lịch sử việt nam
Sự Lựa Chọn Đối Nghịch và Khủng Hoảng Niềm Tin ở Trung Quốc
Bởi: Li Ding 28 Tháng Năm, 2014
Lực lượng cảnh sát được huy động để trấn áp người biểu tỉnh tại cuộc họp báo của chính quyền thành phố Mậu Danh ngày 03 tháng 04. (Hình ảnh Network )
Vào ngày 30 tháng 03, một nhóm người biểu tình đã xuống đường và tụ tập phía trước tòa nhà chính phủ của thành phố Mậu Danh, ở phía nam tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Sự kiện này phát triển thành một cuộc đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình, đồng thời kéo theo các cuộc biểu tình ở các thành phố khác.
Những người biểu tình đã phản đối việc bổ sung 3,5 tỷ nhân dân tệ (560 triệu USD) xây dựng nhà máy paraxylene (PX) cho các hoạt động hóa dầu của thành phố. Cuối cùng, chính phủ dường như đã đưa ra lập trường mềm dẻo hơn, ban hành một tuyên bố giải thích rằng nhà máy PX là chưa chính thức được phê duyệt. Các nhà chức trách đã tuyên bố, “Nếu đa số người dân chống lại nó, chính quyền thành phố sẽ không thực hiện quyết định trái với quan điểm dư luận.”
Một sự cố như vậy là khá lạ ở Trung Quốc ngày nay. Điều thú vị trong trường hợp này là, mặc dù chính quyền địa phương đã triển khai một chiến dịch thông tin quan trọng trước nhằm giáo dục thông báo cho công chúng về nhà máy PX. Họ đã mời các chuyên gia tới để nói về PX, công bố nhiều câu chuyện để làm yên lòng dân trên các tờ báo địa phương, và đã gửi 100.000 tài liệu quảng cáo chi tiết qua thư tín về những lợi ích kinh tế của nhà máy này.
Tuy nhiên người dân đã chọn lựa là không tin các quảng cáo này và tẩy chay dự án sau một tháng làm chiến dịch thông tin.
Sự ngờ vực sâu sắc thâm căn cố đế của chính phủ và phản ứng của người dân nhắc nhở tôi về một vấn đề kinh điển trong lý thuyết kinh tế: Sự lựa chọn đối nghịch (adverse selection).
Thử nghĩ về một thị trường xe ô tô đã qua sử dụng, như đã được mô tả trong bài báo đoạt giải Nobel “Thị trường cho ‘Những Quả Chanh’: Chất lượng không đảm bảo và Cơ Chế Thị Trường” bởi giáo sư UC-Berkeley George Akerlof. Người mua phải đối mặt với một người bán, người biết mọi thứ về chất lượng của chiếc xe mà anh ta đang bán trong khi người mua thì biết rất ít về nó.
Dưới sự thiết lập thông tin bất đối xứng này, sự tin tưởng mà người mua đối với người bán trở nên cực kỳ quan trọng. Nếu người mua tin rằng người bán là trung thực (tất nhiên người bán nào cũng sẽ khoe khoang về chất lượng chiếc xe của mình), anh ta sẵn sàng trả tiền với giá của một chiếc xe tốt, và giao dịch sẽ diễn ra.
Tuy nhiên, nếu người mua có rất ít niềm tin vào người bán và cho rằng người bán chỉ muốn cầm cố “một trái chanh” như là một chiếc xe tốt, người mua sẽ chỉ sẵn sàng trả giá bằng một trái chanh hoặc đơn giản là bỏ đi. Sự tin tưởng thấp sẽ dẫn người mua thực hiện một sự lựa chọn đối nghịch.
Kẽ hở của Sự Tín Nhiệm
Ví dụ về thị trường xe hơi có thể được suy rộng tới các khía cạnh khác của đời sống kinh tế. Chìa khóa ở đây là sự tin tưởng giữa các bên. Không có niềm tin, ngay cả khi người mua sẵn sàng trả giá của một chiếc xe tốt và người bán thực sự là cung cấp một chiếc xe chất lượng cao, giao dịch sẽ không xảy ra.
Nói rộng hơn, trong một xã hội mà ở đó không có sự tin tưởng lẫn nhau, nhiều dự án mà xã hội mang lại lợi ích có thể sẽ không được thực hiện, ngay cả khi tất cả các bên đều có tiềm năng tạo ra lợi ích và sẵn sàng tham gia.
Trong xã hội Trung Quốc ngày nay, vấn đề về độ tin cậy của chế độ đang thâm nhập vào hầu hết các sự kiện xã hội: bệnh SARS năm 2003, trận động đất Tứ Xuyên năm 2008, báo cáo ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh, các vụ điều tra quan chức tham nhũng, và nhiều cuộc xung đột ở địa phương như các cuộc biểu tình PX ở Mậu Danh. Sự mất lòng tin của người dân là một sự tất yếu, vì chế độ có các vết lý lịch không trung thực.
Thậm chí tệ hơn, khi nhà lý luận chính trị Hannah Arendt đã chỉ ra, “Người ta đã thường xuyên cảnh báo rằng một kết quả dài hạn xác thực nhất của việc tẩy não là một loại đặc biệt của sự hoài nghi, một sự từ chối tuyệt đối để có thể tin vào sự thật của bất cứ điều gì, không kể là sự thật đó được thiết lập ra tốt như thế nào.
“Nói cách khác, kết quả của một sự thay thế nhất quán và tổng thể của những lời nói dối trong sự thật thực tiễn không phải là điều những lời nói dối giờ đây được công nhận như là sự thật, và sự thật bị phỉ báng và bị coi như là những lời nói dối; nhưng đó là cảm giác mà chúng ta chịu đựng trong thế giới thực tế – và phạm trù sự thật so với sự dối trá là một trong những phương tiện tinh thần tới giới hạn cuối cùng này – đang bị phá hủy. ”
Trường hợp ở Mậu Danh, “người mua” là những người dân địa phương; “người bán” là chính quyền địa phương, họ có nhiều thông tin hơn về chất lượng của hàng hoá, đó là, các hậu quả môi trường của việc xây dựng một kiểu nhà máy như vậy.
Vấn đề là ngay cả khi chính quyền địa phương muốn thành thật vào thời điểm hiện nay và muốn nói sự thật, điều này là đáng ngờ, nhưng chúng ta hãy giả định đây là một trường hợp, sự mất lòng tin dẫn tới cùng một kết quả.
Mậu Danh không phải là nơi đầu tiên phản đối xây dựng nhà máy PX . Trong những năm gần đây, đã có một số cuộc biểu tình chống lại các nhà máy PX ở các thành phố Trung Quốc, bao gồm Đại Liên, Ninh Ba, và Côn Minh. Đối với cuộc khủng hoảng niềm tin sâu sắc và hậu quả bất hợp tác từ người dân Trung Quốc, có vẻ như sẽ không có liều thuốc tốt.
Các giải pháp khả thi
Giáo sư Akerlof đã đề xuất một vài giải pháp để đối phó với các vấn đề niềm tin. Một cơ chế có bảo đảm. Hầu hết hàng tiêu dùng được thực hiện có bảo hành để đảm bảo cho người mua về chất lượng đúng như dự kiến. Rủi do được gánh chịu bởi người bán chứ không phải người mua.
Một cách khác là liên kết với các thương hiệu. “Thương hiệu không chỉ cho thấy chất lượng mà còn cung cấp cho người tiêu dùng một phương tiện để trả đũa nếu chất lượng không đáp ứng được kỳ vọng. Đối với người tiêu dùng, sau đó sẽ cắt giảm mua hàng trong tương lai. ”
Sự bảo đảm (guarantee) không làm việc cho chính phủ Trung Quốc. Đảm bảo kinh doanh được thực thi bởi các cơ quan chính phủ thực thi pháp luật. Đảm bảo một chính phủ được bầu dân chủ, được thực thi bởi quá trình bầu cử và kiểm tra và cân bằng quyền lực.
Ở Trung Quốc, không có một cơ chế như vậy để bảo vệ lợi ích của người dân từ chính phủ bất lương. Ngược lại những gì chúng ta quan sát thấy trong những năm qua là: Hàng triệu dân oan đổ về đến Bắc Kinh, hoặc các Cơ quan thị xã để giải quyết những bất công gây ra bởi các quan chức địa phương, nhưng họ thường chỉ gặp sự trả đũa của các cơ quan này.
“Thương hiệu” cũng không khả thi trong tình huống này. Có ai muốn chứng thực sự trung thực của chính phủ Trung Quốc? Trong trường hợp này, thương hiệu thực sự có tác dụng ngược lại. Nhiều người muốn tách mình khỏi chính phủ Trung Quốc để không làm lu mờ thương hiệu đã được công nhận mà họ kiếm được một cách khó khăn.
Một lần là ăn trộm, luôn luôn là một tên ăn trộm, và Đảng đã chắc chắn bị coi là một tên trộm, nhiều hơn một lần. Kết quả là, tổn thất của sự không trung thực đang được nhận thấy, mặc dù chế độ đã có một số nỗ lực với hy vọng đạt được sự ủng hộ của công chúng: chiến dịch phòng chống tham nhũng của Tập Cận Bình, hệ thống phát ngôn viên trong các cơ quan chính phủ khác nhau, và sự linh hoạt của một số quan chức ‘trong việc giải quyết tình trạng bất ổn xã hội, bao gồm việc tuyên truyền thông tin của chính phủ ở Thành phố Mậu Danh. Nhưng sự tẩy chay PX đã nói tới một thực tế lạnh. Thật không may, cùng thời điểm đó, chế độ vẫn tiếp tục một cách tiếp cận theo kiểu cũ để quản lý uy tín của mình.
Bắt đầu từ năm ngoái, Đảng đã bắt đầu một chiến dịch để kiểm soát các cuộc thảo luận trực tuyến trên mạng internet. Mức phạt hình sự sẽ được áp dụng đối với những người “lan truyền tin đồn” trên microblog, những bài mà được đăng lại hơn 500 lần hoặc được xem bởi hơn 5.000 người. Một trường hợp gần đây là việc kết án đối với một blogger Internet ba năm tù giam vì phát tán tin đồn.
Tất nhiên, “tin đồn” chỉ là định nghĩa của Đảng Cộng Sản. Cũng tương tự như vậy với “sự thật”.
Tiến Sĩ Li Ding là một nhà nghiên cứu cấp cao của Chinascope, một tổ chức nghiên cứu trụ sở tại Washington, chuyên nghiên cứu về các phương tiện truyền thông tiếng Hoa.
Quan điểm trong bài là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
http://vietdaikynguyen.com/v3/8279-su-lua-chon-doi-nghich-va-khung-hoang-niem-tin-o-trung-quoc/
-----
Dịch Việt ngữ bởi: Tố Như
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử