lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Dự Án Ecopark Có Nguy Cơ Sụp Đỗ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 26.04.2012
Web: http://VietTUDAN.net
Đây là một dự án Địa ốc mà có lẽ Chủ dự án và các và những người của Chính quyền nhằm đầu tiên là bán đất khi tước đoạt đất được từ dân với giá rẻ để chia lô bán cho giới kinh doanh nội ngoại với giá cao hơn. Phía Chính quyền, tha thiết hỗ trợ cho dự án, nhất là trong việc tước đoạt đất thì tất nhiên được Chủ đầu tư hối lộ bổ béo. Phía quyền lực nhà nước thì tất nhiên đã nắm chắc tiền hối lộ bổ béo rồi. Phía nông dân thì chịu cưỡng chế thiệt thòi. Chỉ còn phía Chủ đầu tư, một đàng đã mất tiền hối lộ tốn kém, một đàng thì bấp bênh không biết tương lai xây cất và bán nhà cửa có thành công hay không.
Nhìn tương lai của dự án, chúng tôi thấy những yếu tố đưa đến nguy cơ sụp đổ, thua lỗ nặng. Dự án Địa ốc ở thời điểm năm 2012, xét về mặt Kinh tế chung cho toàn cầu và riêng cho hai nền Kinh tế lệ thuộc vào xuất cảng Trung quốc và Việt Nam, sẽ mang những nguy cơ thua lỗ trầm trọng cho dự án địa ốc Ecopark Văn Giang.
Dự án được hình thành và được phép thực hiện từ năm 2004, nghĩa là cách đây 8 năm. Tình hình Kinh tế vào những năm 2004 rất lạc quan và việc kinh doanh địa ốc t6át nhiên ở vào thời vàng son. Nhưng rồi năm 2007, khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế Thế giới bắt đầu và còn kéo dài đến ngày nay. Tình trạng nợ công của Liên Au và hoàn cảnh thất nghiệp của Tây phương đã làm cho Kinh tế Trung quốc/Việt Nam tụt giốc xuất cảng và nhiều xí nghiệp phá sản. Ở thời điểm kinh tế tụt giốc hiện nay của Việt Nam/Trung quốc, thì ngành Địa ốc mất giá. Nước ngoài không những giảm đầu tư vào Việt Nam, mà còn ra đi nữa. Chúng tôi xin đưa bản tin sau đây về tình trạng ngành Địa ốc ở Việt Nam:
“Tin Sài Gòn - Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Sài Gòn vừa cho biết sẽ còn hàng loạt công ty kinh doanh bất động sản phá sản trong thời gian tới. Tổng giám đốc công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Ðức cho biết giá nhà đất tại Việt Nam so với thế giới là rất cao, điều này đã tác động tới các cơ cấu về giá thành của đất đai, vật liệu và nhân công xây dựng tăng theo tỷ lệ của lạm phát, thủ tục và phí bôi trơn giấy tờ về đất đai đã tập hợp lại khiến việc kinh doanh bất động sản ngày một rủi ro hơn so với vài năm trước. Kinh tế suy giảm khiến rất nhiều người không còn khả năng mua nhà như trước. Cộng với nguồn vốn ngân hàng cho vay để mua nhà đã ngày càng thắt chặt hơn làm cho nhiều khách hàng mệt mỏi khi vay vốn ngân hàng.
Mặc dù ngân hàng Nhà Nước đã giảm lãi suất huy động xuống còn 13% một năm cũng không giải quyết được gì trong vấn đề kinh doanh bất động sản, vì hiện nay lãi suất của ngân hàng là 22 tới 23% nên doanh nghiệp không thể kiếm lời. Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất Động sản thành phố Sài Gòn cho biết ngoài vấn đề lãi suất của ngân hàng, doanh nghiệp còn phải chịu những loại chi phí khác vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng mới có thể vay được vốn để kinh doanh.(SBTN)”(Posted on 19 Mar 2012—FreeVietNews)”
Ngoài vấn đề khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế Liên Âu và Hoa kỳ, cuộc bầu cử vòng 1 Tổng Thống Pháp cho thấy rõ rệt Khuynh hướng Bảo Hộ Mậu dịch tại Pháp và Âu châu sẽ đi đến những quyết định gay gắt. Chúng tôi không quan tâm đến việc bầu vòng 2 cho ông Hollande hay ông Sarkozy. Nhưng chúng tôi đặc biệt quan tâm đến hai Mặt Trận Tả—Hữu của Pháp sẽ làm áp lực mạnh để Pháp cũng như Liên Âu chủ trương Bảo Hộ Mậu dịch. Mặt Trận cực Hữu của Bà Marin Le Pen chiếm 18% số phiếu và Mặt Trận Tả của ông Jean-Luc Mélenchon chiếm 11% số phiếu. Cả hai Mặt Trận này đều chủ trương Bảo Hộ Mậu dịch. Khi mà Bảo Hộ Mậu dịch đi đến gay gắt thì những nền Kinh tế lệ thuộc vào xuất cảng như Trung quốc và Việt Nam sẽ càng tụt giốc nhanh hơn nữa và các xí nghiệp càng phá sản mau chóng.
Ngoài việc bị ảnh hưởng từ sự tụt giốc Kinh tế hiện nay của Việt Nam, Dự án Ecopark Văn Giang không thể không lưu tâm đến tình trạng nợ công của nhà nước Việt Nam dù nhà nước có muốn hỗ trợ đi nữa. Tuần Vietnam mới cho biết tình trạng Nợ công của Nhà Nước VN như sau:
"Độ nóng"ngày càng gia tăng của Nợ công trong thời gian gần đây, cả về định tính và định lượng, với mấy điểm nhấn đáng chú ý.
Quy mô nợ tăng nhanh vượt dự báo--Theo Bản tin nợ nước ngoài -Bộ Tài chính, đến 31/12/2009, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam (gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ do Chính phủ bảo lãnh) là 27,929 tỷ USD, tương đương với khoảng 479,5 nghìn tỷ đồng; Trong đó, nợ nước ngoài của Chính phủ là trên 23,9 tỷ USD. Đến 31/12/2010, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam lên tới hơn 32,5 tỷ USD.
Điều kiện nợ ngày càng ngặt nghèo hơn.--Các chủ nợ này đã nâng lượng nắm giữ trái phiếu Chính phủ Việt Nam lên hơn 2 tỷ USD trong năm 2010 (so với con số hơn 1 tỷ USD của năm 2009). Thực tế cũng cho thấy, lãi suất vay nợ của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên cả do Việt Nam đã bị giảm mức nhận ưu đãi cũng như do ít nhiều giảm cả mức tín nhiệm quốc gia (theo một vài đánh giá cá biệt là từ BB+ xuống BB) vì những e ngại bất ổn của kinh tế vĩ mô và sự kiện Vinashin...
Dịch vụ nợ tăng nhanh, hệ số an toàn nợ giảm.--Theo Bản tin Nợ nước ngoài của BTC, dịch vụ nợ nước ngoài của Việt Nam trong năm 2010 là 1,67 tỷ USD, trong đó riêng tiền lãi và phí là hơn 616 triệu USD, tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của năm 2009...Theo đại biểu quốc hội Trần Du Lịch, Nợ nước ngoài của Việt Nam hiện tương đương 50 tỉ USD, lớn gấp 3 lần so với dự trữ ngoại hối (khoảng 14-15 tỉ USD). Năm 2011, dự kiến trả nợ 86.000 tỉ đồng, chiếm 12,5% tổng thu NSNN; năm 2012 sẽ phải trả 100.000 tỉ đồng, chiếm 13,5% tổng thu NSNN-Một con số không hề nhỏ trong quy mô khiêm tốn của NSNN hiện nay (trong khi Nợ công của Thái Lan chỉ có 44,1% GDP và dự trữ ngoại hối là 176 tỉ USD; Indonesia, Malaysia nợ công chỉ có 26,9% GDP, Philippines 47,3%...).Việc mua vào 4-7 tỷ USD trong những tháng đầu năm 2011 không phải là giải pháp bền vững xét dưới góc độ chống lạm phát tiền tệ, vì nó dễ trở thành nguồn xung lực làm tăng lạm phát tiền tệ ở nước ta, nhất là khi chậm thu hồi các khoản tiền đã chi thông qua bán trái phiếu Chính phủ.
Ngoài ra, cần thấy rằng khả năng trả nợ từ nguồn thu NSNN đang và sẽ có thể gặp căng thẳng trong bối cảnh mà, khác với thông lệ hằng năm đều vượt thu, dự toán thu ngân sách năm 2011 được Bộ trưởng Bộ Tài chính đánh giá là "chưa năm nào khả năng tăng thu căng thẳng như năm nay và có dấu hiệu chững lại từ tháng 7-2011". Đặc biệt, nguồn thu thuế từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý II/2011 giảm 83% so với quý I, quý III dự kiến giảm 40% so với 6 tháng đầu năm...với 50% số doanh nghiệp khai lỗ. Trong khi đó, theo Bộ KH&ĐT, với khu vực kinh tế tư nhân trong nước thì số doanh nghiệp giải thể, phá sản và dừng hoạt động không nộp thuế.”
Dự án Ecopark Văn Giang được ký kết và cho phép năm 2004. Nếu thực hiện Dự án vào những năm vàng son này, thì Chủ đầu tư hốt bạc thành “siêu đại gia“ dễ dàng. Nhưng ở thời điểm Kinh tế tụt giốc hiện nay của năm 2012, thì Chủ đầu tư chắc chắn phải tìm đường mắc chứng ung thư vú để trốn ra nước ngoài, mà lòng còn căm thù đám tham nhũng tà quyền đã nhận tham nhũng đầy túi. Những bà con nông dân nào bị cưỡng chế đất đai mà Chủ đầu tư chưa kịp trả tiền mua đất, thì hãy đón đường xé xác Chủ đầu tư ra quẳng cho vịt nó ăn !
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 26.04.2012
Web: http://VietTUDAN.net
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...