lịch sử việt nam
Chữ Nghĩa
Lời mở đầu:
Người viết mạn phép bàn về cách sử dụng một số chữ thông dụng được dùng hàng ngày dựa trên kiến thức và kinh nhiệm bản thân, còn rất phiến diện. Đúng hay sai còn tùy vào hoàn cảnh và sự thẫm định của mỗi đọc giả.
TVG
*
Vấn đề giao tiếp xã hội và truyền thông hàng ngày cũng giống như hình ảnh một cái xa lộ. Những bảng chỉ dẫn, bảng hiệu trên xa lộ tương tự như những chữ và lời nói được dùng trong khi viết hay nói. Có chữ làm lưu thông tốt đẹp tới nơi tới chốn, có chữ ngược lại làm lưu thông bế tắc, lạc hướng thêm. Nhiều chữ làm người đọc cảm thấy bực bội, hoặc xem như rào cản không cho người khác có cơ hội biểu lộ ý kiến (hay lưu thông) riêng của họ.
Có nhiều chữ rất thông dụng vậy mà khi nói ra là dường như thấy ngay có dấu hiệu “Này! Phải thận trọng!!!” Có chữ làm người đọc hay người nghe phải cất công để ý đến những câu đi tiếp theo ngay sau đó mới hiểu rõ câu chuyện. Nếu có một cách nào loại bỏ bớt loại chữ “không đáng phải coi chừng” trong đời sống thì sẽ làm người chung quanh tin tưởng, thân thiện với mình hơn bởi vì họ hiểu ngay là mình muốn nói gì, không cần phải suy nghĩ thêm hoặc phải hỏi thêm cho ra ngọn ngành, mất thời giờ. Các dòng kế tiếp sẽ làm sáng tỏ cái lợi ích này của sự rành mạch này.
Trước khi đi vào vấn đề, xin đề nghị hai nguyên tắc căn bản để ý quý vị tùy tiện là:
- Nếu người nghe chỉ hiểu một phần của câu chuyện thôi, họ sẽ có khuynh hướng đoán già đoán non kết cục của câu chuyện.
- Muốn xem cách diễn đạt có hiệu quả hay không thì cứ nhìn vào kết quả của cuộc đối thoại, tức là những phản ứng, phản hồi từ người nghe.
Tùy trình độ và mức độ chấp nhận của người nghe, người nói linh động đổi cách nói chuyện, nhiều khi thay đổi cả bố cục câu chuyện nếu thấy kết quả không đúng như mình nghĩ. Chỉ những người được huấn luyện, chuyên nghiệp mới biết cách thay đổi cách nghe của người nghe. Vấn đề làm thay đổi cách nghe không dễ dàng chút nào!!!
Chúng ta – Chúng tôi – Chúng mình…
Một vài thí dụ:
“Chúng tôi chờ đợi anh chị đến thăm dịp Tết này.”
“Đừng bận tâm. Chúng ta sẽ phải giải quyết mọi chuyện một cách ổn thỏa.”
“Chúng ta ăn ba bữa một ngày.”
Những chữ “Chúng ta,” “Chúng tôi” dùng ở các câu nói ở trên mở và ngay sau đó đóng cuộc đối thoại, không để cho ngưởi nghe có cơ hội muốn diễn đạt, phát biểu ý kiến cá nhân của họ. Chẳng hạn sẽ có người muốn nói là:
“Tôi ăn tới bốn bữa một ngày cơ.”
Hay:
“Tôi chỉ ăn có hai bữa một ngày thôi.”
Chữ “Chúng ta” dễ đưa đến sự bất đồng ý; mặc dù cả hai bên đã dường như đồng ý với nhau từ đầu rồi. Thí dụ:
Cô vợ nói:
“Chúng mình có một ngày cuối tuần thật đẹp phải không anh?”
Anh chồng:
“Thì cũng OK thôi!”
Vợ:
“Cái gì? Em tưởng anh cũng thấy hài lòng chứ.”
Chồng:
“Anh đồng ý. Anh chỉ mong là mình ở một cái Hotel đỡ đắt tiền hơn.”
Trong mẩu đối thoại ngắn này, anh chồng có vẻ cũng thích cuộc nghỉ cuối tuần đấy; nhưng chị vợ dùng 2 chữ “Chúng mình” hơi vội vàng đã lấy mất đi cái cơ hội để cho anh chồng có một nhận định riêng của anh ta… Thực tế, cả hai vợ chồng đã đồng tình với nhau vợ về một vấn đề chung là “cuối tuần vui vè”; nhưng lại có 5% bất đồng ý của anh chồng về “giá cả” của Hotel.
Như vậy chữ “Chúng ta” đã được người nói dùng có ý muốn tránh sự “bất đồng tình” của người nghe về sự một việc mà chính mình muốn câu trả lời (kết quả của câu chuyện) sẽ như mình muốn.
Tạm thời đề nghị một vài thay đổi cách nói:
Câu:
“Hôm nay, Chúng ta cần phải dọn cho sạch sẽ cái sân sau nhà.”
Đổi thành:
“Tôi cần anh dọn cho sạch cái sân sau hôm nay.”
Câu:
“Chúng ta cần bản báo cáo hoàn tất vào ngày mai.”
Đổi thành:
“Tôi sẽ đưa cho anh cái địa chỉ để anh gởi bản báo cáo ra ngày mai.”
Như vậy câu chuyện sẽ có kết quả rõ ràng.
Cái ấy - Cái đó – Ấy
Cách diễn đạt tốt thường dùng những chữ chính xác và cụ thể. Chữ “Cái ấy” là chữ rất mơ hồ. Người nghèo nàn chữ nghĩa thường hay dùng chữ “Ấy,” “Cái ấy” vì họ không có sẵn chữ nào để dùng cho thích hợp với hoàn cảnh ngay lúc câu chuyện đang tiến hành (chậm tiêu!?) đã vậy, họ còn nghĩ là người nghe đã biết “Cái ấy” mà họ muốn nói là cái quái gì rồi?! (really?)
Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu tay của thi nô:
“Từ ấy” trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
(Tố Hữu – Bài thơ “Từ ấy” – 1938)
Vì sự mơ hồ lơ lửng con cá vàng của chữ mở đầu “Từ ấy,” đành phải đoán là thi nô Tố Hữu muốn ám chỉ là “từ những ngày đầu của phong trào cộng sản quốc té (?)” và “trong tôi bừng nắng hạ” là sự “giác ngộ” cái lý tưởng cha căng chú kiết “Mác Lê Nin” trong con người của thi nô Tố Hữu… Tố Hữu ám chỉ là một chuyện. Đối với dân bần cố nông “thành đồng cách mạng” ít học hay thành phần có học nhiều nhưng “phản động” thì việc ám chỉ này lại hỏng! Họ không hiếu “từ ấy” là “từ cái mả mẹ gì?” Tuyên truyền mà “ấy” với “á” thì lại thành “ấy ấy ” Thật “phản tuyên truyền” thôi.
Đọc tiếp các thí dụ khác sau đây trong các câu nói dân gian:
Chuyện “ấy” lại tiếp tục xẩy ra…
Tôi không chụi nổi cái “ấy.”
Anh định đối phó với vấn đề “ấy” như thế nào?
“Ấy” là một chữ khá rộng lớn, đủ mọi kích thước, đủ khía cạnh. Ngay từ đầu, “Ấy” cần phải được định nghĩa rõ ràng. Nếu câu chuyện của “cái ấy” hơi dài thì thỉnh thoảng dùng chữ “gốc” / chữ nguyên thủy (cho bớt “ấy” đi) để tránh hiểu lầm; nhất là sự hiểu lầm của những người đến sau, đến trễ không có cơ hội theo dõi câu chuyện một cách trọn vẹn. Nếu câu chuyện có đầy đủ “Người nào?” “Cái gì?” “Khi nào?” Ở đâu?” Tại sao?” và “Thế nào” (5 W’s – Who, What, When, Where, Why và 1 H – How) thì chữ “Ấy” / “Cái ấy” nếu được dùng cũng sẽ dễ hiểu.
Nhưng – Tuy nhiên
Chữ “Nhưng,” “Nhưng mà,” “Tuy nhiên…” là chữ “bất trắc,” nối hai ý tưởng gần như đối nghịch với nhau – một tốt và một không tốt. Cái ý tưởng đưa ra trước thường có ý tốt tương tự như lớp đường ngọt bọc ngoài viên thuốc đắng. “Chung” (đoạn cuối) và “Thủy” (đoạn đầu) có ý trái ngược nhau. Đây là một cách diễn đạt sự bất đồng ý trong cách nói chuyện. Thí dụ:
“Công việc cắt cỏ trong vườn của anh tốt lắm, nhưng anh quên tỉa cho gọn mấy cái cạnh vườn sát đường đi.”
“Các điểm trên Học bạ của con nói chung rất tốt, nhưng con cần cố gắng hơn một chút về môn toán.”
Vấn đề ở đây là “cái không tốt” có quan trọng không? Cần sự sửa sai không? Nếu câu trả lời là “Có” thì nên tách “vấn đề Tốt” và “vấn đề Xấu” ra làm hai; rồi giải quyết từng phần một.
Bố: “Các điểm tổng quát trên Học bạ của con rất tốt.”
Con: “Con cám ơn Bố.”
Bố: “Bố quan tâm về điểm toán của con vì nó thấp hơn điểm của những môn khác. Môn Toán có khó với con quá hay không?”
Để ý là trong đối thoại làm thí dụ ở trên, ông Bố nêu ra một lúc cả 2 vấn đề (Tốt và xấu) một cách riêng biệt mà cả hai đều thích đáng. Đứa con không cảm thấy buồn lòng. Theo tâm lý thông thường, chữ “nhưng” làm cho người nghe, nhất là trẻ con, chỉ nghĩ, nhớ tới những cái “negative” thôi.
Nên – Phải
“Nên” và “Phải” được dùng để khuyên, khuyến khích (motivate) người nghe. Thực ra, người nói không cần dùng đến “Nên” và “Phải” vì hai chữ này xét ra không cần thiết để đạt được ý định mà người nói muốn. “Nên” và “Phải” dường như muốn ép buộc người nghe làm một việc gì! Thí dụ:
“Tôi nghĩ anh nên gọi mẹ anh.”
“Em phải dành dụm thêm tiền để còn trả nợ.”
“Nên” và “Phải” có thể làm người nghe cảm thấy một là “bị trách móc” hai là “bị cho là không biết quyết đoán.” Người nói “Nên” và “Phải” tự cho là:
- Mình có thẩm quyền bàn về tình hình của câu chuyện.
- Chỉ có lời nói của mình mới có ý nghĩa.
- Mình có thẩm quyền chỉ bảo người khác phải làm theo ý mình.
Thực tế ít khi gặp hoàn cảnh nào như vậy… Mỗi người đều có cái quyền tối thượng phán xét về hành động của chính mình. Không phải chờ đến người khác bảo mình làm cái này cái nọ; hoặc không muốn ai bảo mình phải làm bất cứ cái gì. Ngay cho chính bản thân mình cũng vậy, mình dùng chữ “Nên” hay “Phải” để tự lường gạt mình:
“Bắt đầu từ bây giờ, tôi nên ăn kiêng mới được!”
“Tôi phải bỏ hút thuốc lá ngày mai!”
Có thể - Không thể
“Có thể” và “Không thể” thường được dùng để tránh va chạm:
“Tôi mong là tôi có thể làm được việc đó, nhưng tôi không thể làm được.”
- “Không thể”: Không có khả năng hay quyền lực để làm chuyện gì.
- “Có thể”: Biểu lộ một sự không nhất định; hay cố không muốn làm.
Hãy thay 2 chữ “Có thể” hay “Không thể” thành “Sẽ” hoặc “Sẽ không” xác định để tỏ ý mình đã quyết định chứ không phải chuyện lờ mờ khó xử:
“Tôi sẽ gặp anh ngày mai.”
“Tôi nghĩ là tôi sẽ không đi đâu cả!”
Khi nói chuyện với người lạ, hay những người quen nhưng đã có sẵn suy nghĩ và cảm nhận khác với mình, thì khả năng diễn đạt tư tưởng là điểm then chốt của kết quả cuộc nói chuyện. Nói thế nào đề người nghe hiều ngay là mình muốn nói gì chứ không phải nói để “nổ,” để khoe khoang sự hiểu biết hay ngu dốt… chỉ tổ bị thiên hạ chửi.
Tốt nhất, không nói gì cả nếu mình không có gì để nói. Im lặng vẫn là vàng.
Vài lời thô thiển múa rìu không bao giờ qua được mắt thợ.
Thân mến,
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử