lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks
Lá Thư Úc Châu 16/06/2012
Good Weekend
Trang Thơ Nhạc đầu Tuần
Nhạc:
Đêm Bơ Vơ
Nhạc: Duy Khánh
Giọng hát: Như Quỳnh & Quang Lê
Bài viết:
Tình thân,
Kính.
NNS
***
Bài đọc:
Gabriel Kolko
(Viết từ Amsterdam, Hòa Lan. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một sử gia "thiênTả" đã viết nhiều về Việt Nam. Tác phẩm Anatomy of a War: Vietnam, the US and the Modern Historical Experience được Nxb Quân đội Nhân dân dịch và ấn hành chính thức, nhưng tác giả cho biết Việt Nam đã "bỏ rất nhiều" những đoạn có tính chỉ trích. Ông cùng vợ từng thăm Việt Nam tháng 12 năm 1973 và đã đi viếng hai bên vùng vĩ tuyến 17 ở tỉnh Quảng Trị. Ông thăm Việt Nam lần cuối năm 1987 và không còn trở lại sau khi phê phán chính sách Đổi mới của Việt Nam).
Nếu Lịch sử có chứng minh được điều gì, thì đó là luôn phải sẵn sàng cho sự thay đổi.
Lãnh đạo và các đảng cai trị đều đến lúc sụp đổ – như ta chứng kiến ở phần lớn quốc gia ở Trung Đông, khu vực một thời tưởng là ổn định. CIA, cơ quan khổng lồ, tốn kém với các phân tích gia được trả tiền để dự báo tương lai, hoàn toàn ngạc nhiên khi Liên Xô (bất chợt) tan rã và đi cùng nó là cả khối Cộng sản Đông Âu.
Thay đổi là lẽ thường ngày nay, và những kẻ cai trị nào nghĩ sẽ nắm quyền mãi mãi chỉ là kém hiểu biết Lịch sử, ngay cả nếu họ cố đè bẹp dấu hiệu bất mãn. Điều chắc chắn là người Mỹ có động cơ muốn thấy chính thể ở Việt Nam, từng đánh bại họ về quân sự, sụp đổ do chính những thất bại của mình.
Với khoảng cách to lớn ngày càng tăng giữa ý thức hệ Marxist-Leninist trên giấy tờ và hoạt động tư bản do nhà nước dẫn dắt, Việt Nam đủ chín muồi cho sự lật đổ như bất kỳ quốc gia nào. Các nhà cai trị của Việt Nam hôm nay không nên nghĩ cuộc đời cứ mãi y nguyên, như những người từng dẫn dắt Liên Xô.
Đã hết chính danh
Những thay đổi căn bản rất có khả năng xảy ra ở Việt Nam: ta không thể dự báo chính xác như thế nào và khi nào, nhưng mâu thuẫn giữa ý thức hệ và thực tế quá lớn để có thể kháng cự mãi mãi. Tầng lớp trên ở trong Đảng hiện rất thoái hóa và ngày càng chẳng tin vào cái gì. Tính chính danh mà Đảng từng có khi dẫn dắt cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ đã hết. Thế hệ trẻ ngày càng xem các Đảng viên là kẻ tham nhũng bè cánh với nhau.
Lần cuối cùng tôi ở Việt Nam năm 1987, tôi chứng kiến tham nhũng ở mọi cấp, còn chuyện bà con, phe nhóm đã là cách cai trị ở nhiều nước – Việt Nam chẳng phải ngoại lệ. Nó có nghĩa là Đảng Cộng sản đang để mất tính chính danh và dựa vào bộ máy an ninh để cai trị. Nhưng công an sẽ không giúp mang lại sự ủng hộ một lòng của quần chúng như trong cuộc chiến chống Mỹ. Ngược lại, dùng an ninh để kiểm soát dư luận chỉ có thể làm quần chúng càng chán ghét. Đó là gánh nặng, mặc dù người Cộng sản có một bộ máy lớn và hiệu quả về ngắn hạn. Ta cũng thấy ở Trung Đông, hay Cách mạng Bolshevik thời Lenin, người lính và công an có thể đổi phe, mà nếu xảy ra có thể tạo thành khủng hoảng thật sự cho bộ máy.
Người đứng đầu chính thể Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu, cũng tham nhũng và kết bè kết cánh, có bộ máy an ninh (cũng tham nhũng) và đã sụp đổ cho dù chính thể Sài Gòn có sức mạnh quân sự to lớn hơn phe Cộng sản.
Khi đã để mất tính chính danh, người Cộng sản đối mặt nguy cơ bị thay thế, thậm chí bị lật đổ. Những sự thay thế thực ra có thể còn tồi tệ hơn (như đã xảy ra ở nhiều nước), nhưng suy nghĩ ấy có thể không hiện ra trong đầu những ai xem giới cai trị ngày nay ở Hà Nội là đầu mối của mọi xấu xa.
Chính thể có thể đổ vào tháng sau hay năm năm nữa, không biết được. Nhưng người nông dân là nguy hiểm cho chế độ (như ở Trung Quốc) vì quá nhiều người bị đuổi đi để có khu công nghiệp, sân golf... trong khi nhiều lãnh đạo Cộng sản tư lợi và cũng ngày càng chia thành những phe nhóm mâu thuẫn nhau.
Hoa Kỳ muốn gì?
Có những tin tức nói rằng chính phủ Hoa Kỳ có các chuyên gia về Việt Nam, những người cũng đang suy nghĩ làm thế nào và vì sao chính phủ Cộng sản có thể bị thay thế. Những tin này có lẽ là thật. Họ tin rằng sự du nhập văn hóa Hoa Kỳ, chủ yếu âm nhạc, rồi sẽ lật đổ chế độ - nhưng rất có thể đó chỉ là ảo tưởng.
Quan trọng hơn là Đảng đã đánh mất tính chính danh. Cũng không kém quan trọng là rạn nứt giữa các lãnh đạo đã xuất hiện. Nhiều người biết và thực tế là nó thể hiện công khai – sự chia rẽ này chưa từng xảy ra ở mức độ như vậy. Chia rẽ từ trên đã mở màn cho sự suy sụp của Liên Xô.
Người chống đối hàng đầu trong các lãnh đạo là Võ Nguyên Giáp, kiến trúc sư của những chiến thắng trong hai cuộc chiến và là “người cha sáng lập” cuối cùng còn sống. Có Đại tướng Giáp bên cạnh rất có thể làm bộ phận chống đối tiềm tàng cảm thấy bạo dạn hơn. Trong đó có một số Đảng viên vẫn còn tin vào những lý tưởng giúp Đảng ra đời lúc ban đầu.
Chính quyền Obama có lập trường không rõ rệt. Chế độ hiện nay ở Việt Nam sẵn sàng nằm trong liên minh chống Trung Quốc trong một phần chiến lược Thái Bình Dương còn mơ hồ của Hoa Kỳ.
Nhưng theo tôi, trong 10 năm tới, Hoa Kỳ có thể bị sao lãng vì khủng hoảng ở các nơi khác. Sẽ là ngây thơ nếu Hà Nội cho rằng liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu sẽ thành hình trong thập niên tới, mặc dù, như đã thể hiện trước đây, Việt Nam cũng rất có thể ngây thơ trong quan hệ ngoại giao.
Nhưng chính phủ Hoa Kỳ sẽ vui vẻ nếu chính thể Cộng sản sụp đổ. Hoa Kỳ đã thua một cuộc chiến trước đây và sự sụp đổ của chính phủ Cộng sản sẽ khiến nhiều nhân vật quan trọng ở Washington cảm thấy an ủi.
Hoa Kỳ, kể từ 1945, cảm thấy phải vươn tay đến mọi ngõ ngách trên thế giới. Ý thức trách nhiệm toàn cầu đó khiến ta không thể đoán Hoa Kỳ sẽ dành tài lực vào đâu 10 năm nữa.
Chính quyền Việt Nam cần hiểu rằng ý định của Hoa Kỳ ngày hôm nay có thể không được thực thi một năm sau, chứ đừng nói 10 năm. Nếu họ lại gửi gắm niềm tin vào lời hứa và ý định của Hoa Kỳ thì sẽ là trái ngược với kinh nghiệm Lịch sử.
Không nhà quan sát hay người cầm quyền nào có thể biết chắc điều gì sẽ xảy ra trên thế giới. Việt Nam có thể hay không thể hỗn loạn, nhưng các nước Cộng sản đã không còn tồn tại.
Sẽ dại dột nếu Việt Nam không suy xét các sự kiện ở Đông Âu có ý nghĩa gì cho tương lai của họ. “Chủ nghĩa Cộng sản” Việt Nam, như họ vẫn thích tự gọi mình, có thể kéo dài vĩnh viễn hay rụng rơi tháng sau. Nhưng rõ ràng nhà nước gặp nhiều vấn đề và nếu họ chẳng làm gì, thì mâu thuẫn giữa ý thức hệ và thực tế rồi sẽ đe dọa Đảng.
Nếu Đảng bỏ qua các câu hỏi này, họ cũng bỏ qua ý nghĩa của Lịch sử gần đây, không chỉ ở Đông Âu mà cả các nước Hồi giáo.
Một kiểu liên minh nào đó với Mỹ chống Trung Quốc – mà tôi nghĩ sẽ chẳng bao giờ thành đúng hình như dự tính của Hoa Kỳ - sẽ không giải quyết các vấn đề căn bản.
***
Nguyễn Thành Thụy (JT)
Những Mẫu Truyện Thật Ngắn
Người già là ai
Có một lúc tôi phải đi làm xa, từ miền Đông sang tận Perth ở Tây Úc để vào làm trong Sở Điện Lực của Tiểu Bang đó. Sau mấy tuần lễ bù đầu vì nhiều cái mới lạ, tôi đã quen quen với đời sống của nhiều người làm việc chung. Perth là một thành phố chỉ hơn 1 triệu người nhưng xinh xắn và dễ thương. Các bạn kỹ sư làm chung có nguồn gốc từ rất nhiều nước khác nhau. Tất cả đều vào một “melting pot”. Có một người mà tôi chú ý đặc biệt là một tay Kỹ Sư gốc Mã Lai, làm ở đây đã lâu năm nhưng rất hay cáu kỉnh ít khi vừa ý những chuyện chung quanh.
Sau vài tháng thì tôi đã quen đủ và bắt đầu nổi máu “tếu”, hay kể những chuyện vui cười cho các bạn nghe, rồi lâu lâu chọc ghẹo những trự thấy có vẻ hơi “kỳ dị”. Tất nhiên tay Kỹ Sư gốc Mã Lai kia không thể là ngoại lệ. Anh ta là người có kiến thức sâu rộng trong ngành của mình nên khi nghe những câu hỏi có vẻ ngô nghê thì tỏ vẻ bực bội và than phiền. Nhiều lúc ghé lại nói chuyện chơi, tôi nhận xét là mặc dầu anh ta biết rất nhiều, rất sâu trong việc mình làm nhưng ra ngoài ngành một chút thì anh ta rất yếu. Hình như anh làm một chỗ suốt cả 15 năm nay nên thành chuyên viên trong ngành hạn hẹp của anh. Tôi hay ghé lại hỏi thăm, nói chuyện tếu và lâu lâu lại chọc ghẹo những sở đoản của anh. Khi anh tung ra sở trường thì tôi né, bảo là không quan trọng làm anh ta tức tối mà không cãi lại được.
Sau mấy lần “so chưởng” bị te tua, anh ta nghiêm giọng bảo tôi:
- Anh không nên giỡn với tôi nhiều như thế. Tôi thuộc loại “già” rồi đó nghe.
- Xin lỗi anh. Thế anh năm nay bao nhiêu tuổi?
- Tôi 52 tuổi rồi đó nghe bạn. Đừng có giỡn.
Tôi nghe thấy anh nói mà xém phì cười, lăn xuống đất nhưng vẫn cố bình tĩnh:
- Xin lỗi, anh vẫn còn trẻ hơn tôi mấy tuổi đó nghe.
Anh ta bỗng hoảng hốt, nhìn tôi bẽn lẽn, ngạc nhiên và cười trừ.
Từ đó chúng tôi lại thân với nhau. Có lẽ anh ta thích chơi với tôi vì thấy mình vẫn còn “hy vọng”. Còn tôi thì thích chơi với anh ta vì tự nhiên thấy mình còn quá trẻ. Và anh ta từ đó không còn gắt gỏng nữa và tất nhiên không còn dám khoe “già” nữa.
Người già là ai?
Trái tim kỳ dị
Có một lúc tôi đọc truyện võ hiệp của Kim Dung, nhớ mang máng hình như là Thiên Long Bát Bộ thì phải. Có một gia đình nhà võ là Mộ Dung Cô Tô ở phương Nam xa xôi chuyên xử dụng một ngón võ độc đáo là “Nhất Dương Chỉ” học từ Đoàn Nam Đế truyền bởi Vô Địch Võ Lâm Trung Thổ là Vương Trùng Dương. Món này dùng ngón tay trỏ mang đầy công lực thượng thừa để “chọc” vào những chỗ yếu hay huyệt đạo trên thân thể của đối thủ. Nếu đánh trúng vào tim thì đối thủ sẽ chết tại chỗ.
Truyện kể rằng một ngày kia, Mộ Dung Phục là một cao thủ trẻ của gia đình này giao chiến với một kẻ thù. Anh ta dùng Nhất Dương Chỉ đánh vào tim kẻ thù. Tưởng là kẻ thù chết ngay nhưng hắn lại không chết mà nhân cơ hội tẩu thoát được. Mộ Dung Phục rất xấu hổ vì võ công mình còn thấp kém nên đau khổ, sám hối và ngày đem cố gắng luyện tập thêm.
Có một điều mà Mộ Dung Phục không biết được là trái tim đối thủ của chàng không ở bên trái mà lại ở bên phải. Bởi thế mà hắn chỉ bị thương chứ không chết.
Đọc tới đó thì tôi nghĩ đây là chuyện hoang đường. Làm gì mà có người có tim bên phải. Học Vạn Vật thì biết là tim nằm bên trái lồng ngực. Đây là điều hiển nhiên không thể chối cãi.
Về sau này sang Úc tôi gặp lại một ông bạn cũ là BS ở Melbourne. Anh ta bảo anh là người có trái tim nằm bên phải. Anh kể rằng khi đi chụp quang tuyến lần đầu tiên, BS coi hình chới với, dở hình qua, dở hình lại mà vẫn không ổn con mắt. Một hồi mới định ra là anh có tim bên phải.
Đây là một hiện tượng đã được Y Khoa công nhận là có. Danh từ khoa học chỉ “tim bên phải” là "Dextrocardia".
Từ đó về sau tôi mới nhận xét là tác giả Kim Dung, tuy viết truyện võ hiệp, bịa nhiều chuyện nhưng không phải lúc nào cũng bịa.
Người đẹp trong tranh
Hồi nhỏ tôi hay đọc những truyện cổ tích. Có một chuyện kia tên là “Bích Câu Kỳ Ngộ” kể là có một chàng văn sĩ kia, tên Tú Uyên ở Bích Câu (gần Hà Nội) đời vua Lê Thánh Tôn được chỉ dẫn để mua được một bức tranh có 1 người thiếu nữ đẹp để trong nhà.
Khi ăn chàng thường sắp hai chén cơm và mời người trong tranh ăn. Khi chàng không có nhà, thiếu nữ này ra khỏi tranh và chăm sóc cơm nước mỗi ngày cho chàng. Rồi có một lần chàng về nhà bất chợt, rình và “tóm” được người đẹp này Người đẹp trong tranh từ đó ra khỏi tranh luôn và chàng cưới làm vợ.
Rồi có lúc tôi xem ảo thuật, có một chàng Ảo Thuật Gia kia vẽ một bức tranh trong đó có một người đẹp mà anh thích. Vẽ xong anh đứng dậy nắm tay người đẹp này và từ từ lôi nàng từ trong tranh ra. Thật hay. Từ đó tôi bắt đầu nghĩ chắc người đẹp trong tranh đi ra ngoài chắc cũng không phải là chuyện hoang đường.
Nhớ lại ngày xưa ở Sài Gòn tôi thường đọc báo Ngôn Luận, có bé Ngôn, bé Luận, Chị Huyền và anh Hiếu Kỳ. Tôi rấy thích vai trò của Chị Huyền hay giải thích những thắc mắc của hai bé Ngôn và Luận.
Hôm nay ngồi đây, nhớ lại chuyện ngày xưa và cứ tưởng Chị Huyền chỉ là một nhân vật trong tranh nhưng nay chị đã bước ra ngoài. Một Bích Huyền bằng xương bằng thịt.
Nhà ta nghèo
Hồi nhỏ ở VN, ba tôi thường cấm ngặt những trò bài bạc, bảo là “Cờ bạc là bác thằng bần”. Tôi chỉ biết có 3 thứ đơn giản: Tam Cúc, bài cào và Cạc Tê. Chỉ được đánh 3 ngày Tết. Sau đó là ông đốt hết.
Khi sang Úc, tôi bị bạn bè cười vỡ bụng vì không biết những thứ bài cao siêu như Phé, Xập Xám v.v. Lâu lâu phải năn nỉ để chúng nó dạy cho mình nhưng rồi cũng chẳng rành cho lắm.
Sau 6 tháng ở Sydney học tiếng Anh, chúng tôi được phân tán đi các trường Đại Học toàn nước Úc. Tôi được gởi đi học ở QueenslandUniversity ở Brisbane.
Học ròng rã hết một năm tới hè, tôi và vài người bạn xuống Sydney chơi và thăm lại vài bạn cũ.
Gặp một anh học ở SydneyUniversity. Khi vào phòng anh trong Đại học xá, tôi bỗng chú ý có một cái bảng lớn treo trên tường.
Bảng này có vỏn vẹn 3 chữ “NHÀ TA NGHÈO”.
Tôi ngạc nhiên không hiểu nhưng vì nhiều người khác ở đó nên không dám hỏi. Lòng cứ thắc mắc tại sao? “nghèo” mà lại “nổ lớn” à? Nghịch lý! Kỳ dị!
Một hôm gặp một người bạn khác, anh này cho biết đây là kết quả của những đêm thâu thức trắng, sát phạt bằng Phé, Xập Xám và Sọt Tê của anh bạn kia. Chơi với các đàn anh trong Đại Học Xá, anh thiếu kinh nghiệm nên thường là nhẵn túi. Anh bèn để bảng lớn nhắc nhở cho mình là đừng nên chơi nữa vì gia đình nghèo không thể nào giúp được về chuyện tiền bạc.
Suy nghĩ lại, Ba tôi đã đúng và cấm tôi đúng. Về sau tuy biết rành các món Phé và Xập Xám nhưng tôi cũng chẳng ham mê. Cũng chả hiểu sao dân VN hễ cứ “bài” là phải “bạc”, tức là đánh bài thì phải đánh tiền. Úc nó đâu có thế. Chơi các loại bài như 500 và Bridge đâu cần phải đánh tiền..
***
Thơ:
Võ Công Liêm
SÀI GÒN Đêm Lang Thang
phả một nụ cười vô cớ
sài gòn của tôi
phố phường quét dọn đi đâu?
quá khứ mập mờ trong sương khói
la pagode quy tiên chiều hôm ấy
passages eden dẫm bước giang hồ đổ vỡ pompeii
bùng binh đó
nhà hát đó
có quên không cà phê buổi nọ
tượng đá với công viên tiả rồng vẽ rắn hóa chi mô loạ
sài gòn của tôi
nắng sớm mưa chiều
hàn hiên đại lộ mỏng
nghe trong tôi điệu buồn xưa
rít một tiếng kèn
đau nhói
con tim lang thang xuôi theo thời gian cổ
lá me bay nghiêng nghiêng trời đại học một thuở nào ơi
ôi hư ảo!
tôi trống không tôi
sài gòn cao ốc đèn điện chiếu
đứa bé lưng gù mời vé số chưa mua
cyclo buồn phố thị mắt hoen sâu mòn nắng đục
tôi
đi lần vào cõi lặng
nghe động tiếng chân người…
đêm màu hồng phập phồng bay lốm đốm
em miên man đằng đẵng một chân trời
khúc tiêu dao tiên phong đạo cốt
ngã mạn lễ sánh như tinh vân nọ
lục miên trường hàn âm diễm mộ điểu ngư tầm
vàng ệch nộ triều dâng chí hạo nhiên quan tái
em cúi đầu ta trở giấc chiêm bao ./.
(Sgn.Vn giữa tháng 6/12)
***
Trần Vấn Lệ
Xé Chữ Ném Vào Khoảng Trống Không
Buồn tay bóp vụn từng con chữ
tưởng tượng tim mình tan khói sương
tưởng tượng lòng ai là khối tuyết
bập bồng tan nát giữa trùng dương…
Tưởng tượng chẳng còn chi nữa cả
cái lưng ghế tựa cũng vừa bung
vầng trăng chập tối đêm nay hiện
không sáng nhiều hơn đóm lửa bùng…
Tưởng tượng tiếng ve mùa Hạ trước
bỗng ngừng khi chợt gió heo may
ai đem lá đổ đầy sân gạch
nghe rất mơ hồ tiếng bước ai…
Buồn tay xếp góc tư tờ giấy
xếp góc năm đời trăm nếp nhăn
một đóa hồng thơm chưa kịp hái
thấy con bướm đậu buồn bâng khuâng.
Chữ vui chỉ một, buồn muôn vạ
xé vụn thổi vào đâu Nước Non?
Một khoảng trống không là Cố Quốc?
Một đời, thôi vậy, mất Quê Hương!
Có lẽ mấy hôm rồi, có lẽ
người về người ở, dạ nao nao.
Những câu nói muộn thà không nói
một vẫy tay thay một tiếng chào.
Buồn tay bóp vụn từng con chữ
lòng nát tan mà nguyên nhớ thương!
Ai đã Thiên Thu nằm dưới đất
ta Thiên Thu vẫn ngã tư đường?
Nụ hôn thơm nhỉ thơm mùi khói
khói xám
chiều xanh
mây tím xa…
***
M.H. Hoài Linh Phương
giọt nước mắt cho Saigon
Ta gọi tên em Saigon yêu dấu!
Giọt nước mắt nào đã chảy mấy mươi năm?
Người người lìa nhau trong bức tử bảy mươi lăm
Sao chưa hết những trầm luân, thống khổ?
Áo thôi bay chiều Bonard lộng gió
Môi xa người một thuở…cuôc tình tan
La Pagode thiên thu trong ngơ ngác, bàng hoàng
Tự Do cũ…có còn tìm đâu nữa?
Passage Eden ngập ngừng in bước nhỏ.
Của một thời hạ đỏ… hẹn hò nhau
Đã phôi pha theo những dấu tình sầu
Givral cũng mờ tan trong khói thuốc…
Vương Cung Thánh Đường nằm im buổi trước
Ta quỳ lặng thầm trên hàng ghế cô đơn
Ta đưa tay làm dấu thánh tủi hờn
Đời dâu bể… có còn chi… để mất?
Người phiêu diêu hay hồn còn oan khuất?
Có giữ giùm trang thơ cũ ..ngày xưa?
Ấm áp bên người trong gió lạnh chiều mưa
Hai đứa che chung Poncho buồn sũng nước
Saigon ơi, chỉ còn trong ký ức
Kem Brodard giờ cũng đã xa xôi
Saigon khóc cười theo vận nước nổi trôi
Trong nước mắt nghẹn lời.. thân viễn xứ!
(WashingtonDC tháng 06/2012.)
***
Luân Hoán
Thề
1.
thành tâm thề trước ngọn đèn
không cưới em được theo trăng muôn đời
vầng trăng từ đó có người
vì tôi quả thật một đời vắng em
2.
ngày xưa vái đất lạy trời
thề yêu đến hết cuộc đời mình em
đất trời chứng giám, không thèm
ừ hử chi cả, cho nên bây giờ
yêu em nhưng vẫn lơ mơ
liếc ngang nhìn dọc vẩn vơ nhiều lần
em chánh ngôi đã có phần
nới tay, tìm chút nợ nần thử coi
của đời sẽ trả cho đời
riêng em góp đủ vốn lời như xưa
3.
ta xưa, em thường bắt thề
rất sai sự thật, có hề chi đâu
bây giờ vẫn khăng khít nhau
thỉnh thoảng nổi hứng thề chơi đừng buồn
4.
nếu thề ứng nghiệm liền tay
ta đây chắc chắn chết ngay lâu rồi
vui miệng thề độc vậy thôi
ông trời quá biết, mỉm cưởi giả lơ
5.
mười người hết chín như tôi
thề mà giữ được yên vui cửa nhà
tội chi không dám ba hoa
miễn là sau đó thật thà hồi tâm
***
Bon Dimanche a Tous
Kính.
NNS
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...