lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Blog Người Buôn Gió 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Trả thù tù chính trị bằng cách chuyển trại giam là đúng với “đạo lý dân tộc”?

Chuyển trại tù: Hành vi cần phải lên án

Theo blog Người Buôn Gió
14-10-2013

Trên khắp đất nước Việt Nam này từ vùng núi sâu phía Bắc đến tận mũi Cà Mau đâu đâu cũng có trại tù. Gọi là trại cải tạo hay gọi là nơi thi hành, chấp hành án phạt tù hay gọi gì đi nữa thì chung quy vẫn là trại tù.

Thường thì các tù nhân phía Bắc thì giam ở phía Bắc. Thậm chí là tù nhân phía Đông Bắc có trại giam như Hoành Bồ ở tỉnh Quảng Ninh. Tù nhân phía Tây Bắc có trại Yên Hạ của tỉnh Sơn La, Quyết Tiến của Yên Bái. Tù nhân bắc trung bộ có Thanh Phong, Thanh Cẩm, Kỳ Sơn, Thanh Chương ở Thanh Hóa, Nghệ An.
Trong Nam thì có những trại tù trong Nam.

Tù nhân ở gần đâu thì chấp hành án gần khu vực đó, khoảng 300 cây số đổ lại là nhiều. Nếu không căn cứ vào nơi cư trú của phạm nhân, thì người ta căn cứ phạm nhân đó bị kết án tù tại tòa thành phố nào thì đưa đi chấp hành án ở khu vực quanh đó. Nên đôi khi có người miền Bắc nhưng bị kết án bởi tòa miền Nam thụ án trong Nam hay ngược lại. Trường hợp này không nhiều. Người ta làm vậy một phần vì khi xét giảm án, hồ sơ của phạm nhân sẽ được tòa khu vực đó xem xét, nên việc tòa nào xử tòa đó xem tiện lợi hơn.

Quản giáo cũng thường là người địa phương tỉnh hay lân cận. Sở dĩ như vậy là tính nhân đạo của pháp luật, tạo điều kiện cho người nhà đi thăm gặp tù nhân dễ dàng. Cán bộ địa phương thổ ngữ, phong tục am hiểu cũng dễ thấu tâm tư của phạm nhân để nắm bắt giáo dục. Phạm nhân không bi di chuyển xa quá để khác biệt về thổ nhưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như tâm lý tình cảm, không bị khó khăn khi gia đình đi thăm gặp động viên, tiếp tế.

Mặc dù khi kết án tù một số người, nhà nước Việt Nam nói rằng ở Việt Nam không có tù chính trị, không có tù lương tâm bất đồng chính kiến, mà chỉ có những người vi phạm luật hình sự của nhà nước CHXHCNVN. Nhưng ngay từ khi xét xử đã có những phân biệt như xử công khai mà ngăn cản người đến dự, thậm chí là hạn chế cả thân nhân ruột thịt như anh, em, mẹ…

Nhưng sự phân biệt chưa dừng hẳn ở lúc xử, khi phạm nhân bị kết án rồi lại bị đưa đi thi hành án ở những nơi rất xa xôi, khác biệt hẳn về vùng miền. Gây khó khăn cho gia đình thăm nuôi cũng như gây những bất cập cho người thi hành án phạt tù. Gần đây những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam khi bị tòa án cấp thành phố nào đó xử, lúc đầu được giam giữ như thông lệ. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó họ bị chuyển đi xa hàng ngàn cây số như trường blogger Nguyễn Văn Hải bị chuyển từ Nam ra Bắc, trường hợp nhà đấu tranh cho quyền lợi công nhân Đỗ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung cũng bị chuyển trại tù từ Nam ra Bắc. Và ngược lại nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng lại bị chuyển tít vào miền Trung.

Tuy rằng nhà nước VN nói không có chuyện phân biệt đối xử với những người bất đồng chính kiến, tù nhân chính trị nhưng trong pháp lệnh thi hành án (PLTHAPT) của nước CHXHCNVN lại phân ra làm 3 loại trại giam. Trong đó những người bị kết tội xâm hại an ninh quốc gia bị xếp hạng tù ở trại giam loại 1 (điều 11 PLTHAPT) cùng với loại tù hình sự tái phạm nguy hiểm hay tù có mức án từ 20 năm đến chung thân. Điều đó có nghĩa là dù người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia có bị tù lần đầu tiên, nhân thân tốt, mức án vài năm đi nữa thì cũng bị nhốt chung với những loại tù hình sự nguy hiểm. Loại tái phạm nguy hiểm hay loại đang lãnh mức án 20 năm đến chung thân.

(Trại tù loại 1 theo cách gọi của tù hình sự là trại “trung ương” để chỉ sự hà khắc mà ngay cả những anh chị giang hồ cũng phải sợ hãi.)

Việc di chuyển tù nhân từ trại giam này đến một trai giam khác để chấp hành án phạt tù là rất hạn chế. Nếu chuyển đi vùng miền khác thì càng đặc biệt hơn, phải có lệnh cúa những cơ quan có thẩm quyền. Tức là phải vào dạng đặc biệt có lý do mới chuyển nơi chấp hành án phạt tù. Bởi chuyển tù nhân đi xa sẽ là khó khăn cho quá trình tâm lý, sức khỏe của phạm nhân. Bởi thế điều 16 của PLTHAPT đã được nhấn mạnh:

- Việc chuyển người từ trại giam này đến trại giam khác Chỉ Được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hay quy định pháp luật.

Căn cứ theo thông lệ vùng miền, tòa án thụ lý hồ sơ xét giảm. Căn cứ vào điều 11, điều 16 PLTHAPT. Cho thấy việc phân loại xếp hạng để đưa vào trại giam loại 1 với các tù nhân tội xâm phạm an ninh quốc gia, việc chuyển trại giam đi nơi rất xa nơi cư trú hay nơi xét xử trong các trường hợp của Nguyễn Văn Hải, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Xuân Nghĩa, Mai Thị Dung là có dấu hiệu phân biệt đối xử giữa các tù nhân. Các gia đình có thân nhân trên có quyền đề nghị đến Bộ Công An, V26 Cục quản lý trại giam đề đòi hỏi làm rõ lý do chuyển trại đối với thân nhân họ và cơ quan nào đã ra quyết định, quyết định trên quy định nào của pháp luật.

Việc di chuyển những phạm nhân này cách xa nơi họ cư trú cũng như nơi xét xử là hành vi vô nhân đạo, gây khó khăn cho việc thăm gặp của gia đình phạm nhân, gây cho phạm nhân nhiều trở ngại về phong tục, thổ ngữ, thổ nhưỡng. Trái với những chủ trương nhân đạo của pháp luật là tạo điều kiện cho phạm nhân có hoàn cảnh tốt để yên tâm cải tạo, chấp hành án phạt tù. Mặt khác điều đó cho thấy, không những các phạm nhân bị phân biệt trong quá trình điều tra, tố tụng xét xử. Mà ngay cả đến khi thi hành án phạt tù cũng bị phân biệt đối xử ở những mức độ khiến cho họ nhiều trở ngại hơn trong quá trình CHAPT so với các tù nhân khác.

Những hành vi chuyển phạm nhân đến nơi chấp hành án phạt tù xa xôi thế này không những cần phải lên án về mặt pháp lý theo PLTHAPT mà ngay cả về mặt lương tâm cũng cần phải lên án.

*

Thanh Nghiên: Thay vì giải quyết đơn yêu cầu đi khám bệnh cho chồng của bà Nga, thì những ông cai bà cai lại bí mật chuyển Tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa tới một trại giam xa hơn.

đơn xin khám bịnh

*Chỉ cần một chút tình người thôi thì họ đã không làm thế.

Họ áp bức để mẹ chị Tạ Phong Tần phải tự vẫn rồi họ đày chị ta ra tận ngoài Bắc trong khi gia đình anh chị em của chị Tần tan nát vì mẹ chết, em tù tội.

Họ đày anh Điếu Cày ra tận miền Bắc để con trai anh phải lặn lội hơn ngàn cây số ra thăm cha.

Hồi đó, họ đày ải quân cán chính VNCH ra tận ngoài Bắc để cho vợ con, cha me và anh chị em họ phải lặn lội từ Nam ra Bắc tham nuôi thân nhân của mình.

Những kẻ mới hôm qua, hôm kia đem đạo lý dân tộc ra để mong bịt miệng những ai có ý kiến về một nhân vật “lịch sử” đang được “quốc táng” chứ chẳng phải an táng riêng tư, thì nay nên lên tiếng về đạo lý của người cộng sản.

*Văn minh cộng sản là thứ văn minh ngược. Thế kỷ 21, các tù nhân chính trị bị chuyển trại, bị bức hại không khác gì Lâm Xung, Võ Tòng… thời phong kiến 1000 năm trước tại Trung Quốc. Chính quyền VN đang học tập những điều khốn nạn nhất của Trung Quốc.

* Đây là danh sách một số tù nhân chính trị bị chuyển trại giam cách xa khỏi nơi thân nhân họ cư trú:

- Nguyễn Văn Hải Điếu Cày (tp Hồ Chí Minh) chuyển trại tới trại giam số 6 Nghệ An
- Nguyễn Xuân Nghĩa (Hải Phòng) chuyển tới trại giam số 6 Nghệ An
- Tạ Phong Tần (tp Hồ Chí Minh) chuyển trại tới trại giam Ba Sao, Thanh Hóa
- Đỗ Thị Minh Hạnh (miền Nam) chuyển trại tới Thanh Xuân, huyện Thanh Oai, Hà Nội
- Mai Thị Dung (miền Nam) chuyển trại tới Thanh Xuân, huyện Thanh Oai, Hà Nội
- Cù Huy Hà Vũ (Hà Nội) chuyển tới Trại giam số 5, Thanh Hóa

  * danluan.org

***

Trả thù tù chính trị?

Gia Minh, biên tập viên RFA
Theo Đài RFA
danluan.org

Những tù nhân lương tâm tại Việt Nam do không chịu nhận tội từ phía nhà nước qui kết tiếp tục chịu bao biện pháp hà khắc mà theo họ đó là sự trả thù.

Chuyển trại

nhà văn nguyễn xuân nghĩa

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (áo vàng) tại tòa án thành phố Hải Phòng hôm 08/10/2009. AFP photo

Thông tin về hai nữ tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh và Mai Thị Dung bị chuyển trại từ K5 Xuân Lộc Đồng Nai ra đến tận trại Thanh Xuân ở Hà Nội được gia đình ngỡ ngàng cho biết vì họ không hề được cơ quan chức năng thông báo; chỉ đến khi đến trại năm nuôi theo định kỳ hằng tháng họ mới rõ.

Tình trạng này cũng tương tự đối với gia đình tù nhân nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vào dịp thăm nuôi hôm 12 tháng 10 tại Trại giam Thanh Chương, Nghệ An.

Bà Nguyễn thị Nga, vợ ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết về điều đó:

Thường thì vào mồng 5 hoặc mồng 7, nhưng tháng này gia đình đi muộn hơn mấy ngày. Lặn lội đến nơi vào khoảng 4 giờ chiều làm thủ tục thăm gặp xong, một viên công an từ trong đó ra báo anh ấy đã chuyển trại đi ngày hôm trước. Tôi bức xúc nói rằng các anh thật tệ, các anh biết rằng từ Hải Phòng vào trong này 400-500 cây số, tôi còn hàng hóa mang vào cho chồng tôi mà các anh chuyển không có thông báo gì cho gia đình biết. Họ nói mới chuyển hôm qua, nhưng chắc họ nói dối thôi. Họ không có trách nhiệm. Họ đầy đọa vào trong ấy rồi mới báo cho biết chuyển vào trại An Điềm, Đà Nẵng. Họ nói có thông báo về cho gia đình nhưng chắc gia đình chưa nhận được.

Tôi rất buồn nói với họ rằng chồng tôi đang bệnh tật, trước đây nửa tháng chồng tôi có gọi điện về đang làm đơn xin trại đi mổ khối u tiền liệt tuyến. Tôi cũng đã làm đơn gửi cho trại nửa tháng nay cũng không thấy hồi âm. Tôi biết rằng chỉ việc chồng tôi đưa tin Điếu Cày tuyệt thực ra thôi mà các anh đẩy anh đi xa thật xa để đày ải thật khổ.

Tôi nói với họ như thế, thì họ nói thừa lệnh trên, làm theo lệnh trên.

Trong kỳ thăm nuôi tháng trước về bà Nguyễn Thị Nga từng thông báo cho biết một tù hình sự khác bị phạm tội làm gián điệp cho Trung Quốc đã được phân vào ở cùng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và hành hung ông này cũng như đe dọa bằng lời không để ông Nghĩa toàn mạng trước khi mãn án.

Không cho thăm gặp

Một tù nhân khác cũng bị giam tại Trại Thanh Chương là ông Nguyễn Kim Nhàn, do cùng các tù nhân chính trị khác như ông Điếu Cày Nguyễn văn Hải, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi khác của tù nhân trong nhà giam nay bị cắt thăm nuôi. Bà Ngô thị Lộc, vợ không hôn thú của ông này cho biết:

Tôi với chị Nga, vợ anh Nghĩa ở Hải Phòng đi thăm, một cuộc hành trình rất vất vả: tôi phải thức từ 3 giờ sáng, đi xe máy ra Hà Nội, 7 giờ kém 15 lên xe, đến 3 giờ chiều đến trại. Tôi và chị Nga nội giấy chứng minh thư vào thăm gặp thì chị Nga được họ thông báo anh Nghĩa chuyển đi Quảng Nam – Đà Nẵng, còn tôi không được gặp anh Nhàn, chỉ được gửi quà thôi vì trong hồ sơ của anh Nhàn không có tên của tôi, họ không cho gặp.

Ở tất cả các trại tôi đều được gặp, thăm nuôi, đến trại này thì họ sinh sự ra như vậy. Tôi có trình bày thì người gác ở cổng nói chỉ tiếp cận, điền tên và các anh ở trong ra. Họ chỉ nói là thi hành công vụ.

Lý do theo tôi vì ở ngoài chúng tôi đấu tranh và ở trong đó các anh cũng đấu tranh cho quyền con người.

Anh Nhàn họ còn lấy lý do trong thời gian bị kỷ luật nên họ lục hồ sơ ra và có quyết định như thế.

Bà Bùi Thị Minh Hằng, người giúp đỡ cho hai ông Nguyễn Văn Bửu, chồng tù nhân Mai thị Dung và ông Đỗ Ty, cha cô Đỗ thị Minh Hạnh, đi thăm người thân tại trại mới Thanh Xuân chia xẻ lại thông tin mà gia đình được hai tù nhân này cho biết xảy ra khi chuyển trại:

Bác Ty gặp Hạnh hơn một tiếng đồng hồ, sức khỏe của Hạnh tốt hơn. Sau khi gặp Hạnh, bác Ty nắm một số thông tin, nhưng có một thông tin rất quan trọng là trong quá trình chuyển tù họ còng tay, còng chân tù nhân trên xe. Đỗ thị Minh Hạnh không đi cùng chuyến xe với Mai thị Dung, có lúc Đỗ thị Minh Hạnh xỉu trên xe thùng.

Ý kiến

Ông Võ Văn Bửu cho biết tình trạng của vợ sau lần gặp 10 phút vào ngày 14 tháng 10 như sau:

Lúc đầu vào thì mấy viên công an trại giam ra nói theo luật đã thăm cách đây mấy bữa rồi, họ không cho thăm tiếp. Tôi có ý kiến rằng chắc người nhà tôi có vấn đề gì nên các ông không cho tôi gặp mặt. Cuối cùng họ chấp nhận nhưng chỉ giải quyết cho thăm 10 phút thôi. Tôi ngồi đợi 10 phút thì có một người ‘kè’ Dung ra. Sức khỏe Dung thì có tiến triển hơn so với ngày 10 khi tôi vào thăm. Lý do: sau khi được đưa đi khám bệnh về, hôm nay Dung bắt đầu húp nước cháo lại, bệnh xá của trại giam cũng truyền đạm, truyền nước biển cho Dung.

Theo lời Dung kể lại do thương lượng giữa ông Cường bên Tổng cục Bảo vệ Chính trị. Hôm ngày 10 tháng 10 khi tôi ra thăm nuôi cũng có viên an ninh này ở đó và cũng động viên tôi yêu cầu Dung ăn lại, ông nói muốn trị bệnh phải có sức khỏe mới trị được; họ vào thương lượng với Dung yêu cầu ăn lại rồi họ sẽ đưa đi khám bệnh, rồi điều trị bằng phác đồ của bệnh viện. Nếu sau này mà bệnh không có tiến triển thì sẽ tính những bước tiếp theo. Họ nói thế thôi, nhưng những bước tiếp theo họ có tính hay không thì mình chưa khẳng định được.

Blogger Người Buôn Gió ngay sau khi nghe tin một số tù nhân lương tâm bị chuyển trại tù người thì từ nam ra bắc, người thì từ bắc vào trung, đã có bài viết cho rằng hành vi chuyển trại như thế phải lên án.

Blogger này viết rằng ‘Việc di chuyển những phạm nhân này cách xa nơi họ cư trú cũng như nơi xét xử là hình vi vô nhân đạo, gây khó khăn cho việc thăm gặp của gia đình phạm nhân, gây cho phạm nhân nhiều trở ngại về phong tục, thổ ngữ, thổ nhưỡng.’

Những hành vi chuyển phạm nhân đến nơi chấp hành án phạt tù xa xôi như thế này không những cần phải lên án về mặt pháp lý theo Pháp luật thi hành án phạt tù mà ngay cả về mặt lương tâm cũng cần phải lên án.

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site