lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

Mấy Dòng Nhật Ký Biểu Tình 14/08/2011

1, 2, 3

Nguyễn Huệ Chi

...

Nguyên Ngọc nhìn thấy tôi, chúng tôi xiết chặt tay nhau và ở cái tuổi trên 80 của anh tôi thấy tay anh vẫn rắn chắc lạ thường. Phạm Duy Hiển từng nói với tôi: Anh Ngọc phải trụ lại trong Quảng Nam làm một cây xà nu cho Trường đại học Phan Châu Trinh nên các cuộc gặp mặt rất cần có mặt anh thì anh vẫn phải kiếu. Nhưng nếu có những cuộc cần thiết, như cuộc gặp Bộ Ngoại giao chẳng hạn, trường hợp có giấy mời chính thức thì bằng cách nào anh cũng bay ra, anh bảo thế đấy”. Tôi cũng nghĩ, có những người bạn mà chỉ nguyên sự có mặt của họ đã tạo được một tâm lý vững vàng cho người khác, trường hợp Nguyên Ngọc là thế.

Vũ Ngọc Tiến đi sát chúng tôi. Mái tóc anh bạc trắng mặc dù anh còn rất trẻ và văn chương thì thật trẻ trung. Thùy Linh cũng xông xáo hết mực, chạy đi chạy lại phía trước đoàn để chụp ảnh. Cô reo lên khi nhìn thấy Nguyên Ngọc: “Ôi, đây thầy của em đây rồi, đúng là thầy của em ở Trường viết văn Nguyễn Du”. Tôi thầm nhủ: mình cũng là người dạy ở Trường Nguyễn Du từ khóa đầu tiên cho đến sát trước khoá cuối cùng, lại đi sát bên Nguyên Ngọc mà sao cô ấy chỉ gọi riêng Nguyên Ngọc bằng thầy nhỉ? Chốc sau, Thùy Linh đã giải đáp cho tôi bằng một cái ôm thắm thiết: “Anh thì phải là anh của em thôi chứ không gọi thầy được, anh hiểu không?” Riêng LS Dương Hà, áo trắng muốt váy đỏ đi hàng đầu, mặt tươi tỉnh nhưng trầm ngâm không nói. Mỗi bước chân nằng nặng của chị tôi có cảm tưởng chị đang đi thay cho cả Hà Vũ và đang lắng nhìn ánh mắt của Hà Vũ từ trong trại giam theo dõi bước chân của mình.

Nhiều khuôn mặt mới gia nhập đoàn biểu tình, đặc biệt là các bạn trẻ, tôi có cảm tưởng chưa từng biết mặt nhưng nhìn nhau đều như là người đã quen. Người đứng hai bên đường không thờ ơ như mọi hôm. Mặt họ rạng rỡ nhìn chăm chú vào đoàn, và khi các anh công an giơ dùi cui chỉ vào họ bảo họ đi đi không thì chật lối của người qua lại thì không ngần ngại, nhiều người đã mạnh dạn bước sang gia nhập vào đoàn. Giây phút ấy là giây phút quan trọng. Tác dụng của công việc biểu tình nhen nhóm bấy nay, nay đã trông thấy rõ rệt, chỉ qua một giây phút ấy. Sự thức tỉnh ở trong ánh mắt người qua đường, ở cả trong hành động quyết tâm của người qua đường không muốn làm những người thờ ơ nữa mà muốn là người trong cuộc. Sau 65 năm, một giấc ngủ dài, ít nhiều lòng dân đã thức tỉnh, đã thấy có quyền và có nghĩa vụ phải thức tỉnh. Nghĩ lại mới thấy anh PT nói đúng: “Không thể tưởng tượng được đâu nếu ta cứ hồi tưởng trong 65 năm qua ta là người như thế nào. Hôm nay ta không còn là cái ta cũ nữa nhưng đáng sợ nhất là xung quanh ta, nhiều bạn ta… vẫn đang trong cái bầu không khí cũ kỹ đó mà vẫn cứ tưởng mình là cá bơi giữa biển”. Nhưng Nguyễn Quang A thì diễn đạt với tôi theo một cách khác: “Mọi tiếng ồn vẫn thế nhưng khi ta thức giấc thì ta thấy xung quanh mình ồn quá không chịu được, thế thôi”.

Tôi gặp cô N. một người trong số nghiên cứu sinh cũ của Viện VH. Nghe nói lần nào biểu tình cô cũng đi, mặc dù cô đang có trong mình một mầm ủ của căn bệnh ác nghiệt, nhưng tôi mới gặp cô lần tuần hành này là lần đầu. Trường hợp của cô thì đúng là đi vì lẽ sống của dân tộc, những bức bối về đất nước bắt cô phải có mặt ở đây. Đang nhìn cô với một cảm giác vui mừng chen lẫn với cảm phục khó tả, tôi bỗng thấy như có một ánh mắt nào đang chiếu vào sau lưng mình. Ngoảnh mặt lại thì lạ thay… đúng là người ấy. Người mà mình không tin sẽ gặp mặt trong một hoàn cảnh như thế này, nhưng trong giấc mơ vẫn mường tượng thế nào cũng gặp. Người ấy phải ở trong một ghế giới khác kia chứ.

Thế là hôm nay cả Hà Nội đã ra hết đây để hưởng ứng tiếng gọi của non sông đất nước. Tít đầu kia là anh Nguyễn Quang A, bạn trẻ Nguyễn Anh Tuấn, người tình nguyện đi ở tù vì lưu giữ bài viết của Cù Huy Hà Vũ, bạn Lái Gió và Lê Dũng mỗi người một chiếc máy ảnh chạy đi chạy lại, Thượng tá Văn Cung với trang phục chiến sĩ Hải quân và chiếc máy ảnh xông xáo như một cảm tử quân trước trận chiến đấu, JB. Nguyễn Hữu Vinh trong tay cũng cầm máy ảnh, rồi gần hơn là Kỹ sư Khôi ở Lò Đúc, vợ chồng Đại tá Dũng, chen sau lưng tôi, ông Đại tá CA hưu trí Quang đang đi sát bên tôi tự giới thiệu về mình, nghệ sĩ kéo violon Trí Hải vẫn bộ đồ bà ba đen quen thuộc của miền Nam, một chàng cầm đàn ghi ta, chị mặc áo dài nâu hồng thêu kim tuyến có giọng hô lanh lảnh… Và nhiều người nữa, từ Hải Phòng, Phú Thọ, Nam Định… đổ về, các em trai và gái hồng hào, trẻ trung với những bộ đồng phục da cam hoặc đỏ – một thế giới mới kế tiếp thế giới già nua đã xuất hiện. Thực tại như khỏa lấp, một tình cảm phơi phới trong phút chốc tưởng chừng nâng bổng đôi chân của tôi.

Nhiều câu khẩu hiệu mới mẻ được hô lên xen lẫn với những câu quen thuộc trước đây, những câu khẩu hiệu mới bao giờ cũng có một sức kích thích như một âm hưởng lạ, nên được hưởng ứng bằng tiếng hô từ đầu đoàn đến cuối đoàn nghe âm vang rất mạnh: “Đả đảo Trung Quốc tập trận gần biên giới – Đả đảo đả đảo!”; “Đả đảo lao động Trung Quốc nhập cư không có giấy phép – Đả đảo đả đảo!”; “Bảo vệ trí thức yêu nước – Bảo vệ bảo vệ!”; “Không được chụp mũ các trí thức yêu nước – Không được không được!”; “Không được quy kết các trang mạng yêu nước – Không được không được!”.

1, 2, 3

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site