lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn Mặc Khách

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Nhơn

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Văn Phạm Ngọc Thái

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Thị Thanh

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Thời Sự - Lịch Sử Việt Nam

Thư Ngỏ Của Các Giám Mục Việt Nam kính gửi Quý vị lãnh đạo các cơ quan lập pháp của Nhà nước Việt Nam: Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân

CHÚ THÍCH:
Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 01.02.2012
 
Chúng tôi cho đăng lại THƯ NGỎ CỦA CÁC GIÁM MỤC VIỆT NAM năm 2002, được coi như có tính cách THỜI SỰ trong thời điểm cấp bách thay đổi Lãnh đạo Tôn giáo tại hai Tổng Giáo phận Sài Gòn và Hà Nội,  để Giáo dân thấy những Nhận định thực tế về Xã Hội VN như thế nào đã có từ năm 2002. Những nhận định này được gửi lên Lãnh đạo Chính trị Việt Nam như những GÓP Ý. THƯ NGỎ này cho thấy rằng đa số còn là những Chủ Chăn chân chính, Từ năm 2002 đến nay, những Nhận định còn chỉ là GÓP Ý mà chưa tiến sang phạm vi tích cực đấu tranh ĐÒI HỎI việc Nhà Nước thi hành. Theo chúng tôi, sở dĩ như vậy là vì những Lý do sau đây:

=>     Trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vẫn còn sự chia rẽ từ những thành phần thân Nhà Nước mà CSVN luôn luôn chủ trương dùng quyền lực đưa vào giới Lãnh đạo Tôn Giáo.

=>     Khi Nhóm Linh mục quốc doanh như Lm.Huỳnh Công Minh, Lm.Phan Khắc Từ… tay sai CSVN vẫn tiếp tục tác oai tác quái, thì từ Nhận định, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vẫn còn khó khăn chuyển sang tích cực đấu tranh  đòi hỏi Nhà Nước thi hành, nhất là đối với một Nhà Nước chủ trương sức mạnh đàn áp Dân, chứ không lắng nghe ý Dân.

=>     Nếu ngày nay, thời kỳ thay ngôi đổi vị tại hai Tổng Giáo phận Sài Gòn và Hà Nội mà Nhóm Giáo gian quốc doanh vẫn phục vụ cho chủ trương của CSVN để đặt để Lãnh đạo Tôn Giáo tại hai vị trí này, thì việc đấu tranh cải thiện Xã Hội, đòi hỏi những Giá trị nhân bản vẫn còn những trở ngại. Nếu hai Tổng Giáo phận Sài Gòn và Hà Nội bị nắm bởi hai Tổng Giám Mục, thậm chí Hồng y, phục vụ cho ý đồ của CSVN, thì Hội Đồng Giám Mục VN vẫn còn bị tê liệt trầm trọng. Khi Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn Giáo là một hệ thống Xin—Cho, một tha hóa Xã hội được nói tới trong THƯ NGỎ, mà TGM Nguyễn Văn Nhơn lại là người tích cực ủng hộ cái Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn Giáo ấy; khi mà Marx và Cộng sản vô thần đưa ra Thiên đàng Trần thế để lừa đảo mà Gm.Nguyễn Văn Khảm lại đưa cái Thiên đàng Trần thế ấy ra giảng tại Nhà Thờ để đẩy Giáo dân vào hy sinh phục vụ cho Cánh Chung Luận vô thần ấy, thì thử hỏi nếu hai Tổng Giáo phận Sài Gòn và Hà Nội bị nắm bởi hai Lãnh đạo này, những Nhận định GÓP Ý chân chính của Hội Đồng Giám Mục từ năm 2002 liệu có thể trở thành những đấu tranh ĐÒI HỎI Nhà Nước thi hành để tôn trọng những Giá trị Nhân bản và cải thiện Xã Hội hay không. 

Chúng tôi không vơ đũa cả nắm Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nhưng nhằm chống lại những thành phần Giáo gian phục vụ cho CSVN để cản ngăn những Nhận định chân chính không cho chuyển sang đấu tranh ĐÒI HỎI. Giáo dân phải lên tiếng và tích cực đấu tranh để tránh việc tê liệt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đó là sự đóng góp của Giáo dân vào việc BẢO VỆ Giáo Hội và đồng hành với DÂN TỘC trong cố gắng đấu tranh chung vậy.

Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 01.02.2012
 
Kính thưa Quý Vị,

Nhân dịp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp Hội nghị Thường niên tại Hà Nội, từ ngày 7 đến 12-10-2002. Chúng tôi, các Giám mục Việt Nam, xin kính gửi tới Quý Vị lãnh đạo các cơ quan lập pháp của Nhà Nước Việt Nam là Quốc Hội và các Hội Đồng Nhân Dân những góp ý của chúng tôi về công cuộc xây dựng và phát triển một xã hội “vì con người”.

“Phục vụ con người là mục đích tối cao” của mọi tổ chức và cơ chế xã hội (xem Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI), vì lẽ con người là mục đích, là cứu cánh, là trọng tâm của mọi hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội. Từ chân lý căn bản này về con người với nhân phẩm và nhân quyền của họ, nảy sinh những nhu cầu, những đòi hỏi bức thiết phải đáp ứng để xây dựng và phát triển một xã hội nhân bản, một xã hội không làm què quặt và hủy hoại con người. Những đòi hỏi bức thiết đó là:

I-       Xóa giảm những khuyết tật hiện hữu của xã hội;    

II-      Phát huy những giá trị nhân bản làm cho con người ngày càng trở nên người hơn, sống xứng với phẩm giá của mình hơn.     
 
I.       XÓA GIẢM NHỮNG KHUYẾT TẬT HIỆN HỮU CỦA XÃ HỘI.

1.      Khuyết tật thứ nhất là hiện tượng tha hóa con người.

Sự tha hóa con người xuất hiện và lớn dần trong xã hội hiện nay:

- khi chủ nghĩa tiêu thụ đưa đẩy con người vào trong một mạng lưới những thỏa mãn hời hợt, giả dối;

- khi lao động được tổ chức nhằm bảo đảm tối đa cho lợi nhuận mà không lưu tâm cải thiện đời sống và thăng tiến phẩm giá người lao động;

- khi diễn ra sự đảo ngược giữa phương tiện và mục đích: con người vốn là mục đích của sự phát triển thì lại bị biến thành đơn thuần là phương tiện sản xuất;

- khi tự do được coi như là quyền được làm bất cứ điều gì mình thích, bất cứ điều gì mà cảm tính của mình cho là có lợi trước mắt cho bản thân, cho phe phái, đang khi tự do đích thực là quyền làm những gì mà lương tâm thấy được phép làm vì công ích, vì lợi ích của thế hệ hiện tại và mai sau. Thực tế cuộc sống hiện tại cho thấy: khi tách lìa chân lý về con người với nhân phẩm và nhân quyền của họ, tự do trở thành sự tùy tiện hoặc ngẫu hứng của những kẻ có quyền thế.   

2.      Khuyết tật thứ hai là cơ chế bất công và tha hóa con người.

Cơ chế xin-cho là một điển hình. Cơ chế xin-cho là một cơ chế bất công và tha hóa con người vì những lý do sau đây:

- Cơ chế xin-cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền mà Nhà Nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân dưới dạng những cái phép, đồng thời biến Nhà Nước từ một tổ chức có chức năng phục vụ công ích trở thành một chủ nhân ông nắm các quyền tự do của người dân và ban phát các phép tự do lại cho họ thường theo sự tùy tiện chủ quan hơn là theo những tiêu chuẩn khách quan. Như thế cơ chế xin-cho vừa đi ngược lại công ích và xóa đi các quyền tự do của người dân, vừa bôi đen hình ảnh của một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân. Đó là điều làm tha hóa con người.

- Theo thông tin của báo chí, cơ chế xin-cho còn là nguyên nhân làm thất thoát 50% các nguồn thu vào công quỹ, và làm thất thoát 50% phần còn lại khi phải chi ra cho công ích. Điều này có nghĩa là 5% hoặc 7% dân số là những người có thế lực và quyền lực thì hưởng 75% từ công quỹ quốc gia (trong con số 75%, có 50.000 tỷ đồng/năm của riêng ngành xây dựng), phần còn lại của dân số là hơn 70 triệu dân chỉ hưởng được 25%. Thực tế này tạo ra một tình trạng bất công trầm trọng trong xã hội và không ngừng làm gia tăng hố sâu cách biệt giàu nghèo trong lòng một dân tộc. Chính vì thế mà tham nhũng một cách có hệ thống quy mô trong xã hội ngày nay không những là một quốc nạn, song còn là một tội ác đối với đất nước và dân tộc.
 
II.      PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN BẢN LÀM CHO CON NGƯỜI NGÀY CÀNG TRỞ NÊN NGƯỜI HƠN, SỐNG XỨNG VỚI PHẨM GIÁ CỦA MÌNH HƠN.

1.      Phát huy phẩm giá con người.

Điều này đòi hỏi trong các quan hệ xã hội phải quan tâm tôn trọng con người như là trọng tâm của mọi hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội, nghĩa là các sinh hoạt văn hóa, kinh tế, xã hội phải hướng đến sự phát triển và thăng tiến con người toàn diện cả mọi mặt vật chất, tinh thần và tâm linh. Khi một trong ba mặt thiếu phát triển, con người trở nên hụt hẫng, què quặt, dị tật.

2.      Phát triển xã hội và thăng tiến con người trên nền tảng chân lý.

Một xã hội được coi là có trật tự và phù hợp với nhân phẩm khi đặt nền tảng trên chân lý. Chân lý căn bản trong quan hệ giữa người với người là mọi người đều bình đẳng về nhân phẩm. Chân lý này đòi hỏi phải gạt bỏ mọi kỳ thị và phân biệt đối xử, phải xóa đi những hình thức chuyên chế, phải loại trừ mọi gian dối xảo trá ngày nay đang tràn lan trong mọi lãnh vực của cuộc sống con người và xã hội.   

3.      Phát huy tình liên đới trong mọi sinh hoạt gia đình và xã hội.

Tình liên đới chỉ được xây dựng và phát huy vững bền trên nền tảng tôn trọng con người, tôn trọng các quyền của họ, tôn trọng sự tự lập chính đáng và quyền tự quyết của con người, tôn trọng các giá trị đạo đức trong truyền thống văn hóa. Tình liên đới đòi hỏi phải nhìn xa hơn bản thân của tổ chức, của phe phái để phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cho sự thăng tiến của con người và gia đình.     

4.      Phát huy tính phụ đới.

Tình liên đới trong sự tôn trọng các quyền tự do của con người đòi hỏi tổ chức xã hội phải mang tính phụ đới. Tính phụ đới là một đặc tính của tổ chức xã hội trong đó một tập thể cấp cao không can thiệp vào nội bộ của một tập thể cấp thấp, không làm mất thẩm quyền và tính tự lập của nó, song tạo điều kiện giúp nó phối hợp hoạt động của mình với những hoạt động của tập thể khác nhằm mưu cầu công ích. Do đó, con đường phát huy tính phụ đới đòi hỏi:

Chính quyền tạo điều kiện cho các cá nhân và tập thể công dân sử dụng các quyền của con người. Trong các quyền đó, phải kể đến quyền bình đẳng, quyền và bổn phận chu cấp cho các nhu cầu vật chất, tinh thần và tâm linh của cuộc sống con người, gia đình và tập thể, quyền sáng kiến và tham gia các hoạt động phát triển xã hội, thăng tiến con người và gia đình, cả việc củng cố nền tảng pháp lý của cộng đoàn chính trị trong một quốc gia.

Dành cho mình độc quyền hay một quyền hành quá lớn trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội, đó là con đường dẫn đến chuyên chế và độc tài, quan liêu và bao cấp, áp bức và bất công, là những tệ nạn làm tha hóa con người.

Tính phụ đới theo nghĩa trên là nền tảng để xây dựng một xã hội dân chủ, một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân. Thiếu nền tảng này, Nhà Nước với chức năng phục vụ công ích trở thành một cỗ máy thống trị độc tài, và nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước trở thành phương thế phục vụ cho cỗ máy đó. Đó là điều làm tha hóa con người và phân hóa xã hội.        

5.      Phát huy ý thức và thiện chí phục vụ công ích.

Trước hết công ích đòi hỏi phải tôn trọng con người, tôn trọng nhân phẩm và các quyền tự do của họ. Do đó, chức năng phục vụ cho công ích đòi buộc chính quyền:

(1) tạo điều kiện bảo đảm cho mọi công dân hưởng những nhu yếu sao cho xứng hợp với phẩm giá con người;

(2) xóa bỏ những luật lệ bất công và những biện pháp trái với luân thường đạo lý trong truyền thống văn hóa của dân tộc, vì lẽ đây là những cơ chế và biện pháp làm tha hóa con người. Cơ chế xin-cho là một điển hình về luật lệ bất công. Phá thai hằng năm hơn cả triệu trường hợp là một điển hình về biện pháp trái với luân thường đạo lý mà những hậu quả đã và đang diễn ra không biết đưa tương lai dân tộc đi về đâu.
        
Kính thưa Quý Vị,

Là những người yêu mến quê hương, ai trong chúng ta cũng mong muốn xây dựng Việt Nam thành một đất nước giàu đẹp, văn minh, giàu tính nhân bản. Chính trong tinh thần đó, chúng tôi xin gửi đến Quý Vị thư ngỏ này.

Kính chúc Quý Vị luôn an lành, mạnh khoẻ và thành đạt.

Trân trọng kính chào.
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info