lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Chúng Ta Đã Và Đang Đấu Tranh Vì Lợi Ích Của Ai ?
1, 2
Châu Xuân Nguyễn
...
Đồng hành với Mỹ, đại đa số người VN nghĩ thế, tri ân chiến sĩ VNCH, họ hy sinh mạng sống để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thì phải tri ân họ, họ cũng là xương máu người VN, tôi cũng tôn trọng chị Đặng thùy Trâm mặc dù chúng tôi khác chiến tuyến.
Những điều anh CHHV làm không phải tuyên truyền chống nhà nước Vn mà tuyên truyền chống độc tài Đảng cộng sản, tuyên truyền tranh đấu cho quyền lợi của 86 triệu dân Vn được quyền chọn lãnh đạo xứng đáng vận hành nền kinh tế này.
Anh CHHV phủ nhận vai trò lãnh đạo của DCS là đúng vì đảng dân chủ Mỹ thắng trong 2 cuộc thế chiến, Đảng dân chủ không nói là vì công của họ nên không cần bầu cử, bỏ tù hết đảng cộng hòa Mỹ. Đây là đòi hỏi chính đáng của anh CHHV cho dân tộc VN. Người dân Mỹ đổ xương máu trong 2 cuộc thế chiến chứ không phải chỉ đảng dân chủ Mỹ. Cũng vậy xương máu của 86 triệu dân tộc Vn chứ không phải chỉ xương máu của ĐCS, vậy để 86 triệu dân Vn tự quyết lãnh đạo của họ.
Anh Vũ cũng như 86 triệu dân Vn có quyền phát biểu ý kiến của anh ấy mà không phải sợ bị bỏ tù
Xin trích mộto ố đoạnaiv trongài iết của. TS. Mai Liêm Trực (trích) : “Và không ai khác, đối tượng được hưởng lợi lớn nhất từ thị trường này chính là người dân… sự phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay đã được khởi nguồn từ một chỉ thị “chống độc quyền, mở cửa thị trường … Đó là khi, sự độc quyền đã bắt đầu tạo nên những trì trệ nhất định trong bản thân hoạt động của doanh nghiệp, từ đó gây ra những bức xúc cho người tiêu dùng, như giá cước cao, cách phục vụ của doanh nghiệp… chứ còn cứ chỉ đạo bằng miệng, cứ họp hành rồi lại chùng xuống, thì không thể nào làm được.” hết trích.
Trích : “Khi đó, người ta cũng bắt đầu nói ASEAN điện tử, APEC điện tử, nhưng Việt Nam mình không thể là ốc đảo được, chúng tôi phải dùng những lý lẽ đó, tức là không làm không được, chứ còn nói lợi hại thì còn ngồi nói mệt. ” hết trích. Bây giờ, hội nhập sâu rộng gấp ngàn lần thời 2000 nhưng các tập đoàn vẫn độc quyền như Than, Điện, Dệt may, Dầu khí, Đóng tàu, Lương thực v.v… “Trực ơi, Trực cố quản lý cho tốt, chứ mở ra rồi phải đóng lại thì không biết ăn nói thế nào với thế giới”. Và cuối cùng Chỉ thị 58 về mở cửa thị trường viễn thông và Internet cũng được ra đời… Không ít lĩnh vực, thành phần kinh tế cứ đóng khư khư. Anh đừng cho là nhạy cảm, để rồi làm hạn chế, làm chậm lại sự phát triển… ” hết trích.
Lĩnh vực nào cũng phải mở cửa, đứng về ý chí và mục tiêu thì dứt khoát hướng đi phải rõ ràng như vậy. Lấy ví dụ như thị trường điện, thị trường nước hay xăng dầu…, mỗi thị trường có những đặc thù riêng nhưng định hướng mở cửa là phải kiên định chung, còn giải pháp, vấn đề nghiệp vụ thì phải học hết chỗ này đến chỗ kia, xem thế giới người ta làm thế nào, mình không bắt chước nhưng mình phải xem lộ trình làm của người ta.
Điện đâu có nhạy cảm hơn viễn thông? Nước đâu có nhạy cảm hơn viễn thông? Xăng dầu cũng đâu có nhạy cảm hơn viễn thông?… Vấn đề ở chỗ là định hướng của ta phải rõ ràng. Nhà nước phải kiên quyết quyết mở ra và phải có những lộ trình, có điều tiết.
Như trước đây, viễn thông được coi là cơ sở hạ tầng, độ nhạy cảm của an ninh thông tin quốc gia còn nặng hơn rất nhiều, mà ta vẫn làm chủ thị trường của ta. (trích) “Mở cửa thị trường viễn thông, Internet, giá cước dịch vụ đã giảm đi mấy lần, người dân được hưởng lợi, bản thân doanh nghiệp cũng phát triển mạnh lên, giàu lên, cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý ngày càng hiện đại, doanh nghiệp nộp thuế cho nhà nước tăng lên, đặc biệt một số doanh nghiệp đã bắt đầu phát triển ra các thị trường quốc tế. ” hết trích
Melbourne, 06.08.2011
Châu Xuân Nguyễn
1, 2
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks