lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Trang Trần-văn-Giang 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Học trò Á châu trên đất Mỹ

University of California at Los Angeles

“If you think education is expensive, try ignorance.”
-         Derek Bok.

*

Gần đây có nhiều bài báo in cũng như điện báo (Anh ngữ), có ghi lại những diễn tiến chính trị khởi xướng bởi đại biểu của các giống dân thiểu số với chủ đích giới hạn tỉ số số học sinh Á châu đồng thời yêu cầu, đề nghị thiết lập các “quota” (tỉ số ấn định trước) cho các giống dân thiểu số đặc biệt là học sinh Mỹ gốc da đen và Châu Mỹ La tinh (Hispanic) được nhận vào các trường đại học lớn, nổi tiếng trên đất Mỹ.  Họ chưng ra bằng chứng là vì, tại các trường học nổi tiếng, tỉ số học sinh Mỹ gốc Á châu quá cao so với số học sinh thuộc các giống dân khác (Chẳng hạn, nhìn vào chương trình 4-năm của một số trường lớn trong năm 2010 như UC Berkly 42%, UCLA 38%, UC San Diego 44%... là dân Mỹ gốc Á châu).

Đã có rất nhiều tranh luận xoay quanh các vấn đề bình đẳng, cơ hội, di truyền, văn hóa, kinh tế… gây ra sự chênh lệch về sỉ số học trò Á châu trong các trường tốt trên đất Mỹ.

Nhận xét chung cho là gia đình người Á châu coi trọng vấn đề giáo dục con cái.  Bố mẹ người Á châu không hề coi trường học như là nơi giữ trẻ để họ còn có thời giờ để làm chuyện khác.  Tôi có nhận xét qua kinh nghiệm nuôi con của chính gia đình tôi: Hình như bố mẹ học trò Á châu thường là người bố và mẹ duy nhất trong các giống dân, mỗi ngày, ngồi xuống bàn học cùng với con cái sau giờ tan trường để giúp con cái học và làm các bài tập đem từ trường học về.  Họ luôn luôn muốn biết chắc chắn là con cái phải đi học đúng giờ, làm xong  các bài tập và theo dõi, để tâm vào sự dạy dỗ của Thầy Cô.  Bố mẹ người Á châu cũng là người duy nhất không quản chi phí tốn kém cho con đi học thêm các chương trình giáo dục khác sau giờ tan học như âm nhạc, võ thuật, bơi lội, học hè, học luyện thi SAT, MCAD… Trong lớp của con tôi trong một trường huấn luyện bơi lội (swimming school) do người Mỹ làm chủ ở Orange County, có 8 học trò thì 7 đứa trẻ là người Việt Nam và duy nhất một học trò người Mỹ trắng.  Ông chủ trường học (bơi lội) nói với tôi là:

“Chỉ có Bố mẹ người Á châu (Việt Nam nói riêng) mới sẵn lòng trả tiền và bỏ thời giờ đi theo con cái họ đến lớp học như vầy…”

Đó là lý do tại sao học trò Á châu đi học có điểm cao trong lớp.  Công thức để học giỏi kể ra cũng dễ hiểu:  Sự tận tâm, quyết tâm làm việc của từng người trong gia đình và cha mẹ sẵn sàng hy sinh các thú vui riêng cho tương lai của con cái. Phần thưởng không thể đến nếu mình chẳng làm gì cả.  Làm việc tận lực, chịu khó, chịu tốn kém mọi mặt để đạt được những gì mình mơ ước chứ không phải chỉ đứng xếp hàng là có người hay cơ quan nào đó đưa quà tận tay cho mình.

Bây giờ cũng đang có sự kêu gọi định đặt một “quota” (Một con số hay tỉ số ấn định trước) cho dân thiểu số không phải người Á châu vào các trường đại học.  Tôi thấy vấn đề “quota” không thể là lời giải cho vấn đề mất quân bình, hay bất công xã hội.  Thứ nhất, đặt “quota” cho sỉ số học trò Mỹ gốc da đen, hoặc La tinh, vào các đại học tốt thì sẽ làm cho trường đại học tốt  không còn được gọi là “tốt” nữa vì cái “low standard” mà học trò học kém đem vào trường;  Thứ hai, giả thử cũng đặt “quota” cho học trò Á châu phải được tuyển chọn vào các đội banh chuyên nghiệp như NBA, hay NFL thay vì tuyển chọn dựa trên khả năng ghi điểm (scoring) của cầu thủ thì giá trị của các đội banh chuyên nghiệp này sẽ như thế nào?  Có ai phản đối hay không?  Hỏi là trả lời.  Vấn đề “quota” hiển nhiên không công bằng và không thực tế, không cần thiết phải bàn thêm.

Vấn đề đặt ra bây giờ là: Ai (hay cơ quan nào) là người có lỗi trong cái sỉ số bất quân bình trong các trường đại học tốt hiện nay? Rõ ràng không phải là trường học.  Trường tốt dĩ nhiên phải có chương trình tuyển chọn gắt gao (“high standard, high scores”) của họ.  Nếu một học trò bị từ chối không cho nhập học, theo tôi, đó không phải là lỗi của nhà trường.  Sự học hỏi cho ra trò, đạt điểm cao đòi hỏi sự tận tâm và chăm chỉ.  Gia đình của những ứng viên (applicants) không hề muốn con cái họ (ứng viên) làm việc chăm chỉ nhưng lại sẵn sàng lên tiếng than phiền về sự bất công thì ngay từ sự than phiền này chúng ta thấy đã có sự thiếu công bình rồi…

Đất nước Hoa kỳ sẽ đi về đâu nếu cái gọi là “quota” được chấp thuận?  Đồng ý là các đường lối cải thiện xã hội xưa nay vẫn chủ trương “nâng đỡ” các học sinh thuộc gia đình nghèo (underprivileged) để tạo sự công bằng xã hội nhưng không có nghĩa là cứ tự nhiên chấp nhận hàng loạt các học trò ngu đần, lười biếng vào các trường tốt bởi vì họ là học trò thiểu số.  Chủ trương đặt “quota” này sẽ có hậu quả / phản ứng “ngược.”  Tại các trường tốt, học trò Mỹ gốc da đen và La tinh sẽ tiếp tục học kém, không thể nào tranh đua kịp học trò gốc Á châu; trong khi “trường tốt” sẽ không còn là trường tốt nếu “standard” trở thành thấp kém.  Mọi người chúng ta, ở nơi đâu? làm chuyện gì? Cũng cần phải cố gắng vươn lên để thành công.  Những sự lười biếng và ganh tị không giúp ích được gì cho sự phát triển.

 

Ngoài ra, tôi cũng nhận thấy học trò Mỹ gốc Á châu không nhất thiết thông minh hơn học trò Mỹ da đen, hay La tinh, hay da trắng.  Trẻ con Á châu chú tâm học hành và chăm chỉ hơn bởi vì cha mẹ Á châu không đồng ý hay chấp nhận với các duyên cớ do trẻ con nêu ra để làm cho việc học hành bị đình trệ.  Học trò Mỹ gốc Á châu không phải tìm ở đâu xa, chúng chỉ việc nhìn vào ngay chính bố mẹ chúng là đã thấy những gương công dân tốt (role models); trong khi trẻ con da đen hay La tinh phải nhìn vào những anh chàng băng đảng cướp bóc tàn bạo, những ca sĩ vô học đeo vô số vòng vàng dây chuyền, hay cầu thủ thể thao nghiện ngập có hợp đồng bạc triệu là người gương mẫu…  Đã đến lúc phải cần có sự thay đổi về sự nhận thức gọi là “tiêu chuân / gương mẫu;” y như TT Obama vẫn thường nói (“Time for change”).  Nói thì dễ nhưng thực hành là chuyện khác.

Theo học một trường học tốt đồng nghĩa với sẽ có việc làm tốt và tương lai tươi sáng.  Các chỗ ngồi trong các trường học tốt luôn luôn có sẵn; nhưng các ứng viên cần có một cách gì chứng tỏ mình xứng đứng được nhà trường nhận vào; chứ không phải chẳng cần làm gì nhiều (thí dụ như chỉ cần có một giấy giới thiệu của một mục sư nào đó chẳng hạn), đứng  chờ một lúc sẽ có người đem đến đưa cho mình… Trường học và cả bố mẹ nữa không gặp khó khăn gì khi nói với con cái là chúng có thể lớn lên và trở thành Tổng thống Hoa kỳ; nhưng mà hình như ít bố mẹ (ngoại trừ Á châu) luôn luôn căn dặn con cái là việc đầu tiên phải tìm mọi cơ hội để đạt lấy một giáo dục cơ bản để làm hành trang; phải học và làm việc chăm chỉ thì mới có thể biến mong ước thành sự thật được.  Tôi phải lấy làm ngạc nhiên, khi mới qua Mỹ, nhìn thấy là học trò ở Mỹ ăn mừng tốt nghiệp, học xong bậc trung học; và còn ngạc nhiên hơn khi thấy thằng con trai bé tí phải mua thuê áo mão để mặc vào trong lễ “tốt nghiệp” trường mẫu giáo ?!

Rất tiếc phải nói là hệ thống “an sinh xã hội” cho không (Welfare) đã làm tàn lụi, hủy hoại đời sống cũng như ý chí thăng tiến của bao nhiêu dân thiểu số Mỹ da đen và La tinh.  Sự tận tụy chăm chỉ cất tiếng cao hơn lời nói.  Dân Á châu nói chung tận tụy hơn là nói than thở suông vô nghĩa vì biết rõ là sẽ không có ai quởn để nghe họ phàn nàn…  Tiếng nói chính trị của dân Á châu dầu sao cũng còn quá nhỏ bé!

Nhìn qua lịch sử di dân đến đến đất Mỹ của các giống dân thiểu số.  Từ khi bắt đầu, sự nhọc nhằn, khó khăn nói chung rất gần với nhau: Dân da đen là những món hàng rẻ mạt qua sự trao đổi nô lệ từ Phi châu của các con buôn nô lệ người da trắng; Dân Nam Mỹ La tinh đi bộ bằng chân, đã vượt leo qua hàng rào, chèo lội qua sông qua bờ biển, lạc lõng giữa sa mạc nóng cháy; Dân tầu được tuyển mộ làm lao công giá rẻ mạt để xây dựng đường sắt, cầu cống, hầm mỏ; Dân Việt hy sinh bỏ hết tài sản ruộng vườn, vượt biên, vượt biển tị nạn cộng sản trong đói khát, chết chóc…  Sau đó, tại đất Mỹ, chỉ một vài chục năm, hay một hai thế hệ sau, sự cách biệt về kinh tế cũng như xã hội của di dân Á châu và các giống dân thiểu số khác đã sống lâu năm trên đất Mỹ thấy có cách xa rõ ràng.  Tại sao?  Chỉ vì mỗi giống dân đến Mỹ dù đều là tay không nhưng họ mang trong người những di sản văn hóa khác nhau.  Dân da đen và Nam Mỹ La tinh chỉ than thở, tìm cách chống đối cái hệ thống chính quyền cai trị của Mỹ nhưng lại không làm gì cho bản thân để thăng tiến. Trong khi dân Á châu cứ âm thầm im lặng làm việc, học hỏi và thành công?!

Tài tử Mỹ da đen nổi tiếng (đã từng đoạt giải Oscar năm 2004 ) là ông Morgan Freeman trong một buổi phỏng vấn năm 2005 của Chương trình “60 Minutes” của hệ thống CBS đã mạnh dạn nhận xét về văn hóa của dân da đen trên đất Mỹ, nghe qua thấy lạ, chua chát, nhưng nghĩ lại rất có lý như sau:

“Cho đến ngày dân Mỹ da đen dẹp bỏ cái tháng gọi là “Black History Month” (tháng Hai mỗi năm) thì dân Mỹ da đen mới mở mắt ra và khá hơn…  Người Mỹ trắng họ đâu có “White History Month”…”

Morgan Freeman giải nghĩa, thứ nhất, là lịch sử dân da đen trên đất Mỹ không phải chỉ có 1 tháng.  Lịch sử dân Mỹ đa đen phải là một phần của lịch sử Hoa Kỳ, không thể tách riêng ra; và thứ hai, cứ nhìn vào một tháng này, dân Mỹ da đen thấy mình bây giờ không còn là nô lệ nữa, họ thấy mình đã tự do, hạnh phúc, chẳng cần phải làm thêm gì cả vì chương trình “welfare” đã có sẵn; chỉ việc nộp đơn xin là nhận được một số tiền tạm đủ sống, không cần phấn đấu…

Về phân dân Mỹ La tinh đến được đất Mỹ thì kể như họ đã thành công, đã đạt được mục đích tối hậu, đã hạnh phúc, đã  đi gần đến thiên đàng, cũng tà tà thoải mái ăn nhậu vui chơi…  không cần phải cố gắng học hành thêm làm gì cho mất công?!  Tận hưởng cho xong ngày hôm nay đã vì “mình chỉ sống có một lần!”

Trong khi đó, dân Mỹ gốc Á châu thì ngược lại,  họ xem việc đến được đất Mỹ hôm nay chỉ là bước đầu tiên của cuộc hành trình dài chứ không phải là đã đi xong hết con đường…  Họ tin là trên đất lạ này, chỉ có giáo dục mới thay đổi được tương lai của họ và con cháu họ.  Sự khác biệt về tâm thức đã đưa các giống dân thiểu số đến các thành đạt khác nhau là như vậy.

Trần Văn Giang
Orange County
12 tháng 8 năm 2014.

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site