lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Mô Hình Chính Trị Cộng Sản Không Thể Tự Đổi Mới
1, 2
Nguyễn Quang Duy
Có áp bức có đấu tranh. Phương cách đấu tranh chống áp bức tùy thuộc vào mô hình chính trị. Tại các quốc gia dân chủ người dân sử dụng lá phiếu chọn ra cá nhân hay tổ chức có khả năng thu hẹp bất công xã hội. Nhờ thế xã hội được ổn định và phát triển.
Người cộng sản lấy đấu tranh giai cấp làm phương tiện cướp chính quyền. Khi đã cầm quyền họ lại hình thành một giai cấp thống trị và một hệ thống chính trị độc tài. Người dân mất hết tự do, xã hội không dân chủ, bất công giữa giai cấp thống trị và người bị trị ngày một lan rộng. Để xóa bỏ chỉ còn phương cách là đứng lên giành lại chính quyền.
Chính Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên Sô Mikhail Gorbachyov đã phải thú nhận “Các đảng cộng sản quá cũ không còn khả năng tự đổi mới, chỉ có xóa bỏ, giải thể, xây dựng tổ chức mới, dân chủ, đi với thời đại”. Đầu thập niên 1990, chế độ cộng Sản Đông Âu và Liên Sô nhanh chóng bị giải thể. Ở mỗi quốc gia cách mạng diễn tiến và chấm dứt một cách khác nhau. Tại Lỗ Ma Ní (Romanie), Nicolae Ceau escu ra lệnh đàn áp cách mạng nên đã bị tử hình.
Từ đó đến nay nhiều dân tộc bị cai trị bởi các tập đòan quân phiệt hay cá nhân độc tài cũng lần lượt đứng lên giành lại tự do. Tuần qua chúng ta chứng kiến hình ảnh Gaddafi bị lôi ra từ ống cống, bị bắn chết, bị kéo lê trên đường và cuối cùng bị đặt nằm trong lò sát sinh. Thời đại hiện nay là thời đại của tự do dân chủ. Số phận của vài chế độ độc tài còn sót lại hiện đang tính theo ngày. Cái chết của Gaddafi không biết có ảnh hưởng đến phương cách hành xử của nhà cầm quyền cộng sản hay không ?
Từ chuyện tàu Trung cộng cắt cáp tàu Bình Minh, nhiều diễn biến dồn dập xẩy ra đưa đảng Cộng sản Việt Nam vào thế bị động. Có ai trong chúng ta tiên đóan được 12 cuộc biểu tình đã liên tục xảy ra giữa trung tâm Hà Nội, nhiều cuộc biểu tình đã xẩy ra tại Sài Gòn, Bà Rịa… và cho đến nay những người tham dự biểu tình chưa ai bị bắt, bị khép tội. Có phải vì đảng Cộng sản đang lọt vào một thế suy yếu nhất và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào ?
Rồi đến chuyện Nguyễn Phú Trọng ký kết với Tàu nhiều thỏa ứơc đi ngược với quyền lợi dân tộc, trong đó có việc “… triển khai thí điểm tuần tra chung biên giới đất liền, tiếp tục tổ chức tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ…” Bên cạnh hằng triệu “công nhân” Tàu đang hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam, nay Giải Phóng Quân Trung cộng đã có quyền ra vào biên giới và lãnh hải Việt Nam, như đảng Cộng sản đang sửa sọan đàn áp cách mạng Việt Nam. Đúng như lời nhận xét của Mikhail Gorbachyov, đảng cộng sản Việt Nam đã quá cũ đã lộ hẳn bản chất bán nước không còn khả năng tự đổi mới.
Mới cách đây vài tháng nhà cầm quyền cộng sản còn huyênh hoang thành quả kinh tế, hôm nay lại phải tuyên bố “đổi mới” lần thứ hai. Bài viết này xin được chia sẻ thêm vài suy nghĩ về cải cách vi mô, về mô hình và tình hình chính trị tại Việt Nam .
Thủ Dũng Công Bố Tái Cơ Cấu Nền Kinh Tế
Tuần qua trước Quốc hội Thủ Dũng cho biết sẽ tái cơ cấu nền kinh tế, đặt trọng tâm vào cải cách 3 khu vực: đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính. Thủ Dũng cho biết “Chính phủ cũng sẽ có phương án sắp xếp kiện toàn các doanh nghiệp thua lỗ…” Thua lỗ mà ông Dũng nhắc đến đơn thuần qua sổ sách kết tóan, đây chỉ thấy bề nổi của vấn đề. Doanh nghiệp quốc doanh do đựơc bao cấp và ban phát độc quyền nên cả giá bán cho người tiêu thụ và giá thành sản phẩm đều không đo lường đựơc thua lỗ thực mà xã hội phải gánh chịu.
Trước đây Viettel nắm độc quyền điện thọai quốc tế nên đã quy định một giá rất cao đánh vào người tiêu thụ. Người ngòai nước gọi về Việt Nam giá rẻ hơn rất nhiều so với việc người trong nứơc gọi ra. Số người trong nước sử dụng dịch vụ viễn thông quốc tế ít nên không tạo điều kiện Viettel tối đa khả năng họat động và lợi tức. Gần đây công ty này đã phải cạnh tranh với một số công ty viễn thông khác giúp giảm giá thành mang lợi ích cho người tiêu thụ. Viettel cũng được bảo hộ về tiền vốn, về cơ sở vật chất, về thuế má … nên sổ sách kế tóan không phản ảnh đúng thực giá. Thế nên thua lỗ hay lợi nhuận kết tóan công ty không phản ảnh đúng công ích công ty này mang lại cho xã hội. Cạnh tranh còn tạo phục vụ tốt hơn, mặt hàng đa dạng hơn, do đó nâng cao cả đời sống vật chất lẫn tinh thần tòan xã hội, tất cả phải được tính vào công ích xã hội.
Cho đến nay giá điện thọai giữa Việt Nam gọi đi và các quốc gia khác gọi về vẫn còn khác biệt. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều cơ hội để Việt Nam cải cách khu vực viễn thông. Nguyên tắc của kinh tế tự do là nhà nước không làm kinh doanh không cạnh tranh với tư nhân. Trong trường hợp các công ty viễn thông quốc doanh tốt nhất là nhà nước cổ phần hóa và chỉ giữ vai trò giám sát xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cải cách vi mô chính là tạo ra môi trường để các công ty Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đầu tư vào khu vực phục vụ khác, như y tế hay giáo dục thì ngược lại thường không thể thu hút vốn từ tư nhân. Để tối đa công ích ngòai việc trực tiếp đầu tư, chính quyền có bổn phận thi hành những chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào các khu vực này. Người viết xin nhấn mạnh bốn chữ đầu tư và bổn phận vì trong các khu vực nói trên con số “thua lỗ” không phản ảnh được công ích lâu dài của xã hội. Điều chỉnh sai sót lại chính là vai trò của chính phủ.
Nói tóm lại vai trò của nhà nước không phải là làm kinh doanh cạnh tranh với tư nhân mà nhà nước là để điều chỉnh thất bại của thị trường tự do nơi vắng bóng tư nhân nhưng mang lại công ích cho xã hội. Cải cách vi mô trong ngành y tế và giáo dục là vận hành đầu tư tính trên hiệu quả và hữu hiệu của vốn đầu tư vào các khu vực nói trên. Tại nứơc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đầu tư cho y tế và giáo dục lại thiếu hụt một cách trầm trọng. Cải cách vi mô cũng là để hoạch định lại nguồn vốn đầu tư từ các khu vực khác mang sang hai khu vực nói trên để tối ưu công ích xã hội.
Nói tóm lại cải cách vi mô phải được xem là nỗ lực để một doanh nghiệp, một khu vực hay một nền kinh tế họat động hữu hiệu hơn, hiệu quả hơn, có khả năng cạnh tranh hơn, tạo thêm công ích xã hội.
Bài Học Từ Miến Điện và Lào
Cuối tháng 9/2011, tổng thống Miến Điện Thein Sein tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận xây đập Myitsone với Trung cộng. Tổng thống Thein Sein cho rằng công trình xây dựng đập Myitsone gây thiệt hại cho môi trường và đời sống của các sắc tộc bản địa (Kachin và Shan) và làm cạn kiệt nguồn nước sông Irrawaddy khiến vùng hạ lưu bị nhiễm mặn. Tổng thống Thein Sein cũng tố cáo doanh nhân Trung cộng hối lộ chính quyền địa phương Kachin để thu về những hợp đồng bất lợi cho Miến Điện.
Cùng lúc Chính phủ Lào đã chính thức từ chối dự án xây một cây cầu nối liền thành phố Nan (Thái Lan) với tỉnh Oudomxay (Tây Bắc Lào) vốn đầu tư do Trung Cộng cho vay. Khi phía Trung cộng yêu cầu Lào cho định cư vĩnh viễn công nhân Tàu, chính phủ Lào nhận ra vay mượn như thế là hiểm họa lâu dài cho dân tộc vì thế đã từ chối việc vay mượn.
Không biết Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam có học được điều gì từ giới lãnh đạo Lào và Miến Điện hay không ? Chỉ thấy tại nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam các đầu tư công đều là các chủ trương của “Đảng”. Tổ Chức này lại luôn làm ngơ trước các rủi ro và hiểm họa cho xã hội cho dân tộc Việt Nam .
Cắt giảm đầu tư công chưa thấy, ngày 10/10/2011, Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Đinh La Thăng loan báo Tập đoàn Cơ khí Đường sắt Trung Quốc (CREC) sẽ khởi công xây dựng tuyến tàu điện trên cao trị giá trên 550 triệu Mỹ Kim tại Hà Nội. Theo Tân Hoa Xã khoản tiền đầu tư này là do chính phủ Trung cộng cho vay. Các điều kiện cho vay vẫn là bí mật của “Đảng”. Có ngừơi cho rằng tuyên bố dự án chính là món quà Phú Trọng mang sang triều cống “Thiên Triều”.
Đến nay có hằng triệu Hoa kiều sang Việt Nam sinh sống. Họ có mặt từ Nam Quan đến Mũi Cà Mau, từ Tây Nguyên xuống đến đồng bằng. Họ lập các khu vực riêng trên đất nước Việt Nam . Họ sẽ còn tiếp tục di dân sang Việt Nam . Họ là đội quân thứ 5 để bảo vệ thành trì cộng sản cuối cùng. Sự gia tăng số người Hoa sang Việt Nam sinh sống chính là chủ trương, là viễn kiến là chiến lược của Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ Dũng Đòi Tiền cho cải cách đầu tư công
Song song với việc loan báo cải cách kinh tế, Thủ Dũng đề nghị Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sớm phê chuẩn và giải ngân khỏan tiền lên đến 350 triệu Mỹ Kim Ngân hàng Thế giới vừa cho vay. Khoản tiền này Thủ Dũng sẽ dùng vào việc cải cách đầu tư công. Thủ Dũng làm sai nay thấy tiền lại vòi vĩnh dùng tiền đi vay để sửa sai. Đương nhiên Trương Tấn Sang sẽ chi tiền, rồi con cháu chúng ta sẽ trả nợ, còn cải cách đầu tư công thì không biết đi về đâu.
Tấn Sang Múa Kinh Tế Vĩ Mô
Bà con ta bàn rằng Tấn Sang là đối thủ của Tấn Dũng. Lợi Dụng cơ hội Tấn Dũng đang thất thế Tấn Sang đến với bà con “cử tri” múa vài chiêu kinh tế. Tấn Sang hứa hẹn chính phủ sẽ ổn định lạm phát và sẽ cho tăng lương. Người viết xin phân tích hai yếu nói trên để dễ dàng so sánh giữa Tấn Sang và Tấn Dũng.
Ngân sách để tăng lương công chức đến từ đâu ? Thuế thì thất thu, vay mựơn thì không có, thôi lại tiếp tục in tiền. Tiền càng in thì lạm phát càng tăng. Cứ quanh quẩn trong vòng in tiền, tăng lương, tăng giá, rồi in tiền, tăng lương, tăng giá, rồi lại in tiền, tăng lương, tăng giá, … cho đến lúc phải đổi tiền. Bà con ta nhiều lần trắng tay từ trò chơi đổi tiền của đảng Cộng sản Việt Nam.
Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội vừa đồng ý tăng lương tối thiểu hằng tháng của công chức lên mức 1,05 triệu đồng, thay cho 830.000 đồng hiện tại. Như thế là tăng khỏang 26 phần trăm. Như đã trình bày bên trên lạm phát sẽ còn tiếp tục. Lạm phát gia tăng thì khả năng mua cũng giảm và như vậy đời sống sẽ còn tiếp tục khó khăn. Muốn tăng lương công chức mà không tạo ra lạm phát cần phải tiến hành cải cách vi mô trong khu vực hành chánh để khu vực này họat động hiệu quả hơn, hữu hiệu hơn và nhất là giảm thiểu tham nhũng lạm quyền.
Đối với tư nhân, tiền lương là chi phí lao động. Vì thế tăng lương là tăng chi phí lao động, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm và kết quả là tăng giá cả hàng hóa. Cũng vẫn thế tăng lương, tăng giá, rồi tăng lương, tăng giá, rồi lại tăng lương, tăng giá… Thế mới rõ trình độ quản lý kinh tế của Tấn Sang cũng chẳng hơn gì trình độ quản lý kinh tế của Tấn Dũng.
Nói tóm lại tăng lương muốn tránh lạm phát phải tăng năng xuất lao động. Tăng năng xuất lao động chính là cốt lõi của phát triển. Trong một bài khác người viết sẽ trình bày đến bạn đọc đề tài này.
1, 2
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks