lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Quốc Tế 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Tổng Hợp Tin Tức UKRAINE Ngày 08.3.2014

Huu Dinh Nguyen (tổng hợp); TLYT (hiệu đính và trình bày)

Ukraina phản công trong cuộc chiến tuyên truyền

ukraina, putin go home, russia force go home, stop war

Dân Ukraina biểu tình trước Tòa Đại sứ Nga ở Kyiv, 7/3/14

07.03.2014

KYIV, UKRAINE — Truyền thông do Điện Kremlin kiểm soát đã phát động một cuộc chiến thông tin để biện minh cho việc Nga chiếm Crimea. Tuy nhiên, Thông tín viên VOA Jamie Dettmer tường trình rằng dần dần Ukraina đang tổ chức để chống lại những lập luận của Moscow về những biến cố vừa qua.

Khi các binh sĩ Nga chiếm bán đảo Crimea của Ukraina trong tuần trước, Moscow phát động một chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ để biện minh cho sự can thiệp của Nga.

Nga tuyên bố quân đội Nga được triễn khai để bảo vệ người gốc Nga và cáo buộc các phần tử Tân Quốc xã và cực đoan đã lật đổ Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych, một đồng minh của Nga mà sự ra đi khiến cho Nga can thiệp quân sự vào Ukraina.

Trong lúc phải ứng phó với những diễn biến sau cuộc cách mạng, chính phủ lâm thời Ukraina không có những nguồn lực truyền thông để chống lại điều Ukraina gọi là những tin tức sai lạc của Nga về những sự kiện xảy ra - hầu hết những vị bộ trưởng mới không có các viên chức lo về báo chí.

Tuy nhiên người dân bình thường Ukraina đang ra sức chống lại những sự tuyên truyền của các hãng tin do điện Kremli kiểm soát.

Một phần của sự đối kháng này diễn ra tại Khách sạn Ukraina ở Kyiv, nơi một trung tâm báo chí về cuộc khủng hoảng được một nhóm các chuyên viên tư nhân về giao tế công cộng Ukraina thành lập.

Bà Frolova Alina, giám đốc điều hành của công ty giao tế công cộng, giải thích:

“Khi binh sĩ Nga bắt đầu xâm chiếm, tất cả chúng tôi ai nấy đều bị sốc và chúng tôi hiểu được rằng chính phủ của chúng tôi quá non trẻ. Chính phủ có một số vấn đề lớn lao và không có thì giờ để ý đến việc dùng thông tin để bảo vệ Ukraina. Và chúng tôi bắt đầu liên lạc với nhau và  nói rằng chúng tôi cần phải làm cái gì đó để bảo vệ Ukraina và đưa ra những thông tin độc lập, đáng tin cậy, đưa ra quan điểm của chúng tôi.”

Bà Frolova cho biết trung tâm không do chính phủ tài trợ:

“Đây hoàn toàn là việc tình nguyện của tất cả mọi người làm việc tại đây, và đây chỉ là những người chuyên môn về giao tế công động, quảng cáo, thông tin và quan hệ quốc tế.”

Trung tâm khủng hoảng này không đưa ra những sự trình bày riêng của mình về các tin tức. Thay vào đó, nơi này là một diễn đàn cho các chính trị gia Ukraina, các nhà hoạt động, các doanh nhân và các giới chức quốc tế đến thăm, tổ chức những cuộc họp báo.

Những gì họ phát biểu được tường trình trong các thông cáo báo chí và trên trang Facebook cũng như Twitter của trung tâm.

Trong tuần này, Bộ ngoại giao Mỹ chỉ trích những luận điệu tuyên truyền của Moscow. Họ nói rằng “thế giới chưa từng thấy những chuyện hoang tưởng của Nga kể từ khi nhà văn  Dostoyevsky viết truyện. Công thức 2 lần 2 là 5 không phải là không hấp dẫn.”

Anh Sviatuslav Yurash, 18 tuổi, đồng ý với những nhận xét của Bộ Ngoại giao Mỹ. Anh là một trong nhiều người Ukraina tìm cách sử dụng Internet để phản công lại truyền thông Nga.

Trang mạng của anh có tên là EuroMaidanPR được thành lập vào tháng 1 năm nay để ghi nhận tin tức về những cuộc biểu tình chống Tổng thống Yanukovych. Tuy nhiên, hiện nay anh và các bạn chú trọng đến Crimea và việc đối đầu với Nga. Anh nói:

“Chúng tôi đang cố gắng cung cấp nhiều dữ kiện để làm nổi bật sự thật đàng sau những gì thực sự xảy ra tại miền Đông, miền Nam và tại Crimea.”

Trang mạng của anh Yurash đã nhanh chóng phản bác những luận điệu của Moscow trước đây trong tuần là hàng chục ngàn người gốc Nga đã rời khỏi Ukraina. Anh đưa ra việc một nữ xướng ngôn viên của đài truyền hình 'Nước Nga Ngày Nay' đã quyết định không làm việc cho đài truyền hình này nữa.

“Nga đã bắt đầu một chiến dịch nói láo trắng trợn. Chúng tôi hiện có tin là một trong những người chủ trì chương trình tin tức đã bỏ việc vì không thể chịu nổi việc nói láo quá nhiều.”

Trong lúc những mối căng thẳng dâng cao tại Crimea, cuộc chiến tuyên truyền này chắc chắn cũng sẽ gia tăng cường độ.

russia force go home

Những tay súng mặc quân phục không có phù hiệu quốc gia tuần tra gần một căn cứ quân sự ở làng Perevalnoye bên ngoài Simferopol, ngày 6/3/2014.

***

Cái giá của Putin
Lịch sử có lúc là những trò đùa thật đắng cay

ukraina

Ngày 19 tháng 2 năm 1954, đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao của Liên Xô đã ký quyết định chuyển giao bán đảo Crimea từ tay Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Nga cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Ukraine. Chẳng ai phiền lòng vì dù ở tay Nga hay trong tay Ukraine thì nó cũng thuộc về đại gia đình Liên bang Xô viết.

Đúng 60 năm sau, những ngày cuối tháng 2 năm 2014, Crimea đã trở thành nguyên nhân cho một cuộc khủng hoảng mang nặng màu sắc địa chính trị.

Nga đã đưa 6000 thủy quân lục chiến vào bán đảo này, và tước quyền kiểm soát từ chính phủ Ukraine. Những gì sẽ diễn ra vào những ngày sắp tới thì không ai có thể đoán được. Sát nhập bán đảo Crimea về lại lãnh thổ Nga, hay dùng nó như một điều kiện ràng buộc để thương lượng với Ukraine.

Không còn nghi ngờ gì. Nga đã vi phạm thô bạo luật pháp và công ước quốc tế. Nga cũng vi phạm vào điều khoản quan trọng của hiệp định đã đưọc ký giữa hai quốc gia: Nga phải tôn trọng và bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine thay bằng Ukraine nhường toàn bộ kho vũ khí nguyên tử của Liên Xô cũ cho Nga sử dụng.  

Với người Mỹ và với toàn thế giới, đây là một hành vi rất đáng tiếc. Sự cố này lẽ ra có thể giải quyết ôn hòa qua con đường ngoại giao mà không cần phải dùng đến sức mạnh quân sự.

Nếu Nga chiếm một phần lãnh thổ của Ukraine mà không bị trừng phạt, thì những cường quốc khác như Trung Quốc cũng sẽ làm như vậy.

Cả thế giới đang phải đối mặt với một thử thách. Những thông điệp của cộng đồng quốc tế gởi đến cho Putin hẳn rằng phải mạnh mẽ, cứng rắn và rõ ràng.  

Tổng thống Obama đã tuyên bố hủy bỏ toàn bộ hội nghị thượng đỉnh G-8 ở Sochi vào tháng Sáu này. Các lãnh đạo của Canada, Anh, Pháp cũng làm như vậy. Có lẽ người ta cũng bàn đến việc khai trừ Nga ra khỏi nhóm G-8. Lưu ý rằng G-8 được sáng tạo ra như một cử chỉ danh dự ưu đãi ban tặng cho cho nước Nga hậu cộng sản.  

Vào thế kỷ này mà ỷ vào sức mạnh quân sự thì khó mà giải quyết được mọi vấn đề. Chi phí quân sự của Nga gấp 18 lần so với Ukraine. Rồi đây, NATO sẽ khởi động lại kế hoạch hệ thống tên lửa đạn đạo dự trù đặt tại Ba Lan đã bị hủy bỏ do tôn trọng ý kiến của Putin cách đây vài năm.

Về măt kinh tế, Mỹ và Liên hiệp Châu Âu có thể mở một cuộc cấm vận đặc biệt nhằm vào những nhân vật chịu trách nhiệm cho hành động xâm lăng này.   

Mỹ không thể làm được gì để cản ngăn những hành động của Putin, nhưng Mỹ có thể ngồi lại cùng với những đồng minh để đưa ra một thảm họa chiến lược dành cho ông ta.

Rõ ràng, Ukraine đã không còn nằm trong quỹ đạo của Nga. Nhiều thế hệ người Ukraine chưa quên những tháng ngày đen tối thời Liên bang Xô viết. Những quốc gia châu Âu đang có mối quan hệ mật thiết với Nga, nay bỗng phải giật mình nghĩ lại. Đến cả Trung Quốc nước láng giềng có cùng biên giới trên 4000 km cũng phải xem xét lại mối quan hệ ngờ vực này.

Còn những người dân Nga sẽ nhìn Putin như thế nào? Một kẻ độc tài, độc đoán, độc ác. Tất nhiên Putin chẳng bao giờ muốn điều này.  

Bán đảo Crimea có 60% dân số nói tiếng Nga, nhưng 40% còn lại rừng rực trong lòng một mối căm hờn. Hãy nhớ Crimea là một miền đất nối dài của dải Kavkaz. Nơi đây người Nga đã từng vật lộn trong đau thương với những tay súng thiện chiến Hồi giáo. 

Trước mắt Putin đang có vẻ như giành được thế công trên bàn cờ quốc tế. Nhưng về lâu dài thì cái giá mà Putin phải trả sẽ là rất đắt.

 March 3, 2014
© Trần Hồng Tâm

***

Ottawa triệu hồi Đại sứ Canada tại Nga

canada, russia

Tổng thống Mỹ Barack Obama, hôm thứ Bảy 01/03, đã tham khảo các nhà lãnh đạo Pháp và Canada về cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Tuyên bố của Tòa Bạch Ốc cho biết, trong các cuộc điện đàm riêng rẽ với Tổng thống Pháp Francois Holland và Thủ tướng Canada Stephen Harper, ba nhà lãnh đạo đã đồng ý rằng, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine phải được tôn trọng, đồng thời bày tỏ quan ngại về sự can thiệp của Nga vào Ukraine.

Cùng ngày, sau phiên họp nội các khẩn cấp, Thủ tướng Harper đã lên án hành động can thiệp vào Ukraine của Nga.

Ông Harper cho biết, Canada đã đình chỉ mọi công tác chuẩn bị tham dự Hội nghị thượng đỉnh G8, dự trù diễn ra tại thành phố Sochi của Nga vào tháng Sáu đồng thời triệu hồi đại sứ Canada tại Moscow về nước để tham vấn.

Ông Harper cho biết Canada ủng hộ việc cử quan sát viên quốc tế của Liên Hiệp Quốc và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đến Ukraine để hòa giải. Thủ tướng Harper nói chính phủ Bảo thủ sẽ tham dự các cuộc thảo luận về vấn đề viện trợ cho Ukraine.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các quốc gia G-7 và các đồng minh khác”, Thủ tướng Harper phát biểu. ” Nếu Tổng thống Putin tiếp tục can thiệp vào nội bộ Ukraine, hành động này sẽ gây phương hại đến mối quan hệ song phương giữa Canada và Nga”.

Canada đã chính thức công nhận tân chính phủ Ukraine. Hôm thứ Sáu 28/02, Bộ trưởng Ngoại giao John Baird đã tiếp xúc với tân chính phủ tại Kiev.

Trong thời gian hai tháng vừa qua, Canada đã ban hành lệnh cấm nhập cảnh và phong tỏa các tài sản các viên chức chính phủ dưới thời Tổng thống Viktor Yanukovych đã có các hành động vi phạm nhân quyền.

Ngoài cuộc điện đàm với ông Obama vào ngày thứ Bảy tuần trước, ông Harper cũng đã thảo luận với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron về vấn đề Ukraine.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 1.2 triệu người Ukraine định cư tại Canada.

***

Crimea bỏ phiếu về việc gia nhập Nga: Dân không được chọn "KHÔNG"

ukraina, russia, criméa

Kiev Post cho rằng, thực tế các cử tri Crimea có 2 lựa chọn về việc gia nhập Nga: "Có, ngay bây giờ" và "Có, sau này".

Mới đây, tờ Kiev Post đã đăng tải hình ảnh mẫu lá phiếu trưng cầu dân ý của Crimea, do Quốc hội Crimea công bố, về vị thế của nước cộng hoà tự trị này. Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 16/3.

Theo đó, các cử tri chỉ có quyền được đánh dấu vào một trong 2 ô lựa chọn:

"Bạn có ủng hộ Crimea gia nhập Liên bang Nga như là một thực thể?" và "Bạn có ủng hộ việc khôi phục lại Hiến pháp Crimea năm 1992 và quy chế Crimea như là một phần của Ukraine? (Hiến pháp năm 1992 tuyên bố Crimea là một quốc gia độc lập).

Những câu hỏi này được viết bằng 3 thứ tiếng: Tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng của người Hồi giáo Tatar - là 3 ngôn ngữ đang được sử dụng trên tại đây. Phiếu này cũng ghi rõ bằng cả 3 thứ tiếng rằng, bất cứ lá phiếu đánh dấu vào cả 2 lựa chọn đều sẽ không có giá trị.

Kiev Post cho rằng, các cử tri Ukraine ở Crimea thực tế có 2 lựa chọn: gia nhập Nga ngay lập tức hay tuyên bố độc lập và sau đó sát nhập vào Nga. Sự lựa chọn chỉ là : "Có, ngay bây giờ", hay "Có, sau này". Và vì thế, bỏ phiếu "Không" không phải là một lựa chọn.

Trả lời phỏng vấn tờ này, ông Volodymyr Yavorkiy, một thành viên của nhóm nhân quyền Kharkiv mạnh mẽ chỉ trích cuộc bỏ phiếu: "Không có lựa chọn "Không". Họ không đếm số phiếu bầu mà chỉ là lựa chọn câu hỏi nào nhận được nhiều phiếu bầu hơn... Thêm vào đó, câu hỏi đầu tiên là về việc Crimea gia nhập Nga, câu hỏi thứ hai là về việc tuyên bố độc lập rồi gia nhập Nga. Nói một cách khác, chẳng có gì khác biệt cả". Ông này cho rằng thực tế là không hề có sự lựa chọn nào: "Kết quả đã rõ ràng".

Ông Mykhailo Malyshev, Chủ nhiệm Uỷ ban phụ trách trưng cầu dân ý của Quốc hội Crimea cho biết sẽ có 1.250 điểm bỏ phiếu, có thể sẽ được trang bị camera, trong ngày bỏ phiếu tại Crimea. Khoảng 2,5 triệu lá phiếu sẽ được in. Tuy nhiên, theo số liệu từ Uỷ ban bầu cử Trung ương Ukraine vào ngày 28/2, sẽ chỉ có khoảng hơn 1,5 triệu cử tri ở Crimea.

Trước hành động này của Crimea, Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksandr Turchynov đã bác bỏ cuộc trưng cầu dân ý và cáo buộc đây là hành động vi hiến, bất hợp pháp.

***

"Lính Nga" rút khỏi căn cứ không quân vừa chiếm giữ của Ukraine

russia force go home

Một nhóm binh sĩ không mang phù hiệu được cho là lính Nga tại Perevalnoye ngày 2/3.

Sau khi không thể yêu cầu các binh sĩ Ukraine đầu hàng, nhóm "lính Nga" đã rút khỏi căn cứ vừa chiếm giữ ở Crimea.

Tờ Time đưa tin tối hôm qua (7/3 - theo giờ địa phương), một nhóm binh sĩ vũ trang được cho là lính Nga đã tấn công bất ngờ vào một căn cứ quân sự của Ukraine tại Crimea và chiếm giữ một phần căn cứ này. Tuy nhiên, họ đã rút lui sau khi thất bại trong cuộc thương lượng yêu cầu các quân nhân tại căn cứ đầu hàng.

Cụ thể, ngay chập tối ngày 7/3, nhóm lính Nga đã bất ngờ lái một chiếc xe tải húc vào cổng căn cứ và lao vào phía trong. Trong vòng 2 tiếng đồng hồ, nhóm binh sĩ này đã chiếm giữ được một phần căn cứ không quân Ukraine ở Sevastopol (Crimea). Thế nhưng, sau khi thương lượng với các binh sĩ trong căn cứ không thành công, nhóm lính Nga đã rút lui trước nửa đêm.

"Hiện tại, căn cứ đã hoàn toàn trở lại tầm kiểm soát của các lực lượng vũ trang Ukraine" - Một người phát ngôn giấu tên của Bộ Quốc phòng Ukraine nói, đồng thời cho biết một nhóm người thân Nga mặc trang phục dân sự, mang vũ khí vẫn có mặt xung quanh khu vực căn cứ, còn 2 chiếc xe tải quân sự húc vào cổng vào căn cứ đã rời khỏi cùng với những binh sĩ đã tham gia vào cuộc tấn công.

Cũng theo người phát ngôn này, một nhóm phóng viên của một hãng truyền hình Ukraine đã bị đánh thậm tệ bởi những người canh gác vòng ngoài của căn cứ khi các binh sĩ Nga cố gắng chiếm giữ nó.

"Một vài phóng viên hiện vẫn mất tích. Chúng tôi đang cố gắng tìm kiếm họ" - Ông này nói.

Đại tá Viktor Kukharchenko, chỉ huy phó một căn cứ không quân khác gần đó nói với tờ Time rằng không có tiếng súng nào nổ ra trong suốt cuộc tấn công. Kukharchenko cũng khẳng định không có binh sĩ Ukraine nào đầu hàng.

Tờ Time nhận định, bằng việc dùng xe quân sự xông vào cổng căn cứ quân sự của Ukraine, các lực lượng Nga cho thấy dấu hiệu leo thang của một cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine tại Crimea, dễ dẫn tới một cuộc chiến tranh quy mô toàn diện và khó tránh đổ máu. Hiện vẫn chưa rõ tại sao nhóm binh sĩ Nga lại rút lui.

Vào thời điểm cuộc tấn công xảy ra, có khoảng 100 binh sĩ Ukraine trong căn cứ. Đây là nơi đặt trung tâm chỉ huy các hệ thống phòng không ở Crimea. Kukharchenko cho biết nhóm lính tham gia chiếm giữ căn cứ là những binh sĩ không đeo phù hiệu.

Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin đã lên tiếng phủ nhận việc quân đội Nga xuất hiện xung quanh các căn cứ của Ukraine kể từ cuối tháng 2, mặc dù theo phía Ukraine, các xe quân sự của lực lượng chiếm giữ có biển đăng ký của Nga và một số các sĩ quan nói với các phóng viên rằng họ từ Nga đến.

***

Ukraine: Nga sắp bố trí nhiều hệ thống phòng không ở Crimea

russia force

Tờ Kyiv Post dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Yevhen Perebyinis cho hay các binh sĩ Nga đang chuẩn bị lắp đặt các hệ thống phòng không trên bán đảo Crimea.

"Theo thông báo của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành pháp Ukraine, trong vòng 24 giờ qua, các lực lượng vũ trang Nga đã có hành động sắp xếp lực lượng và các binh sĩ Nga đang chuẩn bị lắp đặt nhiều hệ thống phòng không trên bán đảo, trong đó bao gồm cả những tiểu đoàn tên lửa của Lực lượng vũ trang Ukraine mà Nga đang có kế hoạch chiếm dụng". Ông Yevhen nói.

Cũng theo ông Yevhen, việc phong tỏa các căn cứ quân sự của Lực lượng vũ trang và Lự lượng biên phòng Ukraine vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó, công việc kiểm tra của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tại Ukraine đang bị cản trở.

russia force, buk

Buk là một trong những hệ thống phòng không tầm trung di động hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Trước đó, ngày 4/3, Đài tiếng nói nước Nga dẫn thông tin từ người phát ngôn chính quyền Crimea cho hay 3 đơn vị phòng không của Ukraine trên bán đảo này đã đứng về phía chính quyền.

Cụ thể là các đơn vị phòng không tên lửa số 50, 55, và 147 được quân đội Ukraine điều động tại các thành phố Evpatoria, Feodosia và Fiolenta. Hiện hơn có hơn 700 binh sĩ và sĩ quan đang phục vụ cho các đơn vị này.

“Các đơn vị phòng không ngả theo chính quyền Crimea được trang bị hơn 20 hệ thống tên lửa Buk và hơn 30 hệ thống tên lửa S-300 PS”, nguồn tin này cho hay.

Trong một diễn biến liên quan khác, Tổ chức OSCE đã tới Ukraine để bắt đầu chương trình làm việc từ ngày 5-12/3.

Theo lịch, phái bộ này sẽ có các cuộc viếng thăm các cơ sở quân sự của các Lực lượng vũ trang Ukraine, Hạm đội Biển Đen của Nga đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa tự trị Crimea. Mục đích của cuộc kiểm tra này được cho là để "bóc mẽ" việc Nga che giấu lực lượng đã triển khai ở Crimea mà không thuộc biên chế Hạm đội Biển Đen.

***

Căng thẳng Ukraine: Mỹ điều khu trục hạm tên lửa tới Biển Đen

uss truxtun

USS Truxtun, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ đang trên đường tới Biển Đen.

Quân đội Mỹ khẳng định đây là đợt triển khai theo lộ trình đã được lên kế hoạch từ trước khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine diễn ra.

Thông báo được đưa ra sau khi Lầu Năm Góc tiết lộ kế hoạch triển khai nhiều hơn các máy bay chiến đấu tham gia nhiệm vụ tuần tra của NATO trên biển Baltic, nhằm trấn an các đồng minh của Mỹ đang cảm thấy lo ngại về việc Nga chiếm giữ bán đảo Crimea.

Hải quân Mỹ cho biết tàu khu trục USS Truxtun đã rời Hy Lạp hôm thứ Năm (6/3) để lên đường tới Biển Đen và sẽ tham gia nhiệm vụ huấn luyện với hải quân Romania và Bulgaria.

Theo thông báo của Hải quân Mỹ: "Khi ở Biển Đen, con tàu sẽ tiến hành một chuyến thăm cảng và theo kế hoạch trước đó, nó sẽ tập trận cùng các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực. Các hoạt động của tàu Truxtun tại Biển Đen đã được lên kế hoạch từ trước".

uss truxtun

Pháo hạm Mk45 trên tàu USS Truxtun khai hỏa trong một cuộc tập trận

Trước đó, hôm thứ Tư (5/3), tờ Hurriyet Daily News đưa tin chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận rằng họ cho phép tàu chiến của Hải quân Mỹ đi qua eo biển Bosphorus, lối vào duy nhất dẫn tới Biển Đen. Một số nguồn tin từ Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ con tàu được triển khai đến không phải là tàu sân bay hạt nhân USS George H.W. Bush như một số nguồn đưa tin bởi USS George H.W. Bush có trọng tải quá lớn, vượt quá yêu cầu của Hiệp định Montreaux về eo biển.

USS Truxtun là tàu khu trục lớp Arleigh Burke, có lượng giãn nước 9.200 tấn. Con tàu được đưa vào phục vụ trong Hải quân Mỹ từ năm 2009. USS Truxtun mang theo 300 thủy thủ, con tàu là một phần trong nhóm tác chiến tàu sân bay đã rời Mỹ từ giữa tháng 2 theo một đợt triển khai.

***

Chiến đấu cơ F-16 và lính Mỹ xuất hiện sát Ukraine

usa, f16 falcon

Máy bay chiến đấu Mỹ, Ba Lan ở căn cứ không quân Lask

Ba Lan yêu cầu Mỹ tăng cường triển khai máy bay chiến đấu và quân nhân đến nước này sau khi Nga can thiệp vào Ukraine.

Chiều 6/3, Bộ Quốc phòng Ba Lan xác nhận, tuần tới, Mỹ sẽ cử 12 máy bay chiến đấu F-16 và 300 quân nhân đến Ba Lan để huấn luyện nhằm đối phó với tình hình ở Ukraine. Cuộc huấn luyện sẽ diễn ra ở căn cứ không quân Lask, miền trung Ba Lan, nước láng giềng của Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak cho biết, quy mô dự kiến ban đầu của cuộc huấn luyện này ban đầu nhỏ hơn nhiều, và chỉ huy động các máy bay vận tải. Cũng theo ông Siemoniak, chính Ba Lan đã yêu cầu tăng quy mô cuộc huấn luyện sau khi Nga can thiệp vào Ukraine.

Xuất hiện bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan trong một cuộc họp báo, Đại sứ Mỹ tại nước này, Stephen Mull nói “Khi đối mặt với một thách thức an ninh nghiêm trọng như vậy, chúng tôi cần trấn an các đồng minh rằng các cam kết đảm bảo an ninh của chúng tôi vẫn có hiệu lực”.

Thông báo của Mỹ về việc đưa F-16 đến Ba Lan được đưa ra sau khi Washington đã điều thêm 6 chiến đấu cơ F-15 đến Lithuania.

Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Juozas Olekas đã xác nhận tin này với báo giới. Ông cũng cho biết, động thái này nhằm đáp trả “hành động xâm lược của Nga vào Ukraine, cũng như việc Nga gia tăng các hoạt động quân sự ở Kaliningrad, vùng lãnh thổ Nga có biên giới với Ba Lan và Lithuania.

***

Vì sao Mỹ không điều động Hạm đội 6 tới Ukraine để chặn Nga?

usa, uss force, forced

Hạm đội 6 của Mỹ là một lực lượng đáng kể nhưng để triển khai trong một hành động quân sự tới Ukraine thì hoàn toàn không đơn giản.

Cho dù tối hậu thư buộc Ukraine đầu hàng từ Moscow chỉ là một đòn “tâm lý chiến” nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Nga sẽ khoanh tay đối với Ukraine, đặc biệt là bán đảo Crimea nơi Hạm đội biển Đen đã đóng quân được 231 năm. Câu hỏi đang được dư luận thế giới quan tâm là Mỹ-NATO sẽ làm gì nếu Moscow thực sự động binh với Ukraine?

Mạnh miệng nhưng tay run

Kể từ khi bất ổn chính trị tại Ukraine diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp, Mỹ vẫn liên tiếp đưa ra những cảnh báo mạnh mẽ tới Moscow về ý định can thiệp quân sự vào Ukraine. Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố “Nga sẽ phải trả giá đắt nếu có bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào vào Ukraine”.

Không lâu sau tuyên bố của Nhà Trắng, Tổng thống Nga Putin đã được sự cho phép của Duma Quốc gia để tiến hành các hành động cần thiết nhằm bảo vệ những người dân nói tiếng Nga tại Crimea. Cảnh báo của Washington hoàn toàn không có sức nặng đối với Moscow. Simon Tisdall, biên tập viên của tờ The Guardian (Anh) nhận định “Tổng thống Mỹ đã không xác định một cách rõ ràng về những cái giá mà Moscow phải trả. Người đứng đầu Nhà Trắng đang ở vào tình thế tiến thoãi lưỡng nan mà Mỹ và các đồng minh đang phải đối mặt”.

Một viễn cảnh được nêu ra là Mỹ, Anh hoặc Pháp có thể triển khai số lượng lớn lực lượng chiến đấu có kinh nghiệm nhằm phản ứng lại một cuộc tấn công của Nga vào Crimea, nhưng đây là điều hoàn toàn không khả thi. Moscow chắc chắn đã nhìn thấy được vấn đề này và rất khó có thách thức như vậy đối với họ, tương tự như những gì đã xảy ra ở Gruzia.

barack obama

Người đứng đầu Nhà Trắng đang ở thế "tiến thoái lưỡng nan" đối với một phản ứng nào đó nếu Nga can thiệp quân sự vào Crimea.

Michael Crowley, một phóng viên cao cấp của tạp chí The Time nhận định “Nga còn nắm trong tay một công cụ quyền lực quan trọng là kinh tế, Nga hiện đang là một trong những nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Châu Âu đang dần phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Moscow. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, liệu họ có mạo hiểm lợi ích kinh tế của mình đối với Moscow?”

Tình hình đối với nước Mỹ thậm chí còn tồi tệ hơn, thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng, nền kinh tế lớn nhất thế giới đang vật lộn với những khó khăn nội bộ nên Ukraine khó lòng là một ưu tiên hàng đầu của họ.

Khó có thể triển khai quân tới Ukraine

Simon Tisdall bình luận thêm, ngay cả khi Mỹ muốn theo đuổi một lựa chọn quân sự cũng rất khó có thể triển khai một cách đáng tin cậy. Lực lượng quân sự Mỹ đồn trú ở miền Tây châu Âu liên tục bị cắt giảm trong thời gian qua. Hạm đội 6 của Mỹ có trụ sở tại Naples, Italia là một lực lượng đáng kể nhưng để triển khai trong một hành động quân sự tại Ukraine hoàn toàn không đơn giản.

Nếu có bất kỳ kế hoạch nào đối với Ukraine, họ phải vượt qua eo biển Dardanelles và Bosphorus để vào biển Đen. Đây là con đường hiệu quả nhất để tiến hành một hành động can thiệp vào Crimea. Tuy nhiên, ngay cả khả năng này cũng gần như không có chút khả thi nào. Sự di chuyển này rất có thể vấp phải sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ.

usa, uss

Mỹ chỉ có thể đứng nhìn Nga tung hoành ở Crimea mà chẳng làm được gì nhiều.

Mặc khác, bán đảo Crimea là một chốt chặn án ngữ trước mặt Ukraine, nơi đó có sự hiện diện của Hạm đội Biển Đen (Nga). Nếu liều lĩnh tiến vào biển Đen, hạm đội 6 của Mỹ chắc chắn sẽ vấp phải sự chống trả quyết liệt của hải quân Nga tại đây. Một cuộc xung đột quy mô lớn có thể xảy ra và chắc chắn không ai muốn điều này.

Nếu tính đến khả năng triển khai một chiến dịch hỗ trợ không kích từ hạm đội tàu sân bay Mỹ thì chỉ có thể triển khai từ Địa Trung Hải và họ phải mượn không phận Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện nhiệm vụ. Nhưng liệu Ankara có đủ sự liều lĩnh để chọc giận Moscow hay không là một câu hỏi gần như đã có sẵn đáp án.

Nếu chính quyền Kiev có kêu gọi hỗ trợ thì việc triển khai bộ binh Mỹ hay NATO cũng không phải là một kế hoạch có tính khả thi cao. NATO, liên minh quân sự lớn nhất thế giới, đã cho Mỹ nhận thấy rằng không thể có sự ảo tưởng nào trong việc hỗ trợ của châu Âu đối với một phản ứng quân sự dành cho Moscow.

Angela Merke, nhà lãnh đạo Đức mạnh mẽ nhất của châu Âu được chào đón ở London vào tuần trước. Hai nước lớn nhất châu Âu này không muốn thực hiện thêm bất cứ điều gì về chiến tranh, họ chỉ muốn gìn giữ hòa bình và rất miễn cưỡng đối với vấn đề này. Mối quan tâm hiện tại của Berlin là thương mại với Moscow. Họ muốn giữ nguồn cung cấp năng lượng, giữ ánh đèn trên những đường phố và những nhà máy hoạt động. Đó là Đức, tương lai không xa là Anh là quốc gia của những người bán hàng ở châu Âu.

Cách đây 5 năm, trong cuộc can thiệp quân sự của Nga vào Gruzia, Mỹ-NATO cũng không có một phản ứng cụ thể nào đối với Moscow. Nội bộ khối quân sự lớn nhất thế giới này cũng bị chia rẽ sâu sắc trong việc đưa ra một phản ứng mạnh mẽ đối với Nga. Sự ràng buộc về kinh tế của NATO đối với Moscow là quá lớn để họ có thể đánh đổi nó bằng một cuộc phiêu lưu quân sự mới.

Từ những phân tích của các chuyên gia trên thế giới, có thể thấy rằng, Mỹ và NATO cũng chẳng làm được gì nhiều nếu Nga tiến hành một cuộc can thiệp quân sự vào Crimea. Họ chỉ có thể đứng ngoài cảnh báo Nga bằng những lời lẽ có phần “mạnh miệng” nhưng thực tế họ lại “run sợ” trước sức mạnh quân sự-chính trị và cả những ràng buộc kinh tế quá lớn đối với Moscow.

Rõ ràng, Ukraine là quá nhỏ để họ có thể đánh đổi sự đỗ vỡ trong mối quan hệ chính trị-kinh tế với Moscow. Thế chủ động trong cuộc chơi ở Ukraine đang nằm trong tay Nga nhưng họ vẫn khá thận trọng với tình hình tại đây. Hơn ai hết, Nga hiểu rằng một cuộc xung đột quân sự lớn giữa Nga-NATO sẽ là thảm họa cho cả đôi bên.

***

Chiến hạm Nga sẽ vào cảng Cam Ranh miễn phí?

russia force

Nga đang chuẩn bị các hồ sơ cần thiết để sẵn sàng ký kết thỏa thuận cho phép các chiến hạm Nga ra vào cảng Cam Ranh.

ITAR-TASS dẫn nguồn tin trong Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga cho biết, Bộ Quốc phòng Nga đã lên kế hoạch ký kết hợp đồng với các quan chức Quân đội Nhân Dân Việt Nam và nhà nước Djibouti ở Đông Phi để đơn giản hóa các thủ tục ra vào cảng cho tàu chiến Nga ở 2 đất nước này.

"Các tài liệu soạn thảo cho hợp đồng đã được Bộ Quốc phòng Nga chuẩn bị sẵn sàng, thỏa thuận sẽ được ký kết trong năm nay", nguồn tin cho biết.

"Các thỏa thuận trên sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho các tàu chiến Nga sau khi hoàn thành các nhiệm vụ tuần tra đại dương sẽ ghé vào cảng Djibouti (thuộc nước Cộng hòa Djibouti) và cảng Cam Ranh của Việt Nam. Những lợi ích mà nó mang lại là các tàu chiến của chúng tôi sẽ giảm được đáng kể các thủ tục khám xét khi ra vào cảng sau khi các kế hoạch ghé thăm về thời gian và ngày tháng đã được thông báo trước", nguồn tin nói thêm.

Các chiến hạm Nga sẽ được ghé cảng Cam Ranh Việt Nam như một điểm hậu cần trên tuyến đường biển châu Á Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, tất nhiên là điều này chỉ xảy ra nếu thỏa thuận sắp tới được ký kết.

Quan chức được phỏng vấn còn nhấn mạnh rằng, sau khi thỏa thuận được ký kết, các tàu chiến Nga sẽ ghé cảng Djibouti và cảng Cam Ranh hoàn toàn không mất phí, nhưng tất cả các dịch vụ phát sinh khác sẽ phải trả cho chính quyền nước sở tại.

"Đối với các hoạt động khác như tiếp tế nhiên liệu, điện và thực phẩm ..., nếu cần thiết sẽ phải bảo dưỡng và sửa chữa tàu thì các thủy thủ của chúng tôi sẽ có thời gian đi tham quan thành phố trên xe buýt và nhiều phương tiện khác, tất nhiên chúng tôi sẽ phải trả tiền cho các hoạt động đó", nguồn tin nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng đã phát biểu trong một cuộc họp diễn ra hôm 26/2 rằng, Nga sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự của mình trên thế giới. Đặc biệt, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có hay không kế hoạch tăng số lượng các căn cứ quân sự trên thế giới, Bộ trưởng Shoigu cho biết, các cuộc đàm phán được tiến hành với Việt Nam, cũng như với Cuba, Venezuela, Singapore và một số nước khác.
Ông Igor Korotchenko, Tổng biên tập tạp chí National Defense của Nga bình luận rằng, mục đích tàu chiến Nga cập bến Cam Ranh là bổ sung thực phẩm và nước ngọt, nếu cần thiết thì tiến hành các sửa chữa đơn giản. Dĩ nhiên, việc cập bến bao gồm tổ chức nghỉ ngơi giải trí cho thủy thủ đoàn.

Ông Korotchenko cũng khẳng định rằng, xét theo quan hệ đối tác chặt chẽ giữa hai nước, có tính đến việc Nga thực hiện nhiều đơn đặt hàng lớn về xây dựng tàu ngầm và tàu hộ tống cho Việt Nam, chắc chắn sẽ dễ dàng tìm giải pháp thoả đáng cho phép Hải quân Nga trở lại Cam Ranh.

***

Ông Putin đã có đối sách hoàn hảo với phương Tây về Ukraine?

russia force

Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sẵn sàng đối đầu với phương Tây để dành Crimea bất chấp những bế tắc và những hậu quả không thể đoán trước được.

Việc quốc hội Crimea quyết định tách khỏi Ukraine và hợp nhất với Nga đã giúp ông Putin thuận lợi hơn nhiều khi can thiệp vào khủng hoảng tại Ukraine. Tuy nhiên, trước mắt ông vẫn còn rất nhiều thách thức lớn.

Cựu Cố vấn chính trị tại điện Kremlin Gleb Pavlovsky cho biết: "Chúng ta đang ở thời điểm rất nguy hiểm, và nguy cơ sẽ đẩy cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine vào một cuộc đụng độ quân sự”.

Theo Reuters, các nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng Nga đứng đằng sau những động thái mới nhất tại Crimea, bao gồm cả cuộc trưng cầu dân ý để quyết định xem bán đảo này có sáp nhập với Nga hay không.

Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksander Turchinov cho biết: “Đây không phải là một cuộc trưng cầu dân ý mà là một trò hề, một sự lừa dối và tội ác chống lại Ukraine”.

Bất chấp những cảnh báo của Mỹ, phương Tây và chính phủ mới của Ukraine, Tổng thống Putin vẫn đưa ra các quyết định khiến phương Tây 'nóng mặt' một cách rất bình thản”.

Sau khi đưa ra quyết định muốn trở thành một thành viên của Liên bang Nga, các nhà lãnh đạo Crimea cho biết họ đang chờ đợi câu trả lời của ông Putin. Quốc hội Crimea đang có kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 để lấy ý kiến của 2 triệu dân khu vực này xem họ có muốn sáp nhập với Nga hay ở lại với Ukraine.

Bằng việc chấp nhận ý muốn của người dân Crimea nếu họ muốn sáp nhập với Nga, ông Putin sẽ đáp trả lại thích đáng với lập luận trước đó của các nhà ngoại giao phương Tây rằng Nga phải chấp nhận việc Tổng thống Viktor Yanukovich bị lật đổ hôm 22/2 vì điều đó phù hợp với mong muốn của người dân Ukraine.

Hôm 6/3, ông Putin chủ trì cuộc gặp với các quan chức cao cấp nhất trong Hội đồng An ninh Quốc gia Nga về tình hình Ukraine với một tâm trạng hoàn toàn thư thái. Ông dường như không hề tỏ ra lo ngại về việc nền kinh tế Nga đang gặp phải một số khó khăn do những tác động của tình hình liên quan đến Ukraine hiện nay. Ông cũng tỏ ra không thèm để tâm tới việc EU, Mỹ và chính phủ mới của Ukraine cho rằng cuộc trưng cầu dân ý của Crimea sắp diễn ra tới đây là bất hợp pháp.

Với tâm thế ung dung, nhiều người cho rằng ông Putin đã nắm chắc mọi quân bài trong tay.

Theo Reuters, những hành động của Matxcơva nhằm giành lấy Crimea đã được tính toán hoàn hảo trong vài ngày qua.

Đầu tiên, những lời kêu gọi giúp người dân nói tiếng Nga ở phía đông nam Ukraine chống lại "những kẻ cực đoan" từ phía tây Ukraine, đã giúp các dự thảo luật về việc chấp thuận yêu cầu của người dân nói tiếng Nga bản ngữ được nhanh chóng thông qua.

Cùng với đó, các bộ luật nhằm đơn giản hóa thủ tục cho phép các bộ phận của nước ngoài sáp nhập vào Liên Bang Nga đã giúp Nga có vị thế tốt hơn trong việc kiểm soát tình hình ở Crimea.

Nhiều nhà phân tích Nga cho rằng ông Putin thật sự muốn có Crimea, mặc dù Hạm đội Biển Đen của Nga đang có một căn cứ ở đó.

Tuy nhiên, một lý do khác mà họ đưa ra là ông Putin làm như vậy để đáp trả với việc ông cho là phương Tây đã hỗ trợ những kẻ có vũ trang tham gia vào các cuộc bạo động trước đó tại Kiev.

Hơn nữa, việc sáp nhập Crimea sẽ giúp ông một lần nữa khẳng định được quyền lực của mình.

Một lý do khác nữa được nhiều người nhắc tới là Liên minh thuế quan do Nga dẫn đầu hiện mới chỉ có Kazakhstan và Belarus đăng ký tham gia, do đó nếu mất đi “ứng viên tiềm năng” Ukraine thì liên minh này rất dễ sụp đổ.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích lại cho rằng, mặc dù ông Putin đã chuẩn bị rất sẵn sàng cho tình hình ở Ukraine nhưng những chiến lược của ông ở khu vực này vẫn còn nhiều bất trắc.

Một nguồn tin an ninh Nga cho biết: “Hiện ông Putin đang nỗ lực để đảm bảo rằng tình hình vẫn trong tầm kiểm soát. Nhưng đây là một tình huống rất phức tạp.Ông ấy không muốn có chiến tranh. Ông ấy hoàn toàn nhận thức được tất cả các vấn đề và tất cả các hậu quả khi đưa ra một quyết định. Nhưng tình hình đang ngày càng tệ hơn. Sử dụng quân đội sẽ chỉ được cân nhắc nếu tất cả các phương án khác bị thất bại, nhưng đó là phương án khó có thể áp dụng được”.

http://time.com/#12563/belbek-crimea-ukraine-russia/

http://www.newsweek.com/world

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site