lịch sử việt nam
Đã sáng mắt ra chưa? - Ls Lê Công Định
Nhân cuộc họp báo quốc tế về tranh chấp biển Đông do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức chiều ngày 23 tháng năm, 2014.
Trong cuộc họp báo này, không chỉ Việt Nam Cộng Hòa được đề cập đến một cách long trọng, mà cả Quốc Gia Việt Nam với Chính phủ của Quốc Trưởng Bảo Đại do Thủ Tướng Trần Văn Hữu đại diện tại Hội nghị Genève, cũng đã được nhấn mạnh như một thực thể công pháp.
Cần lưu ý, sự công nhận chính thức hay không của nhà nước hiện tại đối với hai quốc gia nêu trên hoàn toàn không quan trọng, bởi lẽ về mặt thực tế (de facto) hai quốc gia ấy đã hiện hữu như một pháp nhân công pháp với tên gọi, lãnh thổ, chính quyền và cư dân của mình; còn về mặt pháp lý (de jure) hai quốc gia đó được rất nhiều nhà nước khác đương thời công nhận về phương diện ngoại giao, thậm chí còn nhiều hơn cả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc. Mặt khác, khi cùng tham gia vào hai Hội nghị Genève và Paris, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã lần lượt mặc nhiên công nhận de jure Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa rồi.
Ngày 7/9/1951 Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, đã lên tiếng tái xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao như sau: “Et comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les îles Spratley et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie du Viet Nam”. Tạm dịch là: “Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hòa, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam”.
Hình: Lời tuyên bố của Đoàn đại biểu Quốc gia Việt Nam tại Hội nghị San Francisco (1951). (Đăng trong tạp chí France-A’e số 66-67 Novembre-Décembre, 1951). Nguồn và hình: nguoilotgach
Một điểm rất lý thú cần ghi nhận tại cuộc họp báo này, lần đầu tiên một phát ngôn chính thức của nhà nước hiện tại khẳng định sự kiện tại Hội nghị Genève phía Liên Xô đã đề nghị trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, nhưng đã bị đa số quốc gia tham gia hội nghị bỏ phiếu bác bỏ và quyết định trao lại cho Việt Nam Cộng Hòa. Câu hỏi cần đặt ra là tại sao các nước “XHCN anh em” của Việt Nam (Cộng Sản) luôn thể hiện “tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng” một cách khốn nạn và đầy toan tính vụ lợi như vậy? Và cũng xin hỏi thật rằng bấy nhiêu đủ để sáng mắt chưa?
Từ Facebook
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử