lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Trang Đặng-quang-Chính 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của RFA, nhưng không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Hội Sử-Học Việt-Nam. Chúng tôi phổ biến để rộng đường dư luận. 

Hội Sử-Học Việt-Nam Trúc-Lâm Yên-Tử kính báo (09-05-2014)

***

Phải làm gì để chống Trung Quốc?

trung cộng đâm tàu việt cộng

Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ngang sườn tàu kiểm ngư Việt Nam
Courtesy of photo by Viet Nam Fishing Control Force

Nghiêm trọng hơn tranh chấp Nhật-Trung

Chuyện phải đến đã đến. Tàu cảnh sát biển Việt Nam tiến ra hải phận của mình để thăm dò và toan cản trở hoạt động của giàn khoan dầu bất hợp pháp của Trung Quốc. Tàu Trung Quốc liền húc tàu Việt Nam để cản trở không cho tới gần giàn khoan. Cuộc đối đầu này mạnh bạo và nghiêm trọng hơn vụ Trung Quốc- Nhật Bản đối đầu ở Senkakư/ Điếu Ngư. Nơi đó không ai thăm dò hay khai thác vùng biển của ai, vì hai bên đều phải gờm nhau về phương diện quân sự. Ở biển Đông tương quan lực lượng khác hẳn.

Trước hết cần đánh giá cao việc Việt Nam phản ứng nhanh chóng và chừng mực, dù thua thiệt cũng làm được việc xác định vững vàng lập trường về lãnh hải, lãnh thổ.

Hai lực lượng cảnh sát biển chênh lệch nhau rất xa về số lượng và tầm cỡ tàu hoạt động, nên Trung Quốc không ngần ngại dùng hành động thô bạo để hiếp đáp Việt Nam. Trung Quốc đã điều động tới 80 chiếc tàu đủ loại để đối đầu với 29 chiếc tàu cảnh sát biển Việt Nam, không kể nhiều máy bay bay vòng trên không để uy hiếp tinh thần. Cùng lúc, Hoàn Cầu Thời báo, Global Times, cơ quan ngôn luận đối ngoại của đảng Cộng sản Trung Quốc, tung ra bài xã luận đòi dạy thêm cho Việt Nam bài học tốt hơn! Nội dung của Global Times mới phản ảnh quan điểm đích thực của cả đảng Cộng sản lẫn phần đông dân Trung Quốc trong các vấn đề đối ngoại.

Ở Senkakư/ Điếu ngư, tàu tuần duyên Nhật Bản lớn hơn rất nhiều so với những tàu dân sự xâm nhập nhưng cũng chỉ phun vòi rồng và hai chiếc ép một đầu tàu kia để họ phải chuyển hướng ra khỏi hải phận. Đối với tàu Trung Quốc, tàu Nhật chỉ có thể bắc loa kêu gọi họ rời hải phận, gây nên khẩu chiến, không thể đụng chạm với Trung Quốc.

tàu trung cộng phun nước

Tàu hải cảnh TQ phun nước vòi rồng qua tàu kiểm ngư Việt Nam để đuổi ra khỏi khu vực - Courtesy of photo by Vietnam press

Nhưng ở biển Đông, Phó Tư lệnh lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam, ông Ngô Ngọc Thu, cho biết đã có ba sự kiện tàu Trung Quốc húc tàu Việt Nam, gây thiệt hại nhẹ cho tàu, 6 thủy thủ Việt Nam bị thương. Điều đáng lưu ý là công luận cả nước Việt Nam đang bừng bừng phẫn nộ. Khắp các mặt báo đầy rẫy những ý kiến của người dân trong nước, với một số ít từ ngoài nước, đả kích Trung Quốc, đòi hỏi Hà Nội phải tỏ ra cứng rắn đối phó, dù bằng chiến tranh. Hầu hết ý kiến đòi quyết chiến, sẵn sàng hy sinh. Du học sinh tại Tokyo, Berlin biểu tình đông đảo, đả đảo Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Tại Việt Nam, được biết có 20 nhóm dân sự sẽ biểu tình chống Trung Quốc vào cuối tuần này.

Vì sao vào lúc này?

Tổng thống Obama trở về Washington hồi tháng trước sau chuyến công du 4 nước châu Á, nơi ông chỉ trích chính sách xâm lấn ức hiếp của Trung Quốc và cam kết bảo vệ tất cả đồng minh bằng tất cả năng lực của Hoa Kỳ. Tuần tới sẽ có cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt tại Washington, trong khi phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương sự vụ là ông Daniel Russel đang có mặt ở Hà Nội dường như để góp ý kiến về đề tài thảo luận cho phái đoàn Việt Nam đi Washington. Tuần sau cũng có Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, nơi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nêu vấn đề biển Đông như đề tài chính yếu.  Và giữa lúc ấy thì Trung Quốc đem giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam. Đó là sự trùng hợp hay có sự tác động lẫn nhau?

Có thể đó là một hành vi khiêu khích với Hoa Kỳ và châu Á, nhưng cũng có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong lãnh hải Việt Nam chỉ là việc sớm muộn gì họ cũng phải làm, vì lý do chiến lược hơn là vì những sự kiện chính trị.

Chuyên gia Carl Thayer ở Australia cho rằng có thể Trung Quốc phản ứng với chuyến công du của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sang 4 quốc gia châu Á vừa qua. Nhưng người Việt Nam đã chờ đợi việc này từ lâu, sau khi Trung Quốc thành lập địa-cấp-thị Tam Sa, lấy đảo Phú Lâm của Việt Nam làm thủ phủ, đặt tên là Vĩnh Hưng đảo. Diễn đàn này cũng từng dự đoán là Trung Quốc sẽ có một hành vi quyết đoán trước khi Việt Nam hoàn bị lực lượng hải quân, không quân. Nhưng lý do chủ yếu vẫn là vì sự thúc bách của nhu cầu nguyên nhiên liệu của Trung Quốc, khiến họ trước sau gì cũng phải khai thác dầu bất hợp pháp trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là chiến lược sinh tử của Bắc Kinh vì một nền kinh tế phát triển, một lực lượng quân sự cần lớn mạnh ngang hàng Nga-Mỹ. 

sườn tàu kiểm ngư việt cộng bị mẻ

Sườn tàu kiểm ngư Việt Nam bị mẻ sau cú húc của Trung Quốc - Courtesy of soha.vn

Hẳn nhiên Trung Quốc đã sớm có kế hoạch khoan dầu ở biển Đông ngay từ khi gây tranh cãi về đường lưỡi bò chiếm đến hơn 80% diện tích biển Đông, mà phần lớn thuộc về lãnh hải Việt Nam. Thành lập địa-cấp-thị Tam Sa cũng nằm trong kế hoạch này mà thôi.

Việt Nam làm được gì?

Hiện tình đáng lo ngại ở chỗ chắc chắn Trung Quốc không thể lùi bước, một khi đó đã là chiến lược lâu dài. Việt Nam cũng khó lòng tháo lui, tình hình sẽ diễn tiến ra sao?

Dù toàn dân sẳn sàng hy sinh, Việt Nam cũng không thể khai chiến vào lúc này, là lúc lực lượng quân sự còn trong giai đoạn tăng cường để phát triển lớn mạnh đến mức đủ sức tự vệ.

Tuy không quân hải quân Trung Quốc cũng đang trong thời kỳ phát triển cho hoàn chỉnh, nhưng tương quan lực lượng hiện nay chênh lệch rất xa. Quân đội Việt Nam vào ngày hôm nay không thể đương đầu với hải lục không quân Trung Quốc. Các cấp lãnh đạo và người dân trong nước hẳn cũng hiểu điều đó, nên Việt Nam phải tìm cách hành động sao cho ít nguy cơ đụng độ, vùa giữ thể diện đồng thời vẫn giữ lập trường bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và... chờ thời, nghĩa là chờ chuẩn bị xong xuôi rồi mới có thể tính thêm những bước cương quyết hơn.

Nếu Việt Nam hành động mạnh ngay lúc này, mà người ta tin đó không phải là ý định của Hà Nội, thì đó chỉ là manh động, không thể tránh thất bại.

Qua ngày thứ năm Trung Quốc chối bỏ, nói không có vụ đụng chạm trên biển, và kêu gọi Việt Nam đàm phán để giữ hoà bình. Đây chỉ là chiến thuật "vừa đánh vừa đàm" mà Việt Nam biết rất rõ vì đó cũng là tiểu xảo của Hà Nội cách nay không lâu. Nay Trung Quốc miệng kêu gọi đàm phán, không chừng đang chuẩn bị điều động vài lộ quân áp sát biên giới phía bắc, gây áp lực tinh thần hầu đè bẹp ý chí quyết chiến của người Việt Nam. Tinh thần hy sinh và quyết chiến ấy đang được người Việt bày tỏ ồ ạt trên những trang mạng online ở trong và ngoài nước. Nhưng, không thể phát động chiến tranh, Việt Nam có thể có hành động gì?

Phải có hành động

Trong tình thế này chính quyền Việt Nam phải tìm được cách biểu thị bằng hành động một lập trường cương quyết về lãnh thổ, không thể chỉ dùng các biện pháp ngoại giao trong khi giàn khoan dầu của Trung Quốc sẽ trở thành chuyện đã rồi vì quốc gia nạn nhân không có hành vi phản đối.

Việt Nam phải có hành động trên biển giống như hôm thứ ba, nhưng tìm cách tránh đụng độ trực tiếp, trong khi phải khiếu nại với quốc tế ở cấp cao hơn. Đến nay công luận quốc tế khách quan hầu hết đều thuận lợi cho Việt Nam. Châu Á cũng như phương Tây đều tỏ mối quan ngại cho Việt Nam, gọi hành vi của Trung Quốc là khiêu khích không cần thiết cho công việc duy trì hoà bình ổn định ở Đông Á- Đông Nam Á.

Việt Nam vẫn có thể cho tàu lui tới khu vực quanh giàn khoan Hải Dương 981, tạo nên một tình thế tương tự như ở Senkakư/ Điếu Ngư, trong khi nỗ lực đòi hỏi sự phân giải quốc tế. Việt Nam có thể sẽ cho tàu cảnh sát biển tiến quanh vùng đó, nhưng không như hải trình hôm trước để tránh đụng chạm với tàu hải cảnh Trung Quốc.  Hôm thứ ba tàu Việt Nam tiến khỏi vành đai lưỡi bò 4 hải lý thì tàu Trung Quốc gây hấn và ngăn cản. Nay Việt Nam có thể cho tàu chạy qua lại bên kia đường ranh lưỡi bò, tức là vào hẳn bên trong phía mà Trung Quốc đòi chiếm lãnh hải, nhưng nếu tàu Trung Quốc đối đầu thì vòng ra, rồi lại quanh vào?

Hành động chiến lược

bản đồ quân sự, vị trí giàn khoan 981 của trung cộng

Biểu đồ vị trí bất hợp pháp của giàn khoan Hải Dương 981, nằm hẳn bên trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam - Courtesy of chart by Vietnam Government

Trong một cuộc phỏng vấn dân biểu Alan Lowenthal về yếu tố Trung Quốc trong quan hệ Mỹ-Việt, ông trả lời rằng Việt Nam muốn tiến gần với Mỹ để đối đầu với Trung Quốc thì phải thực hiện nhân quyền cho dân của họ, và ông nhắc lại nhiều lần đây đúng là thời điểm trọng yếu để gây áp lực để Việt Nam thực hiện điều đó.

Việt Nam trong tình huống này khi Trung Quốc đã tỏ lộ dã tâm, thì phải biết làm gì để có thể được giúp một cách hữu hiệu. Thực ra người Mỹ không cần cung cấp vũ khí hay viện trợ quân sự ồ ạt và lộ liễu. Có thể mường tượng, giả sử lúc chiến tranh, Mỹ chỉ cần cho Việt Nam tin tức tình báo về cuộc điều động binh lực của Trung Quốc, cho biết rõ tọa độ tàu ngầm, tàu nổi, phi cơ đang trên đường tới mục tiêu...  thì cũng là một lợi thế hiếm có cho Việt Nam, hoàn toàn trong khả năng quân đội Mỹ làm được.

Kết thúc phần thảo luận, chúng tôi có câu hỏi để trưng cầu ý kiến quý khán thính giả, mong quý vị trả lời trong mục ý kiến ngay bên dưới bài này trên trang web ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-vietnam-can-do-in-schina-sea-05082014121952.html

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site