lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Vận Động Giải Nhân Quyền Việt Nam Cho Đỗ Thị Minh Hạnh
1, 2
Trần Khải
Ai sẽ nhận được Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2011? Tôi không thể biết chắc, bởi vì bản thân mình là người đứng ngoài tất cả các hoạt động khảo xét này, và cũng thấy rằng trong năm nay có quá nhiều người hoạt động nhân quyền xứng đáng được vinh danh.
Đọc được Thông Báo của Mạng Lưới Nhân Quyền VN (http://vietnamhumanrights.net/) gần đây có mời gọi đồng bào để cử, tôi xin phép có đôi dòng góp ý.
Thí dụ, Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ là một điển hình tuyệt vời. Một hình ảnh gây rúng động lương tâm, và là một người xuất thân từ dòng họ có 4 đời hoạt động cho Đảng CSVN, và bản thân Tiến Sĩ Hà Vũ luôn luôn giữ lập trường kiên cường cho lý tưởng dân chủ pháp trị của ông. Tôi tin rằng Tiến Sĩ Hà Vũ xứng đáng, rất xứng đáng được Giải Nhân Quyền. Tôi cũng không thể nhớ trong quá khứ Tiến Sĩ Hà Vũ đã từng được Giải Nhân Quyền trong năm nào chưa, và nếu chưa thì ứng viên đầu tiên nên là Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Và dĩ nhiên một số nhà hoạt động khác nữa.
Tuy nhiên, nơi đây xin được đề cử chị Đỗ Thị Minh Hạnh cho Giải Nhân Quyền 2011. Bởi vì mỗi lần đọc về chị, tôi không thể ngăn được xúc động.
Như một bài viết mới đây trên trang Dân Chúa Hiệp Thông (http://danchuahiepthong.com) hôm Thứ Hai 8-8-2011, trích:
“"Con không tin một người công an nào hết, má hãy nhìn thân thể con đi nè."
Xin Qúy vị hãy lắng nghe hết đoạn audio clip rất rất giá trị này đi, để nhận ra rằng, vẫn còn có những đứa con của Mẹ VN kiên cường, chịu đựng chấp nhận chết vinh hơn sống nhục.
Hãy lắng nghe những câu nói để đời của anh thư Đỗ Thị Minh Hạnh:
- Con không tin một người công an nào hết, má hãy nhìn thân thể con đi nè.
- Con không thể chịu nhục với những cô cán bộ nó không lịch sự tí nào... bước ra cửa thì nó không cho con ra mà phải xin phép đàng hoàng, rồi phải kêu to "chào cán bộ A, chào cán bộ B... con không làm được điều đó... Tại sao con người với nhau phải đối xử như vậy ??? Con đến đây để thi hành án, chứ không phải cúi đầu chào người này người kia, tại sao làm nhục con người như vậy ???
- Má ơi, con rất là đau buồn, con không buồn thân thể con, ở tù bao nhiêu năm cũng được... Họ bảo con hãy nhận tội đi rồi sẽ được giảm xuống 4 năm, nhưng không, ở đời thì chết chỉ có một lần mà thôi... để cho họ thấy rằng, họ không được phép coi thường tinh thần bất khuất của dân tộc. Mỗi dân tộc, mỗi một con người, nhất là người lãnh đạo đất nước phải biết rằng "Đặt quyền lợi và danh dự của tổ quốc lên trên quyền lợi cá nhân của mình chứ". Con đòi hỏi phải cho con đọc sách pháp luật, phải cho con tìm hiểu các lý luận chính trị, đồng thời là phải cho con lên thư viện, phải cho con nghe điện thoại... Tại sao phạm nhân ở đây cũng là phạm nhân, họ phân biệt đối xử vì con là phạm nhân an ninh nên không được cái này không được cái khác... Cán bộ nói thẳng, con không nhận tội là con phải bị y án.
- Tại sao con người ta cha mẹ sinh ra, có nhân cách, nhân phẩm đàng hoàng, lại phải bị phân biệt lý lịch xấu, lý lịch tốt???
- Tại sao trong nhà trường lúc nào cũng được giáo dục Đảng với Bác Hồ?
- Má lấy thành tích cách mạng của gia đình để được hưởng những quyền lợi, để được giảm án, chính là điều làm sỉ nhục đối với con, vô tình làm nhục con.
Bà Minh đã nói lại nguyện vọng của con mình như sau:
"Làm sao để cho mọi người hiểu rằng, trước hết là phải bảo vệ danh dự của dân tộc... họ đánh đập công nhân, lấy giầy ném vào mặt công nhân, làm sao con có thể chịu đựng được, rồi sỉ nhục dân tộc, phụ nữ Việt Nam đi làm đĩ, họ có quyền gì để nói lên điều đó, mà tại sao Nhà nước không bảo vệ công nhân mà lại đi bảo vệ chủ ??? để cho họ có quyền đi chà đạp, bắt giam cầm những người công nhân đó... không để người Trung Quốc xúc phạm đến danh dự của mình."
Đoạn audio clip kế tiếp cũng được thực hiện với cô Chiêm Thị Tường Mạnh, vợ của anh Đoàn Huy Chương, : "Từ lúc anh bị bắt đến giờ đã được chuyển đi 4 trại, anh bị đánh nhiều lắm... Từ lúc ở Trà Vinh cũng bị đánh, lúc ra tòa ảnh la hét, bị còng tay... nó xử ép, xiết tay ảnh, em thấy em đứng em khóc không... Thấy đau lòng qúa, xử án qúa oan ức... người 9 năm, người 7 năm... Em đi thăm thì ảnh nói bị uýnh rất nhiều, rất tàn nhẫn, nhìn người thấy tiều tụy lắm, dạ cả 3 người đều bị đánh tiều tụy luôn, nhìn thấy tội lắm... Mỗi khi chuyển trại, nó không bao giờ báo cho người nhà biết hết trơn..."...”(hết trích)
Trên trang Dân Chúa Hiệp Thông có lưu một băng audio, cho chúng ta nghe trực tiếp câu chuyện cảm động này.
Tương tự, bài “Thương Hạnh Lắm” của Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang đăng vào giữa tháng 5-2011 ở rất nhiều mạng, cũng là một giới thiệu rất cảm động về nhân cách của chị Đỗ Thị Minh Hạnh. Trích:
“...“Một cháu như vậy là có hai người kèm theo, tay còng. Hai đứa kia đi thì cũng bình thường mà cái mặt lầm lì, còn riêng bé Hạnh thì nghinh cái mặt lên, cái mặt con Hạnh nó nghinh lên trời, nó coi trời bằng vung, nó trề môi, nó bĩu môi, nó khinh bỉ.”
Trên đây là lời kể chân thực của bà Ngọc Minh trên đài phát thanh Á Châu Tự do về phiên tòa ngày 18 tháng 3 năm 2011 tại Trà Vinh.
Lời kể nghe như khúc bi tráng ca hào hùng rung động lòng người, như hiện lên bức tranh uy phong lẫm liệt về một người con gái Việt Nam, tạc vào thế kỷ.
1, 2
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks