lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

Sau Sự Kiện Tàu Bình Minh Bị Cắt Cáp

1, 2, 3

Nguyễn Quang Duy

...

Cho dầu thành khẩn như Nguyễn Tấn Dũng, cam kết như Nguyễn Chí Vịnh, hay lý lẽ như Nguyễn Phú Trọng, quan hệ tráo trở của đảng Cộng sản Việt Nam trước đây không xóa được nỗi nghi ngờ của giới cầm quyền Bắc Kinh. Chính vì thế Trung cộng đã trực tiếp kiểm sóat và điều hành Tổng Cục II và gởi hàng triệu gián điệp và quân nhân trá hình cố vấn, công nhân, thương nhân sang Việt Nam để giảm thiểu rủi ro bất trắc có thể xẩy ra.

6 Thỏa Thuận Bán Nước


Ngày 11/10/2011, với khuôn mặt lạnh nhạt Hồ Cẩm Đào đón Nguyễn Phú Trọng tại phi trường Bắc Kinh và ngay sau đó ông Trọng đã phải ký 6 thỏa thuận đã được Bắc Kinh sọan sẵn, nói rõ hơn thân phận nô tài của giới chức cầm quyền Việt Nam. Nhiều điểm trong 6 thỏa thuận đã đi ngược với quyền lợi dân tộc, trong đó có việc “… triển khai thí điểm tuần tra chung biên giới đất liền, tiếp tục tổ chức tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ…

Bên cạnh hằng triệu “công dân” Tàu đang hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam nay đảng Cộng sản phải chính thức thỏa thuận để Giải Phóng Quân Trung cộng được quyền ra vào biên giới và lãnh hải Việt Nam. Như vậy đôi bên cùng có lợi. Lãnh đạo Bắc Kinh đỡ lo tạo phản. Còn giới chức Hà Nội bớt lo bị lật đổ giành lại chính quyền.

Bị dư luận phản đối vì những thỏa thuận giữa hai đảng nói trên, Nguyễn Chí Vịnh lại cho rằng về nguyên tắc 6 thỏa thuận đã giúp giải tỏa căng thẳng giữa hai nước. Ông Vịnh còn cho biết việc họ làm khẳng định quyết tâm của hai bên về việc xử lý vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Ngày 2-11-2011 đại sứ Trung cộng tại Việt Nam, Khổng Huyển Hựu đã cho “triệu tập” hai giới chức cao nhất của Quân Đội Nhân Dân, Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh và tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, trung tướng Ngô Xuân Lịch tới Sứ quán Trung Quốc để “trao đổi ý kiến”. Không rõ nội dung những trao đổi là gì, cũng có thể liên quan tới những thỏa thuận Nguyễn Phú Trọng vừa ký. Lạ một điều kể cả tờ Quân Đội Nhân Dân không thấy báo nào đưa tin cuộc “triệu tập” này.

Nhà báo Bùi Tín được người thân gửi bức ảnh cuộc “triệu tập” với lời nhận xét: “Nhìn ảnh thì rất đáng lo, ông Thanh chắp 2 tay, mất hẳn tư thế một đại tướng mặt mũi thẫn thờ”. Tương tự trường hợp Nguyễn tấn Dũng gặp Đới Bỉnh Quốc, hai ông Phùng Quang Thanh và Khổng Huyển Hựu mặc “đồng phục”, đeo cùng màu càvạt, đi cùng một lọai giầy, rất có thể tất cả được sản xuất tại Trung Hoa. Họ đã Trung cộng ép phải thay đồ trước khi được gặp giới chức Bắc Kinh. Xem ảnh sẽ rõ thêm về thân phận nô tài của giới chức cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Bên Lề Chuyện “Đuổi Chó”

Sáng ngày 7/11/2011, một đoạn video được đưa lên YouTube với tựa đề “Đuổi Chó” chiếu cảnh một tàu Việt Nam rượt đuổi và chạm vào tàu tuần tra Trung cộng. Đọan video đã nhanh chóng truyền đi gây nhiều dư luận từ cả hai phía Việt Trung. Người Trung Hoa khi xem phim đa số nhận xét phía Việt Nam đang cố tình làm “nóng” lại tình hình. Còn phía Việt Nam lại nhanh chóng nhận ra đây chỉ là một vở kịch để thăm dò dư luận. Vở kịch cho thấy nếu chiến tranh thực sự xảy ra đảng Cộng sản sẽ khó khơi dậy được lòng yêu nước vốn tiềm ẩn trong mỗi người Việt Nam. Chỉ trong vòng 12 tiếng đồng hồ trên youtube đọan Video đã bị xóa đi và câu chuyện nhanh chóng đi vào quên lãng.

Người viết nhắc lại câu chuyện vì có một điều đáng chú ý cần nêu lên. Số là Nhật Báo Người Việt phát hành tại Hoa Kỳ có phỏng vấn Đại Tá Phạm Thanh Hóa, Chính Ủy Hải Quân vùng 4, được biết ông Hóa cho biết video trên là thật nhưng “Không liên quan đến Hải Quân”. Được hỏi tiếp “Những vụ xảy ra như thế này thì Hải Quân Vùng 4 có được báo cáo không, thưa ông?” ông Hóa dứt khóat trả lời :”Không, cái đấy không thuộc Hải Quân. Là cảnh sát chứ không phải Hải Quân. Ðấy là lực lượng Cảnh Sát Biển và lực lượng Dân Quân Tự Vệ. Họ bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Lời phát biểu từ chính miệng của Đại Tá Phạm Thanh Hóa, tiếng nói chính thức của “Đảng” của Hải Quân vùng 4 tiết lộ một điều vô cùng quan trọng. Tình hình Biển Đông đang căng thẳng như thế mà hai lực lượng Hải Quân và Cảnh Sát Biển đều dưới sự lãnh đạo của “Đảng” nhưng mạnh ai nấy làm không họat động chung, không tuần tra chung, không trao đổi tin tức.

Rất có thể Cảnh Sát Biển xem thường Hải Quân vì chỉ biết đợi lệnh từ Bộ Chính Trị. Mà Bộ Chính Trị thì vừa nhu nhược vừa đê hèn, nên mọi việc Cảnh Sát Biển đều phải chủ động gánh vác.

Thế tại sao Nguyễn Phú Trọng lại ký thỏa ước tuần tra chung giữa Hải Quân hai nước? Quá rõ việc tuần tra chung với phía Trung cộng không ngòai mục đích tăng cường sự hiện diện vũ trang của “Giải Phóng Quân Trung Quốc” trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.

Hoàn Cầu Thời Báo

Trong khi Bộ Chính Trị Cộng sản Việt Nam cam kết tìm giải pháp hòa bình thì cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng cộng sản Trung Hoa tờ Hoàn cầu thời báo vẫn tiếp tục không ngừng đe dọa khi thì chiến tranh, lúc thì trừng phạt kinh tế nếu Việt Nam theo Mỹ chống Bắc Kinh. Tờ báo này trực thuộc Nhân dân Nhật báo và được cho là diễn đàn của các thành phần diều hâu trong hàng ngũ lãnh đạo Bắc Kinh.

Ngày 11 và 21-6-2011, Hoàn cầu thời báo bình luận Hòang Sa, Trường Sa và Biển Đông là thuộc Trung cộng, Việt Nam đã mang quân xâm chiếm và vì thế Trung cộng phải mang quân lấy lại. Tờ báo cũng cho rằng sự kiện tàu giám sát Trung cộng cắt cáp tầu Bình Minh là hợp pháp vì vùng biển nói trên thuộc chủ quyền Trung cộng.

Cuối tháng 9-2011, tờ báo này cho đăng bài kêu gọi Quân Đội Giải Phóng Trung Quốc phải đánh phủ đầu Việt Nam và Philippines, hai nước đã “dám” phản đối mạnh mẽ các yêu sách của Trung Quốc về “chủ quyền không thể tranh cãi” của họ trên Biển Đông.

Ngày 25-10-2011, Hoàn Cầu Thời báo nêu đích danh Việt Nam cùng một số nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông rằng các quốc gia này nếu như vẫn tiếp tục đối chọi với Trung cộng thì “cần chuẩn bị tâm lý để nghe tiếng đại bác”. Tờ báo này cũng cho rằng các nước nói trên đang lợi dụng “lập trường ngoại giao ôn hòa” của Bắc Kinh để thủ lợi cho riêng mình và chính quyền Trung cộng phải sẵn sàng có biện pháp “phản công” quân sự, vì đó là biện pháp duy nhất để giải quyết tranh chấp.

Gần đây, ngày 02-11-2011, trong bài xã luận tờ Hoàn cầu thời báo lại đưa ra lời cảnh cáo tất cả các nước chung quanh nếu không chịu lui về vẫn tiếp tục đối đầu trên biển với Trung Quốc, thì Trung Quốc chắc sẽ “giết 1 để cảnh báo 100”, trên mặt biển Đông Á sẽ “dậy lên những tiếng súng”.

Gần nhất là ngày 18/11/2011, tờ Hoàn Cầu Thời Báo lại cảnh cáo các nước láng giềng châu Á về nguy cơ bị Trung cộng trừng phạt kinh tế nếu họ được Mỹ yểm trợ trong cuộc đọ sức với Bắc Kinh. Lời cảnh cáo trên đây được đưa ra đúng vào lúc bế mạc thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 tại Bali Nam Dương.

Trong khi tờ Hoàn Cầu Thời Báo liên tục đưa ra những bài xã luận vô cùng hiếu chiến thì báo Nhân Dân cơ quan Tuyên Truyền chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục ca ngợi “16 chữ vàng và 4 chữ tốt” mà nhà cầm quyền Bắc kinh trước đây đã ban cho giới chức Việt Nam. Còn các cơ quan truyền thông khác của Việt Nam thì đã được định hướng đúng mức không dám loan những tin tức làm giảm tinh thần hiếu hòa của giới lãnh đạo Việt Nam.

Chiều thứ hai 14/11/2011, khi thuyết trình về tình hình biên giới tại một trường đại học ở Hà Nội ông Nguyễn Duy Chiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia của Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyên răn người tham dự: “… đảng viên và đoàn viên thanh niên cộng sản không được quên rằng Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia do các đảng cộng sản lãnh đạo, chúng ta cùng chung ông Tổ Mác Lê-nin.” Ông sử dụng một bản đồ bằng ông tiếng Anh có ghi rõ Biển Đông là biển “Nam Trung Hoa”. Khi nói về vụ Trung cộng cắt cáp tàu Bình Minh 2 và tàu Viking 2, ông Chiến đưa ra một lời răn dạy, chẳng qua chỉ là “Yêu cho đòn cho vọt” mà thôi! Ông Chiến chính là đại diện cho quan điểm chính thống của đảng Cộng sản Việt Nam.

Hướng Nhìn Khác Trong Đảng Cộng Sản Việt Nam

Như đã được phân tích trong các bài trước, do đảng Cộng sản Việt Nam đang “khát” ngọai tệ đến từ việc khai thác dầu, phía Trung cộng lại luôn xử ức đàn em mới xẩy ra chuyện Đài Truyền Hình Việt Nam đưa tin tầu Bình Minh bị tầu Trung Cộng cắt cáp. Từ sự kiện nói trên chúng ta mới thấy được một cách nhìn khác, một hướng đi khác càng ngày càng lộ rõ bên trong sinh họat đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên mặt lý thuyết Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao có thể đại diện cho khuynh hướng này. Trong một cuộc hội thảo về Biển Đông tại Hà Nội đầu tháng 11-2011 ông Quý cho biết “Biển Đông vẫn còn đầy rẫy những căng thẳng âm ỉ có nguy cơ leo thang thành xung đột toàn diện nếu các phe liên hệ không tự kiềm chế và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”. Ông Quý còn cho biết “nếu cộng đồng quốc tế không đáp ứng với tình trạng khủng hoảng” một cách thích đáng thì chiến sự có thể bùng nổ.

Trên mặt thực tiễn Trương Tấn Sang Tân Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang lao vào thế liên hòan với các quốc gia khác trong vùng và đặc biệt với Hoa Kỳ. Thật lạ không biết vì sao ông Sang đã tránh được các cuộc tiếp xúc chính thức với giới chức Bắc Kinh để phải tuyên bố những câu đi ngược với nguyện vọng của người dân, phải chụp những bức hình ăn mặc rập khuôn với phía Trung Hoa. Ngược lại chỉ trong vòng vài tháng ông hết sang Tân Gia Ba, Mã Lai, Ấn Độ, lại đi Phi Luật Tân rồi lại sang Hoa Kỳ dự hội nghị thường niên Khối APEC.

Trong cuộc viếng thăm Ấn Độ đầu tháng 10-2011, báo The Hindu tiết lộ ông Sang mong được Ấn Ðộ giúp đỡ trong 4 lãnh vực quân sự. Thứ nhất, huấn luyện sĩ quan Việt Nam về tàu ngầm. Thứ Hai, huấn luyện phi công Việt Nam về máy bay chiến đấu Sukhoi SU-30MK. Thứ Ba, tân trang cảng Nha Trang. Và thứ tư, mua một số chiến hạm cỡ trung bình do Ấn Ðộ sản xuất.

Đến cuối tháng 10-2011, ông Sang đã ký với Tổng thống Phi Luât Tân ông Benigno Aquino một số thoả thuận về hàng hải, bao gồm việc chia sẻ thông tin, ứng phó thiên tai, ngăn chặn nạn buôn lậu, vi phạm bản quyền và bảo vệ nguồn tài nguyên biển trong khu vực Biển Đông. Theo những tin tức được tiết lộ ông Sang đã ủng hộ một đề nghị của ông Benigno Aquino về việc tạo một khu vực hòa bình trong khu vực đang có tranh chấp và thảo luận thành lập một mặt trận thống nhất để chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung cộng.

1, 2, 3

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info