lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn Mặc Khách

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Nhơn

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Văn Phạm Ngọc Thái

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Thị Thanh

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

Mùa Xuân Dân Tộc

1, 2, 3

Phạm Trần Anh

quang trung hoàng đế

“Đánh cho được để đen răng
Đánh cho được để dài tóc
Đánh cho xe giặc tan tành
Đánh cho kẻ thù tơi tả
Đánh cho sử tri Nam Quốc Anh hùng
chi hữu chủ”

...

2. TRƯNG NỮ VƯƠNG PHỤC QUỐC MÙA XUÂN NĂM KỶ HỢI 39

     Sau khi Hán tộc xâm chiếm Nam Việt, triều  Hán chia Nam Việt ra thành 7 quận, nước ta trên danh nghĩa bị Hán tộc thống trị từ năm 111 TDL nhưng trên thực tế, triều Hán vẫn chưa kiểm soát được toàn bộ miền Nam TQ (Hoa Nam) nên 2 quận Giao Chỉ Cửu Chân ở Bắc VN vẫn do 2 viên Điển sứ và các Lạc Tướng cai trị. Đầu năm Kỷ Hợi (39DL), Trưng nữ Vương xuất quân đánh ngay vào Trường Sa, trị sở Đô Úy của Hán triều. Trận chiến do Trưng Nhị cùng các nữ tướng Phật Nguyệt, Trần Thiếu Lan, Trần Năng, Lại Thế Cường. Chiến thắng quân Hán ở Đô Uý trị huyện Mê Linh thuộc Trường Sa, giết chết Tô Định, tàn quân Hán tháo chạy về nước. Đây là chiến thắng vang dội mở đầu cho các chiến thắng liên tiếp trên các quận huyện. Trong vòng hơn 1 tháng, nghĩa quân đã chiếm được 65 thành trì trên khắp Hoa Nam. Quân Hán cuốn vó chạy dài, Hán triều thất điên bát đảo. Nhân dân suy tôn Trưng Trắc lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh. Trưng Nữ Vương cảm thông nỗi khốn khó của nhân dân nên ban hành chiếu chỉ miễn thuế cho nhân dân 2 năm liền.

Thủy Kinh chú của Lịch Đạo Nguyên chép: “Trưng Trắc công phá châu quận, hàng phục được các Lạc Tướng, họ đều suy tôn Trắc làm vua”.  Khi lên ngôi, Trưng Vương đặt quốc hiệu là Hùng Lạc  để  tiếp nối nghiệp xưa của vua Hùng và miễn thuế cho nhân dân 2 năm để phục hồi sức dân. Sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi chép Bà Trưng lên ngôi vua, đóng đô ở Mê  Linh và đặt tên nước là Hùng Lạc (Đô kỳ đóng cõi Mê Linh, Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta...). Hàng năm toàn dân Việt vẫn tổ chức Đại lễ kỷ niệm “Hai Bà Trưng” với tất cả sự thành kính xen lẫn niềm tự hào về hai Bà, bậc nữ lưu Việt tộc đã lưu lại trang sử oanh liệt hào hùng đã mở ra “một mùa Xuân Dân tộc”. Với lòng yêu nước thương nòi và tấm lòng trung trinh tiết liệt thanh cao vời vợi của người phụ nữ Việt Nam, Hai Bà đã biểu trưng cho khí phách anh hùng của bậc nữ lưu. Giá trị tinh thần này không chỉ riêng cho Việt Nam mà còn là di sản văn hoá của cả nhân loại nữa.

3. LÝ NAM ĐẾ LẬP QUỐC VẠN XUÂN (544)

    Sau thắng lợi vang dội của Hai Bà Trưng hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của dân tộc giành lại nền độc lập dân tộc từ thế kỷ thứ nhất đến mùa xuân dân tộc năm 544 với người anh hùng Lý Bí (2).  Lý Bí chính thức lên ngôi Hoàng Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy niên hiệu là Thiên Đức. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: “Năm Giáp Tý, năm đầu niên hiệu Thiên Đức, mùa Xuân, tháng giêng nhà vua đánh tan quân giặc, lên ngôi xưng là NAM VIỆT ĐẾ, đặt niên hiệu, dựng trăm quan, đặt tên nước là VẠN XUÂN ý mong mỏi xã tắc bền vững đến muôn đời vậy. Vua cho xây đền Vạn Thọ để làm nơi triều hội, phong Triệu Túc làm Thái Phó, Tinh Thiều giữ chức Tướng văn, Phạm Tu giữ chức Tướng Võ ..” Lý Nam Đế phong cho Lý Phục Man giữ chức Tướng quân trấn giữ biên ải và cho đúc tiền đồng riêng để lưu hành trong cả nước khẳng định nền độc lập dân tộc của đất nước có chủ quyền. Đây là một trang sử oanh liệt của Việt tộc tiếp nối người anh hùng Triệu Vũ Đế, Lý Nam Đế cũng xưng đế hiệu là NAM VIỆT ĐẾ sánh ngang với Hán đế và đặt tên nước là Vạn Xuân. Điểm đặc biệt là chỉ sau khi đánh thắng quân Lương có 2 năm nhưng Lý Nam Đế đã tổ chức được lễ nghi  triều đình gồm Tướng văn Tướng võ, xây cung điện, dưng chùa Khai Quốc hàm ý thời kỳ mở nước Vạn Xuân. Đặc biệt, Lý Nam Đế đã thể hiện chủ quyền quốc gia ngay từ thế kỷ thứ VI qua việc đúc tiền đồng Vạn Xuân …Tất cả đã chứng tỏ ý thức quốc gia dân tộc cao độ của Việt Nam với hơn bốn ngàn năm văn hiến ngay từ thế kỷ thứ VI, một thực tế mà khó có quốc gia nào có thể sánh được.

4. NGÔ QUYỀN GIÀNH ĐỘC LẬP  939

Sau khi giết chết tên phản phúc Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền ráo riết chuẩn bị việc phòng thủ rồi đích thân đem quân đón đánh quân Nam Hán. Mùa Đông năm 938, đạo binh thuyền của Hoàng Tháo nối đuôi nhau tiến ào ạt vào cửa sông Bạch Đằng như chỗ không người. Hoàng Tháo đang giương tự đắc, bất ngờ bị tấn công ồ ạt từ 3 phía, quân giặc hốt hoảng náo loạn  quay đầu lại chạy ra cửa biển. Thế nhưng chưa kịp ra tới cửa biển thì đâm vào trận địa “bãi cọc ngầm” đã nổi lên đâm thủng thuyền giặc vỡ tan tành, từng chiếc từ từ chìm xuống dòng sông đỏ ngầu vì máu quân giặc. Hàng ngàn xác giặc ngập cả dòng sông trong đó có cả Thái tử Hoàng Tháo của quân Nam Hán… Nhận được hung tin đạo thủy binh thảm bại tan tành, vua Nam Hán vội cho lệnh rút quân không kịp làm tang lễ cho người con xấu số. Sau chiến thắng Bạch Đằng Giang vang dội, quân Nam Hán không dám xâm phạm bờ cõi Giao Châu nữa.

Năm Kỷ Hợi 939 Ngô Quyền chính thức lên ngôi, bãi bỏ chế độ Tiết Độ Sứ của thời trước. Ngô Vương đóng đô ở thành Cổ Loa, huyện Đông Anh Hà Nội bây giờ. Nhà vua đặt phong các quan chưc trong triều, ấn định nghi thức triều đình cũng như qui định sắc phục các quan trong triều. Ngô Quyền tổ chức lại việc điều hành đất nước để mang lại an cư lạc nghiệp cho dân chúng trong nước. Ngô Quyền ở ngôi vua được 6 năm thì mất để lại sự kính thương tiếc nhớ của toàn dân …   

5. MÙA XUÂN DÂN TỘC 981LÊ ĐẠI HÀNH PHÁ TỐNG BÌNH CHIÊM”

Lợi dụng triều đình nhà Đinh đang bất hòa, Tống triều đem quân sang đánh nước ta. Trước sự an nguy của đất nước, triều đình tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua lấy hiệu là Lê Đại Hành. Quân Tống hùng hổ tiến vào nước ta theo 2 đường thủy bộ nhưng cả hai đạo quân đều bị quân ta mai phục đánh cho tan tành không còn manh giáp. Hầu Nhân Bảo tử trận, Lê Đại Hành đích thân cầm quân đánh thẳng vào tỉnh Quảng Đông, tiêu diệt toàn bộ hậu cần quân Tống. Sau khi đại phá quân Tống, nhà vua lại thân chinh cầm quân đánh chiếm kinh đô Chiêm Thành rồi rút quân về nước. Năm 997, vua Tống phải phong Lê Đại Hành là Nam Bình Vương. Vua Lê Đại Hành đặc biệt quan tâm đến việc nội trị, phát triển nông nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân. Vua Lê cho xây đài Kính Thiên để hàng năm tế cáo trời đất, làm lễ tịch điền và mở ra những lễ hội dân gian để dân chúng vui chơi.

Khi sứ Tống sang, nhà vua đã cho dàn chiến thuyền đón sứ để biểu dương sức mạnh của quốc gia “Đại Cồ Việt”. Với cung cách của một Hoàng Đế ngang hang với Bắc phương, lúc nhận sắc phong nhà vua không quì lạy chiếu mà còn nói với sứ Tống là lần sau có quốc thư chỉ việc giao nhận ở biên giới là được rồi. Vua Lê Đại Hành vẫn duy trì truyền thống “Quân Trưởng Việt”, lúc vui chơi không phân biệt vua tôi như phong kiến Hán tộc. Khi đón sứ thì dàn thuyền chiến để biểu dương sức mạnh rồi cho sứ “Đi bắt câu” là một trò chơi truyền thống của người Việt cổ  luyện tập vũ bộ để sứ Tống thấy rõ bản lĩnh và sức mạnh của Việt tộc. Từ đó, triều Tống không bao giờ dám nghĩ đến việc xâm lăng Đại Cồ Việt hùng cường. Không những không dám xâm lăng mà chính vua Lê Đại Hành đã cho hơn 100 chiến thuyền Đại Cồ Việt đánh phá Trấn Như Hồng để cảnh cáo triều Tống. Vua tôi Tống triều biết rõ nhưng không dám động binh mà chỉ sai sứ sang giao hảo và hỏi khéo việc chiến thuyền Đại Cồ Việt đánh phá Như Hồng. Vua Lê cười ha hả rồi nói “Nếu Đại Cồ Việt có đánh thì trước hết phải đánh vào Phiên Ngung rồi đánh Mân Việt, há chỉ có trấn Như Hồng mà thôi ư?”. Khẩu khí của bậc anh hùng cái thế khiến sứ Hán là Lý Giác phải kính phục, làm 2 câu thơ để tặng Vua Lê Đại Hành hàm ý ngoài thiên tử Hán triều cũng có vị Hoàng đế Lê Đại Hành của Việt tộc nữa: “Ngoài Trời còn có trời soi sáng,Vầng nguyệt trong in ngọn sóng đầm”.

6. MÙA XUÂN ĐẠI CỒ VIỆT 1075: “LÝ THƯỜNG KIỆT ĐÁNH TAN TÀNH TRUNG QUỐC”

Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng Đế hiệu là Lý Thái Tổ. Lý Thái Tổ vẫn giữ quốc hiệu Đại Cồ Việt và chọn Hoa Lư làm kinh đô. Đại Việt Sử lược chép:“Việc làm đầu tiên của vị hoàng đế nhân từ này là ban ân đại xá cho thiên hạ, tha hết những người bị tù tội và đốt bỏ hình cụ tra tấn phạm nhân”.  Tháng 8 năm 1010, nhà vua dời đô ra Thăng Long ở vùng đồng bằng thoáng rộng nằm ngay ở trung tâm đất nước. Nhà Lý chấp nhận tước phẩm và giữ lệ triều cống nhưng vẫn giữ vững chủ quyền quốc gia. Nhà Lý không những không nhường một tấc đất mà còn chuẩn bị cho việt đánh Tống để thâu hồi vùng đất Lĩnh Nam xa xưa của Việt tộc. Năm 1022, quân Tống xâm nhập Quảng Ninh để thăm dò phản ứng cuả ta. Vua Lý Thái Tổ đem quân đánh thẳng vào Khâm Châu, đốt phá trại giặc Như Hồng rồi rút quân về nước khiến Tống triều không dám xâm phạm cõi bờ nước ta nữa.

Năm 1054, Lý Thánh Tông lên ngôi đổi tên nước là ĐẠI VIỆT. Lý Thánh Tông nối tiếp truyền thống của ông cha nên hết sức cứng rắn với kẻ thù phương Bắc. Năm 1062, nhà vua cử sứ sang Tống triều đòi lại đất và dân 3 động ở vùng biên giới. Tống triều đã phải giao trả đất và dân 3 động cho nhà Lý. Sau Triệu Vũ Đế đây là lần thứ nhì kẻ thù phải giao trả đất đai cho Việt Nam. Ngay từ thời vua Lý Thái Tổ đã cho tổ chức mạng lưới tình báo ngay trên lãnh thổ Trung Quốc. Hầu hết những người gọi là người Tàu nhưng thực ra chính là dòng dõi của Bách Việt xa xưa nên hết lòng theo dõi địch tình, báo cáo tin tức về triều đình kịp thời. Năm 1075, Từ Bá Tường ở Quảng Tây đã mật báo cho biết quân Tống đang sửa soạn đánh nước ta. Sau khi nhận được tin quân Tống đang chuẩn bị đánh nước ta, Lý Thường Kiệt chủ trương “Tiên phát chế nhân, tiên hạ thủ vi cường” nên ta phải chủ động tấn công trước để triệt hạ các căn cứ hậu phương làm đầu cầu chiến lược cho cuộc xâm lăng của quân Tống. Chiến sách “Tiên hạ thủ vi cường” này bất ngờ tiêu diệt sinh lực giặc là cách phòng thủ hiệu quả nhất. Để ổn định phương Nam trước khi Bắc phạt, Lý Thường Kiệt đã đem quân đánh Chiêm Thành chiếm lại 3 châu lúc trước đã nhường cho Đại Việt. Lý Thường Kiệt cho vẽ lại bản đồ, bố trí phòng thủ rồi đưa dân cư Việt vào sinh sống.

Triều đình gửi giác thư chính thức yêu cầu Tống triều phải giao trả Nùng Thiện Mỹ và 700 thuộc hạ đã trốn sang Trung Quốc. Trong khi đó, Lý Thường Kiệt huy động 10 vạn quân tinh nhuệ, chia làm 2 đạo bất ngờ tiến đánh quân Tống. Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Lý Thường Kiệt ban bố hịch xuất quân “ Phạt Tống Lộ Bố văn” để nói rõ mục đích của cuộc chinh phạt là để hỏi tội Tống Thần Tông ngu hèn và bè lũ Vương An Thạch đã bày ra trò “Thanh miêu trợ dịch” để bóc lột hà hiếp dân chúng. Sau 42 ngày công phá, danh tướng Lý Thường Kiệt cho quân sĩ bỏ đất vào bị rồi cho xếp hàng vạn bao chồng lên nhau thành những bậc thềm cao vài trượng để lên thành. Ngày 1 tháng 3 năm 1076, hiệu lệnh tổng tấn công được ban ra, quân ta nối tiếp nhau như đàn kiến ào ạt xông lên theo điệu kèn thúc quân dồn dập, chọc thủng phòng tuyến cắm cờ chiến thắng trên kỳ đài thành châu Ung (Quảng Đông). 

Vua Tống sững sờ hoảng hốt trước thất bại nhục nhã của “Thiên triều”!. Sử Tàu chép mãi 8 ngày sau, vua Tống mới hoàn hồn vội triệu hồi Quách Qùi, một viên tướng tài ba nhất nước vừa đánh thắng quân Liêu trở về và cử làm Tổng Quản An Nam Hành doanh Mã bộ quân. Triệu Tiết làm phó huy động 10 vạn quân sang đánh báo thù. Sau nhiều lần cho kỵ binh thiện chiến vượt sông thất bại, quân Tống bị thiệt hại nặng nề nên Quách Quì đóng quân áng binh bất động. Lý Thường Kiệt biết quân Tống lâm vào thế khốn cùng, đang đêm vượt sông bất ngờ tập kích, đại phá quân Tống, mười phần chết hơn năm, sáu bèn rút lui về châu Quảng Nguyên. Danh tướng Lý Thường Kiệt chủ động đưa đề nghị giảng hòa để mở con đường sống cho giặc. Hành động khôn khéo của danh tướng họ Lý để giữ thể diện cho “Thiên triều”, đồng thời “Không nhọc công tướng sĩ, khỏi phải tốn thêm xương máu mà vẫn bảo toàn được tôn miếu xã tắc vậy”. Tống sử chép lại như sau “ Quì muốn rút quân về nhưng sợ giặc tập kích nên bắt quân lính khởi hành ban đêm, hàng ngũ rối loạn không được chỉnh tề, tình hình hỗn loạn giẫm xéo lên nhau mà chạy …!”. Tống sử dù đã giảm bớt con số nhưng vẫn phải thừa nhận những thiệt hại to lớn “Từ trận Ung Châu đến trận tập kích Như Nguyệt là 30 vạn quân lính và dân phu bị tử trận, mười vạn quân ra đi, lúc về còn hơn 2 vạn tám và 20 vạn dân phu đã bỏ mạng tại An Nam. Toàn bộ chiến phí tính ra cả thảy là 5.100.000 lạng vàng …!”. Đây là thất bại thảm bại trong lịch sử Trung Quốc, một bài học để đời cho giặc Tàu xâm lược.   

8. MÙA XUÂN ĐẠI VIỆT 1258: VUA TRẦN THÁI TÔNG ĐẠI THĂNG QUÂN MÔNG CỔ

Năm 1253, Hốt Tất Liệt và Ngột Lương Hợp Thai đem quân Mông Cổ đánh thẳng xuống Tây Nam Trung Quốc, tiêu diệt nước Đại Lý chiếm toàn bộ vùng Vân Nam uy hiếp trực tiếp nước ta. Đạo quân gồm 3 vạn kỵ binh này chuẩn bị đánh thẳng xuống nước ta rồi đánh ngược lên Ung Châu và Quế Châu (Quảng Tây) hợp với đạo quân của Khubilai ở Ngạc Châu, tạo thành thế gọng kìm chiếm toàn bộ Nam Tống. Trước khi tiến công, Hốt Tất Liệt cử sứ giả sang chiêu dụ buộc nước ta phải thần phục nhưng vua Trần Thái Tông cương quyết chống trả. Vua Trần cho bắt sứ giả và cử Trần Quốc Tuấn đem đại binh trấn giữ cửa ải phía Bắc. Quân Mông chia làm 2 mũi tiến xuống dọc sông Thao để hội quân ở Việt Trì. Trận huyết chiến xảy ra bên dòng sông Thao, đích thân nhà vua chỉ huy nhưng trước sức tiến công như vũ bão của đội quân thiện chiến, nhà vua phải cho lệnh phá cầu Phù Lỗ rồi rút lui để bảo toàn lực lượng. Thừa thế, quân Mông tiến công thẳng về Thăng Long. Vua Trần cho bỏ ngỏ thành Thăng Long rút quân về đóng ở khúc sông Thiên Mạc khiến một số quần thần lo sợ nhưng Thái sư Trần Thủ Độ vẫn vững tâm tâu với vua rằng : “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ chớ lo”. Quân Mông tràn vào kinh thành chỉ thấy thành không nhà trống. Theo Nguyên sử thì khi Ngột Lương Hợp Thai kéo quân vào Thăng Long thấy 3 tên sứ giả đang bi giam cầm trong ngục, người nào cũng bị những thanh tre bó chặt vào mình, hằn vào hẳn da thịt. Khi cởi trói thì có tên đã chết. Hợp Thai tức giận cho lệnh tiêu hủy kinh thành, giết hết những người già cả ốm đau bệnh tật vô tội còn ở lại Thăng Long. Sau đó quân Mông lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng.

Biết giặc đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan, ngày 29 tháng 1, vua Trần Thái Tông ra lệnh Tổng phản công. Đại quân ta tiến ngược dòng sông về Thăng Long, từ các hướng quân ta khép chặt vòng vây rồi nhất loạt tiêu diệt tòan bộ quân giặc tại Đông Bộ Đầu. Thừa thắng, đại quân tiến thẳng về kinh thành, đánh bật quân giặc ra khỏi Thăng Long. Tàn quân giặc tháo chạy về hướng Vân Nam. Trên đường tháo chạy, đến Qui Hóa Yên Bái lại bị dân quân sơn cước dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Hà Bổng đánh cho tan tác. Viên đại tướng nổi tiếng thiện chiến Uriankhadai bỏ xác tại trận, số còn lại chạy thục mạng về Vân Nam.  Vua Trần Thái Tông tổ chức lễ mừng chiến thắng vào đúng dịp tết Nguyên Đán 1258 rồi tuyên bố nhường ngôi cho Thái Tử, lên làm Thái Thượng Hoàng ở phủ Thiên Trường sau 33 năm giúp dân giúp nước.

9. MÙA XUÂN MẬU TÝ 1283 “CHIẾN THẮNG NGUYÊN MÔNG LẦN THỨ BA”

Trong lịch sử chiến tranh xâm lược, vó ngựa Mông Cổ chưa một lần thất bại. Trong nửa thế kỷ XIII, một đế chế rộng lớn chưa từng thấy “Đế quốc” Mông Cổ trải dài từ Á sang Âu, từ bờ Thái Bình Dương đến bên kia bờ Hắc Hải châu Âu. Thế mà 2 lần xâm lược nước ta đều thất bại thảm hại. Đạo quân Nguyên Mông gồm 50 vạn tinh binh bách chiến bách thắng bị tiêu diệt chỉ trong 6 tháng trước ý chí sống còn của dân tộc Việt Nam. Bài học lịch sử về Hội nghị Diên Hồng thể hiện quyết  tâm muôn người như một bảo vệ đất nước đã đánh thắng đạo quân hung hãn nhất trong lịch sử nhân loại còn giá trị đến muôn đời.

Hốt Tất Liệt tức giận quyết tâm chiếm Đại Việt bằng mọi giá để rửa mối nhục cho cả Mông Cổ. Đầu năm 1287, vua Nguyên lại cử Thoát Hoan làm Đại nguyên súy đem 30 vạn quân sang đánh phục thù. Để thực hiện ý đồ này, Hốt Tất Liệt hủy bỏ ý định tấn công Nhật Bản để dốc toàn bộ lực lượng vào chiến trường Đại Việt. Ngoài bộ binh và kỵ binh còn huy động lực lượng thủy binh hùng hậu gồm 600 chiến thuyền chở vũ khí lương thực đầy đủ cho một cuộc chiến lâu dài. Ngày 25 tháng 12, đại quân Mông vượt biên giới tiến vào nước ta để phục hận. Cánh quân Vân Nam do A Lỗ chỉ huy vượt biên giới tiến xuống Bạch Hạc rồi hội quân với Thoát Hoan ở Phú Lương. Đại chiến thuyền của Ô Mã Nhi thẳng tiến vào cửa Quảng Ninh. Tướng Trần Khánh Dư được lệnh chặn đánh lấy lệ chờ đoàn thuyền lương tới. Khi đoàn quân lương vừa tới cửa Vân Đồn thì đại quân ta xông ra tiêu diệt toàn binh thuyền hộ tống, tịch thu toàn bộ vũ khí lương thực. Hưng Đạo Vương sai Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái dẫn 3 vạn quân lên trấn giữ Lạng Sơn, Trần Quốc Toản và Lê Phụ Trần dẫn 3 vạn quân trấn giữ Nghệ An. Đích thân Hưng Đạo Vương thống lĩnh đại binh đóng ở núi Phù Sơn trấn giữ Quảng Yên.

Thế giặc mạnh tiến như vũ bão, quân ta chống cự không nổi phải rút về Vạn Kiếp. Thoát Hoan điều động Trịnh Bằng Phi đánh Vạn Kiếp, Ô Mã Nhi và A Bát Xích đem quân từ sông Lục Đầu tiến đánh dọc lưu vực sông Hồng. Hưng Đạo Vương lại rút quân về giữ Thăng Long. Quân Mông dưới sự chỉ huy của Lý Hằng và Khoan Triệt đang truy đuổi đoàn binh thuyền chở vua tới sông Tam Trì thì Hưng Đạo Vương rước vua lên bờ rồi xuống thuyền của Dã Tượng đậu sẵn ở sông Bạch Đằng khúc Hải Dương để vượt qua cửa bể Đại Bàng vào Thanh Hóa rồi cử danh tướng Trần Nhật Duật đem đại quân chặn đánh Toa Đô ở Hải Dương. Ô Mã Nhi tức giận không bắt được vua Trần nên cho lính quật mồ vua Trần Thái Tông, phá nát lăng miếu nhà Trần ở Long Hưng cho hả giận để trả mối thù ô nhục năm xưa. Quân Nguyên đốt nhà cướp của, giết chồng hiếp vợ, tàn sát bất kỳ già trẻ lớn bé đến nỗi Nguyên sử cũng phải ghi lại tội ác tầy trời như sau: “ Đốt phá chùa chiền, đào bới lăng mộ, giết người già cả lẫn trẻ em, cướp của tàn phá sản nghiệp của trăm họ, không có điều gì mà không làm khiến một dải đồng bằng từ Thăng Long đến các lộ xơ xác tiêu điều …”. Thoát Hoan đem đại quân đánh chiếm Thăng Long mãi không được bèn rút về giữ Vạn Kiếp, Chí Linh và Phả Lại. Hưng Đạo Vương đem đại binh tới bao vây quân giặc. Quân Nguyên lâm vào thế phòng ngự, lương thực cạn kiệt dần, tinh thần binh sĩ sa sút …Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi dẫn thủy quân ra cửa bể Đại Bàng đón thuyền binh lương của Trương văn Hổ. Trần Nhật Duật chặn đánh nhưng bị thua nên quay đầu bỏ chạy. Ô Mã Nhi giương giương tự đắc dẫn đoàn binh lương chạy vào cửa bể. Khi đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi mở đường tiến nhanh đi trước, đoàn binh lương của Trương văn Hổ vừa vào vịnh cửa Lục thì bị đoàn binh thuyền của Trần Nhật Duật phục sẵn nhất loạt tấn công. Trương văn Hổ bỏ chạy sang đảo Quỳnh Châu, quân ta cướp toàn bộ lương thực vũ khí của giặc.  

Chờ mãi không thấy đoàn quân lương, Ô Mã Nhi dẫn đoàn chiến thuyền ra biển tìm kiếm nhưng vừa đến cửa Đại Bàng thì bị quân ta chặn đánh bắt giữ hơn 300 chiến thuyền. Biết tin đoàn quân lương bị tiêu diệt, Thoát Hoan hoảng sợ vội bỏ Thăng Long lui về Vạn Kiếp. Nguyên sử chép “Ở Giao Chỉ không có thành trì để chống giữ, không còn lương thực để ăn. Khí trời nóng nực, lương hết quân mệt mỏi thì làm sao mà chống giữ nổi. Thật là hổ thẹn cho triều đình …chi bằng rút quân về là thượng sách”. Thoát Hoan vội vã ra lệnh rút chạy theo 2 đường: Đại quân do Thoát Hoan chỉ huy rút theo đường Lạng Sơn, Tướng A Bát Xích Abatri cho kị binh đi trước mở đường. Quân thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp, Thân vương Tích Lệ Cơ, Vạn Hộ Thủy quân Trương Ngọc rút theo đường thủy có kị binh đi dọc 2 bờ sông để bảo vệ cho thủy quân.        Địch quân tháo chạy đúng như tiên liệu của Hưng Đạo Vương nên khi giặc đến Vạn Kiếp rồi tiế về Thăng Long thì quân ta được lệnh vừa đánh để tiêu hao sinh lực địch, vừa kềm chế để bảo toàn lực lượng rồi rút về hướng Đông Bắc chờ lệng tổng phản công. Đây là trận chiến mở đầu cho chiến dịch tổng phản công của quân ta. Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương phân công cho các danh tướng Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa dẫn quân lên phối hợp với dân quân thiểu số địa phương mai phục sẵn ở ải Nội Bàng Lạng Sơn. Tướng Nguyễn Soái cũng nhận lệnh chặn giặc tại đây. Ngày 30 tháng 3 năm 1288, thủy binh của giặc với kị binh hộ tống bắt đầu rút chạy nhưng quân ta đã cho phá hết các cầu nên kị binh phải quay trở lại Vạn Kiếp. Trong khi đó, đoàn thuyền vẫn di chuyển chậm chạp mãi đến ngày 8 tháng 4 mới đến sông Bạch Đằng. Khi thuyền giặc vừa tiến vào trận địa mai phục thì tướng Nguyễn Khoát dẫn chiến thuyền ra nghênh chiến rồi giả vờ thua quay thuyền bỏ chạy. Ô Mã Nhi thừa thắng cho chiến thuyền đuổi theo, đúng lúc thủy triều xuống nên chiến thuyền giặc lao nhanh theo dòng nước đụng phải những hàng rào chông, những bãi cọc ngầm khiến chiến thuyền giặc thủng vỡ tan tành chìm xuống dòng sông. Giữa lúc quân giặc còn đang hoảng hốt bối rối không biết xoay trở làm sao thì quân ta gồm cả thủy bộ do nhà vua cùng với Quốc Công Tiết chế chỉ huy tấn công ào ạt tứ phía. Cuộc chiến diễn ra hết sức ác liệt, cuối cùng quân ta đại thắng, đạo thủy binh của giặc bị tiêu diệt toàn bộ, xác giặc chết máu loang đỏ ngầu cả một khúc song. Tướng giặc Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ bị quân ta bắt sống, trên 400 chiến thuyền cùng với những chiến lợi phẩm bị tịch thu. Chính lời thề của Hưng Đạo Vương cùng toàn thể quân sĩ “Trận này mà không phá tan giặc Nguyên thì quyết không về đến sông này nữa” đã tạo nên kỳ tích Bạch Đằng Giang lịch sử.

Thoát Hoan nhận được hung tin đạo thủy quân đã bị tiêu diệt, Thoát Hoan hồn vía lên mây hốt hoảng lên ngựa tháo chạy.  Đoàn kị binh của Trịnh Bắng Phi, A bát Xích, A Lỗ Xích chạy trước mở đường, ộ binh chạy tho sau về hướng Lạng Sơn. Vừa đến ải Nội Bàng thì đạo quân của danh tướng Phạm Ngũ Lão tứ các ngõ ngách đổ ra vây đánh tới tấp, quân giặc hoảng loạn mạnh ai nấy chạy về Nữ Nhi, Khâu Cấp thuộc Bắc Giang Lạng Sơn đều bị phục kích tiêu diệt gần hết. Thoát Hoan quát tháo thúc giục tàn binh mở đường máu tháo chạy. Tướng hộ tống Thoát Hoan tử trận, xác giặc nằm chết ngổn ngang suốt từ Ải Nội Bàng đến Tư Minh. Thoát Hoan len lỏi trong đám tàn quân may mắn thoát chết, chạy thục mạng về đến nước rồi mà vẫn chưa hoàn hồn. Quân Nguyên Mông về đến nước hú hồn vừa thoát chết, lòng còn lo sợ nên không trình diện mà mạnh ai nấy bỏ về nhà. Đội quân Nguyên Mông xâm lược xem như tan rã hoàn toàn.

Cuộc xâm lược của đế quốc Nguyên Mông lần thứ ba đã thất bại hoàn toàn, quân dân nhà Trần vang ca khúc khải hoàn. Tháng 3 năm 1288, sau chiến thắng Mậu Tý Hưng Đạo Vương cùng các tướng sĩ dẫn quân rước xa giá Thượng Hoàng và vua Trần Nhân Tông về kinh đô. Khi về đến Long Hưng, vua Trần đem bọn tướng Nguyên gồm Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc vào quì chịu tội làm lễ “Hiến phù” trước Chiêu Lăng. Với đức hiếu sinh, lòng từ bi độ lượng, vua Trần quì lạy Chiêu Lăng rồi xin tha tội chết cho những kẻ thù đã đốt nhà cướp của, tàn sát dân Việt dã man … Kể cả Ô Mã Nhi, kẻ  đã cho lính quật mồ vua Trần Thái Tông, phá nát lăng miếu nhà Trần ở Long Hưng. Nghĩ tới đất nước vừa trải qua cơn binh lửa nay lại thanh bình, Thái Thượng Hoàng cảm khái làm 2 câu thơ đi vào lịch sử:“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã, Sơn hà thiên cổ điện kim âu”

Đất nước hai phen chồn ngựa đá,
Non sông thiên cổ vững âu vàng …

Về đến Thăng Long, nhà vua cho mở tiệc khao thưởng tướng sĩ. Nhân dân vui hội “Thái Bình Diên Yến” suốt 3 ngày đêm bù lại những tháng ngày chiến đấu gian khổ với bao tang thương chết chóc của toàn quân toàn dân Việt.

1, 2, 3

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site