lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Quốc Tế 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Việt Nam có gia nhập TPP được không?

Lê Thành Nhân (http://vietquoc.org/viet-nam-co-gia-nhap-tpp-duoc-khong/)

Theo những nguồn tin từ các cơ quan truyền thông quốc tế, trên các trang website chính thức của nhiều quốc gia đánh giá trên hai lãnh vực kinh tế và chính trị (chính trị lãnh đạo quân sự) thì Trung Cộng là một đại cường hung bạo. Với sự trỗi dậy của Trung Cộng, về kinh tế có tổng sản lượng quốc gia (GDP) đứng nhì thế giới, về chính trị thì độc tài hung hăng thường tạo ra những biến cố xâm lăng các nước láng giềng bất chấp luật lệ quốc tế. Đó là mối quan ngại cho hoà bình thế giới và thách thức vị thế siêu cường của Hoa Kỳ mà trước mắt là khu vực biển Đông và quần đảo Senkaku của Nhật Bản. Trước tình hình như vậy, Hoa Kỳ phải thực hiện những chiến lược nhằm ngăn chận mối họa Trung Cộng về kinh tế cũng như quân sự. Về kinh tế Hoa Kỳ đối đầu bằng cách thành lập TPP. Vậy TPP là gì, đối thủ của nó là ai, và Việt Nam có gia nhập TPP được hay không?

Các nhà nghiên cứu, bình luận tây phương và chính khách Hoa Kỳ cho rằng: đối thủ của Hoa Kỳ trong thế kỷ thứ 21 là Trung Cộng về kinh tế lẫn quân sự. Về kinh tế, Trung Cộng thành hình khối kinh tế Tự Do Mậu Dịch Trung Quốc-Đông Nam Á (China-Asian Free Trade Agreement) (1) viết tắt là CAFTA. Đây là khối kinh tế tự do mậu dịch lớn thứ ba trên thế giới, khởi đầu từ tháng 11/2002 tại Phnom Penh, Campuchia bởi 11 quốc gia trong khối ASIAN và Trung Cộng. Sau 8 năm đàm phán, CAFTA chính thức đi vào hoạt động vào tháng 1/2010. Hiện Trung Cộng đang mở thêm những cuộc đàm phán kinh tế tự do mậu dịch với Nam Hàn và Nhật Bản (2), và xa hơn nữa Trung Cộng ôm mộng thành lập khối tự do mậu dịch cho toàn Châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Free Trade Agreement), gọi tắt là APTA (3).

Kinh nghiệm lịch sử thế giới cho thấy, khi một nước lệ thuộc kinh tế vào một quốc gia khác thì sớm muộn chính trị cũng bị lệ thuộc và ngược lại. Hơn ai hết, Hoa kỳ rất sở trường về lãnh vực này, từ trước đến nay Hoa Kỳ luôn cho rằng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, dùng viện trợ kinh tế chinh phục rồi nhúng tay vào chuyển hướng chính trị. Việc xử dụng quân sự thường là lựa chọn thứ yếu, dù sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ đứng đầu thế giới.

Và Hoa Kỳ biết rằng Trung Cộng đang đi trên chiến lược dùng quyền lực mềm (kinh tế) đối với các nước ASIAN qua CAFTA, dĩ nhiên trong đó có Việt Nam, nhằm đưa cả khối này vào quỹ đạo chính trị của họ.

Trước tình hình anh ninh khu vực Đông Nam Á bị khiêu khích về quân sự và sự xâm lăng bằng quyền lực mềm của Trung Cộng, Hoa Kỳ bắt buộc phải có phản ứng để duy trì vị thế siêu cường của mình và để bảo vệ quyền lợi trên một vùng kinh tế đầy triển vọng, mà giới thương gia Mỹ cho đó là vùng đất vàng của thế kỷ 21.

Tháng 1 năm 2009, vừa mới nhậm chức Tổng Thống, mặc dù đang đối phó với nền kinh tế khủng hoảng, đang đối diện với cuộc chiến tranh chống khủng bố trên hai mặt trận Iraq và Afghanistan, Tổng Thống Barack Obama cấp tốc mở chiến lược xoay trục về Đông Nam Á bằng hai mặt, một là tăng cường lực lượng của Hạm Đội 7 Thái Bình Dương với những hàng không mẫu hạm tối tân nhất cùng ký kết nhiều hiệp ước an ninh với các quốc gia Đông Nam Á. Và thứ hai bắt tay thành lập Hiệp Hội Hợp Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) gọi tắt là TPP. Đây là hiệp hội các nước kinh tế có khả năng xuất khẩu hàng hóa sang các nước thành viên TPP không đóng thuế, hoặc thuế rất thấp gọi là Tự Do Mậu Dịch (Free Trade Agreement - FTA). Hiện nay các nước đang tham gia đàm phán TPP gồm Hoa Kỳ, Úc, Brunei, Canada, Peru, Chí Lợi, Mã Lai, Mễ Tây Cơ, New Zealand, Tân Gia Ba, Nhật Bản, Việt Nam. Nhìn trên bản đồ thế giới thấy các quốc gia này nằm hai bên bờ Thái Bình Dương nên gọi là Trans-Pacific (Xuyên-Thái Bình Dương).

 Trong các quốc gia tham gia TPP chỉ có duy nhất Việt Nam là quốc gia theo chế độ cộng sản, kinh tế nữa vời “đầu voi đuôi chuột” gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chính trị thì cai trị độc đảng toàn trị, vi phạm nhân quyền trầm trọng, đủ mọi thói hư tật xấu đối với chính trường quốc tế.

Theo dự kiến, đáng ra chương trình đàm phán TPP của Việt Nam đã kết thúc từ cuối năm 2013 sau chuyến đi của Trương Tấn Sang viếng Washington DC vừa qua. Nhưng đến nay Việt Nam chưa qua được các vòng đám phán nên vẫn kéo dài qua năm 2014. Nhiều người trong và nước đặt nghi vấn không biết Việt Nam trong năm nay có vào được TPP hay không?

Có hai lãnh vực để xét đoán Việt Nam có được gia nhập TPP năm nay hay không, đó là kinh tế và chính trị.

Theo tài liệu “Đàm Phán TPP và những Vấn Đề đối với Quốc Hội” (The Trans-Pacific-Parnership Negotiations and Issues for Congress) (4) thì việc đàm phán gia nhập TPP của các quốc gia có nền kinh tế thị trường và chính trị tự do dân chủ có những vấn đề tồn đọng trong việc đàm phán rất ít, đơn giản và dễ thông qua như xuất khẩu đường, thịt bò, nông phẩm... Có những quốc gia như Úc, Nhật Bản chỉ qua một vài vòng đàm phán là kết thúc, trở nên thành viên của TPP. Còn nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) thì đụng phải những vấn đề gai góc vô cùng nan giải trong việc gia nhập TPP.

Việt Nam và Hoa Kỳ có mậu dịch tăng nhanh từ 10 năm nay, đặc biệt là khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận và bình thường hóa thương mại (permanent normal trade relations) để Việt Nam được tham gia WTO năm 2006. Số mậu dịch giữa hai nước trong năm 2012 đến 24.9 tỉ Mỹ kim. Phần lớn Hoa Kỳ nhập hàng từ Việt Nam nhiều hơn bán hàng đến Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã gia nhập WTO nhưng vẫn còn bị đạo luật MFN (Most Favoured Nation) chi phối nên hàng nhập từ Việt Nam vào nước Mỹ trung bình bị đóng thuế 9.8%. Hầu hết hàng xuất từ Việt Nam đến Mỹ là hàng gia công may mặc như áo quần, dày dép và đồ thêu thùa. Hiện nay, số thâm thủng mậu dịch của Mỹ đối với Việt Nam là 15.9 tỉ Mỹ Kim. Như vậy quy chế tự do mậu dịch  (Free Trade Agreement) giữa Mỹ và Việt Nam chưa có. Nếu được gia nhập TPP, là cơ hội Việt Nam hưởng quy chế tự do mậu dịch đối với các quốc gia thành viên, trong đó có Hoa Kỳ.

Trên lãnh vực kinh tế, nhà nước Việt Nam đang đối diện với những khó khăn to lớn khi đàm phán gia nhập TPP như:

- Thứ nhất, Việt Nam nhìn quyền lợi trước mắt là hàng may mặc được bán vào Mỹ với thuế thấp nhất. Đó là hàng xuất khẩu chính mà Việt Nam cố đạt được trong vấn đề đàm phán TPP. Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang xử dụng những vật liệu “cắt/may” tại các nước không phải là thành viên của TPP (nói rõ hơn là mua vải/chỉ/máy may tại Trung Quốc). Trong khi các kỹ nghệ may mặc ở Hoa Kỳ áp lực Tổng Thống Obama trong vấn đề đám phán TPP là những vật liệu sản xuất hàng may mặc phải mua từ các nước thành viên TPP, nhất là Hoa Kỳ.   

Điều này, nhà bình luận Greg Rushford đã nêu ra trong bài “Thuật ngoại giao đã rồi của Obama đối với Việt Nam” đã nói thẳng ra rằng: “Trong các cuộc đàm phán thương mại TPP, nhân viên đàm phán Tòa Bạch Ốc đã vung tay há miệng quyết tâm bảo vệ ngành dệt may của Mỹđồng minh trung thành và đáng tin cậy của Tổng thống Obama đã từng ủng hộ ông trong hai cuộc chạy đua tổng thống thành công. Ưu tiên hàng đầu (cạnh tranh toàn cầu) của các công ty dệt may của Mỹ  là giới hạn hàng may mặc và dày dép của Việt Nam bán vào Mỹ trong thỏa thuận thương mại TPP.” (5)

- Thứ hai: Việt Nam báo cáo đã sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán tiếp cận thị trường song phương với Hoa Kỳ, nhưng đến khi các nhân viên đàm phán Hoa Kỳ giải thích cho thấy sự đề nghị của VN về cách thức xuất xứ vật liệu hàng dệt may xuất khẩu, nó xác định rằng không mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Đó là một trong những vấn đề trọng yếu liên quan đến lợi ích ngành nông nghiệp của Mỹ. Một thị trường hứa hẹn của Mỹ đối với các thành viên TPP. Cuộc đàm phán có tiến triển hay không tùy thuộc vào việc sửa đổi phía Việt Nam được chấp nhận của Hoa Kỳ.

- Thứ ba: Những mặt hàng về đồ biển (seafoods) chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đến nước Mỹ, Việt Nam hiện nay chưa được chấp nhận là một nước kinh tế thị trường (non-market economy), nên bị giới hạn và bị kiểm soát chặt chẽ đối với những mặt hàng xuất khẩu.

 - Thứ 4: Khi vào TPP, sự cạnh tranh được đặt trên căn bản kinh tế thị trường của những công ty kinh doanh tư nhân, hiện nay Việt Nam đang giữ 40% các công ty quốc doanh, điều này không được các thành viên TPP chấp nhận vì đó là sự cạnh tranh không công bằng (một bên được vốn nhà nước bảo trợ còn bên kia là của tư nhân).

 - Thứ năm: Muốn cạnh tranh kinh tế thì các công ty phải tôn trọng luật lao động quốc tế, muốn thế phải có công đoàn lao động độc lập để tranh đấu quyền lợi cho công nhân. Nay, tại Việt Nam, “Liên Đoàn Lao Động” là do đảng cộng sản thành lập dưới sự lãnh đạo của Mặt Trận Tổ Quốc là công cụ  đàn áp công nhân chứ không phải để bênh vực quyền lợi của công nhân. Mặt này không đủ tiêu chuẩn để trở thành thành viên của TPP.

 - Thứ sáu: Nạn tham nhũng (corruption) trầm trọng. Bảo vệ sản phẩm trí tuệ còn yếu kém nếu không muốn nói ở Việt Nam nạn sao chép lậu tràn lan không kiểm soát, và hiện nay Việt Nam nằm trong danh sách mà Hoa Kỳ chú ý về Luật Sản Phẩm Trí Tuệ (Intellectual Property Right’s watch list of United State). Những điều này là vật cản đường to lớn để gia nhập TPP.

 - Thứ bảy: Trong vấn đề đàm phán TPP, Quốc Hội Hoa Kỳ (lập pháp) trực tiếp liên hệ trong tiến trình đàm phán, cả hai (Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ) đều có uy quyền trên vấn đề đàm phán TPP đối với ngành hành pháp. Các dân biểu quốc hội Hoa Kỳ thường xuyên nhắc nhở TT Obama rằng Việt Nam muốn vào TPP phải thực thi cụ thể về nhân quyền. Cho nên, Tổng Thống Hoa Kỳ và đại sứ David Shear từng tuyên bố với quan chức nhà nước CSVN “Việt Nam cần thực thi nhân quyền nếu muốn gia nhập TPP.”

Bên cạnh những trở ngại to lớn nêu ra ở trên, còn những vấn đề quan trọng khác liên quan đến vấn đề Việt Nam gia nhập TPP: Chắc chắn rằng chính quyền Hoa Kỳ rất quan ngại chuyến viếng thăm của Trương Tấn Sang gặp Tập Cận Bình vào tháng 6/2013 đã ký những điều khoản ràng buộc có liên hệ đến khối Tự Do Mậu Dịch China-ASIAN (CAFTA) như nói ở trên. Tình báo Hoa Kỳ không khỏi báo cáo đến tình trạng CSVN đi chân hai hàng từ chính trị đến kinh tế để duy trì quyền lực. Đây là hành động ranh ma của CSVN mà Mỹ phải mềm dẻo (flexible) đối phó. Thêm nữa, hiện nay thế lực kinh tế của Trung Cộng bao trùm Việt Nam,  họ cầm đầu bao nhiêu cơ sở thương mại, bao nhiêu công trình và dự án đầu tư... Nếu Việt Nam vào TPP thì sẽ biến thành nơi xuất khẩu hàng hóa Trung Cộng dán nhãn hiệu “made in Vietnam” để xuất khẩu đến các thành viên TPP miễn thuế hoặc thuế rất thấp.

Qua những trở ngại như trên, khách quan và công bằng mà xét, nếu Việt Nam còn dưới chế độ độc tài cộng sản thì sẽ không bao giờ đủ điều kiện gia nhập TPP. Còn nếu để CSVN sửa đổi để đạt tiêu chuẩn vào TPP thì chẳng bao giờ có! Vì tham nhũng trong chế độ CSVN bây giờ đã thành cố tật bám sâu vào hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương. Các công ty quốc doanh không thể biến thành tư nhân trong một thời gian ngắn. Công đoàn lao động độc lập khó thành lập vì nó sẽ là cái búa để đập nát chế độ. Nếu nhân quyền được tôn trọng thì các đoàn thể đấu tranh nổi lên đòi tự do dân chủ...

 Vậy thì nhà nước Việt nam có vào được TPP không, xét về quan điểm chính trị?

Nếu Hoa Kỳ không cho Việt Nam vào TPP để kiếm sống thì chẳng khác gì đẩy nhà nước CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào quỹ đạo China-ASIAN (CAFTA), tạo điều kiện cho Trung Cộng nhanh chóng thanh toán Việt Nam về cả hai mặt kinh tế và chính trị. Việt Nam có một vị trí chiến lược then chốt ở Biển Đông trong việc đối đầu với Trung Cộng trước thế kỷ thứ 21, và là một vị thế chiến lược tối quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ đối với các nước Châu Á-Thái Bình Dương (TPP) mà tổng sản lượng mậu dịch hơn 1532 tỉ Mỹ kim/2012, và có khả năng tăng vọt không ngừng trong tương lai vì đây là những quốc gia đang phát triển. Do đó, Hoa Kỳ đang “tranh thủ” vị trí chiến lược này. Đó là lý do chính trị duy nhất mà Hoa Kỳ chấp nhận cho Việt Nam vào TPP, để  từng bước cho Việt Nam có điều kiện tiếp cận, dần dà uốn nắn CSVN đi vào quỷ đạo có lợi cho phe chống Trung Quốc.

Một lần nữa dân tộc ta đang ở trong một vòng xoắn trầm luân, vận nước giờ đây quá suy nhược, dân cùng lực kiệt bởi đại họa cộng sản quá tồi tệ và kéo dài quá lâu, đất nước chậm tiến lạc hậu, xã hội tận cùng tha hóa và biến dạng, lại bị rình mò xâu xé bởi các thế lực quốc tế... Nhìn chung, trong thế kỷ thứ 21 đất nước Việt Nam lại rơi vào trọng điểm tranh chấp của các cường lực quốc tế.

Dân tộc Việt Nam đang đối diện với những vấn đề sinh tử, nội thù CSVN bán nước cầu vinh, ngoại thù Trung Cộng xâm lược hung bạo, và nạn tranh chấp của các cường lực trên đất nước ta. Dân tộc cần phải ưu tiên giải quyết đại họa cộng sản, từ đó mới nắm chủ quyền đất nước đoàn kết toàn dân chống ngoại xâm, và đủ tư thế mặc cả với quốc tế sao cho có lợi cho dân tộc mà cũng sòng phẳng về bang giao quốc tế.

Cho đến nay, đồng bào Việt Nam và cả đảng viên cộng sản chắc chắn đã nhận ra rằng đảng CSVN đã hoàn toàn mất khả năng và tư cách lãnh đạo đất nước và bảo vệ tổ quốc. Sự hiện diện của họ trong guồng máy cai trị Việt Nam chỉ tăng thêm tội ác của họ đối với tổ quốc và dân tộc mà đồng bào thường gán cho tội “phản dân bán nước”. Tiếc thay, siêu cường chỉ nhìn đến quyền lợi, tạo điều kiện cho CSVN đu dây tồn tại, mà TPP là sợi dây khá tốt.

Người dân trong nước quan tâm đến vấn đề TPP là dễ hiểu, vì họ tin rằng Việt Nam vào TPP thì đời sống sẽ khấm khá hơn... bao tử đòi hỏi “chén cơm, lon gạo” là điều họ ưu tư và ám ảnh trong giấc ngủ. Còn CSVN vào TPP thì các quan chức cộng sản giàu hơn, lớp tư bản đỏ tăng nhanh. Lại còn khoe thành tích “đảng ta” vào TPP đang đi với Mỹ để ru ngủ người dân nhằm tiếp tục duy trì quyền lực.

Vấn đề Việt Nam vào TPP hay không đối với dân tộc Việt Nam không phải là vấn đề hệ trọng. Mà hệ trọng nhất là giải thể chế độ độc tài thống trị của đảng CSVN. Khi nào còn chế độ CSVN cai trị, thì dù có 10 TPP cũng không cứu được nền kinh tế Việt Nam. Và người dân Việt Nam chống quân Trung Cộng xâm lược sẽ bị bọn “phản dân, bán nước” đàn áp, đánh đập, tù đày thật dã man như chúng ta đã từng chứng kiến từ trước đến nay.

Lịch sử Việt Nam từng là một bài học cho dân tộc Việt Nam, cuộc chiến tranh 25 năm do CSVN chủ xướng là một bài học cho con dân nước Việt. Việt Nam đang cần một lực lượng dân tộc tâm thành, trí lược để đưa đất nước thoát ra những vòng xoắn trầm luân hiện nay. Có như thế, tương lai dân tộc mới phát khởi, thế hệ mai sau mới hiên ngang, ngửng mặt cùng các quốc gia Á-Âu-Mỹ-Phi trên địa cầu.

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
 21 tháng 02, 2014

====
(1)  http://fta.mofcom.gov.cn/topic/chinaasean.shtml
(2) http://fta.mofcom.gov.cn/.../chinarihennews/201308/13257_1.html
(3) http://fta.mofcom.gov.cn/topic/enpacific.shtml
(4) https://www.fas.org/sgp/crs/row/R42694.pdf
(5) http://vietquoc.org/12084/

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site