lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Thời Sự - Lịch Sử Việt Nam

Đặc Công Văn Hóa Miền Nam

MẶT TRẬN VĂN HÓA VÀ NHỮNG THỦ TIÊU ÁM SÁT TRÍ THỨC MIỀN NAM VN

1, 2, 3

Nguyễn Văn Lục

Mới hôm nào, tay cắp sách...
Sáng mai này trên phố xá
Tay bom xăng, tay cầm gạch đá
Những bước chân rộn rã
Em kiêu hùng trên phố thị miền Nam ...

...

Nhưng cũng có một cuộc chiến tranh thứ hai ngay giữa lòng Sài Gòn bằng biểu tình, tuyệt thực, xuống đường, bằng hô hào, đả đảo, bằng lựu đạn cay, bằng hàng rào kẽm gai.

Cuộc chiến tranh cân não này ít được ai nói tới, vì không mấy khi có người chết. Mà chỉ có nước mắt của lựu đạn cay. Nhưng nó cũng đủ làm lung lay bất cứ chế độ nào. Nó xói mòn tin tưởng, nó làm lung lay ý chí. Bởi vì bản chất của nó là một cuộc chiến tranh cân não làm hao mòn ý chí phấn đấu, làm suy sụp tinh thần kẻ địch. Biên giới cuộc chiến tranh này không rõ rệt, trộn lẫn ta và địch, địch cũng là ta.

Cuộc chiến tranh trên đường phố Sài gòn diễn ra ở hai mặt: Mặt nổi là những cuộc biểu dương lực lượng của giới sinh viên học sinh như biểu tình, xuống đường, đòi cái này, cái nọ, đòi thả người này người kia, ngay cả đòi thả những cán bộ cộng sản như Vũ Hạnh, sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy. Lý Chánh Trung trong bài viết: Rồi Hoà Bình sẽ đến ghi như sau:

Tôi đã đến đây tham dự buổi tuyệt thực của 20 giáo chức Đại, Trung và Tiểu hoc tại tòa Viện trưởng Viện Đại học Sài gòn, để yêu cầu nhà cầm quyền trả lại tự do cho các sinh viên, trong đó có anh Huỳnh Tấn Mẫm đã bị giam giữ trái phép đúng một tháng qua và đang tuyệt thực, tuyệt ẩm trong khám Chí Hòạ Trong lúc mấy em hát, tôi cảm động không dám nhìn lên, chỉ nhìn xuống...
(trích trong Một thời bom đạn, một thời Hòa Bình, Lý Chánh Trung, trang 62).

Thế nào là trái phép? Bắt giam một cán bộ CS nằm vùng là trái phép? Không ai đặt ra câu hỏi đó cả.

Bên cạnh Lý Chánh Trung còn có một số phụ nữ Đòi quyền sống, còn có các ông Nguyễn Long, Trần Ngọc Liễng, Nguyễn Văn Cước, các Thượng tọa Mãn Giác, Nhật Thường.

Thêm vào đám đông đòi đó, còn có một Thích Nhất Hạnh vu cáo về một cuộc tàn sát chỉ có trong tưởng tượng của ông ấy:

Làng tôi hôm qua vì có 6 người Cộng sản về
Nên đã bị dội bom hoàn toàn tan nát
Cả làng tôi hoàn toàn chết sạch
Lũy tre ngơ ngác
Miếu thờ ngã gục

(Thơ Thích Nhất Hạnh )

Đáng nhẽ ông ấy phải viết rõ như thế này: Chỉ còn sống có mình tôi, để viết những điều vu cáo này. Có thật như thế không? Ngôn ngữ của sự gian dối? Một nhà sư nói gian dối thì phải gọi ông ta là gì?

Và để tường thưởng cho vị thiền sư, cộng sản đã có những lời lẽ trân trọng như sau:

“Người Sài gòn, tuổi trẻ Sài Gòn biết ơn những bậc tu hành chân chính đã quên mình vì nghĩa lớn, những phật tử hy sinh trong bão lửa đấu tranh làm suy yếu kẻ thù, làm rối loạn hậu phương của chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho Sài Gòn, tuổi trẻ Sài Gòn bung ra ào ạt giành một thế đứng công khai phất cao cờ cách mạng sau bao nhiêu năm xúc tích lực lượng chuẩn bị thời cơ”.

Đó là những lời lẽ trân trọng mà người cộng sản đã dành cho Thích Nhất Hạnh. (trích Trui rèn trong lửa đỏ, trang 349).

Phần Trần Bạch Đằng, chúng ta cần đọc mấy dòng thư này của ông ta để chúng ta nhận ra Huỳnh Tấn Mẫm là ai? Ông Trần Bạch Đằng còn giữ lại một mảnh giấy gửi cho ông ta của sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm ghi lại như sau: Xin đoàn thể yên tâm, quyết làm tròn nhiệm vụ. L71. L.71 là mật hiệu của Huỳnh Tấn Mẫm. Mẫm viết thư này tại nhà Quốc khách, nơi được dành làm trụ sở Tổng hội sinh viên. Trớ trêu thay, trụ sở này do ông Nguyễn Cao Kỳ dành cho Tổng Hội sinh viên của Huỳnh Tấn Mẫm chỉ vì mâu thuẫn, muốn chơi ông Thiệu.

Mời đọc thêm đoạn hồi ký bị cấm xuất bản ở trong nước của cựu dân biểu đối lập Hồ Ngọc Nhuận để nắm cho rõ câu truyện này. Ông Hồ Ngọc Nhuận viết như sau về vụ này:

‘Nguyễn Cao Kỳ “xớt” Huỳnh Tấn Mẫm’. Đó là nhan đề bài viết. Huỳnh Tấn Mẫm một lần nữa bị bao vây, truy bắt. Trung tâm sinh viên Phật tử một lần nữa dậy sóng. Một chiếc jeep nhà binh, ngay sau khi tôi “điệu” hết cảnh sát về Tân Sơn Nhứt, chúng tôi đã ập vào trung tâm Quảng Đức, bốc Huỳnh Tấn Mẫm chạy thẳng về dinh Quốc khách ở góc đường Công Lý và Hiền Vương, nay là Trung tâm văn hoá thiếu nhi, góc đường Nam Kỳ khởi nghĩa-Võ Thị Sáu. Chiếc jeep ập vào bốc Mẫm là của Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ và dinh quốc khách lúc bấy giờ cũng thuộc quyền Phó tổng thống.”

Dinh Quốc khách, trung tâm Quảng Đức. Chùa Phổ Hiền. Ấn Quang. Những mái chùa. Tất cả những nơi ấy đã góp chung bàn tay che chở bọn người cộng sản nằm vùng để làm sụp đổ miền Nam Việt Nam .

Và Hồ Ngọc Nhuận đắc thắng viết tiếp:

Tiếp tay cho cộng sản, như vậy, không chỉ có mình tôi. Và lần này vai chánh không là tôi, mà là tướng Nguyễn Cao Kỳ.
(trích hồi ký Đời, bản thảo, Hồ Ngọc Nhuận, trang 142).

Cái đất nước mình nó như thế đấy, cái lãnh đạo mình nó như thế đấy.

Và sau đây là danh sách 16 sinh viên bị chính quyền Việt Nam Cộng Hoà bắt. Bắt đúng người, bắt đúng những kẻ đã tiếp tay với Cộng sản. Nhưng vẫn bị sinh viên biểu tình đòi tha họ. Sau này cho thấy họ đều là những cán bộ CS trà trộn vào sinh viên như: Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Lê Thành Yến, Phùng Hữu Trân, Trần Khiêm, Đỗ Hữu Ứng, Lê Anh, Võ Ba, Đỗ Hữu Bút, Hồ Nghĩa, Cao Thị Quế Hương, Trương Hồng Liên, Truơng Thị Kim Liên, Võ Thị Tố Nga.

Chưa kể vụ án thành đoàn giải phóng gồm 21 người, trong đó có một số lãnh đạo Thành Đoàn như Ba Vạn, tức Phan Chánh Tâm, Năm Nghị, tức Phạm Chánh Trực. Sau 1975, họ đều là những cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở thành phố Hồ Chí Minh.

Và danh sách những nhà văn, nhà trí thức đòi thả bọn sinh viên cộng sản hãy còn đây. Quốc gia chống Cộng mà lại có chính nhà văn, nhà trí thức người quốc gia biểu tình, đòi thả bằng được những sinh viên cộng sản nằm vùng? Nhiều tờ báo cách này cách khác trở thành phương tiện cho cộng sản lợi dụng.

Bên cạnh đó, về mặt chìm là những toán đặc công cộng sản do thành đoàn tổ chức gài bom phá hoại các công sở, các xe nhà binh Mỹ, các doanh trại Mỹ và cuối cùng là giết hại, ám toán người quốc gia đã không theo họ. Nữ tướng đốt xe Mỹ thời 1960-1970 là Võ Thị Bạch Tuyết lúc đó nay trở thành giám đốc nông trường Đỗ Hoà ở Duyên Hải.

Đầu xuân 1966, Đảng ủy văn hóa khu Sài gòn Gia Định giao cho Vũ Hạnh, một nhà văn nằm vùng công tác đặc biệt là mở một mặt trận văn hóa tấn công miền Nam trong vùng đô thị mà họ gọi là “vùng tạm chiếm”. Vũ Hạnh ngụy trang dưới chiêu bài Bảo vệ Văn hóa, chống lại văn hóa đồi trụy, chống lại văn hóa ngoại lai đầu độc thanh niên miền Nam . Họ tổ chức và xin phép cho ra tờ Tin Văn. Tờ báo trực tiếp được chỉ đạo bởi các cán bộ cộng sản. Đứng đầu là Trần Bạch Đằng. Chủ nhiệm là Nguyễn Mạnh Lương. Và một số nhà văn cộng tác như Lữ Phương, Hồng Cúc, Nguyễn Hữu Ba, Vũ Hạnh. Những nhà văn này còn viết cho tờ Hồn Trẻ với các cây viết như Trần Cảnh Thu, Trần Triệu Luật, Nguyên Hạo, Lê Uyên Nguyên, Tuyết Hữu, Cao Hoài Hà, Thích Quảng Khanh, Anh Vũ, Lê Ngọc Lê, Đinh Khắc Nhu, Lê Việt Nhân... Toà soạn tờ báo được đặt trong một ngôi chùa. Chẳng hạn tờ Hồn Trẻ do Mười Hải, bí thư khu uỷ văn hóa. Tòa soạn đặt ở ngôi chùa số 29, đường Trần Quang Khải.

Một số chùa chiền trở thành cơ sở bí mật cho các hoạt động phá hoại của cộng sản như Ấn Quang, lúc bấy giờ do TT Thích Thiện Hoa chủ trì, trung tâm Quảng Đức, Đại học Vạn Hạnh. Theo tài liệu của Thành đoàn TNSVHS trong cuốn “Trui rèn trong lửa đỏ” đã viết về Đại học Vạn Hạnh như sau:

Viện đại học Vạn Hạnh thành lập năm 1964 là một đại học của Phật giáo. Trường ở đối diện chợ Trương Minh Giảng. Trước năm 1968, tổ chức cách mạng cũng có hoạt động ở đây. Đêm đón tết Mậu thân, tổ chức cách mạng ngay tại trường với một cuộc tập họp táo bạo, sinh động. Tuy nhiên lực lượng ta thời này chưa mạnh. Tháng 10/68, tình hình tổ chức cách mạng ở trường sau thời gian bị đánh phá, coi như trắng. Thành đoàn chỉ đạo đồng chí Sáu Tỉnh, tức Đỗ Quang Tỉnh, nay là cán bộ ban Hợp tác kinh tế của Uỷ ban nhân dân thành phố về xây dựng lại bằng tổ chức Liên đoàn sinh viên Phật tử Vạn Hạnh.. Và họ đã kết luận: kể từ tháng 5/1972, một chi bộ chính thức của Vạn Hạnh được thành lập.

Và một câu đánh giá quan trọng như sau: Từ những ngày đó, Vạn Hạnh trở thành một pháo đài xuất quân đốt xe Mỹ và chống bầu cử
(trích Trui rèn trong lửa đỏ, trang 96).

Còn Ấn Quang được ghi lại như sau:

Những ngọn lửa bùng lên tuyệt đẹp trên đường phố. Các báo gọi những chiến sĩ đốt xe Mỹ là du kích quân sinh viên học sinh. Và chùa Ấn Quang trong những ngày ấy, là một chiến lũy của họ. Những người mẹ, người chị vượt qua những hàng rào cảnh sát, lựu đạn cay, vòi phun nước... đến với những đứa con ngoan của thành phố... “Tụi bay cứ đốt, đốt hết những quân chó đó đi...” Các mẹ, các chị căn dặn, nhắc nhủ với một lòng căm thù như vậy.
(trích Trui rèn trong lửa đỏ, trang 110).

Tuy nhiên, dưới mắt người Cộng Sản, họ đã nhìn lại vai trò của Phật giáo như sau:

Viện Hoá Đạo, lá cờ đấu tranh vang dội một thời đang ủ rũ và chia rẽ, phân hóa. Kẻ về Vĩnh Nghiêm với lá cờ chống Cộng rách rưới. Kẻ về Vạn hạnh dò dẫm một lối đi. Người về Ấn Quang gần gũi với quần chúng, với thanh niên. Viện hóa đạo còn lại những chiến lược gia ủng hộ Khánh- Hương đàn áp phong trào, bắn chết học sinh Phật tử Lê Văn Ngọc.

Và kể từ nay: “Ngọn cờ Phật giáo lãnh đạo đấu tranh hạ xuống, ngay từ trong lòng Phật tử, nhường chỗ cho lá cờ cách mạng phất cao lãnh đạo phong trào đấu tranh của Sài gòn, của tuổi trẻ thành phố.”

Năm 1964 đã kết thúc như vậy. Tuổi trẻ thành p[hố kết thúc 10 năm sóng gió, để bước vào cuộc chiến đấu mới 10 năm sục sôi kỳ lạ.
(trích Trui rèn trong lửa đỏ, trang 350-351).

Tiếp nối một cách vô tình hay bị mua chuộc có thêm các tờ báo sinh viên như Hoa Súng của Dược Khoa, Văn Khoa với Hạ Đình Nguyên. Nhất là tờ Tin Tưởng, tiếng nói của sinh viên Phật tử. Năm 1968, tờ Tin Tưởng do Phạm Phi Long làm chủ nhiệm, Đặng Minh Chi làm thư ký tòa soạn. Sang đến năm 1970, tờ Tin Tưởng sang tay cho Nguyễn Xuân Lập làm chủ nhiệm, Trần Công Sơn chủ bút và Trịnh Thị Xuân Hồng, thư ký tòa soạn. Sự tiếp tay của những tờ báo như Tin Tưởng với nội dung các bài đòi ngưng bắn vĩnh viễn, đòi Mỹ rút quân. Tất cả đều do bàn tay CS chỉ đạo.

Trong khi đó thì phía miền Nam có Chu Tử, đứng mũi chịu sào trực tiếp tố cáo Vũ Hạnh là Cộng Sản trong nhiều số báo liên tiếp kể từ tháng 10/1966 cho đến cuối năm 1966. Cái dở khóc dở cười của văn nghệ sĩ miền Nam là đã nhiều lần hội Văn bút do Lm Thanh Lãng làm chủ tịch đã công khai bênh vực Vũ Hạnh và cứu thoát y nhiều lần khỏi cảnh tù tội.

Cộng sản đã dùng tờ Tin Văn do Nguyễn Ngọc Lương làm chủ nhiệm, nhân danh bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc, bài trừ văn nghệ phản động đồi trụy. Trong tờ Tin Văn có những bài viết như:

Nhân một quyết định của bộ Văn hóa giáo dục, về việc bài trừ sách báo đồi trụy. Tin Văn số 3, tháng 6-7/1966. Hiện tượng dâm ô đồi trụy trong Văn Học hiện nay. Tin Văn số 9, 15/10/1966. Đọc tác phẩm của Chu Tử, Lữ Phương, số 10, 30/10/1966.

1, 2, 3

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site