lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Death By China:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Biên-Khảo Bút-Ký Hồi-Ký :

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư Đi Tin Lại:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Và Quốc Tế

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Mỹ Đang Làm Gì Tại Iraq?

không quân hoa kỳ ở iraq, trung đông

Bà cựu ngoại trưởng tuần rồi lên tiếng khẳng định tất cả là lỗi của... TT Obama...

Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi trên là: Không biết! Không ai biết, kể cả chính TT Obama cũng không biết luôn.

Cuộc chiến tại Iraq là cuộc chiến mà TT Obama gọi là “cuộc chiến ngu xuẩn” –dumb war- đã lại trở lại trên mặt báo Mỹ. Phản lực và “máy bay không người lái” của không lực Hoa Kỳ đã đánh bom quanh thành phố Irbil, thủ đô của khối dân Kurd phiá đông-bắc Iraq từ cả tuần qua. Tình hình Iraq lật qua trang mới.

Trước hết, phải nói ngay Đấng Tiên Tri một lần nữa đã chứng minh tài tiên tri... trật.

Mùa hè 2012, TT Obama ra trình diện trước Đại Hội Đảng Dân Chủ, nhận lễ tấn phong ứng viên của đảng để tái tranh cử tổng thống. Ông hùng hổ khoe công đã giết được Bin Laden, cũng lớn tiếng khẳng định Al Qaeda đã bị xoá sổ, không còn là một đe dọa nữa, trong khi đàn em đang tìm cách ém nhẹm vụ Al Qaeda tấn công và giết đại sứ Mỹ tại Benghazi. Ông cũng khoe đã chấm dứt được cuộc chiến ngu xuẩn, rút hết quân Mỹ về, trao quyền lại cho một chính phủ dân cử, vững bền.

Sự thật, Al Qaeda đã biến thể hay đúng hơn, núp kín lặn sâu, nhưng cũng như Tôn Ngộ Không thời xa xưa trong truyện Tam Tạng Thỉnh Kinh, trước đó đã vặt cả nắm lông tung ra một bày Al Qaeda con. ISIS chính là một cọng lông đó, con đẻ của Al Qaeda, cho dù thằng con giỏi hơn, tàn ác hơn, trở thành quy mô và mạnh hơn thằng bố nhiều. Bây giờ đã chiếm được một phần ba Iraq, đang đe dọa thanh toán vùng Kurd phiá đông-bắc và đe dọa luôn cả thủ đô Bagdad. Iraq ngày nay chẳng có gì dân chủ và vững bền.

Có nghiã là những tiên đoán hay khoe khoang của TT Obama đều sai bét.

Tổ chức khủng bố ISIS này được khai sinh tại Iraq bởi Abu Musab al-Zarqawi, đệ tử ruột của Bin Laden, nhưng những ngày đầu chỉ là một tổ chức khủng bố Sunni ô hợp đánh nhau với quân Mỹ. Sau khi al-Zarqawi bị Mỹ đánh bom chết năm 2006, tổ chức kiệt quệ đi vào lãng quên, nhất là trong giai đọan tướng Petraeus thành công ổn định chiến trường Iraq cuối trào Bush, năm 2008. Cuối năm 2003, quân Mỹ bắt nhốt Abu Bakr al-Baghdadi, một lãnh tụ Hồi giáo quá khích. Năm 2009, TT Obama vừa chấp chánh, mau mắn trả tự do cho al-Baghdadi. Ông này mau chóng trở về cuộc chiến, nhẩy lên vai lãnh tụ, cải tổ và chấn chỉnh tổ chức, lấy tên là Islamic State of Iraq and The Levant, ISIL. Thời đô hộ của Anh và Pháp, The Levant chỉ vùng trung đông, từ Thổ Nhĩ Kỳ vòng qua Iraq, Syria, tới Ai Cập. Levant có nghiã là Hừng Đông. Đối với các nước tây phương Anh-Pháp, vùng này là vùng phiá đông, mặt trời mọc.

Năm 2013, al-Baghdadi đổi tên ISIL thành Islamic State of Iraq and Syria, ISIS, để chỉ đối tượng mới, giới hạn hơn, là Iraq và Syria. ISIS tích cực tham gia vào nhóm phiến quân chống TT Assad bên Syria. Rồi qua mùa xuân năm 2014, sau khi chiếm được một phần vùng bắc Syria, ISIS tràn qua bắc Iraq, rồi lại đổi tên thành Islamic State, IS, Quốc Gia Hồi Giáo, với hy vọng có cơ hội bành trước ra trên toàn vùng Hồi Giáo chứ không còn giới hạn ở Syria và Iraq nữa.

Abu Bakr al-Baghdadi, tương đối trẻ, năm nay mới 43 tuổi, đã tự phong là “caliph”, tương đương với vai “giáo chủ”. Trong đạo Hồi, các giáo chủ đều có vai trò lãnh đạo chính trị luôn, như tại Iran, các quốc trưởng đều là giáo chủ, Ayatollah, theo gương Khomeini.

Ông al-Baghdadi này là một lãnh tụ cực đoan và cực sắt máu. Ngoài tài tổ chức, ông còn có bàn tay sắt, áp đặt một kỷ luật “nhà binh” chưa ai thực hiện được trong các tổ chức khủng bố ô hợp, kể cả Bin Laden. Sự thành công của ông ta có nhiều lý do, nhưng quan trọng nhất và làm cho Mỹ và các chính quyền Trung Đông lo ngại nhất là khả năng vừa huy động được tính quá khích của các nhóm cực đoan, vừa áp đặt được kỷ luật sắt của ông ta.

Trong cuộc chiến tại Syria và nhất là Iraq hiện nay, al-Baghdadi đã áp dụng chiến lược khủng bố tối đa của các đại đế La Mã, đánh chiếm được đến đâu là tàn sát dân đến đó, để gieo mầm sợ hãi, khủng bố tinh thần đối phương chưa đánh đã sợ. Chẳng những binh lính thua trận, mà ngay cả dân thường trong thành bị chiếm, đều bị tàn sát, giết tập thể không chút nương tay. Ngay cả phụ nữ bên thua cũng bị hãm hiếp thẳng tay. Và không ngần ngại tung hình ảnh các nạn nhân lên truyền thông để quảng bá chính sách tàn độc đó. Kết quả là phần lớn quân chính quy Iraq, nếu chưa mất tinh thần tháo chạy thì cũng bị cả trăm ngàn dân sợ hãi, chạy loạn cản trở các cuộc hành quân, khiến quân chính quyền càng thua nhanh hơn.

Chiến thuật tàn sát tập thể để khủng bố tinh thần và dùng dân gây rối loạn đã được VC áp dụng hồi Mậu Thân 1968 tại Huế và hồi 75 khi chúng xả súng bắn vào dân di tản từ Pleiku bị kẹt trên QL 7.

Câu hỏi là vì sao ISIS lớn mạnh mau chóng như vậy? Tại sao TT Obama lại lấy quyết định can thiệp trở lại? Bỏ bom rồi sao nữa? Đây là những câu hỏi mà các sử gia uyên bác sẽ tranh cãi vài chục năm nữa.

Trả lời câu hỏi thứ nhất, kẻ viết xin nhường lời cho bà Hillary Clinton. Bà cựu ngoại trưởng tuần rồi lên tiếng khẳng định tất cả là lỗi của... TT Obama. Quý độc giả không đọc lộn đâu. Bà Hillary cho rằng TT Obama không dám can thiệp vào Syria và rút quân quá nhanh tại Iraq đã để lại một khoảng trống giúp quân khủng bố ISIS lớn mạnh mau chóng, đưa đến tình trạng rối loạn hiện nay. Nhận định của bà Hillary gây sóng gió lớn khiến bà phải de lui, điện thoại cho TT Obama phân trần, giải thích.

Câu hỏi thứ nhì dễ hơn. TT Obama đang ở trong tình trạng bi đát nhất của gần sáu năm cầm quyền. Ngoài những khó khăn đối nội như tình trạng kinh tế vẫn èo uột, thất nghiệp vẫn ngất ngưởng, cộng thêm thất bại của Obamacare, những khủng hoảng IRS, Cựu Chiến Binh, và di dân lậu, những thất bại trong chính sách đối ngoại đã dồn ông vào chân tường.

Hình ảnh của TT Obama trên thế giới đã là hình ảnh của một người đã từng đoạt giải Nobel Hoà Bình. Trên phương diện cá nhân thì đó là một vinh hạnh, một thành tích vẻ vang. Nhưng trên chính trường quốc tế thì đó là tỳ vết khổng lồ vì đã đưa ra hình ảnh một lãnh tụ đại cường... yếu sìu, bị cả thế giới coi như cọp giấy.

Mà cọp giấy thật. Như các biến cố gần đây tại Syria và Ukraine đã chứng minh rõ ràng. Tất cả thiên hạ lớn bé, từ các đại cường Nga và Trung Cộng, đến các tiểu quốc nhóc như Ủn Bắc Hàn, Iran, cho đến các tổ chức khủng bố tép riu như Hamas, ISIL, chẳng ai coi Đại Cường Cờ Hoa ra gì hết. Thế giới ngày nay đại loạn vì nhiều yếu tố phức tạp thật, nhưng hình ảnh anh cảnh sát người nộm bằng giấy vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Thất bại trong nước, thất bại ngoài nước, hậu thuẫn và uy tín cá nhân chìm xâu dưới đáy biển, viễn tượng đảng DC thảm bại trong cuộc bầu cử hơn hai tháng nữa, tất cả dồn dập lên đầu, TT Obama cần phải làm một chuyện gì để vớt vát tình thế. Và chiến trường Irbil có thể đã là viên thuốc đắng cần uống để giảm bệnh.

Dù muốn hay không, Mỹ vẫn có phần lớn trách nhiệm trong những gì đã, hay đang, hay sẽ xẩy ra tại Iraq. Sự tàn bạo của quân khủng bố IS đã đi quá xa. Khiến cho TT Obama không có lựa chọn nào khác. Sẵn dịp cũng là một công đôi ba chuyện, vừa chứng minh mình không phải là bột giấy hoàn toàn mà cũng có bom đạn thật, đồng thời cũng lái dư luận qua khỏi vài chuyện nhức đầu khác. Dĩ nhiên là cánh tả của ông sẽ khiếu nại, nhưng rồi thì sao, chẳng lẽ họ sẽ đi bỏ phiếu cho... Jeb Bush?

Câu hỏi tiếp theo là... tiếp theo là gì? Chiến lược mới của Mỹ tại Iraq là chiến lược gì? Ở đây, kẻ viết này muốn đặt ra câu hỏi mà không biết đặt câu hỏi cho ai? Ai có câu trả lời? Chắc chắn không phải là TT Obama rồi, mặc dù ông là người lấy quyết định mọi chuyện.

TT Obama tuyên bố đây không phải là một cuộc chiến quân sự lâu dài –“not a prolonged military conflict”-, nhưng lại tiếp theo ngay đây sẽ là một dự án lâu dài, “long-term project”. “Not a prolonged conflict” nhưng là một “long-term project”. Vị học giả cao minh nào thông thạo Anh ngữ xin chỉ giáo cho “tại hạ” biết, tóm lại nghiã là gì?

Ông cũng tuyên bố mục tiêu cuộc đánh bom mới này rất giới hạn, chỉ để bảo vệ nhân viên Mỹ đang phục vụ tại Irbil, nhưng lại nhấn mạnh can thiệp vì lý do nhân đạo, và “IS sẽ là một đe dọa cho cả quyền lợi của Mỹ nữa”. Thế thì TT Obama can thiệp để bảo vệ vài ba anh Mỹ làm việc tại cơ sở Mỹ (CIA?) tại Irbil hay bảo vệ dân Iraq và quyền lợi Mỹ? Khác nhau xa lắm. Bảo vệ mấy anh Mỹ tại Irbil thì chỉ cần thả vài trái bom ngăn không cho quân IS chiếm Irbil, trong khi bảo vệ dân Iraq và quyền lợi Mỹ là lý do để có thể mang vài sư đoàn qua tiêu diệt luôn toàn thể lực lượng IS trên khắp Iraq.

Ở đây cũng nên để ý, khi các nhóm quân ô hợp đánh đá nhau tại ngoại ô Tripoli của Libya cách đây vài tuần, thì TT Obama mau mắn ra lệnh di tản toàn thể mấy chục nhân viên hấp tấp lên xe chạy qua biên giới Tunisia, đóng của tòa đại sứ Mỹ ngay. Nhưng tại Irbil thì TT Obama không ra lệnh di tản, mà trái lại ra lệnh cho máy bay thả bom đánh quân IS để bảo vệ vài ba nhân viên, mà thiên hạ cũng chẳng biết họ là ai, có bao nhiêu người, vì chưa bao giờ nghe nói có nhân viên Mỹ nào làm việc tại Irbil cả. Tại sao lại có chính sách khác biệt?

Tất cả nghe có vẻ tréo cẳng ngỗng, kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược, mà lạ lùng thay, người đánh trống và người thổi kèn cũng lại chỉ là một người duy nhất. Thế mới tài! Chỉ chứng minh rõ ràng một chuyện: quyết định của TT Obama là quyết định mà theo ngôn từ “đỉnh cao”, người ta gọi là “đột xuất”. Không phải là quyết định nằm trong một kế hoạch quy củ có tính toán suy nghĩ chín chắn về hậu quả lâu dài. Chẳng nằm trong chiến lược hay chiến thuật nào hết.

TT Obama đang làm gì và sẽ đi về đâu là câu hỏi chẳng ai có câu trả lời, kể cả chính TT Obama. Nhưng nếu hỏi về nguyên do, nguồn gốc, thì TT Obama có ngay câu trả lời bằng mồm mép trâng tráo: Tất cả là tại … Bush! Vẫn tại ông ba đầu sáu tay Bush, thủ phạm của tất cả những gì gây khó khăn cho nhân loại mặc dù đã về hưu gần … sáu trăm năm nay! Sáng thứ bẩy 9 tháng 8 vừa qua, báo chí hỏi TT Obama ông có hối tiếc đã rút quân quá nhanh khỏi Iraq để đưa đến tình trạng này không, thì TT Obama trả lời đại khái “…quý vị làm như đây là quyết định của tôi vậy. Dưới chính quyền trước, chúng ta đã trao trả Iraq lại cho một chính phủ có chủ quyền và được bầu một cách dân chủ…. Chúng ta muốn lưu giữ quân tại đó, cũng cần phải được họ mời... (nguyên văn: “… as if this was my decision. Under the previous administration, we had turned over the country to a sovereign, democratically elected Iraqi government. In order for us to maintain troops in Iraq, we needed the invitation of the Iraqi government …”).

Toàn thể kế sách tranh cử và tái tranh cử năm 2012 của TT Obama dựa trên việc rút quân tại Iraq, và trong mấy năm qua, ông đã không bỏ lỡ một dịp nào để kể công chấm dứt cuộc chiến “ngu xuẩn” của Bush và rút quân về. Truyền thông phe ta hồ hởi hết lời ca tụng công đức chấm dứt chiến tranh của TT Nobel. PTT Biden gọi đó là một trong những thành tích lớn nhất của Obama.

Bây giờ, thấy việc rút quân có rắc rối, liền bán cái ngay cho TT Bush. Rút quân, trao lại trách nhiệm cho chính quyền Iraq là quyết định của “chính quyền trước” mà, tôi có muốn giữ quân ở lại cũng phải được sự chấp thuận, mời mọc của ông al-Maliki chứ.

Qúy độc giả đã đọc không sai: TT Obama đích thân xác nhận rút quân khỏi Iraq là quyết định của “chính quyền trước” tức là chính quyền Bush, chứ không phải của chính quyền Obama đâu nhé. Nhưng tuyệt nhiên truyền thông phe ta như New York Times, Washington Post, NBC, ABC, CBS, CNN im phăng phắc không đả động đến câu tuyên bố này của TT Obama. Chỉ có Fox và các báo bảo thủ nhỏ đăng.

Còn nữa. Nếu cuộc chiến này là một “dự án lâu dài” thì vấn đề đặt ra là TT Obama có phải xin phép quốc hội không? Cũng chưa thấy báo nào bàn đến chuyện này. Cuộc chiến Iraq của TT Bush đã được TT Obama chính thức chấm dứt cách đây ba năm rồi. Bây giờ việc can dự bằng quân sự là một cuộc chiến mới. Theo luật War Powers Act của phe Dân Chủ đưa ra, tổng thống chỉ có quyền can dự quân sự tối đa 60 ngày, sau đó phải xin phép quốc hội. Hay là TT Obama một lần nữa, lại coi quốc hội như pha?

Bây giờ bàn đến vấn đề căn bản. TT Obama đang làm gì tại Iraq? Vì lý do nhân đạo, ngăn cản một cuộc thảm sát? Ngăn cản đến bao giờ? Cho đến khi lực lượng IS bị giết sạch? Hay là sau vài tuần rồi rút, bỏ mặc cho IS trở lại tiếp tục thanh toán? Nếu IS bỏ Irbil quay qua đe doạ Baghdad thì sao? Mang máy bay qua bảo vệ tòa đại sứ Mỹ và dân Baghdad? Rồi tới đâu nữa? Chiến lược Iraq là chiến lược mèo đuổi theo chuột, tới đâu tính tới đó sao?

Thật ra, kẻ viết này hoan nghênh sự can thiệp của TT Obama. Ít ra cũng giúp cả ngàn người vô tội khỏi bị thảm sát. Đây cũng là một quyết định cực kỳ khó khăn cho ông vì chứng minh quyết định rút quân quá mau trước đây đã là quá sai lầm và thất bại. Khi đó, nhiều người đã cảnh giác rút mau thì sẽ lại phải trở lại sớm thôi. Và đúng như vậy, bây giờ Mỹ lại phải trở lại.

TT Obama đổ thừa chính quyền Maliki không có chính sách tạo đoàn kết chính trị nội bộ nên không ổn định Iraq được, và ép ông Maliki từ chức để người khác lên tái tạo đoàn kết. Lời chỉ trích đến từ ông tổng thống tạo phân hoá nhất lịch sử cận đại Mỹ quả là một điều lạ lùng. TT Obama không tạo được đoàn kết chính trị nội bộ trong một xứ Mỹ ổn định mà lại ép TT Maliki từ chức vì không tạo được đoàn kết nội bộ trong một xứ Iraq với chiến tranh loạn đả. Còn gì oái ăm hơn? Thế thì chừng nào TT Obama từ chức để mang lại đoàn kết chính trị nội bộ cho chính phủ Mỹ?

Không khác gì chuyện thần thoại 1,001 đêm của Iraq, bây giờ ta có 1,001 câu hỏi. Khỏi mất công chạy theo TT Obama để hỏi vì ông lại đi... nghỉ hè nữa rồi.

Cách đây vài tuần đi Maine, bây giờ đi Martha’s Vineyard tay dắt theo con gái lăng xăng do vợ cài theo canh giữ. Vừa tới nơi là lo đi đánh gôn. Tuần rồi đi tiệc nhà đại gia da đen Vernon Jordan buổi tối (báo đăng hình ông mặc áo cụt tay đang nhẩy rock cười toe toét) trong khi cảnh sát dã chiến đang đánh nhau với dân chúng tại Saint Louis. Ngày hôm sau, đi gây quỹ. Những hành động mà nhà báo phe ta Dana Millbank trên báo phe ta Washingon Post cũng phải cho là chuyện ngu xuẩn, “stupid stuff”.

Chỉ còn có hai năm nữa thôi, tranh thủ đi càng nhiều càng tốt, mai mốt đi phải bỏ tiền túi, tốn lắm. Đằng nào thì ngồi ở Washington bị đám CH phá đám đâu có cho làm gì đâu, thôi thì đi đánh gôn, nhẩy đầm và gây quỹ thoải mái và lợi hơn nhiều.

Người nào cảm thấy hứng thú so sánh các con số thì đây là ví dụ: Từ năm 2009 là năm TT Obama nhậm chức, cho đến nay ông đã đi đánh gôn 189 lần, và TT Bush cũng cùng thời gian này đã đi đánh gôn 24 lần. Cũng trong khoảng thời gian đó, anh chàng Tiger Woods, sống bằng nghề đánh gôn, không có chuyện quốc sự gì để lo, đã đi đánh gôn khoảng 200 lần, hơn TT Obama có độ một chục lần. (17-08-14)

Vũ Linh

 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site