lịch sử việt nam
Nỗi lòng Quốc Hận qua những vần thơ Tháng Tư Đen của Vĩnh Liêm
Cứ mỗi năm, ngày 30 tháng 4 đều đến. Không có năm nào thiếu vắng ngày 30 tháng 4. Người Việt tị nạn CS ở khắp mọi nơi trên thế giới đều không thể nào quên được ngày 30 tháng 4 đau buồn, uất hận, tang thương ấy. Hễ đến ngày nầy là người làm thơ lại dùng bút mực để ghi lại nỗi lòng, cảm xúc… về ngày 30 tháng 4 định mệnh. Những vần thơ ấy nằm rải rác trong 8 thi tập Tị Nạn Trường Ca của Vĩnh Liêm (6 thi tập chưa xuất bản). Mời quý độc gỉả đọc lại một số bài thơ của Vĩnh Liêm viết về Tháng Tư Đen nhân 40 năm biệt xứ. Vĩnh Liêm.
Ðổi Mới
Ðảng “đổi mới” học đòi theo Sô-Viết
Bởi đàn anh đã đổi cả Liên-Sô
Nhưng nước ta tơi tả bởi giặc Hồ
Nên “đổi mới” chỉ là trò lố bịch!
Từ “đổi mới” nghe thơm như múi mít
Gạ quốc dân ăn bánh vẽ không ngừng
“Ðổi mới” là tăng kềm kẹp kín bưng
Ðảng vơ vét nhét vào cho nặng túi.
Nay “đổi mới” từ hạt cơm, bó củi
Ðất phân chia bán rẻ cho thương nhân
Mỗi đảng viên “xí” hết mọi cổ phần
Dân ngửa cổ há hốc nhìn Ðảng trị.
Ðảng “móc ngoặc” các thành phần đồi trụy
Ðể vơ vào cho nặng túi tham lam
Ðảng là ai? Toàn những bọn gian tham
Mang mặt nạ Mác-Lê vờ đạo đức!
Từ nguồn gốc bần cố nông ấm ức
Trả thù đời bị bạc đãi, rẻ khinh
Khi nắm quyền, mặt khỉ cũng thay hình
Rồi “lên lớp”, tỏ ra mình chữ nghĩa!
Câu đạo lý thật vô cùng thấm thía!
Bởi đổi đời nên “tớ” nhảy làm “ông”
Cán ngố xưa, nay “Giám Ðốc”, “Chủ Phòng”…
Xe bóng láng còn đèo bồng vợ bé.
Ðó, “đổi mới”: phảI làm sao cho lẹ
Vơ vét vào nặng túi để phòng thân
Vì biết rằng Ðảng không được lòng dân
Phải có lúc đổ nhào trông thê thảm.
Bọn cán bộ là những con “hùm xám”
Ấy vậy mà khi đổ thật tan thương!
Vì ngày nay vận chúng đã cùng đường
Nên cố gắng quơ quào cho kịp lúc.
Thật tệ hại! Ăn xin không biết nhục!
Bởi trông chờ ngửa cổ, há mồm sâu
Mắt láu liên sợ Tư Bản đè đầu
Mồm toe toét khoe tài nguyên sẵn có.
Dầu có sẵn sao Ðảng không chịu khó
Bôm lên xài? Phải lạy lục ngoại bang?
Ngại khổ ư? Bọn cán ngố đầy đàng
Quen rình rập làm nhân dân khốn đốn.
Vừa “đổi mới” mà quan tham bận rộn
Liệu bao lâu thì cả nước trơ xương?
Thật đau lòng! Ôi Quốc Tổ Hùng Vương!
Kìa lũ bọ lên làm người trơ tráo!
Quốc dân hỡi! Lẽ nào luôn khổ não
Gánh gông cùm mà ngậm miệng làm thinh?
Hỡi quốc dân! Nên sáng suốt trở mình
Phá xiềng xích, lật bạo quyền đi chứ!
Phải đổi mới từ lòng dân, lê thứ
Ðổi bạo quyền, đổi chủ nghĩa Mác-Lê
Ðổi gian tham, nhũng lạm; đổi mọi bề…
Thì nước sạch, dân phú cường, hạnh phúc.
Hãy đổi mới: rửa mối thù QUỐC NHỤC!
(Ðức Phố, 14-4-1993)
VĨNH LIÊM
------------------
Mùa Anh Ðào:
Mùa Ðau Thương Dân Tộc
Tôi đã thấy hoa Anh Ðào nở rộ,
Trong một ngày nắng ấm tháng Tư đen.
Khi vừng hồng vừa he hé vươn lên,
Thì màu sắc tỏa đều ra tám hướng.
Tôi ngây ngất đắm say trong tận hưởng,
Cả một vùng toàn màu trắng Phù Tang.
Như rừng người thiếu phụ chít khăn tang,
Ðang ngơ ngác nhìn quan tài trước huyệt.
Ôi màu trắng! Màu khăn tang diễm tuyệt!
Khiến lòng người lắng đọng, ngắm say mê.
Cảnh trời trong, nắng ấm của miền quê,
Niềm thanh vắng của nghĩa trang cuộc sống.
Ta càng ngắm, càng thấy đời chuyển động,
Tiếng thì thầm biển cả Thái Bình Dương.
Hoa Anh Ðào không tỏa được mùi hương,
Còn gió biển thì có mùi biển mặn.
Mắt đang ngắm mà lòng nghe cay đắng,
Cuốn phim đời quay lại tháng Tư đen.
Tháng Tư nào nghe mãi rất thân quen,
Người bỏ nước, bỏ những gì thân ái…
Phải chọn lựa: Ra đi hay ở lại,
Ra đi thì nào biết phải đi đâu!
Ở lại thì phải chọn chốn rừng sâu,
Ði hay ở cũng đều nan giải cả!
Tháng Tư đó là tháng Tư nghiệt ngã,
Tháng Tư này tủi hận với buồn đau.
Mỗi tháng Tư sầu tủi giống như nhau,
Nhìn màu trắng Anh Ðào cười biếm nhẽ.
Tôi đã thấy Anh Ðào tàn rất lẹ,
Một trận cười của gió đủ lung lay.
Như bạo quyền Cộng sản của hôm nay,
Qua trận gió Tự Do thì sụp đổ.
Hoa dù đẹp cũng phải tàn theo gió,
Kẻ bạo quyền, đời còn ngắn hơn hoa.
Gió là dân, kéo sập bọn gian tà,
Dân là gió, cho mọi người khí thở.
Tôi đã thấy bọn bạo quyền lo sợ,
Chúng vơ vèo, thâu tóm để phòng thân.
Vì mai kia chúng phải chạy thoát thân,
Ðể tận hưởng những gì vơ vét được.
Tôi đã thấy nên xin loan báo trước,
Ðể đồng bào thêm sức, vượt gian nguy.
Ðường ta ngay, ta cứ vững tâm đi,
Ngày Cộng Sản tan hàng trong nháy mắt.
Hãy bền chí! Ðừng để cho lửa tắt!
(Ðức Phố, ngày 7 tháng 4 năm 2001)
Vĩnh Liêm
-----------------
Vẫn Chuyện Tháng Tư
Vẫn là chuyện tháng Tư buồn thảm ấy,
Thế mà sao tôi vẫn nhớ thân thương!
Vì tháng Tư nên tôi phải ly hương,
Nơi đất khách ôm nỗi sầu biệt xứ.
Chuyện bi thảm của Miền Nam bức tử,
Là chuyện buồn của lịch sử sang trang.
Là niềm đau uất hận đã dâng tràn,
Là ly cách muôn đời dòng sữa Mẹ.
Tôi phải nhớ vì tôi còn rất trẻ,
Hiến dâng đời để bảo vệ quê hương.
Nhưng không may bị cản lối ngăn đường,
Ðành gạt lệ đi tìm đường sống sót.
Ði là để tìm con đường giải thoát,
Cho đồng bào đang ở chốn cùm gông.
Cho tương lai dòng giống qúi Lạc Hồng,
Cho nước Việt vươn mình trên thế giới.
Việc thành bại hay tôi chưa đạt tới,
Vẫn còn tùy quyết định của thời gian.
Vội vàng chi mà nôn nóng đầu hàng,
Rồi đổ lỗi cho là vì “vận nước”!
Người yếm thế vì tinh thần nhu nhược,
Hoặc là vì an phận, muốn yên thân.
Chứ không vì “vận nước” với “lòng dân”,
Hay bạo lực chẳng bao giờ khắc phục.
Vì cái chết vinh quang hơn sống nhục,
Nên anh hùng, liệt sĩ được vinh danh.
Còn những ai tự hủy mái đầu xanh,
Thì cái chết chẳng ai thèm nhắc tới…
Tháng Tư ấy là buớc đầu quật khởi,
Nắm tay nhau, ta cùng bước chung đường.
Ngày vinh quang, ta về lại quê hương,
Rồi gửi nắm xương tàn trên đất Mẹ.
Hãy yên chí và vững tin đi nhé!
Kẻ bạo tàn bị đào thải không lâu.
Hãy bền gan và hãy ngẫng cao đầu,
Việc sẽ đến tất nhiên là phải đến.
(Ðức Phố, 19-04-2003)
VĨNH LIÊM
------------------
Chuyện Tháng Tư Ðen
Thật kinh hãi khi nhớ hoài chuyện cũ!
Tháng Tư Buồn – Vâng, chuyện Tháng Tư Ðen.
Ðất nước tôi đã có những người hèn,
Vì sợ chết nên âm thầm chạy trước.
Cũng có kẻ vì tham quyền, nhu nhược,
Nên đầu hàng, quy phục… để an thân.
Mặc quân hùng, tướng giỏi, cả thường dân…
Sống hay chết – chả cần! Thây kệ chúng!
Trước tang tóc, họ chẳng hề nao núng,
Miễn làm sao thân họ được an toàn.
Vinh thân rồi thì họ phải lo toan,
Ðể bảo vệ gia tài khi lúc biến.
Chuyện đất nước như chuyện người đi biển,
Hễ sóng to thì neo bến nằm nhà.
Khi bình minh ló dạng, hết phong ba,
Thì rời bến, dong thuyền ra biển cả.
Làm mất nước, họ chẳng hề nhục nhã,
Nay quay đầu quy phục kẻ thù chung.
Nếu không ngu, thì cũng bị khật khùng,
Thôi hết chuyện, chẳng còn gì đáng nói!
(Ðức Phố, 27-03-2004)
VĨNH LIÊM
------------------
Ngày Quốc Hận
Ngày Quốc Hận hằng năm đều cứ đến,
Với mọi người tị nạn khắp năm châu.
Ngày quốc dân ly tán quá buồn đau!
Ngày vận nước đắm chìm trong bể khổ!
Người tị nạn vẫn luôn luôn ghi nhớ,
Làm sao quên Ngày Quốc Hận cho cam!
Nỗi đau chung của dân tộc Việt Nam,
Lìa bỏ xứ là xa rời quê Mẹ!
Ai vui sướng? Ai mau quên chóng thế?
Mà ăn mừng Ngày Quốc Hận hằng năm!
Nhỏ lệ đi trước vận nước thăng trầm!
Phải kiên-dũng dành Tự Do, Dân Chủ…
Ðừng dở thói lọc lừa, gian lận chứ!
Ðồng bào ta đã đau khổ quá nhiều!
Sao không thương? Lại làm chuyện trớ trêu?
Gây chia rẽ giữa những người yêu nước.
Ngày Quốc Hận năm nay, như năm trước,
Vẫn là Ngày Quốc Hận của năm sau.
Vì Quê Hương, vì Dân Tộc, Ðồng Bào…
Ta tưởng niệm những anh linh đã khuất.
Ngày Quốc Hận phải là Ngày Bất Khuất,
Ðể toàn dân cùng lật đổ bạo quyền.
Ðể người dân được hạnh phúc, ấm êm,
Ðể nước Việt vươn mình trong nắng mới.
Hãy sát cánh cùng nhau ta đi tới,
Ðừng nghe lời ngon ngọt của tà tâm.
Ta bị lừa đã ngót sáu mươi năm!
Ngày Quốc Hận phải là Ngày Ðại Thắng.
(Ðức Phố, 18-02-2005)
VĨNH LIÊM
------------------
Ngày Ðau Buồn Tủi Nhục
Tháng Tư tới! Ngày đau buồn, tủi nhục!
Có lẽ nào ta gọi “Tháng Tư vui”?
Tháng Tư buồn, ta đã lắm ngậm ngùi!
Càng hổ thẹn khi chưa tròn việc nước!
Ai vui thế? Sao đành lòng khiếp nhược?
Bán linh hồn cho lũ quỷ cuồng điên?
Phải vì danh hay tham vọng vì tiền?
Mà xóa bỏ ngày đau buồn, hận tủi?
Phải chăng đã thu tiền đầy ngập túi
Nên không màng dị nghị của người dân?
Cứ vênh vênh, vì ta đã “canh tân”,
Sẽ nắm lấy hết cộng đồng hải ngoại.
Thừa tiền đấy, nhưng tinh thần băng hoại!
Nhiều mưu gian, nhưng kẽ hở còn nhiều!
Bị đập tan khi vừa mới ra chiêu,
Thì thử hỏi làm nên trò gì khác?
Ôi đau đớn! Thấy những người biếng nhác,
Ðang thập thò làm “cố vấn” cho vui.
Vui sướng thay! Sao không biết ngậm ngùi
Trước vận nước đang triền miên đau khổ?
Vì danh hão nên không còn tủi hổ?
(Ðức Phố, ngày 9 tháng 4 năm 2005)
VĨNH LIÊM
------------------
Lời Trần Tình 38
Hôm nay, Quốc Hận trở về,
Đúng ba mươi tám năm kề cận thân!
Chẳng mong nó cũng đến gần,
Nó còn thân thiết, không phân biệt gì.
Nhắc ta ngày ấy ra đi,
Biết đâu vĩnh viễn! – Vậy thì trách ai?
Sống nơi cõi tạm quá dài,
Nhớ quê hương Mẹ, có ngày gặp nhau?
Ở đây cùng những khổ đau,
Trăm nghìn nỗi nhớ, mai sau vẫn còn?
Nước non giờ đã hao mòn,
Chúng đâm, đục, đẽo… màu son nhạt rồi!
Bây giờ thân phận làm tôi,
Dạ thưa khớp nớp, đứng ngồi không yên!
Nam Quan, hải đảo, cao nguyên…
Đàn anh bảo nạp thì liền dâng lên.
Cố lo vơ vét, ngồi trên,
Cỡi đầu dân chúng, đặt nền trị dân…
Mai kia đất nước mất dần,
Mặc dân sống chết, chúng cần chi đâu!
Của tiền thu tóm ngập đầu,
Chuyển ra ngoại quốc ngõ hầu an thân…
Thương thay thân phận nguời dân,
Cam đành sống khổ, chết dần ngục sâu.
Thân ta tị nạn âu sầu,
Cùng đau vận nước, gởi câu thân tình.
Đời là một kiếp phù sinh,
Nhưng không sống nhục, hạ mình làm tôi!
Chớ nên an phận, sống tồi…
Hãy mau thức tỉnh, sục sôi máu đào.
Quyết tâm quật khởi! Cùng nhau
Dành quyền Dân Chủ, cao trào Tự Do…
Chớ quên HẠNH PHÚC, ẤM NO!
(Thung Lũng Liên Sơn, 30-4-2013)
VĨNH LIÊM
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử