lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Hoa Kỳ Chuyển Thế Chúng Ta Làm Gì ?
1, 2
Nguyễn Quang Duy
Vào thời điểm 1975, khi Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam, mấy ai trong chúng ta đóan trước Khối Cộng Sản Đông Âu và Nga Sô nay không còn. Rồi Trung cộng, Việt Nam, Lào, Cuba đều phải chạy theo kinh tế thị trường, đều phải nới lỏng kiểm sóat chính trị và phải đối đầu với những khó khăn về mọi mặt.
Gần đây Hoa Kỳ trở lại Á Châu xây dựng một đội hình kinh tế quân sự bao vây Trung cộng cũng là chuyện khó tin. Rồi Miến Điện và Lào từ chối sự bảo hộ của Trung cộng để xích gần hơn với thế giới tự do và những tranh chấp trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng công khai lộ liễu.
Về phía Trung cộng cũng khó ai ngờ được họ đang lâm vào khủng hỏang kinh tế và chính trị trầm trọng. Trong một bài diễn văn vào đầu tháng 12-2011, ông Zhou Yongkang ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Hoa đã tự thú họ chưa có được một cơ chế quản lý xã hội hoàn chỉnh để đối diện với những trì trệ kinh tế ngày một gia tăng và bất ổn chính trị có thể xảy ra.
Rồi Trung cộng hung hăng đe dọa chiến tranh làm thế giới càng lo sợ và càng dễ dàng cho Hoa Kỳ chuyển từ thế thủ sang thế công, tạo cơ hội cho các dân tộc đang bị cộng sản chiếm đóng đứng lên giải thể cộng sản mang tự do dân chủ đến tòan cầu. Trong tình hình như vậy chúng ta phải làm gì ?
Hoa Kỳ Hòa Giải Với Các Dân Tộc Đông Dương
Thêm vào đó, hằng trăm ngàn người Việt sang Hoa Kỳ du học tu nghiệp hay du lịch. Họ thay đổi cách nhìn cách suy nghĩ và trở những người bạn của Hoa Kỳ. Nhiều người trong số họ đang công khai hay ngấm ngầm vận động thay đổi hệ thống chính trị tại Việt Nam.
Tháng 11-2000, Tổng Thống Bill Clinton sang thăm Việt Nam. Chuyến đi này đã được không ít người diễn tả như dấu hiệu “Mỹ đi rồi Mỹ lại về”. Hằng triệu người đã đứng hai bên đường từ phi trường Tân Sơn Nhất đến khách sạn New World để đón chào. Ông cũng được người dân Hà Nội nồng nhiệt tiếp đón. Cảm tình mà người Việt dành cho Bill Clinton nói riêng và Hoa Kỳ nói chung đã nói lên tinh thần hòa giải đạt được giữa Hoa Kỳ và người dân Việt. Người viết dám thách thức nhà cầm quyền Cộng sản tổ chức được những cuộc đón chào nồng hậu như thế với giới chức cộng sản Trung Hoa.
Mạng Thông Tin tòan Cầu mang thông tin vượt thời gian và không gian đến quảng đại quần chúng, là một đóng góp vô cùng to lớn từ phía Hoa Kỳ. Một phương tiện đã được người dân tại các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông sử dụng để tiến hành Cách Mạng Hoa Lài. Phương tiện này càng ngày càng được những người đấu tranh sử dụng một cách hiệu quả hơn. Nó trở thành một cầu nối giữa những người đấu tranh trong nước với nhau và giữa họ với quần chúng Việt Nam.
Tháng 8-2002, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn chỉ vì dịch bài viết "Thế nào là dân chủ" bị tuyên án 13 năm tù. Ngày nay những người viết bài hay những người đưa tin trên mạng chỉ còn bị công an cộng sản khủng bố hay quấy rầy thay vì tù tội như trước đây. Những người nhận email hay vượt tường lửa không còn lo sợ công an mạng như trước đây. Tình trạng trở nên tốt hơn không phải vì cộng sản tôn trọng “nhân quyền”, mà vì chịu áp lực từ thế giới tự do nói chung và từ Hoa Kỳ nói riêng. Phương tiện thông tin tòan cầu lại càng ngày càng trở nên hiện đại, người dân nay biết ro nhà cầm quyền Hà Nội thiếu khả năng để kiểm sóat không còn lo sợ như trước đây. Có so sánh như thế chúng ta mới thấy được những nỗ lực đóng góp của phía Hoa Kỳ.
Đầu tháng 12-2011, Trương Quốc Huy một thành viên của Khối Dân Chủ 8406, bị kết án 6 năm tù vào tháng 1-2008 được thả trước kỳ hạn 2 năm. Luật sư Lê Công Định cũng sẽ bị trục xuất sang Hoa Kỳ. Nhưng cùng lúc công an cộng sản bắt cóc Tạ Phong Tần và Bùi Thị Hằng, khủng bố nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và hai con Thục Vy và Trọng Hiếu, đàn áp tu sỹ và giáo dân Thái Hà. Mặc dù giới chức Hoa Kỳ có lên tiếng nhưng xem ra áp lực từ phía Hoa Kỳ còn rất giới hạn.
Có người còn cho rằng nhà cầm quyền cộng sản ranh mãnh lấy nhân quyền để trao đổi viện trợ và vay mượn. Điều này không sai, ngày 6-12-2011 vừa qua các nhà tài trợ quốc tế cam kết cho nhà cầm quyền cộng sản vay 7,39 tỷ Mỹ Kim, họ chỉ thúc giục giới chức cộng sản phải cải thiện tình trạng nhân quyền. Đây là một sự thực cần nắm rõ, việc tranh đấu cho tự do là việc của chúng ta, vận động cho nhân quyền chỉ đóng góp phần nhỏ trong công cuộc đấu tranh này.
Một đọan video vừa được đưa lên Youtube, một số bạn trẻ trong bóng đêm tay bật những que diêm còn miệng thì gào to “Trả Tự Do Cho Bùi Hằng”. Lập lèo trong ánh các que diêm, các khuôn mặt thật trẻ, những giọng cả nam lẫn nữ của cả ba miền Việt Nam. Các bạn không thụ động đợi chờ (wait and see) “Mỹ đi rồi Mỹ lại về”. Các bạn không đợi đến phiên mình bị bắt. Các bạn liên kết đấu tranh. Các bạn chủ động và sáng tạo bảo vệ lẫn nhau bảo vệ những người đang đấu tranh. Nhà cầm quyền cộng sản đang sợ hãi hành động của các bạn. Các bạn là niềm tin là tương lai của Tổ Quốc Việt Nam.
Tranh Chấp Nội Bộ Càng Ngày Càng Rõ Nét
Việc Hoa Kỳ trở lại Á Châu gây không ít phân hóa giữa tầng lớp cầm quyền cộng sản với nhau và giữa họ với nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh. Theo người viết đây là yếu tố quan trọng mà chúng ta cần tập trung khai thác để tối đa hiệu quả đấu tranh. Vào đầu tháng 11-2011, trước hội nghị thường niên Khối APEC Trương Tấn Sang công khai ngỏ lời cảm ơn Hoa Kỳ vì nước này quan tâm đến tranh chấp trên Biển Đông. Để taọ cân bằng ảnh hưởng của Trung cộng, Trương Tấn Sang như đang nhận lãnh vai trò xây dựng một thế liên hòan với Hoa Kỳ và các quốc gia khác, Trong khi ấy thì uy tín Nguyễn Tấn Dũng lại càng ngày càng giảm sút. Cuối tháng 11-2011, trước Quốc Hội Cộng Sản Nguyễn Tấn Dũng đã phải chống đỡ lập luận “không cần có luật biểu tình” của Hòang Hữu Phước, thuộc phe cách Tấn Sang. Tấn Dũng cho biết phải sọan luật biểu tình vì “quyền biểu tình” đã được ghi trong “Hiến Pháp” nhưng lại chưa có luật để theo đó thi hành. Ai cũng biết “Hiến Pháp” và “Luật Pháp” chỉ làm cho có hình thức, còn chế độ cộng sản thì không bao giờ người dân có quyền tự do biểu tình. Nguyễn Tấn Dũng cũng chính thức xác nhận quần đảo Hòang Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa và đã bị quân đội Trung cộng dùng bạo lực chiếm đóng. Xét ra đây chính là thành quả của công cuộc đấu tranh đòi đảng Cộng sản phải xác nhận sự thật và đòi họ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải Việt Nam. Vì nắm rõ sự kiện lịch sử nói trên mọi người đã nhanh chóng bảo nhau: “đừng nghe những gì Tấn Dũng nói mà hãy nhìn kỹ những gì Tấn Dũng làm”. Điều này còn cho thấy đảng cộng sản đã mất hẳn niềm tin từ quần chúng Việt Nam.
Những người đấu tranh quốc nội không ngồi mà đợi (wait and see). Họ đã sáng tạo và chủ động biến lời tuyên bố ông Dũng thành một thử thách cho chính ông và đảng Cộng sản. Vào Chủ Nhật 27-11-2011, họ cho tổ chức một cuộc biểu tình “Ủng Hộ Luật Biểu Tình của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng”. Họ đã bị an ninh cộng sản thẳng tay đàn áp và giải tán. Cách hành xử của công an Hài nội nói lên sự thực “cộng sản nói một đằng làm một nẻo” và “Tấn Dũng bảo dưới không nghe”.
Trong cuộc chơi, Quân Đội và Công An là hai lực lượng được cả Tấn Dũng lẫn Tấn Sang o bế. Tháng Bảy vừa qua, Tấn Dũng ký quyết định thăng chức cho một loạt quan chức quân đội. Tuần này ngày 6-12-2011 Tấn Sang lại quyết định thăng chức cho 9 thượng tướng quân đội và công an. Nguyễn Chí Vịnh là một trong số những người này. Tấn Sang nói rõ trách nhiệm của họ là “bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời” và đồng thời “bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội”.
Có lập luận cho rằng hiện tượng Tấn Sang công khai đối đầu Tấn Dũng cho thấy nội bộ cộng sản cũng phần nào có “dân chủ”. Thực ra đây chỉ là những tranh giành quyền lực và quyền lợi giữa các phe cánh trong đảng Cộng sản. Dân chủ chỉ thực sự có khi các chính trị gia công khai đề ra các chính sách và phương cách để thực hiện chính sách. Người dân có quyền tự do chọn lựa giữa các chính trị gia, chọn lựa những chính sách tối ưu cho quyền lợi của đất nước.
1, 2
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks