lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

Những cái mà Trung Cộng và Việt Cộng lo sợ

1, 2

Trúc Giang - 

1* Mở bài

Căn cứ vào những thể hiện trong các biện pháp phòng ngừa, ngăn chận và đối phó, thì thấy cái mà Trung Cộng hiện nay đang lo sợ nhất, là Hoa Kỳ nhảy vào tranh chấp Biển Đông, làm bàn đạp vào châu Á để kềm chế Trung Cộng, làm suy yếu và ngay cả đập tan nước nầy trên bước đường bành trướng bá quyền thống lĩnh thế giới.

Ở Việt Nam, cái mà Việt Cộng sợ nhất là mất đảng.

Những mâu thuẩn đối kháng nội tại đang tiềm ẩn, như các phong trào dân chủ vẫn phát triển trước sự đàn áp của chế độ. Khối “dân oan” vẫn ngấm ngầm tồn tại, khối giáo dân Thiên Chúa giáo vẫn còn bất mãn và những người trẻ còn tiếp tục đấu tranh, phong trào trí thức và thanh niên yêu nước, tất cả đều chờ thời cơ để vùng dậy.

Ảnh hưởng của Cách mạng Hoa Lài, Mùa Xuân Á Rập, vẫn còn làm cho Việt Cộng nơm nớp “đứng ngồi” không yên.

Trí thức đấu tranh công khai, hợp pháp đầy sáng tạo như việc “biểu tình câm” của người phụ nữ yêu nước Bùi Thị Minh Hằng, đã làm cho công an VC bối rối, nhức đầu và phải hành động phạm pháp.

Dưới đây là những phân tích làm rõ nét về cái sợ của TC và VC.

2* Trung Cộng sợ Hoa Kỳ nhảy vào tranh chấp ở Biển Đông

2.1. Những nguyên do để sợ
Khi Hoa Kỳ nhảy vào tranh chấp ở Biển Đông, hay rộng hơn là nhảy vào châu Á thì gây nhiều bất lợi to lớn cho Trung Cộng. Trước hết, nhẹ nhất là kềm chế sự phát triển kinh tế, bao vây, cô lập, và kế đến là sự đối đầu quân sự có thể xảy ra, trong tình trạng mà TC chưa đủ điều kiện để chiến thắng, nghĩa là sẽ bị đánh tơi bời. Như thế, ý đồ bá quyền thống trị thế giới bay theo mây khói.

Nguyên nhân khiến cho TC phải sợ Mỹ nhảy vào tranh chấp Biển Đông là Chính sách mới về châu Á, về chiến lược của Hải Quân, và những cuộc tập trận chung của HK với các nước trong khu vực.

2.1.1. Chiến lược trở lại châu Á của Hoa Kỳ

Trong bài viết có tựa đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ” (Foreign Polycy 2011), Ngoại trưởng Clinton cho biết như sau: “Trong 10 năm tới, chúng ta cần đầu tư thời gian và sức lực một cách khôn khéo và có hệ thống, mục đích chiếm lĩnh vị thế tốt nhất để duy trì sự lãnh đạo và bảo đảm lợi ích của Hoa Kỳ. Đó là tăng cường ngoại giao, đầu tư kinh tế, chiến lược, và mọi mặt trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những hiệp ước liên minh với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Philippines, Thái Lan là điểm tựa cho chiến lược Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương”.

Ngoại trưởng Clinton nhắc tới lo ngại của Washington về tình trạng thiếu nhân quyền ở Trung Quốc.

Còn về Việt Nam, bà nói: “Chúng ta đã nói rõ với Việt Nam, việc phát triển quan hệ chiến lược, đòi hỏi phải có những bước bảo vệ tốt về nhân quyền và tự do chính trị”.
Trả lời phỏng vấn đài RFI, GS Nguyễn Mạnh Hùng của Đại Học George Mason, VA, HK, đã đúc kết 2 nội dung như sau:

1. Hoa Kỳ xác định khả năng thiết lập cơ cấu bảo vệ an toàn lưu thông hàng hải trên Biển Đông, và bảo vệ an ninh trong vùng. (Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản)

2. Hoa Kỳ vẫn còn là một cường quốc ở châu Á-Thái Bình Dương, và trong một thập kỷ nữa, HK vẫn đóng vai trò quan trọng ở đó.

Nội dung nầy rõ ràng nhắm vào TC qua cụm từ “bảo vệ an toàn lưu thông hàng hải trên Biển Đông”. Như vậy, dù muốn dù không, TC cũng phải đương đầu với chính sách nầy, có điều là TC hiện chưa đủ khả năng chơi tay đôi với HK.

2.1.2. Chiến lược của Hải Quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương

Ngày 19-10-2011, Đô Đốc Jonathan Greenert, tân Tư Lịnh Tác Chiến của HQ/HK cho biết: “Cho dù bị cắt ngân sách, HQ/HK vẫn dành ưu tiên hàng đầu cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Châu Á rõ ràng là một ưu tiên, và chúng tôi sẽ điều chỉnh các hoạt động của mình một cách thích hợp. HQ/HK vẫn duy trì thường trực Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington trong vùng. HK sẽ tăng cường sự hiện diện tại vùng Đông Nam Á để bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Bộ QP cắt giảm 450 tỷ USD trong 10 năm tới nhưng chúng tôi có nhiều biện pháp tiết kiệm sáng tạo để duy trì hiệu năng ở đó. Một trong các biện pháp là triển khai các chiến hạm và thủy thủ đoàn ở các hải cảng gần các khu vực trọng yếu. Hiện nay, nhiều chiến hạm đã đặt đại bản doanh tại cảng Yokozuki của Nhật”.

2.1.3. Những cuộc tập trận chung

1) Tập trận Mỹ-Philippines

Ngày 17-10-2011, các hảng thông tấn cho hay, 3,000 TQLC của HK và Philippines tham gia một cuộc tập trận đổ bộ tấn công lên một bãi biển gần Trường Sa, trong thời gian từ 17-10-2011 đến 28-10-2011.

Rõ ràng là tập dượt đánh nhau để bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Chỉ huy quân sự Philippines cho biết: “cuộc tập trận hoàn toàn trong lãnh thổ của Philippines, cho nên chẳng ai có quyền thắc mắc điều gì cả”. Trung Cộng im lặng.

2) Tập trận Mỹ-Nam Hàn

Ngày 20-10-2011, Bộ QP Nam Hàn cho biết, một cuộc tập trận với HK sẽ được diễn ra từ ngày 27-10-2011 đến 4-11-2011, với 140,000 binh sĩ Nam Hàn cùng 500 binh sĩ HK thuộc các lực lượng Hải, Lục và Không Quân.

Tàu chiến, phi cơ chiến đấu, trực thăng tấn công, được trang bị hoả tiễn hiện đại, có bắn đạn thật, ở vùng Hoàng Hải, khu vực giới tuyến của hai miền Nam-Bắc Triều Tiên.
Được biết, Bắc Hàn đang chịu trận đói định kỳ, với 10 triệu người, tức 2/3 dân số, chỉ có phân nửa phần ăn cần thiết để sống qua ngày.

2.2. Tại sao Trung Cộng phải sợ Hoa Kỳ?

Trung Cộng lo sợ HK vì bản thân chưa đủ mạnh về quân sự, nội bộ bất ổn, kinh tế còn yếu kém mà tỏ ra hiếu chiến, hung hăng, chiếm lãnh thổ ở Biển Đông.

Chủ nghĩa bành trướng bá quyền theo dân tộc chủ nghĩa của TC đã làm cho các nước trong khu vực lo ngại, nên phải ngã về phía Hoa Kỳ.

Trong cuộc họp Trung Ương đảng CSTQ khai mạc ngày 15-10-2011, với 400 đại biểu tham dự, các nhà quan sát thấy rằng vai trò của quân đội nổi bật lên với chủ nghĩa dân tộc, theo đường lối cứng rắn hơn.

Tướng Lưu Nguyên, con của Lưu Thiếu Kỳ, tuyên bố: “Nếu trong thế kỷ 21 mà TQ không vươn lên vị trí hàng đầu, không trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, thì sẽ bị bỏ rơi và bị tiêu diệt”. Như thế, TC đang lo sợ bị HK tiêu diệt trên con đường vươn lên thành một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.

2.2.1. Nội bộ bất ổn

Độc tài nào cũng lo ngại quần chúng nổi dậy lật đổ chế độ. Trung Cộng phải đương đầu với những phong trào ly khai đòi độc lập của Tây Tạng và Hồi giáo Tân Cương.

Ngày 17-10-2011, nhà sư Tây Tạng thứ 9 đã tự thiêu để đòi tự do cho Tây Tạng. Đó là một ni cô Tây Tạng, 20 tuổi, tên Tenzin Wangmo, kêu gọi tự do cho Tây Tạng, để Đức Đạt Lai Lạt Ma đang sống lưu vong ở Ấn Độ được trở về nước.

Ngoài ra, các phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền gồm những người như Lưu Hiểu Ba, người được trao giải Nobel Hoà Bình, Hồ Giai, Ngải Vị Vị, phong trào Pháp Luân Công, và nhất là đa số dân nghèo khó, do bất công xã hội tạo nên. Những mầm móng có thể bùng lên khi có thời cơ.

1). Nói về Lưu Hiển Ba

Lưu Hiểu Ba sinh ngày 28-1-1955, là một trí thức hoạt động nhân quyền.

Ngày 8-12-2008 bị bắt giam cùng với 302 người khác vì tham gia viết Bản Hiến Chương 08. Bị buộc tội “xúi giục chống phá nhà nước” và bị kết án 11 năm tù giam và 2 năm mất quyền chính trị.

Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hoà Bình năm 2010 về thành tích đấu tranh trường kỳ bất bạo động, vì quyền con người ở Trung Quốc.

2). Hiến Chương 08

Là Bản Tuyên Ngôn đầu tiên, có chữ ký của 350 trí thức và các nhà hoạt động nhân quyền, mục đích thúc đẩy cải cách chính trị và dân chủ trong nước. Bản Tuyên Ngôn 08 được xuất bản ngày 10-12-2008 để kỷ niệm 60 năm ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Thế Giới, 10-12-1948.

3). Nhân quyền của Trung Cộng

Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, chữ Hán gọi là Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc, gọi tắt là Trung Quốc, đã bị thế giới lên án, là nước vi phạm nhân quyền trầm trọng kể từ khi đảng Cộng Sản lên nắm chính quyền.

Các quyền tự do dân sự:

Về tự do ngôn luận.

Nhà nước Trung Cộng kiểm soát chặt chẽ báo chí và Internet.

Năm 2005, phóng viên Shi Tao bị kết án 10 năm tù vì đã phổ biến một tập tài liệu về nội bộ đảng CSTQ trên trang Web “Dân Chủ Hoa Kiều”, sau khi Yahoo Trung Quốc cung cấp Email và địa chỉ IP của phóng viên nầy.

Báo chí trong nước chỉ đăng những bản tin “nhạy cảm” đã được thông tấn nhà nước như Tân Hoa Xã, Sina.com, Xinhua, Sohu.com. Tin tức các vụ biểu tình ở Tunisia, Yemen, Ai Cập, Algeria, Syria đã được nhà nước gạn lọc trước khi cho các báo loan tin. Đến nay, TC vẫn còn cấm Facebook, Twitter và các trang mạng xã hội nước ngoài khác.

Về tự do cư trú

Chính sách hộ khẩu vẫn còn được thực hiện để kiểm soát nhân dân một cách rất chặt chẽ.

Về tự do tôn giáo

Cuộc Cách Mạng Văn Hoá xoá bỏ 4 cái cũ: phong tục cũ, văn hoá cũ, tư tưởng cũ và lề lối cũ. Các hoạt động tôn giáo bị ngược đãi và đàn áp thẳng tay. Cơ sở tôn giáo bị cướp hoặc phá hủy.

Hiến pháp 1982 của TC có ghi tự do tôn giáo, nhưng trên thực tế đảng CS bắt buộc mọi người dân phải vô thần. Chỉ có nhóm Ki Tô giáo là Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước là tổ chức hợp pháp dưới sự kiểm soát của đảng CS. Những người đứng đầu tôn giáo do nhà nước lựa chọn.

Phật giáo Tây Tạng

Phật giáo Tây Tạng bị kiểm soát gắt gao. Tháng 5 năm 1995, trong cuộc tìm kiếm ở Tây Tạng, một cậu bé được Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn là Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, bổng nhiên bị mất tích. Nhà nước đưa ra một Ban Thiền Lạt Ma do chính phủ chọn và bổ nhiệm, bị lên án là giả mạo. Cho đến hiện tại, có 9 nhà sư đã tự thiêu để đòi tự do, độc lập cho Tây Tạng.

Chính sách một con

Đảng CSTQ kiểm soát sinh đẻ từ năm 1979, đưa đến hành động từ bỏ trẻ gái sơ sinh và phá thai lựa chọn giới tính, trai, gái.

Nhà nước TC ước tính rằng có ít nhất là 250 triệu ca sinh đẻ bị hủy bỏ bởi chính sách nầy. Từ đó, phát sinh phong trào ăn thai nhi ở Trung Cộng ngày nay.

Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công

Pháp Luân Công (PLC) là một hệ thống tu dưỡng cơ thể và tinh thần, được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng năm 1992. Pháp Luân Đại Pháp có 5 bài tập khí công nhẹ nhàng, 4 bài động công ở tư thế đứng và một bài tĩnh công ở toạ thiền.

Ngày 20-7-1999, nhà nước Trung Cộng bắt đầu đàn áp trên toàn quốc, những người tập môn khí công nầy. Cho đến nay, có trên 100,000 người PLC bị bắt nhốt vào những trại lao động cưỡng bách, các bịnh viện tâm thần, và bị tra tấn hết sức dã man, tàn bạo.

Phỏng đoán có đến 7,000 người bị hành hạ cho đến chết và những bộ phận trong cơ thể bị đem ra bán trên thế giới. Những người trốn thoát kể lại hàng trăm kiểu tra tấn dã man của bọn TC.

Tháng 1 năm 2004, tại 12 quốc gia trên thế giới, đã có 16 vụ kiện, tố cáo tội ác của đảng CS, cụ thể là Giang Trạch Dân và đồng bọn như La Hán, Bạc Hy Lai, Ngô Quang Chính và Giả Khánh Lâm.

2.2.2. Kinh tế Trung Cộng chưa độc lập
Trung Cộng còn tùy thuộc vào nguyên liệu và vật liệu của ngoại quốc, và về năng lượng, chủ yếu là xăng dầu. TC đã thiếu hụt nguồn xăng dầu do những cuộc cách mạng ở Bắc Phi và Trung Đông.

Nền sản xuất kinh tế của TC lệ thuộc vào thị trường nước ngoài. Trường suy thoái toàn cầu thì hàng hoá không bán được, và công nhân trong nước bị thất nghiệp. Những hàng hoá kém phẩm chất thì tuồng sang VN. Hơn nữa, nếu các quốc gia đánh thuế cao vào hàng xuất cảng của TC, thì hàng hoá cũng không bán được vì cao giá.

2.2.3. Cái điệp khúc “song phương”.

Cái động thái sợ Mỹ nhảy vào tranh chấp ở Biển Đông rõ nét nhất là việc bắt ép CSVN phải chấp nhận giải pháp song phương. Hành động được nhắc đi nhắc lại suốt một thời gian dài, thành một điệp khúc, từ Hồ Xuân Sơn, Nguyễn Chí Vịnh, phái đoàn tướng lãnh ngành CTCT, và cuối cùng đưa đến việc ký kết các hiệp ước của Nguyễn Phú Trọng.

Nguyễn Chí Vịnh đã nhiều lần cam kết với tên Tàu khựa Đái Bỉnh Quốc là CSVN dứt khoát không đa phương hoá, không quốc tế hoá tranh chấp Biển Đông, nhưng đó chỉ là những lời nói từ của miệng, có thể bay theo chiều gió, trái lại, Nguyễn Phú Trọng đã đặt bút ký tên vào các văn kiện, thì “bút sa” không những chỉ có “gà chết”, mà cả dân tộc VN đều chết.

Các nhà phân tích cho rằng ký kết “hiệp ước” hay những cam kết của quốc gia, không phải là công việc của đảng, mà là của nhà nước. Có nghĩa là Nguyễn Phú Trọng làm sai nguyên tắc. 

2.3. Trung Cộng có dám khai chiến với Hoa Kỳ không?

Câu hỏi nầy chúng ta đặt ra nhưng không có cơ sở để trả lời, vì chỉ có Trung Cộng mới quyết định. Tuy nhiên, khi so sánh tương quan sức mạnh quân sự, thì có thể thấy hậu quả của cuộc chiến như thế nào.

1, 2

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site