyên quán làng Chí Ngại, huyện Phượng Sơn (Chí Linh, Hải Hưng) đã nhiều đời sinh cơ lập nghiệp ở Nhị Khê. Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (Thường Tín, Hà Đông). Sinh năm 1380 mất năm 1442, Nguyễn Trãi đậu Thái Học Sinh (tiến sĩ) năm 1400 dưới triều Hồ Hán Thương. Ông làm đến chức Ngự Sử Đài Chính Chưởng. Năm 1407, cha Nguyễn Phi Khanh và hai người con bị Trương Phụ bắt đày sang Tàu. Khi chia tay ở Ải Nam Quan, Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi phải về lại Thăng Long để lo việc báo thù cho cha rửa hờn cho nước. Lúc đó Nguyễn Trãi 27 tuổi. Nguyễn Phi Khanh lấy bà Trần Thị Thái, con thứ ba của Ðại Tư Ðồ Trần Nguyên Ðán. (Trần Nguyên Ðán là một thần đồng, đậu tiến sĩ năm 14 tuổi và là dòng dõi Thượng Tướng Trần Quang Khải, con thứ của vua Trần Thái Tông, đã bốn đời làm Tể Tướng nhà Trần). Ông Nguyễn Phi Khanh là một học sinh nhà nghèo học giỏi, sử sách kể rằng: Quan tư đồ Trần Nguyên Ðán thấy Ứng Long học giỏi nên yêu mến cho về làm thầy dạy cô con gái, hai thầy trò yêu nhau mọi việc đổ bể Nguyễn Ứng Long bỏ trốn. Quan Tư Ðồ Trần Nguyên Ðán cho người đi kiếm về để gã cô con gái đang mang thai cho Nguyễn Ứng Long. Lúc đó Ứng Long mới 19 tuổi. Sau khi lấy bà Trần Thị Thái, Nguyễn Ứng Long tiếp tục học ông thi thái học sinh và đậu bảng nhãn.
Mười năm sau khi chia tay với Cha và Anh, Nguyễn Trãi trở về nhìn đất nước tan hoang, dân tình khốn khổ, lòng người ly tán không khỏi bồi hồi đau thương; quan quân triều đình thì đa số hèn yếu, giới quan lại khiếp nhược tham lam thối nát chỉ biết theo bọn nhà Minh để hưởng thụ hay an phận, đáng trách nhất là đám “trí thức văn nô cô đầu”, (tương tự như hiện tình ngày nay của nhóm người tự nhận là trí thức trong nước và hải ngoại, chỉ biết chạy theo bả vinh hoa do Cộng sản Tàu và Việt ban bố, đây là một sự thật mà không ai có thể chối cãi. Những kẻ tự nhận mình là “trí thức” ngoài kia ai có tật xin đừng giật mình). Thời gian này bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh và hơn 800 ngàn quân Minh đã thật sự cai trị dân Việt và đặt ách thống trị vô cùng hà khắc lên toàn cõi đất nước. Đa số nhân sự của triều đình Hồ Quý Ly đều bị bắt giải về Kim Lăng. Một số lớn “trí thức” đã đầu hàng theo giặc, trong đó có Trần Thúc Dao là con của đại tư đồ Trần Nguyên Đán (Dao là cậu ruột của Nguyễn Trãi), một số nhỏ đầu quân kháng chiến chống lại bọn giặc Minh, để mong khôi phục lại triều đại nhà Trần.
Năm 1420 Nguyễn Trãi và người anh em con cô cậu là Trần Nguyên Hãn tìm đến người nông dân Lê Lợi, trong giai đoạn từ năm 1407 đến 1420 đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên. Theo Phả Sử đã có trên dưới khoảng 30 phong trào kháng chiến, nhưng đều bị quân Minh đè bẹp. Đáng kể nhất là cuộc giao chiến với nhà Minh trong trận Bô Cô, được mô tả là cuộc giao tranh ác liệt nhất, trong trận này dưới sự chỉ huy của Giản Định Đế quân Đại Việt đã giết được Đề Hình Án Sát Sứ Đại Tướng Lữ Nghị, Tây Bình Hầu Mộc Thạnh phải bỏ quân sĩ chạy về thành Cổ Lộng. Cũng trong trận đánh ác liệt này tướng Đặng Dung suýt bắt sống được Tân Thành Hầu Trương Phụ, nhưng vì Đặng Dung không biết mặt Trương Phụ nên y cũng đã chạy thoát về thành Cổ Lộng. (“Oai Tuyên Đức bạt theo hồn Trương Phụ” - Tuyên Đức tức Minh Thành Tổ - trích Đạo Trường Ngâm).
Tuy khắp nơi có những trận đánh ác liệt như trên vừa kể, nhưng Nguyễn Trãi vẫn nằm im trước các phong trào nổi dậy của dân quân nhà Trần và nhóm sĩ phu yêu nước. Ông im lặng để quan sát thời cuộc và chờ cơ hội. Thật ra trong 10 năm này (1407-1420), nếu không nhờ Hoàng Phúc? che chở thì Nguyễn Trãi khó lòng sống trong thành Đông Quan (Thăng Long) mà không bị Trương Phụ hạch tội. Đó cũng là lý do sau này khi cùng Lê Lợi kháng chiến thành công, Nguyễn Trãi bắt được Hoàng Phúc, vì biết Hoàng Phúc là người có tài và ông đã đối xử tử tế với Hoàng Phúc, một kẻ thù nhưng nay đã sa cơ, ông xin vua Lê tha cho vì không nỡ giết. Đây là một cử chỉ vô cùng cao thượng của giới sĩ phu Việt. Cuối năm 1420 Nguyễn Trãi và Trần Nguyễn Hãn tìm gặp Lê Lợi, một hào trưởng vô danh đã lập căn cứ địa ở Chí Linh chống giặc. Thái độ “nằm im” của Nguyễn Trãi là tu luyện để tự tạo cho mình một khả năng hiểu biết, tự tìm học để trở thành một người hữu dụng, trong công cuộc kháng chiến Nguyễn Trãi đã dành thời giờ suy nghĩ về một chiến thuật, chiến lược mới để cứu nước. Nguyễn Trãi không tạo ra “Bình Ngô Sách” như nhiều “sử gia” lầm nghĩ. Mà Bình Ngô sách là kết tinh của nhiều bộ óc lãnh đạo kháng Minh thời đó, trong đó phải kể đến Lê Lợi lại là nhân vật chính yếu để hình thành “Bình Ngô Sách”. Vì Lê Lợi là lãnh đạo và là lãnh tụ của công cuộc khởi nghĩa. Mong rằng lịch sử sau này phải được viết lại một cách khách quan hơn.
Thật ra trước khi Nguyễn Trãi vào Lam Sơn tìm gặp Lê Lợi thì cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi đã hình thành được hai năm trước đó (1408), chính Lê Lợi là người đã hoạch định mọi kế sách cũng như chiến thuật chiến lược trong công cuộc kháng Minh. Cũng có một vài “nhà văn - học giả” gần đây cho rằng: “Lê Lợi là một người Mường thân hình lông lá, mũi quặp như mũi két, tính tình hung bạo”, đây chắc chắn là lối lập luận của những người có cái nhìn hời hợt về lịch sử, nếu không muốn nói là: Họ lợi dụng danh nghĩa “sử gia hay nhà văn” để đánh đổ những bậc Anh Hùng trong giòng sử Việt đã đóng góp công nghiệp vĩ đại cho đất nước Việt. Cũng có thể các “sử gia hay nhà văn” trên đây họ là những kẻ đang mang trong người cái “tâm lý miệt thị Tổ Tiên” chăng?. Nếu chúng ta “đặt câu hỏi”, thì như vậy gần 600 năm qua cả một dân tộc Việt Nam (dân số ngày nay là gần 90 triệu) lại đúc tượng làm đền để tôn thờ “… một người Mường thân hình lông lá, mũi quặp như mũi két, tính tình hung bạo” chăng?!. Một điều người viết muốn nhắc cho các “nhà văn - học giả” nói trên rằng: Bộ Luật Hồng Đức của triều đại nhà Lê đã đi trước bản hiến chương “Nhân Quyền” của Liên Hiệp Quốc (năm 1948) hơn 500 năm (quý đọc giả nên tìm đọc bộ Luật Hồng Đức và hiến chương Nhân Quyền năm 1948 để so sánh thì sẽ rõ hơn). Đây là một sự thật không ai có thể phủ nhận được. Một giả dụ nửa, “nếu” vua Lê Lợi là một người … “Mường thân hình long lá …” như vài “sử gia - nhà văn” họ đã nói, thì từ đó đến nay trong giòng sử Việt (và cả thế giới) đã có mấy ai tạo được những chiến công hiển hách như vậy. Từ hai bàn tay trắng trước binh hùng tướng mạnh của nhà Minh đã cai trị nước Việt gần 20 năm. Vua Lê Lợi đã đánh bại được một triều đại được coi là cường thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa. Vua Lê đã gây dựng lại cơ đồ, làm chủ đất nước, giải phóng dân tộc, dành lại chủ quyền cho nước Việt, cứu dân ra khỏi cảnh lầm than, trong khi đó con cháu nhà Trần như: Giản Định Đế Trần Ngỗi, Trần Quý Khoách, hay như Trần Thúc Dao đã không đủ mưu lược và tài trí để lãnh đạo cuộc kháng Minh đi đến thành công.
[{Một điều quan trọng nửa mà từ xưa đến nay Vân Anh chưa thấy các sử gia nào nói đến việc vua Lê đã bắt sống gần như trọn “Bộ Tham Mưu Viễn Chinh” của nhà Minh với khoảng 30 Đại Tướng từ bọn Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Hoàng Phúc, Vương Thông, Mã Kỳ, Phương Chính ..v.v… và tiêu diệt khoảng 70 Đại Tướng và Chiến Tướng như bọn Liễu Thăng, Trần Trí, Mã An, Sơn Thọ, Lý An, Lý Khánh, Thôi Tụ ..v.v.. Cũng nên nhắc lại ở đây Liễu Thăng một Đại Tướng và là một danh tướng bậc nhất của nhà Minh thời đó (đại tướng là người ngồi trong trướng mà hiểu việc ba quân, khác với chiến tướng là kẻ chỉ biết xông tên đụt pháo để chiếm thành đoạt lũy). Sử Tàu ghi rằng: {“khi Minh Thành Tổ nghe tin Liễu Thăng tử trận “Ngài” đã té xuống ngai (ghế), mặt tái như tàu lá, được kẻ tả hữu đỡ dậy, một hồi lâu “ngài” mới tỉnh dậy và khóc không thành tiếng”}. Như vậy có thể nói rằng: Liễu Thăng được Minh Thành Tổ quý trọng vào bậc nhất công thần của nhà Minh. Nên dù còn trẻ nhưng Liễu Thăng đã được vua Minh ban cho chức “Hầu” (An Viễn Hầu - một “tước” mà không có bất cứ tướng trẻ tuổi nào được Minh Thành Tổ phong cho).
Chuyện nhà Lê đã bức tử Trần Nguyên Hãn và (sau Lê Lợi) đã giết hại công thần lại là một bí ẩn của lịch sử, chứ không đơn giản như chuyện các bà “Cung Phi” tranh giành quyền lợi, rồi đi đến việc giết hại các quốc phụ của nhà Lê. Không ai có thể bôi bẩn được lịch sử, nhất là bọn Việt Gian, và người Tàu hàng ngàn năm qua cũng mong muốn làm sao xóa bỏ lịch sử Việt, hay chúng cố ý viết cho sai lạc đi để dễ dàng đồng hóa chúng ta, nhưng chúng đã thất bại. Mong rằng các nhà làm sử bây giờ và sau này, phải bỏ công tìm hiểu các Gia Phả Sử, các Chính Sử để làm sáng tỏ sự kiện lịch sử này, để con cháu chúng ta đời sau không hiểu lịch sử một cách sai lạc. Vì lịch sử là cuốn gia phả của nước nòi, không biết thì chúng sẽ không thương cũng như không trân quý. Không biết, không thương, không trân quý thì chúng sẽ không đem máu xương ra để gìn giữ một khi đất nước có biến động. Nước Việt chúng ta đã có một giòng lịch sử (nếu không nuốn nói là) hơn 7,000 năm, mọi con dân Việt đều có trách nhiệm phải gìn giữ. Nước Việt không phải là của riêng hay công cụ để phục vụ cho quyền lợi của đảng Cộng sản. Vân Anh đã nhiều lần viết rằng: “muôn chế độ chỉ là cái áo, nếu không hợp thời thì Phải Thay Đổi”. Chúng ta không nên tham lam để cho hại bất cập lợi, phải biết vứt bỏ đúng lúc sự suy tàn thoái hóa của “đảng” để làm thăng hoa xã hội mình đang sống, phải mạnh dạn đứng lên chống lại sự nghèo đói, bần cùng, có thể diệt vong cả dân tộc.
Lê Hoa Phả sử ghi: Lê Lợi sinh năm 1385, ông rất am tường về binh thư, nhưng vì thời, thế ông phải ẩn mình nơi thôn dã chỉ để mưu cầu việc đánh đuổi nhà Minh, dành độc lập cho tổ quốc (có lẽ vì vậy nên sau này người ta cho ông là gốc người Mường chăng?). Thời còn trẻ ông thường nói với chúng bạn rằng: “làm người sinh ra trong thời buổi loạn ly, đất nước đang bị nội thù và ngoại xâm dày xéo, phận làm trai phải đứng ra đưa vai gánh lấy việc nước, lập công danh cho đời sau, chứ tại sao phải đem thân làm tôi cho người”. Năm 1418 khi thấy thời cơ đã đến ông cùng 18 đồng chí Dựng Cờ Đại Nghĩa (Hội thề Lũng Nhai, lúc đó vua Lê đúng 33 tuổi), sau này vào năm 1420 mới có thêm Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn (Nguyễn Trãi đứng vào hàng thứ 24 trong 29 người khai quốc công thần nhà Lê) và một số anh hùng thảo dã khác nửa. Theo “Lê Hoa Phả Sử” ghi lại rằng: Lê Hữu Dũng (có tên khác là Lê Chương?), Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn tìm vào Lam Sơn gặp Lê Lợi lại nhằm ngày giổ kỵ họ Lê, Nguyễn Trãi thấy Lê Lợi vừa cắt thịt vừa ăn, ông than với Trần Nguyên Hãn rằng: “Lê Lợi không có tướng tinh, thần khí của một người lãnh tụ”, thất vọng Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn trở về, Lê Hữu Dũng (*) ở lại (Hữu Dũng tạo rất nhiều kỳ công trong cuộc kháng Minh sau Dũng làm đến Đại Tướng, trong một cuộc giao tranh với quân Minh, ông bị thương khi đôn quân tấn công thành Cổ Lộng?). Trở lại Lam Sơn lần thứ nhì, Nguyễn Trãi thấy Lê Lợi thức khuya nghiền ngẫm binh thư, thần khí lần này lại khác, lúc đó Nguyễn Trãi mới vào ra mắt. Vậy! “binh thư” mà vua Lê Lợi đã nghiền ngẫm có còn tồn tại đến ngày nay chăng? và ai là người đã viết ra những binh thư đó?.
Thời “xưa” các sách Binh Thư là những tài liệu bí mật về quân sự cũng như về nhiều lãnh vực khác, trong các sách binh thư đều ghi rõ hình thể sông núi, ao hồ, đầm trạch, đồi gò, cao điểm, hạ lưu, mạch rạch, rừng rậm. v..v... Vậy khi Nguyễn Trãi vào Chí Linh thấy “Lê Lợi thức khuya nghiền ngẫm binh thư”, thì “binh thư” đó là các tài liệu bí mật về chính trị, quân sự, văn hóa như đã nói trên. Khi đem quân xâm lăng nước Việt Hoàng Phúc cũng đã mang theo cuốn binh thư do chính Cao Biền đã viết ra khoảng năm 865. “Cuốn Cao Biền Kiểu Tự Tấu Thư” là một tấm bản đồ chi chít ghi rõ nhân văn, địa hình, địa vật, của nước ta.
Ở đây có một điều quan trọng cần phải nói thêm là: Các triều đại trước như Đinh, tiền Lê, Lý, Trần đã chiến thắng giặc ngoại xâm phương Bắc, khi các tiền triều đã hội đủ 3 yếu tố; Quân, Quốc và Quyền để đánh bại kẻ thù. Nhưng điểm quan trọng là kẻ thù chưa kiểm soát và làm chủ hoàn toàn đất nước. Trong thời điểm khi vua Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, thì nhà Minh cùng bọn nội gián đã thiết lập một hệ thống quân đội, an ninh, tình báo dầy đặc chằng chịt (tương tự như tình hình hôm nay 2012 dưới sự thống trị của bọn nội thù Cộng sản và bọn ngoại xâm phương Bắc cùng với sự tiếp tay của nhiều ác thế lực, chúng đã ngang nhiên đạp trên luật pháp quốc tế chiếm lĩnh, thống trị toàn cõi đất nước Việt Nam; tính đến nay đã gần 40 năm - 1975 - 2012. Vậy làm sao để toàn dân Việt đứng lên đánh bại kẻ thù thì đây là một tuyệt đối bí mật về nhiều mặt); thống trị trên toàn cõi nước Việt hơn trên 10 năm, vua Lê đã khởi nghĩa với hai bàn tay trắng, đương nhiên là ông không có những yếu tố Quân đội, Quốc gia và chính Quyền để tạo lực. Nhưng với khối óc đầy mưu lược của vua Lê, cùng sự quyết tâm của bộ tham mưu Đức Vua Lê Lợi đã đánh bại triều đại nhà Minh với binh hùng tướng mạnh, cùng một đoàn Thành, Hầu, Bá (quý bạn đọc giả trẻ ngày nay nên nhớ rằng với chức tước Thành, Hầu, Bá nói trên là các phẩm trật cao nhất của triều đại nhà Minh vào thời đó) và hàng trăm chiến tướng chỉ biết chiến thắng chứ chưa bao giờ biết chiến bại. Thiết nghĩ Vua Lê là một Thần Nhân với mưu thần chước quỷ mới tạo nên những chiến công hiển hách như vậy. Đức Vua Lê Lợi là vị anh hùng có một không hai trong lịch sử nước nhà. Mong rằng các sử gia sau này nên có một cái nhìn đứng đắn với lịch sử, khi nghiên cứu lịch sử để viết về triều đại Hậu Lê, thì phải có cái nhìn xác thực hơn về con người thật của Đức Vua Lê Lợi.
Cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi được xây dựng trên quan điểm đúng đắn về “chiến tranh chính trị và gián điệp”. Vua Lê đã đạt được “chính nghĩa” để đương đầu với khẩu hiệu “phù Trần” bịp bợm của Minh Thành Tổ, ông dùng “chính trị nhân ái” (nghĩa đúng nhất của chính trị - “nhân sinh chính vi đại”) để công tâm giặc. Song song với thế trận công tâm này, vua Lê cũng đề cao ý niệm nhân tính của Đạo Sống Việt bằng cách đưa ý niệm nầy vào thực tế chính trị. Theo ông, đối tượng của chính trị là nhân dân chứ không phải là Đảng Phái hay Dòng Họ. Vai trò của những người lãnh đạo là phải mưu cầu làm sao cho xã hội ổn định, người dân sống an lạc, công bằng và hạnh phúc. Do đó; đạo sống Việt chân chính (“lý giả, lễ giả”) không nằm ở khẩu hiệu rỗng tuyếch, ở lối tuyên truyền bịp bợm, mà nó nằm ở chổ phải thực hiện được những cái mà người lãnh đạo đã đề ra. Việc làm phải có những “phương châm, phương thức và phương pháp” làm cho mỗi gia đình người dân được hạnh phúc, ấm no xã hội hài hòa. Vua Lê còn đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc những người lãnh đạo phải chứng minh được khả năng đem lại cơm no áo ấm cho người dân một cách cụ thể, chứ không phải chỉ biết hứa hẹn (như thiên đường xã hội chủ nghĩa mà “cụ Hồ” và “cụ Mác” - Marx - đã hứa hẹn). Tiêu chuẩn đó ngày nay được gọi là “bình sản thủy chuẩn”, song vào đó ông cũng đề ra những kế hoạch để phát triển quốc gia sau khi chiến tranh chấm dứt.
Trong bất cứ thời điểm nào của lịch sử, nếu phải đi vào chiến tranh; thì lấy chiến tranh để giải quyết chiến tranh, hầu đem lại một nền hòa bình lâu dài cho đất nước và cho dân tộc, thì đấy là việc làm của những người chân chính. Vì mục đích thánh thiện của chiến tranh là hòa bình, chứ không phải dùng chiến tranh để xây dựng một chế độ tàn bạo hơn, độc ác hơn, ghê tởm hơn. Khi một chế độ độc ác, ghê tởm và tàn bạo như chế độ Cộng sản Hà Nội hiện nay được dựng lên bằng xương và máu của hàng triệu lương dân và chiến sĩ để thay thế chính quyền cũ (nên nhớ là “chính quyền” không phải tà quyền), thì ngay lập tức những xương máu mà các chiến sĩ và người dân đã hy sinh trong cuộc chiến đều mất giá trị và trở nên vô nghĩa, để ngày nay như mọi người Việt Nam đều biết là cuộc chiến đó đã trở nên Không Có Chính Danh, Chính Nghĩa. Nên khi tập đoàn Cộng sản Việt Nam đã nhân danh “Đảng” hay bất cứ một lý tưởng “vĩ đại” nào để mong xóa bỏ văn hóa dân tộc, để bán đất nhượng biển, để dâng tài nguyên quốc gia cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc, để đàn áp người dân, để bóc bột người dân, để làm đời sống người dân cơ cực, lo sợ bất ổn định, để làm cho dân tộc điêu linh cùng khổ. Thì rõ ràng tập đoàn Cộng sản Việt Nam là một tập đoàn tội ác và lịch sử bây giờ cũng như sau này khó có thể tha thứ hay bỏ qua.
Những pho sách như: Vạn Kiếp Bí Truyền, Vạn Pháp Quy Tông hay Binh Thư Yếu Lược .v..v... của đức Thánh Trần Hưng Đạo là những binh thư sách lược quốc phòng của Đại Việt và của triều đại nhà Trần. Các bộ sách nầy là biểu tượng của sự “Văn Trị Võ Công” của một triều đại sáng chói trong dòng sử Việt, những binh thư này đã giúp dân tộc Đại Việt chiến thắng đoàn quân “bách chiến bách thắng” Nguyên - Mông Cổ vào thế kỷ 13. Nhưng đến thời điểm 2012 này, biểu tượng văn trị võ công hay sách lược quốc phòng của tổ tiên, có còn “linh nghiệm” để bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng và xâm thực của bọn nội xâm Cộng sản, và bọn ngoại thù Trung Cộng phương Bắc.
Quá khứ, tiền nhân Việt đã thể hiện tinh thần Vạn Thắng oai hùng lẫm liệt!. Nhưng ngày nay có lẽ vì sự hèn yếu và nhu nhược của chúng ta, nên chúng ta chưa thể chiến thắng bọn nội xâm; ngoại thù?!. Thế thì chúng ta phải mỗi người tự mình nhìn lại mình, tự vấn chính lương tâm mình để tự phản tỉnh và từ đó tìm một hướng đi lên, một hướng đi chân chính trong cuộc chiến đấu chống bọn ngoại xâm phương Bắc và bọn nội thù Cộng sản. Hiện nay chúng ta phải đương đầu với một trận giặc mới: Trận giặc chủ thuyết, trận giặc văn hóa, trận giặc chống lại sự bần cùng diệt vong của dân tộc Việt, mà những kẻ gây ra là tập đoàn Cộng sản điên rồ mù quáng, chúng đã mượn danh nghĩa tổ quốc, dân tộc, nhân dân để thỏa mãn tham vọng cho riêng chúng. Chúng đã mượn oai linh của tổ quốc để mưu cầu bả danh lợi cho đảng phái, cá nhân, cho giòng họ chúng, quá khứ chúng gian manh khéo léo đầu cơ lòng yêu nước của đại đa số tầng lớp thanh niên đầy nhiệt huyết. Bọn chúng không ai khác hơn là một lũ vong bản, vong ân, vong nghĩa, vong tình. Vậy muốn chiến thắng bọn người gian manh này, muốn thắng trận chiến cuối cùng này, chúng ta phải đồng loạt công địch ở tất cả mọi lãnh vực: Từ Quân sự, Chính trị, Kinh tế, đến Văn hóa, Xã hội ..v.v..
Câu nói: “Rửa hờn cho cha, trả thù cho nước” đã nằm trong tâm hồn của người thanh niên Nguyễn Trãi trong suốt mười năm. Ông “nuôi chí phục thù”; “Bình Ngô Sách” có thể đây chỉ là lời thêu dệt của Lê Lợi và Nguyễn Trãi cho có vẻ huyền thoại hóa vấn đề, để Lê Lợi dễ bề ứng biến trong công cuộc cách mạng chống nhà Minh sau này, (ví như viết “bằng mỡ” trên lá cây 8 chữ: “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”), nên “Bình Ngô Sách” có thể chỉ là cái tên gọi, nhưng thật ra sách lược dùng để vây đánh nhà Minh và làm cho cuộc kháng chiến của vua Lê đi đến thành công là một bộ “Binh Thư” khác, hiện nay vẫn còn! (xin nói thêm ở đây là Cộng Sản Hà Nội hiện nay không đủ tài đức lẫn trí tuệ để giữ bộ binh thư này). Do đó “Bình Ngô Sách” ta phải hiểu đây là cuốn “Lê Lợi Binh Thư” một nối tiếp của sách lược Vạn Kiếp Bí Truyền, Vạn Pháp Quy Tông, hay Binh Thư Yếu Lược và nhiều bộ (pho) sách khác cũng là các chiến lược quốc phòng muôn đời của dân tộc Việt. Hơn nửa Nguyễn Trãi vì biết cơ nghiệp và vận hạn nhà Trần đã hết, nhà Trần đang suy vong, vực dậy một chế độ đã tan rã không phải là “lý tưởng” có thể giải quyết những bế tắc của đất nước (các đảng viên Cộng sản ngày nay nên hiểu rằng: Cứu nước không đồng nghĩa trung thành với một chế độ tàn bạo đã thối nát và trên đà tan rã như hiện nay). Điểm nửa ông đã hiểu được thời biết được thế, nhìn được cơ, biết người, biết ta, biết rõ lòng dân Việt đang sôi sục căm thù bọn nội xâm ngoại thù đang âm mưu cướp nước Việt, nên ông quyết định tìm đến Lê Lợi một con người thảo dã nơi núi rừng Lam Sơn.
Nguyễn Trãi đã “Noi Gương Tiền Nhân”, ông đặt dân tộc lên hàng đầu, ông xem việc nhà Trần mất ngôi không phải là chuyện quan trọng, ông hiểu rằng: ... “Muôn chế độ chỉ là cái áo, nếu không hợp thời thì phải thay đổi”. Trong giòng lịch sử nước nhà từ xưa đến nay đã trải qua biết bao chế độ, với ông (ái quốc) dân tộc và tổ quốc mới là điều quan trọng. Mặc dù Nguyễn Trãi là hậu duệ của nhà Trần, nhưng với khẩu hiệu “yêu nước là yêu xã hội ... nhà Trần” không còn đúng nữa, người xưa có câu: “Trung Quân, Ái Quốc”. Nhưng theo người viết thì, hiện tình đất nước trước mặt, trung quân hay là “trung với đảng” đã không đồng nghĩa với ái quốc (“yêu xã hội chủ nghĩa”). Bởi “chế độ này tội ác chất từng pho” nên xã hội (chủ nghĩa) cần phải có một cuộc cách mạng bạo lực đúng nghĩa của nó để thay đổi, thay đổi để hợp với lòng Trời, lòng người, hợp với thời đại. Xã hội Việt Nam hiện nay phải thay đổi, để Tổ quốc Việt Nam được mãi mãi tươi đẹp.
Quan điểm ái quốc, nhưng “Không Trung Quân” trên đây có thể đúng với quan điểm của Nguyễn Phi Khanh như ông đã thực hiện và ông đã dặn lại cho Nguyễn Trãi trước khi chia tay nhau nơi biên ải; cũng như của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông cho một số học trò và cho chính con rễ của ông là Nguyễn Dao ra giúp nhà Lê, vì có lẽ ông biết rằng nhà Lê sẽ Trung Hưng!. Chúng ta hãy nhìn và xem xét thật kỹ hai nhân vật tiêu biểu của lịch sử nói trên, trong giai đoạn nhiễu nhương của đất nước để cùng suy ngẫm, cũng như có quyết định đứng đắn cho chính mình và cho gia đình con cháu mình. Người viết nghĩ rằng một số không nhỏ các đảng viên Cộng sản trong nước và hải ngoại hiện nay đã biết thức thời, hiểu mình, hiểu người, hiểu được thân phận của chính họ trong cái xã hội duy vật chất, thiếu vắng tình người này, và vì hiểu như vậy nên họ phải cùng nhau chính họ đứng lên phá bỏ mọi ràng buộc của “đảng tính”, để mạnh dạn đi vào cánh cửa lớn của lịch sử đang chờ đón. Chỉ có chúng ta mới hiểu nỗi thống khổ của dân tộc chúng ta, chỉ có chúng ta mới biết yêu thương đất nước chúng ta, cứu lấy đất nước cũng là trách nhiệm của mỗi người con dân Việt vậy!. Trải dài trong lịch sử Việt đã có biết bao anh hùng ái quốc nhưng Không trung quân như đã nói trên. Nhưng ở đây chỉ đưa ra hai nhân vật tiêu biểu để chúng ta cùng suy nghiệm.
a). Nguyễn Phi Khanh: Khi Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần, Nguyễn Phi Khanh mặc dầu là rễ của quan đại tư đồ Trần Nguyên Đán, nhưng Phi Khanh nhanh chóng ra phục vụ nhà Hồ. Ông chia tay với triều đình nhà Trần không luyến tiếc, ông không coi trọng việc Hồ Quý Ly cướp ngôi vua nhà Trần là điều trọng đại, ông xem việc cứu nước là một điều tối quan trọng để ông dấn thân, hay nói đúng hơn Nguyễn Trãi đã giải quyết được tâm lý của một thanh niên trước cái bế tắc của đất nước. Đó là phải cắt dứt cho được cái bệnh trung quân (quân xử thần tử, thần bất tử bất trung) để chỉ còn lại ái quốc (tổ quốc phải đặt lên hàng đầu) trong công cuộc giữ nước và cứu nước. Nguyễn Trãi đã bước ra khỏi cái bệnh trung quân của thời kỳ “đại gia, hay là đảng toàn trị” để nhìn về phía tương lai của dân tộc. Khi ông hiểu rằng một triều đại đã đến lúc phải cáo chung ví như thân thể con người khi đã chết, thì không còn phương cách nào khác có thể làm cho nó sống dậy, và lại càng không thể coi đó là cứu cánh cho công cuộc cứu nước được nữa. Ông coi sự sống còn của tổ quốc là điều tối quan trọng hơn là sự tồn vong của một triều đại. Dù đó là triều đại của giòng tộc ông. Ông không còn trung quân nhưng ông đã ái quốc, ông đã tách chế độ ra khỏi dân tộc. Ông phủ nhận quan niệm “yêu nước là yêu xã hội ... nhà Trần”. Chính điều nầy đã đánh dấu sự trưởng thành về Lý Tưởng Dân Tộc của Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, khi cả hai đều là hậu duệ chính thống của nhà Trần, lý tưởng dân tộc và tình yêu nước bao la xanh thẩm đã thúc đẩy anh em ông “Noi gương Tiền nhân, Dựng cờ Đại nghĩa”, một con đường mới, một sinh lộ mới. Đó là đường “vào Lam Sơn tìm gặp Vua Lê”. Chỉ có Lam Sơn mới làm cho đất nước hồi sinh, vào thời điểm 2012 này là thời điểm hấp hối tang thương của đất nước, có phải “Lam Sơn” trở thành “Hoa Địa Cách Mạng” cho cả dân tộc Việt. “Rồi đây khi đất trời gió nổi”…, rừng núi “Lam Sơn” sẽ làm cho “sử hồn sống lại”. Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đã nghe theo lời dặn của Nguyễn Phi Khanh và họ đã thành công.
b). Nguyễn Bỉnh Khiêm: ông sinh năm 1491 đậu Trạng Nguyên đời Mạc Đăng Doanh (1530-1540), làm quan đến Lại Bộ Thị Lang kiêm Đông Các Đại Học Sĩ, sau này nhà Mạc phong cho ông thêm tước Trình Quốc Công (nên người đời sau thường gọi ông là “Trạng Trình”). Trong thời Nam-Bắc triều ông giúp chúa Trịnh Kiểm (phò vua Lê) và cũng giúp luôn cả Nguyễn Hoàng vào cuối năm Mậu Ngọ (1558). Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đã nhìn được cái thế “tam liệt, tam phân”. Thế “Tam Liệt, Tam Phân” với nhà Mạc (1527-1667), Nam Bắc Triều (1533-1592), Nam Bắc Phân Tranh (1600-1786). Ở giai đoạn đó có nhà Mạc, có vua Lê chúa Trịnh (Cụ Trạng đã cho Phùng Khắc Khoan giúp họ Trịnh), có nhà Nguyễn (Cụ Trạng cũng giúp Nguyễn Hoàng) với câu “Sấm” “Hoành sơn nhất đái, khả dĩ dung thân” (sau này vua Tự Đức đã đổi chữ khả dĩ thành ra vạn đại), cũng chính câu sấm trên ông đã giúp Nguyễn Hoàng dựng nên sự nghiệp sau này (đây gọi là thế “Tam Liệt, Tam Phân Việt Nam” ở vào thời đó. Sau khi nhà Lê trung hưng, trong lịch sử Việt duy nhất chỉ có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bị đục tên ra khỏi bia (đá) Tiến Sĩ, vì ông đã ra giúp nhà Mạc).
Tóm lại Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đặt lý tưởng dân tộc, quyền lợi đất nước lên cao hơn quyền lợi của giới lãnh đạo (vua-chúa), của giới cầm quyền, bởi vì ông hiểu được thời biết được thế, ông đã mạnh dạn bước ra khỏi sự ràng buộc của “Trung Quân”, nên ông chỉ còn lại quan điểm “Ái Quốc”, ông đã giúp cho tất cả những ai đang làm lợi cho đất nước. Chỉ có những kẻ tuấn kiệt mới có thể thức thời để “tri mệnh”, nên sách mới có câu: “tri mệnh thức thời duy tuấn kiệt”, khi sống trong thời loạn người ta hiểu được giá trị của vua- chúa, vậy cái hay nhất của kẻ sĩ là biết tách rời lý tưởng trung với vua ra khỏi cái tình của nước, để chỉ còn lại cái hiếu với dân (tộc) (“trai trung hiếu, gái tiết hạnh” - Ca Dao). Bởi vì: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, tiền nhân ta đưa dân (Nhân) lên hàng đầu, vì nếu không có dân thì cũng chẳng có vua, nên dân thì vạn đại, nhưng vua, quan, hôn quân, bạo chúa hay các chế độ “chính quyền”; hoặc cầm quyền điêu ngoa gian ác cũng chỉ là nhất thời.
Vậy một chính thể cho dù có tốt, có “hoàn hảo” đến đâu cũng phải thay đổi theo tiến trình nhận thức hướng thượng, mỗi giai đoạn đi qua thì lại có mỗi thay đổi, nhưng dân tộc thì vĩnh viễn tồn tại, nên giá trị trường tồn phải hơn thời gian ngắn ngủi. Một chính thể như trên có nói “có tốt có hoàn hảo”, nhưng không quan trọng bằng sự trường tồn của dân tộc. Vậy! Người lãnh đạo hay một nhóm người đại diện (chính thể, chính quyền) cho một thể chế, không quan trọng bằng giòng sống của cả một dân tộc. Như vậy những người chỉ biết có “trung thành” với (vua -quan) chế độ mà tiếc thay chế độ (như chế độ Cộng sản) ấy đã quá thối nát và tàn rửa. Thì đó chỉ là loại người có trí óc kém cõi, họ không thể nhìn được “thời”, không biết được “thế”, thì làm sao hiểu được “cơ”, và “thời, thế, cơ” là 3 yếu tố chính để cho người xưa và nay xây dựng cơ nghiệp đến thành công. Họ đã “cận thị” nên không thể nhìn được xa, họ tự chọn cho họ cái tôi nhỏ nhoi, ti tiện mà bỏ đi cái nghĩa lớn của đất nước của dân tộc, đến khi họ chợt hiểu ra thì dẫu có hối tiếc cũng đã muộn màng.
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...