lịch sử việt nam
Tù chính trị bị chuyển trại sau cuộc nổi loạn tại trại giam Xuân Lộc
Tù nhân trong một trại giam ở Hà Nội (ảnh tư liệu)
Trà Mi-VOA
Cập nhật: 01.07.2013 12:21
Một cuộc nổi loạn hiếm thấy xảy ra sáng ngày 30/6 tại trại giam Xuân Lộc Z30A, thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) để phản đối điều kiện giam giữ khắc nghiệt và ngược đãi tù nhân.
Các tù nhân phân trại I đã kéo vào nhà ăn, dùng dụng cụ nhà bếp làm hung khí, đập phá trại giam, cô lập phân trại, và bắt giám thị Hồ Phi Thắng làm con tin để đòi cải thiện điều kiện ăn ở trong tù.
Báo chí nhà nước nói vụ bạo loạn đã nhanh chóng được trấn dẹp sau khi Tổng cục 8 (Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp) điều động lực lượng đến can thiệp.
Tờ Thanh Niên trích lời giới hữu trách xác nhận nguyên nhân vụ “gây rối” là do tù nhân đòi chuyển trại khác và cải thiện bữa ăn. Thiếu tướng Hồ Thanh Đình nói khoảng 40 người quá khích trong nhóm gây rối đã bị tách ra và sẽ xử lý những người vi phạm theo quy định pháp luật sau khi kết thúc điều tra.
Trong khi đó, theo tin VOA Việt ngữ ghi nhận, một số tù nhân chính trị tại đây đã ngay lập tức bị chuyển trại sau vụ bạo động.
Trại Xuân Lộc là nơi đang giam giữ một số tù nhân chính trị, trong đó có nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án 16 năm tù hồi năm 2009 với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và nhạc sĩ Việt Khang, người bị lãnh án 4 năm tù giam hồi năm ngoái vì sáng tác các ca khúc bị Hà Nội coi là “tuyên truyền chống nhà nước”.
Thân nhân ông Trần Huỳnh Duy Thức nói với VOA Việt ngữ rằng sau khi được tin về vụ nổi loạn, gia đình đã tức tốc lên trại Xuân Lộc để hỏi thăm tình hình và được thông báo ông Thức cùng 4 tù nhân chính trị khác bao gồm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường, và Huỳnh Ngọc Trí tối ngày 30/6 đã bị chuyển lên trại Xuyên Mộc (Đồng Nai) cách đó khoảng 30 cây số. Trong số tù nhân chính trị vẫn còn ở lại trại Xuân Lộc có nhạc sĩ Việt Khang.
Trao đổi với chúng tôi tối ngày 1/7 trên đường đi thăm ông Thức từ trại Xuyên Mộc về, em trai ông, Trần Huỳnh Duy Tân, cho biết thêm chi tiết:
“Hồi nãy tôi có nói chuyện với anh Thức, anh nói rằng vụ bạo loạn là do các tù nhân thường phạm, chứ không phải các tù nhân chính trị, gây ra. Gia đình hỏi thăm, anh cho biết vụ bạo loạn hôm qua cũng rất dữ dội, có dao và hung khí này kia dữ lắm. Khi đó, nhóm các anh em tù chính trị như anh Thức đang ở bên trong, thì các tù thường phạm xông vào nói rằng: ‘Các anh là tù chính trị có kiến thức, có hiểu biết, hãy ra thương lượng với mấy người công an đó đi.’ Anh Thức chỉ kể được tới đó thì quản giáo bên trại Xuyên Mộc cắt ngang, không cho nói nữa.”
Ông Tân cho hay khi tiếp xúc với trại giam Xuân Lộc, gia đình có hỏi lý do ông Thức bị chuyển trại, nhưng giới hữu trách từ chối giải thích:
“Gia đình cũng rất thắc mắc không biết tại sao anh Thức lại bị chuyển trại như vậy. Chúng tôi cũng rất lo lắng cho sự an toàn, sự đối xử của trại giam đối với anh Thức và các anh em khác. Phía trại giam cũng không nói là do bạo loạn mà chuyển anh Thức, họ có vẻ không đi thẳng vào chuyện đó.”
Em trai ông Thức nói chế độ ăn uống trong trại giam rất kém và ông Thức trông rất mệt mỏi, tiều tụy đi rất nhiều so với những lần thăm gặp trước:
“Chế độ ăn uống và đối xử với tù nhân ở đó cũng không tốt đâu. Phần lớn trong suốt thời gian anh Thức bị giam ở đó, chủ yếu nhờ thực phẩm gia đình gửi tiếp tế hằng tháng anh mới có thể duy trì bình thường, tương đối được. Điều kiện ăn uống ở đó rất thiếu thốn. Nếu không có sự tiếp tế của gia đình, sẽ rất gay go cho sức khỏe của các anh trong đó. Anh Thức nói cả ngày hôm qua và cho tới trưa hôm nay, anh mới được phát một phần cơm trắng với canh không thôi chứ cũng không có gì khác. Gần như hai ngày hôm nay, anh chưa ăn được gì cả. Anh rất là mệt.”
Theo tố cáo của các tù nhân, ngoài việc cắt xén bữa ăn của tù nhân, bán lại thức ăn cho họ với giá cao gấp nhiều lần, giới hữu trách trại giam còn hành hạ, đánh đập tù nhân trong trại giam.
Vụ bạo loạn tập thể của tù nhân trại giam Xuân Lộc xảy ra không bao lâu sau cuộc tuyệt thực kéo dài 25 ngày của tù nhân bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ để phản đối các hành vi ngược đãi và phạm pháp của giới hữu trách trại giam số 5, phân trại 3 (Yên Định, Thanh Hóa).
Tiến sĩ luật Hà Vũ đang thọ án tù 7 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì các hoạt động kêu gọi đa đảng-dân chủ tại Việt Nam.
Cuộc tuyệt thực của ông bắt đầu hôm 27/5 đã gây nên làn sóng ủng hộ mạnh mẽ với hàng loạt các cuộc tuyệt thực cá nhân và tập thể cả trong lẫn ngoài nước phản đối các điều kiện cư xử khắc nghiệt với tù nhân tại Việt Nam, vốn là một trong những điểm bị giới bảo vệ nhân quyền quốc tế lưu ý về thành tích nhân quyền của chính phủ Hà Nội.
***
Tin mới nhất 01-07-2013:
Lê Thăng Long tường thuật về đấu tranh tại trại tù K1
BMH
Washington, D.C
CÔNG AN CSVN ĐANG KÉO ĐẾN RẤT ĐÔNG VÀ BAO VÂY TRẠI TÙ .
ĐỒNG BÀO TRONG NƯỚC ĐANG LO NGẠI CÔNG AN CỘNG SẢN VIỆT NAM SẼ TẤN CÔNG BẰNG VŨ LỰC VÀO TRẠI VÀO ĐÊM NAY VÀ SẼ ĐÀN ÁP ĐẪM MÁU VỚI CÁC TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ
***
Tù nhân nổi dậy ở trại giam Z30A ở Xuân Lộc, Đồng Nai
Các phạm nhân xếp hàng nhập trại, sau giờ lao động tại trại giam Xuân Lộc (2007, ảnh minh họa) Courtesy Vietnamnet
Một vụ nổi dậy của tù nhân chính trị tại phân trại 1, trại tù Z30A ở Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai diễn ra sáng ngày hôm nay 30 tháng 6 năm 2013.
Nổi dậy cướp điện thoại báo ra ngoài
Thông tin từ cuộc gọi của điện thoại mang số 962467908 được chuyển ra ngoài cho biết một số tù nhân chính trị đang thụ án tại phân trại 1 của trại Z30A Xuân Lộc bắt giám thị có tên Hồ Phi Thắng làm con tin. Mục đích được nói nhằm phản đối việc đánh đập tù nhân và phần ăn bị cắt xén…
Chúng tôi nhiều lần gọi điện vào số điện thoại vừa nói từ lúc 11:30 sáng đến lúc 1 giờ chiều, nội dung cuộc gọi như sau:
Gia Minh: Có phải ông Hồ Phi Thắng không?
Trả lời: đang bận ăn cơm, chốc nữa gọi lại sẽ nói; 30 phút nữa gọi lại.
Theo như hẹn đúng 30 phút sau chúng tôi gọi lại nhưng máy đã bị cắt không thể liên lạc được.
Trong số những người tù chính trị đang bị giam tại phân trại 1, trại tù Z30 A Xuân Lộc, Đồng Nai, có ông Nguyễn Ngọc Cường bị kết án về tội rải truyền đơn chống Nhà Nước.
Người con của ông là Nguyễn Ngọc Trường Thi cũng từng bị giam tại đó ba tháng, cho biết nay ông bố là Nguyễn Ngọc Cường cũng ở đó với sáu tù chính trị khác trong đó có ông Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang…
Tháng vừa rồi gia đình có đi thăm và biết bố đang bị nhốt chung với các anh em tù chính trị, gồm 6 người, trong một khu khoảng 100 mét vuông. Trong đó có những người là Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang…
Cựu tù nhân chính trị Lê Thăng Long, người từng bị đưa ra xét xử trong cùng vụ án với ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung cho biết bản thân ông nhận được thông tin từ máy điện thoại mang số 962467908 về cuộc nổi dậy vào sáng ngày 30 tháng 6 vừa như sau:
Khoảng 11 giờ 30 tôi nhận được một cuộc điện thoại từ phân trại 1, trại giam Xuân Lộc gọi ra. Anh em trong đó thông báo cho tôi biết tình hình của trại giam: lúc khoảng 7-8 giờ sáng nay, anh em tù nhân đã nổi dậy và bắt giữ ông giám thị của Z30A, Hồ Phi Thắng. Nguyên nhân là việc đối đãi trong tù không được tốt; đặc biệt là đánh đập tù nhân, cắt xén khẩu phần ăn của tù nhân, cũng như không đáp ứng những yêu cầu chính đáng của anh em tù nhân.
Phân trại 1, tức K1 của trại giam Z30A trại giam Xuân Lộc là nơi có một số tù nhân lương tâm đặc biệt như ông Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng…
Cho đến lúc 11:30 và sau đó anh em trong đó vẫn làm chủ tình hình và giữ ông Hồ Phi Thắng.
Khu trại có mấy lớp tường và hàng rào xung quanh, biệt lập.
Theo kinh nghiệm ở những cuộc nổi dậy tương tự ở những trại khác, nếu lực lượng bên ngoài không dùng bạo lực thường họ đàm phán để trao đổi về các yêu sách của anh em tù nhân và sau đó diễn ra các bước tiếp theo để hai bên có những thỏa thuận, đáp ứng yêu cầu anh em tù nhân.
Khắc nghiệt với tù chính trị
Ông này cũng trình bày lại tình hình điều kiện nhà tù khi ông bị giam:
Khi tôi ở trại tạm giam điều kiện tương đối khắc nghiệt hơn. Đặc biệt trong thời gian đầu tôi không được tiếp xúc gì với gia đình hết. yêu cầu gặp luật sư cũng không được. Đó là những quyền căn bản nhưng không được đáp ứng; người ta lấy lý do vì an ninh quốc gia. Nhưng theo tôi đây là việc sử dụng những điều luật về an ninh quốc gia mơ hồ để hạn chế quyền của công dân. Những tù nhân chính trị khác cũng bị trường hợp này. Trong thời gian này còn bị gây sức ép rất nhiều như mớn cung, ép cung. Như trường hợp anh Thức họ nhốt vào xà lim kín khiến anh ngộp thở và sắp nguy hiểm đến tính mạng.
Khi vào tù thì cũng có những khắc nghiệt như yêu cầu phải nhận tội thì mới được điều kiện thăm nuôi của gia đình, hay giảm án…
Ông Lê Thăng Long cũng nhắc lại một trường hợp các tù nhân nổi dậy ở Trại giam A2 của Bộ Công An tại Khánh Hòa hồi ngày 28 tháng tư năm ngoái. Một số tù nhân sau vụ nổi dậy đó bị chuyển về trại Z30 A Xuân Lộc và kể lại cho ông này.
Xin được nhắc lại tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là nơi từng giam giữ những tên tuổi như blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hài, Tạ Phong Tần trước khi bị chuyển ra bắc.
Công an trại giam Xuân Lộc thường xuyên kiểm tra ngăn chặn phạm nhân đi lao động mang vật cấm về trại. Nguồn Báo Công An
Cập nhật tình hình tại trại giam Xuân Lộc trong ngày hôm qua (Chủ Nhật 30/06/13) Đài Á Châu Tư Do chúng tôi đã hỏi chuyện anh Lê Thăng Long và ông Trân Duy Huỳnh, cha của anh Trần Huỳnh Duy Thức đang thọ án tù tại trại này. Anh Lê Thăng Long cho biết :
Tình hình theo tôi thì, tôi không liên lạc được nữa với anh em trong tù tôi chỉ nghe một số thông tin từ gia đình các anh em đang bị chặn từ xa không được vào trong khu đó cách khoảng 5 km…
Về phần Bác Huỳnh cha của anh Trần Huỳnh Duy Thức thì có ý kiến
Lúc 7giờ sáng nay có cái sự kiện là…Có nhiều nơi gọi là bạo động bạo loạn nhưng theo tôi chỉ là một cách phản đối yêu cầu trại giam có việc đối xử đúng hơn, nhân đạo hơn đối với tù nhân, thường phạm cũng như tù nhân chính trị hay lương tâm, không có sự đối xử hà khắc yêu cầu trại giam phải thực hiện các điều đó vì các điều đó có nằm trong luật.
Đối với sự kiện xảy ra hồi sáng nay thì dường như anh em có khống chế ông giám thị đại tá gì đó và yêu cầu trại giam giải quyết các yêu sách của anh em tù nhân, chưa biết nó sẽ được như thế nào. Riêng tôi nghĩ thì anh em, cũng làm một cách ôn hòa chứ không phải cái gì là bạo loạn, bạo động như một số các nơi dùng chữ có lẽ không hợp lý lắm tôi mong rằng mọi việc sẽ được giải quyết thỏa đáng cho hai bên.
…Cô lập khoảng 5km theo như người ta nói…gần đó khoảng 5km thì người ta không được tiếp cận vào…
***
'VN phải xem lại về nhân quyền' - BBC
Tiến sỹ Nguyễn Quang A bình luận về tình hình nhân quyền ở Việt Nam nhân việc Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Bấm Dự luật về nhân quyền đối với Việt Nam.
Dự luật HR 1897 đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam thông qua ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ cứng rắn hơn đối với Hà Nội trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo.
Dự luật này sẽ phải được đưa ra bỏ phiếu thông qua tại phiên họp chung của Hạ viện vào tháng 10/2013, sau đó chuyển qua cho Thượng viện xem xét.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội hôm thứ Bảy, 29/6/2013, Tiến sỹ Quang A cho rằng thành tích nhân quyền của chính quyền Việt Nam 'tồi đi rất nhiều' trong ít nhất ba năm trở lại đây.
Ông không cho rằng việc bắt bớ, câu lưu, sách nhiễu các bloggers và các nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền ở trong nước có thể làm suy giảm hoặc tắt đi tiếng nói của người dân và các giới này trong quá trình đấu tranh đòi cải thiện dân chủ.
Ông cũng phủ nhận quan điểm của nhà nghiên cứu nước ngoài về chính trị Việt Nam cho rằng bất cứ sự tác động, áp lực nào của quốc tế, đặc biệt là Phương Tây vào Việt Nam lúc này đều có thể tạo "tác động ngược" làm chính quyền ra tay cứng rắn hơn với phong trào dân chủ trong nước.
"Có thể khi người ta quẫn lên, người ta có thể tăng cường đàn áp hơn nữa, nhưng tôi nghĩ về dài hạn, chính kiến của các chính phủ khác trên thế giới dứt khoát phải có tác động với chính quyền Việt Nam," nguyên Viện trưởng viện phản biện chính sách độc lập IDS nói với BBC.
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử