lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Minh-Di | Tên tự - Tên hiệu

Phần 1

Tự dư viết Linh Quân.
01 - 76 (85).
Danh dư viết Chính Tắc hề,
Tự dư viết Linh Quân.

&

Bài này tôi đã đăng trên 1 tờ Tuần báo tại Úc Châu cách đây 19 năm, vào năm 1987.

Bấy giờ Bài viết này rất súc tích. Năm 1995, 8 năm sau đó, hở tay được 1 chút tôi bổ túc 1 ít nữa và để qua 1 bên, để 8 năm sau nữa tôi bổ túc lần sau hết vào năm 2003! Từ sơ cảo đến hoàn cảo trải 3 lần viết, 2 lần dịch cảo (thay đổi bản thảo), mỗi lần cách nhau 8 năm!

Từ năm 2003 tôi bắt đầu gom lại 1 số Bài khảo cứu đã đăng rải rác trên các báo, duyệt lại để rà  coi có những sai, sót, hoặc lầm lẫn nào trong lần đăng đầu tiên hay không, sau đó bổ túc một số tài liệu nữa để viết lại thành những Bài viết phong phú hơn! Tất cả gom lại trong 1 tập có tựa đề là 'Hương Quan Tập', được gợi hứng từ câu 'Nhật mộ hương quan hà xứ thị?' của Thôi Hiệu.

Bài này là Bài thứ 2 trong 'Hương Quan Tập'.

Bản này rồi dài gấp 5 Bản đầu tiên, và Tư, Sử liệu tham khảo cũng đâu đó 5 lần hơn! Nội dung vẫn vậy, chỉ thêm ít nhiều minh chứng. Nhìn ở 1 góc độ nào đó có thể coi đây như 1 Bài mới.

Tôi cũng tạm hài lòng với Bản 2003 này, và không nghĩ sẽ có 1 lần thay đổi bản thảo thứ 3, vì lẽ tư. Bài viết đã như 1 cuốn sách mỏng, thêm nữa e rằng quá cồng kềnh, lại nữa những gì tôi muốn trình bày cũng đã được gói ghém tương đối đủ trong Bản 2003 này.   

Minh Di
Viết tại Bất Túc Trưng Thư Trai.
16 tháng 12 năm 2006.
Trời Úc Châu. Giữa đầu Hè.

                                                                  #    

Tiểu dẫn

Nếu lật Thư, Sử ghi chép tiểu truyện danh nhân Việt Nam những thời xưa cũ thì ngay những chữ đầu tiên chúng ta sẽ đọc được những chi tiết chung quanh Tên các vị đó như:
Mạc Đĩnh Chi, Tự là Tiết Phụ
Nguyễn Trãi, Hiệu là Ức Trai.
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tự là Hanh Phủ, Hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ.
Phùng Khắc Khoan, Tự là Hoằng Phụ
Lê Quí Đôn, Tự là Doãn Hậu, Hiệu là Quế Đường.
Nguyễn Du, Tự là Tố Như, Hiệu là Thanh Hiên.
Cao Bá Quát, Tự là Chu Thần, Hiệu là Mẫn Hiên.
Nguyễn Văn Siêu, Tự là Tốn Ban, Hiệu là Phương Đình.
Nguyễn Công Trứ, Tự là Tồn Chất, Hiệu là Ngộ Trai, Biệt Hiệu là Hi Văn.

.........................................

Thuở còn đi học hầu như không bao giờ tôi lại bận tâm - và tôi nghĩ, kể cả những bạn đồng học của tôi cũng vậy - về mớ tên Tự, tên Hiệu... rườm rà, lằng nhằng đằng sau tên của các cụ đó!

Hơn nữa, chừng như hồi đó, và mãi đến bây giờ đây, cũng chưa từng có người nào giảng luận về vấn đề này cho khá rõ ràng, đầy đủ, và nhất là chính xác trong khi sự chọn tên Tự, tên Hiệu của cổ nhân - nhất là tên Tự, trong hồ hết các trường hợp, có 1 ý nghĩa sâu sắc về đường tu thân, về hướng hành xử.

Đây là 1 nét của Văn hóa Cổ Việt Nam mà nếu không được nói lại thì đối con cháu sau này - và sau nữa, tên Tự, tên Hiệu của tiền nhân, tiên tổ, rồi chỉ là những Chữ vô nghĩa, rồi chỉ là những Tiếng vang, ngoài ra không còn gì hết!
*
Mỗi xã hội có 1 suy nghĩ, 1 tư tưởng riêng, tổ chức xã hội với những định chế, luật lệ.... chính đã khởi đi từ suy nghĩ đó, tư tưởng đó! Hiểu được những định chế, những luật lệ....... của 1 xã hội là bước đầu lần lên tới tư tưởng nền tảng dựng nên xã hội đó! Nói khác đi, biết được Quả thì có thể lần lên tới Nhân, và ngược lại, hiểu được Nhân thì có thể suy ra Quả.

Và ở đây, biết được nguyên tắc lấy tên Tự, tên Hiệu trong những xã hội thời cổ là phần nào hiểu được tâm tư, suy nghĩ của con người sống trong những xã hội đó.
#
I. Khái Thuyết

Sách 'Lễ Ki nói:
- 'Nam tử nhị thập, Quán nhi Tư...... Nữ tử hứa giá Kê nhi Tứ.
/  Lễ Kí. Khúc Lễ Thượng  /.
- 'Con trai 20 tuổi thì làm Lễ Đội Mũ và lấy tên Tự.... Con gái đã hứa hôn thì làm Lễ Cài Trâm và lấy tên Tự.'
Và cũng Sách trên:
- 'Ấu danh, Quán Tự, ngũ thập dĩ bá, trọng, tư? Thụy, Chu đạo dá.
/  Lễ Kí. Đàn Cung Thượng  /.
- 'Thuở nhỏ thì có tên, chừng làm Lễ Đội Mũ thì có tên Tự, tới tuổi 50 thì xưng thứ, bậc lớn nhỏ trong nhà, lúc chết đi thì có tên Thụy, đây là định chế của Chu triều.'
Và trong 1 Thiên khác nữa:
- 'Nhị thập nhi Quán, thủy học Lễ..... Nữ tử..... thập hữu ngũ niên nhi Kê, nhị thập nhi giá.'
/  Sd. Nội Tắc  /.
- '(Con trai) 20 tuổi thì làm Lễ Đội Mũ, bắt đầu học Lễ..... Con gái.... 15 tuổi làm Lễ Cài Trâm  và tới 20 tuổi thì lấy chồng'.
*
- Thời cổ, việc lấy tên Tự hàm ý con người đã thành nhân, nghĩa là đã trưởng thành, và cũng do kính trọng cái tư cách thành nhân này mà người ta rồi kính trọng luôn cả tên Tự - biểu hiệu của sự thành nhân! Và, ý nghĩa quan trọng nhất của sự thành nhân là một người đã có đủ tư cách để làm cha, làm mẹ.

Từ những đời xa xôi, hàng hậu bối không bao giờ được phép gọi Tên (tức Danh, tên cha mẹ đặt) của bậc tiền bối, trưởng thượng, như cha, ông, tiên tổ, cũng như thầy học.... Vì thế mà khi đề cập những người trên, trước hàng hậu bối chỉ dám gọi tên Tự của các vị đó mà thôi!
Tóm lại, kính trọng Danh của 1 Người, không dám gọi Tên người ấy, đã là 1 sự tôn kính thì việc gọi tên Tự lại là 1 sự tôn kính khác.

La Đại Kinh (~ 1195 - ~ 1252) thời Nam Tống (1127 - 1279) viết:

- 'Ngụy Hạc Sơn vân: - Cổ nhân xưng Tự, tối bất khinh. Nghi Lễ: Tử tôn ư tổ nễ giai xưng Tự. Khổng môn chư tử đa xưng Phu tử vi Trọng Ni. Tử Tư, tôn dã, Mạnh Tử hựu Tử Tư đệ tử dã, dịch giai xưng Trọng Ni. Tuy kim nhân dịch xưng chi nhi nhân bất quái. Du, Hạ chi môn nhân giai Tự kì sư. Hán sơ duy Tử Phòng nhất nhân đắc xưng Tự. Trung thế hữu Tự kì chư phụ, Tự kì chư tổ giả. Cận thế do hữu hậu học hô Thoái Chi, nhi đồng tụng Quân Thực chi loại.

Quan Hạc Sơn thử thuyết, cổ nhân cái dĩ xưng Tự vi chí trọng, kim thế duy bình giao nãi xưng Tự; sảo tôn quí giả tiện bất cảm dĩ Tự xưng chi, dữ cổ dị hĩ! Lỗ Ai công lũy Khổng Tử dịch viết Ni Phủ, tắc quân dịch khả dĩ Tự thần.
Chu Ích công vị tiên quân viết 'Thọ Hoàng mỗi xưng Đông Pha duy viết Tử Chiêm nhi bất danh, kì khâm trọng như thử!'.
/  Hạc Lâm Ngọc Lộ. Ất Biên. Qu. I. Cổ nhân xưng Tự  /.
- 'Ngụy Hạc Sơn nói: - Việc gọi tên Tự đối với cổ nhân là điều cực kì quan trọng! Sách Nghi Lễ nói rằng đối với cha, ông thì hàng con cháu đều phải gọi tên Tự của mấy vị đó. Các vị xuất thân từ Khổng môn hầu hết đều gọi Phu Tử là Trọng Ni. Tử Tư là cháu nội Khổng Tử, Mạnh Tử lại là học trò của Tử Tư và cả hai đều gọi Khổng Tử là Trọng Ni. Người thời bây giờ tuy cũng theo đó mà gọi, nhưng rồi đã chẳng ai lấy làm lạ. Học trò của Tử Du và Tử Hạ đều gọi Thầy mình bằng tên Tự. Dưới triều Hán rồi chỉ 1 Tử Phòng là được gọi bằng tên Tự. Đến thời trung thế lại có tục gọi tên Tự của chú, bác, của ông chú, ông bác mình nữa! Thời gần đây vẫn có những kẻ hậu học gọi Thoái Chi, con nít gọi Quân Thực.

Cứ thuyết này của Hạc Sơn thì rõ cổ nhân coi việc gọi tên Tự của người khác là 1 chuyện cực kỳ quan trọng! Thời bây giờ thì chỉ những người ngang vai vế mới gọi tên Tự của nhau, còn đối với những người có vai vế, cũng như có địa vị tương đối cao, thì người ta không dám gọi Tên Tự của những người đó, thực khác với người xưa! Lỗ Ai công khi đọc điếu văn Khổng Tử thì cũng đã gọi Khổng Tử là Ni Phủ, cứ đó thì rõ vua cũng có thể gọi tên Tự của bề tôi.

Chu Ích công nói với tiên quân 'Thọ Hoàng mỗi lần nhắc tới Đông Pha thì chỉ gọi Tử Chiêm mà  không gọi Tên, tôn kính đến như vậy đó!'.
[+ Thọ Hoàng là Tôn hiệu của Tống Hiếu tông (1127 - 1194; tại vị: 1162 - 1189). Tôn hiệu này nguyên là: Chí Tôn Thọ Hoàng Thánh Đế. Thư tịch Nam Tống thường gọi tắt là Thọ Hoàng].

Cũng vậy, trong thư tịch cô? Trung Quốc, khi chép tên Tự của Người nào, hoặc của nhân vật nào thì điều này hàm ý kính phục, đề cao, còn nếu chỉ ghi danh, tính hoặc tước vị... không thôi thì đó hoặc là có ý coi thường, hoặc là có ý khinh rẻ. Nói rõ hơn, ở đây tên Tự rồi không gì khác hơn là một biểu hiện cho phẩm cách cao quí hơn người của người có tên Tự đó, đây là điều mà học gia? Vương Ứng Khuê (1683 - 1760) gọi là 'Tự dĩ biểu đức', nghĩa là 'Tên Tự biểu lộ cái đức'.
Vương Ứng Khuê đời Thanh viết như sau:

- 'Quán nhi Tự, thành nhân chi đạo dã. Thành nhân tắc quí kỳ sở dĩ thành nhân, ư thị hồ mệnh dĩ Tự chi. Tự chi vi hữu khả quí yên. Xuân Thu dĩ thư Tự vi bao, Nhị bách Tứ thập Nhị niên chi  gian Tự nhi bất Danh giả, thập nhị nhân nhi dĩ. Xương Lê Mộ, Chí sổ thập thiên, tiêu đề khái xưng quan phiệt, duy Lí Nguyên Tân, Liễu Tử Hậu, Phàn Thiệu Thuật xưng Tự. Dĩ kiến kì nhân bất tất dĩ tước vị vi trọng, thị dịch sở dĩ quí chi dã!'.
/  Liễu Nam Tục Bút. Qu. IV. Xưng Tự  /.
- 'Cử hành Quán lễ và lấy tên Tự, đây là biểu hiện của sự thành nhân! Thành nhân thì quí ở cái tư cách đã thành nhân, vì vậy mà gọi tên Tự của người đó. Gọi tên Tự của 1 người vì người đó có điều đáng cho người ta quí trọng. Sách Xuân Thu ghi tên Tự của người nào thì đó là có í đề cao.  Trong khoảng 242 năm, được Sách gọi bằng tên Tự, không gọi Tên rồi chỉ có 12 Người mà thôi! (Hàn) Xương Lê viết vài chục bài Mộ, Chí cho người, nhưng nhìn chung thì cũng chỉ nêu chức vị của người quá vãng, chỉ có Lí Nguyên Tân, Liễu Tử Hậu, Phàn Thiệu Thuật là ghi tên Tự. Cứ đó thì rõ con người không hẳn là được coi trọng vì chức tước, địa vị - ở đây 3 người vừa kể được gọi bằng tên Tự cũng chính vì họ có những điều đáng cho người ta kính trọng!'.

Như Liễu Tông Nguyên (773 - 819) kém Hàn Dũ (768 - 824) 5 tuổi mà lại được Hàn Dũ gọi theo tên Tự thì rõ là không chỉ hậu bối mới gọi trưởng bối bằng tên Tự, mà điều này còn xuất từ lòng kính trọng giữa những người ngang vai vế nữa; và ở đây, có nhìn theo quan điểm chính thống cổ  thì mới thấy hết được mức độ kính trọng của Hàn Dũ đối với Liễu Tông Nguyên.

Sau cùng, theo Lễ cổ, trước mặt cha mẹ con cái không được xưng tên Tự, và bề tôi trước mặt vua cũng vậy. Đây là điều Sách 'Lễ Ki (thiên 'Khúc Lễ. Thượng') đã qui định:

- 'Phụ tiền tư? Danh, quân tiền thần Danh'.
- 'Trước mặt cha, con cái chỉ xưng Tên, trước mặt vua bề tôi chỉ xưng Tên'.

Tới các thời Đường (618 - 907), Tống (960 - 1279), nhất là thời Tống, ngoài tên Tự thiên hạ còn ưa lấy thêm tên Hiệu và Biệt Hiệu nữa. Và rồi cũng ở đời Tống chẳng hiểu sao lại có quan niệm hậu sanh không được phép gọi tên Tự của bậc trưởng bối? Trước đây vốn là tôn kính thì bây giờ lại hóa ra là vô lễ, là bất kính. Có điều là, các bậc đại nho thời đó, như Chu Hi (1130 - 1200) và Ngụy Liễu Ông (tức Ngụy Hạc Sơn, 1178 - 1237)...... rồi đã không theo quan niệm vừa kể.

Và, dưới các thời Minh (1368 - 1644), Thanh (1644 - 1911) sau đó nữa người ta lại càng chuộng tên Hiệu hơn nữa, người nào đã ra làm quan rồi thì không dùng tên Tự nữa.

Luận về tên Hiệu và Biệt Hiệu, Vương Ứng Khuê viết:

- 'Biệt Hiệu cổ nhân sở vô, bất tri khởi vu hà thời? Hoặc vân tư. Hàn Tuyền Tử, Sư Lí Tử thủy. Chí Đường nhi tiệm chúng, chí Tống nhi ích đa. Cận tắc thị tỉnh đồ cô giai hữu Am, Trai, Hiên, Đình chi xưng. Nhược chỉ hữu Tự nhi vô Hiệu, Ngô Thứ Vĩ sở vị như thử đại nhã chi sĩ, ngô bất sác kiến dã.

Thường kiến Chúc Hi Triết 'Tiền Văn Kitái Giang Tây nhất lệnh tấn đạo, đạo đối viết:
- 'Thủ Ngu bất cảm'. Lệnh bất tri sở vị, vấn chi tả hữu, nhất tư vân:
- Thủ Ngu giả, kỳ Hiệu nhĩ!
Tắc tri kim nhật tặc dịch hữu Hiệu hĩ! Thử đẳng phong tục bất tri hà thời khả biến dã!'.
/  Liễu Nam Tùy Bút. Qu. III. 43  /.
- 'Biệt Hiệu, cổ nhân không có, không rõ có từ thời nào; có người nói khởi từ Hàn Tuyền Tử, Sư Lí Tử. Tới đời Đường thì người lấy tên Hiệu và Biệt Hiệu nhiều dần, tới thời Tống thì càng nhiều hơn. Gần đây thì, tại các chốn thị tỉnh những hạng làm những nghề thấp kém như mổ heo, mổ bò cũng như buôn hàng, bán quán, kẻ nào cũng xưng nào là 'Am, Trai, Hiên, Đình'. Còn như những người chỉ có tên Tự, không có tên Hiệu, thì đây là những người mà Ngô Thứ Vĩ nói lánhững bậc học thức cao nhã như vậy tôi thực ít thấý.

Tôi có lần đọc cuốn 'Tiền Văn Ki của Chúc Hi Triết kể chuyện một vị huyện lệnh ở Giang Tây hỏi cung 1 tên cướp, tên cướp trả lời: - 'Thủ Ngu không dám'. Huyện lệnh chẳng hiểu hắn nói gì mới day qua hỏi tả hữu thì 1 người chạy việc trong huyện đường nói rằng:
- Thủ Ngu là tên Hiệu của hắn đó thôi!

Cứ đó thì rõ đời bây giờ đến cả giặc cướp rồi cũng có tên Hiệu nữa là! Những phong tục như vậy không biết tới bao giờ mới thay đổi được?!'.   

Chúc Hi Triết Vương Ứng Khuê nói ở đây tức Chúc Doãn Minh (1460 - 1526), văn học gia và là Thư, Họa gia đời Minh. Hi Triết là tên Tự của ông.

Trong lãnh vực Nghệ thuật, tuy cũng có tài Hội họa nhưng vì họa phẩm lưu lại quá ít cho nên là chủ yếu Chúc Hi Triết được coi như 1 Thư pháp gia, và là Thư pháp gia tài hoa nhất đời Minh.

Trong đoạn văn dẫn trên Vương Ứng Khuê đã chỉ trích lại mỗi đoạn cuối của 1 Bài văn ngắn có tựa đề 'Cận thời nhân Biệt Hiệú trong cuốn 'Tiền Văn Ki nói trên.

Đoạn văn ngắn này của Chúc Doãn Minh cũng thú vị, cũng cần dẫn lại toàn văn ở đây.

Chúc Doãn Minh viết:

- 'Đạo hiệu, Biệt xưng, cổ nhân gián hữu chi, phi sở trọng dã. Dư thường vị vi nhân như Tô Văn Trung tắc nhi đồng mạc bất tri Đông Pha, vi nhân như Chu Khảo Đình tắc mông trĩ mạc bất thức Hối Am, ngôi tỏa chi nhân hà tất vọng tự tiêu bảng! Cận thế sĩ đại phu danh thực xứng giả cố đa hĩ! Kì tha cái duy nông phu bất nhiên, tự dư lư thị thôn khúc tế phu vị thường vô Biệt Hiệu giả! Nhi kì sở xưng, phi dung thiển tắc cuồng quái! Hựu trùng khả tiếu Lan, Quế, Tuyền, Thạch chi loại thử cứ bỉ chiếm, sở vị nhất tọa bách phạm! Hựu huynh Sơn tắc đê. Thủy, bá Tùng tắc trọng, thúc tất Trúc, Mai. Phụ thử vật tắc tử tôn dẫn thử vật ư bất dĩ! I, ngu hĩ tai! Chí ư cận giả tắc phụ nhân dịch hữu chị

Hựu truyền Giang Tây nhất lệnh thường tấn đạo, đạo hốt đối viết:
- Thủ Ngu bất cảm!

Lệnh bất tri sở vị, vấn chi tả hữu, nhất tư vân:
- Thủ Ngu giả, kì Hiệu nhĩ!
Tắc tri kim nhật tặc dịch hữu Biệt Hiệu hĩ! Thử đẳng phong tục bất tri hà thời khả biến?!'.
/  Tiền Văn Kí. Cận thời nhân Biệt Hiệu  /.

- 'Đạo hiệu, Biệt hiệu người xưa cũng có người có nhưng với cổ nhân đây không phải là chuyện quan trọng lắm. Tôi từng nói, 1 người như Tô Văn Trung thì rồi đứa trẻ con nào mà không biết là Đông Pha, 1 người như Chu Khảo Đình có đứa trẻ nít nào mà chẳng biết là Hối Am, những hạng chẳng ra chi rồi khỏi cần lăng xăng vỗ ngực xưng tên! Tên Hiệu của các bậc Sĩ, Đại phu vào thời gần đây đa số cố nhiên là xứng hợp với con người của các vị! Trong khi đó, rồi chỉ có những bọn làm ruộng làm rẫy thì không vậy, từ thôn ấp ra tới thị thành những bọn học thức nông cạn không kẻ nào mà không có Biệt hiệu! Và rồi, Biệt hiệu của những đám dân này, ý nghĩa nếu như không tầm thường, thiển cận thì cũng ngông cuồng quái đản! Chuyện càng buồn cười hơn nữa là những tên Hiệu có các chữ Lan, Quế, Tuyền, Thạch thì kẻ này giành kẻ kia giựt, thôi thì cứ loạn cả lên! Và, tên Hiệu của anh đã có chữ Sơn thì tên Hiệu của em rồi có chữ Thủy; anh cả đã lấy chữ Tùng thì bọn em út rồi lấy các chữ Trúc, Mai! Cha đã lấy tên Hiệu loại nào con cháu rồi cứ loại đó mà lấy theo mãi, không thôi! Ôi, ngu quá đi thôi! Cho tới thời gian gần đây cho đến đàn bà rồi cũng có tên Hiệu.

Và, người ta kể rằng: 1 vi. Huyện quan kia ở Giang Tây có 1 lần hỏi cung 1 tên cướp thì tên cướp bỗng đâu phát trả lời:

- Thủ Ngu không dám!

Huyện quan chẳng hiểu hắn nói cái gì, mới day qua hỏi những người chung quanh thì có 1 người chạy việc trong huyện đường nói:

- Thủ Ngu là tên Hiệu của hắn đó thôi!

Cứ đó thì rõ bây giờ cho tới cả giặc cướp rồi cũng có Biệt hiệu nữa là! Những phong tục như vậy không biết tới bao giờ mới thay đổi được?!'
*
Trở lại vấn đề tên Tự.

Thời xưa, việc lấy tên Tự, như đã nói trước đây, vốn gắn liền với Quán lễ, và đây là định chế của Chu triều (1121 - 256 tr. Cn.), như thiên 'Đàn Cung' đã nói.

Điều này có nghĩa rằng trước đời Chu thì thời điểm lấy tên Tự và thời điểm cử hành Quán lễ vốn không trùng hợp, tới Chu triều thì 2 sự việc này mới nhập lại để thành định chế sau đó.

Chú giải câu 'Ấu Danh, Quán Tự...' trong thiên 'Đàn Cung', Tôn Hi Đán (1736 - 1784) viết:

- 'Nhiên tắc, tư. Ân dĩ tiền vi Tự bất tại Quán thời, bá, trọng bất đương ngũ thập, dĩ Ân thượng chất, bất húy Danh cố dá.
/  Lễ Kí Tập Giải. Đàn Cung. Thượng  /.
- 'Như vậy thì từ Ân triều trở về trước việc lấy tên Tự không nhằm vào lúc cử hành Quán Lễ, và việc xưng thứ bậc lớn, nhỏ trong nhà không cần đợi tới tuổi 50; sở dĩ  như vậy là vì người đời Ân coi trọng sự chất phác, không kiêng việc gọi Tên'.

Tới đây, vấn đề đặt ra là: - Tục lấy tên Tự có từ thời nào?

Và, tuy thiên 'Đàn Cung', như đã biết, nói rằng việc lấy tên Tự là Định chế của Chu triều nhưng Cao Thừa (? - ?) đời Bắc Tống (960 - 1127) lại cho rằng sự việc đã khởi đi từ Thiếu Hạo đế:

- ''Lễ Ki, Giao Đặc Sinh viết 'Quán nhi Tứ chi, kính kì Danh dá.

Quán nhi Tự, thành nhân chi đạo dã. Tự sở dĩ quí Danh. Đế Vương Kỉ viết:

'Thiếu Hạo đế Danh Chí, Tự Thanh Dương', tắc tư. Kim Thiên thị thủy vi Tự dá.
/  Sự Vật Kỉ Nguyên. Qu. II. Công Thức Tính Húy Bộ đệ bát  /.

- 'Thiên Giao Đặc sinh sách Lễ Kí nói 'Cử hành Quán lễ và lấy tên Tứ là vì kính trọng cái Tên của người đó.

Cử hành Quán lễ và lấy tên Tự, đây là biểu thị cho sự thành nhân. Dùng tên Tự là bởi kính trọng cái Tên gọi (của cha mẹ đặt). Sách 'Đế Vương Thế Kí viết:

'Thiếu Hạo đế Tên là Chí, tên Tự là Thanh Dương', theo đó thì việc lấy tên Tự đã khởi đi từ Kim Thiên thí.

Minh Di án:    

'Đế Vương Thế Kí là một cuốn sách chép về các bậc Đế, vương thời cổ, từ Tam Hoàng cho đến đời Ngụy (220 - 265), thời Tam Quốc (220 - 280), tác giả là Hoàng Phủ Mật (215 - 282), 1 ẩn sĩ nổi tiếng thời Tây Tấn (265 - 317).

Thuyết về Tam Hoàng có đến chục thuyết, và theo thuyết của Hoàng Phủ Mật thì Tam Hoàng là Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế. Và, Thiếu Hạo nói ở đây là con của Hoàng Đế - về Ngũ Hành ứng Hành Kim cai trị thiên hạ cho nên Thiếu Hạo còn được gọi là Kim Thiên thị.

Thiếu Hạo là 1 nhân vật trong truyền thuyết thuộc thời tiền Sử, nếu có tên Tự, tên Hiệu thì cũng do hậu thế gán cho. Thuyết của Cao Thừa, do đó, không mấy khả tín.
*
Tới đây, có lẽ cũng cần có vài giòng sơ lược về Quán lễ thời cổ.

Sách 'Lễ Ki có thiên 'Quán Nghĩá.

Như danh xưng cho thấy, thiên này giảng luận về ý nghĩa sâu xa của Quán lễ.

'Quán Nghĩá là một thiên rất ngắn, tất cả chỉ gồm 342 chữ nhưng ở đây tôi chỉ trích dẫn những đoạn chủ yếu, đủ để có 1 cái nhìn tương đối chính xác, toàn diện về cái Lễ đứng đầu Tứ Lễ.

Chi tiết hơn, có thể đọc thiên 'Sĩ Quán Lế trong Sách 'Nghi Lế, đồng thời tham khảo thêm các thiên 'Giao Đặc Sinh', cũng Sách 'Lễ Ki, và thiên 'Quán Tụng' sách 'Khổng Tử Gia Ngứ.

Thiên 'Quán nghĩa viết:

- 'Quán giả, Lễ chi thủy dã, thị cố cổ gia? Thánh Vương trọng Quán.

Cổ gia? Quán lễ thệ nhật, thệ tân, sở dĩ kính Quán sự. Kính Quán sự sở dĩ trọng Lễ, trọng Lễ sở dĩ vi Quốc bản dã!

Cố Quán ư Tộ, dĩ trứ đại dã; tiêu ư khách vị. Tam gia di tôn, gia hữu thành dã. Dĩ Quán nhi Tự chi, thành nhân chi đạo dã.

Hiện ư mẫu, mẫu bái chi; hiện ư huynh đệ, huynh đệ bái chi, thành nhân nhi dữ vi lễ dã....

Thành nhân chi giả tương trách thành nhân lễ yên dã; trách thành nhân lễ yên giả, tương trách vi nhân tử, vi nhân đệ, vi nhân thần, vi nhân thiếu giả chi lễ hành yên. Tương trách tứ giả chi hạnh ư nhân, kì Lễ khả bất trọng dử!

Cố Hiếu, Đệ, Trung, Thuận chi hạnh lập nhi hậu khả dĩ vi nhân; khả dĩ vi nhân nhi hậu khả dĩ trị nhân dã. Cố Thánh Vương trọng Lễ, cố viết: - 'Quán giả, Lễ chi thủy dã, gia sự chi trọng giã dá.

Thị cố, cổ giả trọng Quán. Trọng Quán cố hành chi ư miếu; hành chi ư miếu giả sở dĩ tôn trọng sự. Tôn trọng sự nhi bất cảm thiện trọng sự; bất cảm thiện trọng sự sở dĩ tự ti nhi tôn tiên tổ dá.

Dịch văn:

- 'Quán lễ là bước đầu của Lễ nghi cho nên thời cổ các bậc Thánh Vương rất coi trọng Lễ này.

Thời cổ, trước khi cử hành Quán lễ người ta chọn 'ngày lành tháng tốt', chọn ra người hiền năng đứng chủ lễ. Sở dĩ vậy là vì tôn kính Quán sự; tôn kính Quán sự là vì trọng Lễ; và trọng Lễ vì đó là nền tảng của Quốc gia.

Cho nên, cử hành Quán lễ tại Thềm phía Bắc thì điều này có nghĩa rằng người con trai này rồi sẽ thay cha mình mà làm chủ gia đình; còn giòng thứ thì cử hành Quán lễ ở ngoài nhà, ở mé Tây. Nghi thức gia quan (đội mũ) trước sau qua 3 lần đội mũ - (theo từng thứ bậc một) cứ mũ đội sau  tôn quí hơn mũ đội trước. Quán lễ hoàn tất bấy giờ mới đặt tên Tự, biểu thị của sự thành nhân.

Người đã xong Quán lễ, gặp mẹ thì mẹ vái chào, gặp anh em thì anh em vái chào vái chào đây là vái chào cái tư cách thành nhân của con mình, của anh em mình.

Thành nhân thì theo lễ thành nhân mà hướng dẫn; hướng dẫn theo lễ thành nhân là hướng dẫn về đạo làm con, đạo làm em, đạo làm bề tôi, đạo làm con cháu. Hướng dẫn 1 người theo 4 đức hạnh nói trên một Lễ như vậy rồi chẳng đáng trọng sao?!

Cho nên là có Hiếu, Đệ, Trung, Thuận thì mới có thể làm người; đã có thể làm người thì sau mới có thể trị người. Do đó mà các bậc Thánh Vương trọng Lễ, do đó mà nói: - 'Quán lễ là bước đầu của Lễ nghi, là việc trọng đại hơn hết trong các việc tốt đẹp'.

Bởi vậy, thời cổ người ta trọng Quán lễ. Trọng Quán lễ, do đó cử hành Lễ này  tại miếu; cử hành Lễ này tại miếu là do tôn kính việc trọng đại. Tôn kính việc trọng đại, do đó, không dám tự í làm những chuyện trọng đại để từ đó trở nên khiêm tốn mà tôn kính tiên tố.

Minh Di án:

Về thiên 'Quán Nghĩá trước hết cũng cần nói rõ là Quán lễ đề cập trong thiên này có 1 số điểm chỉ áp dụng cho Thiên tử, hoặc Chư hầu, nói chung là bậc Vương giả, mà thôi! - chẳng hạn như nói Quán lễ cử hành tại Miếu. Miếu nói đây tức Tổ Miếu, nơi tế tự người khai sáng triều đại. Về điểm này, thiên 'Quán Tụng', sách 'Khổng Tử Gia Ngứ (Qu. VIII.), đã ghi rõ hơn:

- 'Hành Quán sự tất vu Tổ Miếu.', nghĩa là 'Cử hành Quán lễ thì cử hành ở Tổ Miếu.'

Thiên 'Quán Tụng' tự thuật việc Khổng Tử trả lời Mạnh Ý Tử, quan đại phu nước Lỗ, về ý nghĩa của Quán lễ. Thiên này có một số chi tiết về Quán lễ mà thiên 'Quán Nghĩá Sách 'Lễ Ki không đề cập, điểm này tôi sẽ nói rõ hơn ở 1 đoạn sau.

Ý nghĩa của Quán lễ Lưu Hướng (77 - 06 tr. Cn.) cũng đã nói rất rõ trong 'Thuyết Uyển':

- 'Quán giả, sở dĩ biệt thành nhân dã. Tu đức thúc cung dĩ tự thân sức, sở dĩ kiểm kỳ tà tâm, thủ kì chính ý dã. Quân tử thủy Quán tất chúc, thành lễ gia quan dĩ lệ kì tâm. Cố quân tử thành nhân tất quan, đái dĩ hành sự, khí ấu thiếu hi hí đọa mạn chi tâm, nhi khản khản vu tiến đức tu nghiệp chi chị
/  Thuyết Uyển. Qu. XIX. Tu Văn  /.

- 'Quán Lễ là để phân biệt (giai đoạn) thành nhân - là giai đoạn bắt đầu cho việc tự kiểm điểm thân tâm để tu dưỡng đức hạnh, ước thúc hành vi, từ đó kiềm chế tà tâm giữ chính niệm. Quân tử trước khi hành lễ Gia quan thì phải tế thần cầu phúc, tế tự xong chừng đó mới hành lễ Gia quan, đây là để khích lệ tâm chí người hành lễ. Cũng vì vậy mà quân tử tới tuổi thành nhân thì đội mũ, thắt đai để hành sự, từ bỏ tính khí ham chơi hời hợt của tuổi thơ để hăng hái cần mẫn trên đường tiến đức tu nghiệp'.

Nghi thức đội 3 lần mũ đề cập trong thiên 'Quán Nghĩá tục gọi là Tam gia:

- 'Thủy gia tri bố quan, tái gia bì biện phục, tam gia tước biện phục.'

- 'Trước hết đội cái mũ vải đen, kế đến đội cái mũ da, và lần thứ ba thì đội 1 cái mũ da thuộc'.

'Bì biện' là loại mũ ôm sát đầu làm với da nai trắng; 'Tước biện' là loại mũ làm bằng da thuộc sắc đỏ sậm ngả đen, chóp mũ vuông, rộng và bằng, hình dạng đại khái như Cái mũ các ông, bà tốt nghiệp đại học ngày nay đội.

Năm cử hành Quán lễ tục gọi là Quán niên, hay Cập Quán, Nhược Quán.

Cử hành Quán lễ thì người ta làm tiệc linh đình mời khách, và chỉ mời những khách chọn lọc mà thôi. Tới dự lễ tân khách mang theo lễ vật chúc mừng. Ngoài ra, trước đó, trước ngày cử hành lễ người con trai sắp 'Gia quan' còn phải đi đến nhà bà con, bạn bè để hành lễ, việc này tục gọi là 'Cáo Quán'; và bà con, bạn bè đưa lễ vật tới mừng trước thì gọi là 'Quán Kính'.

Tuổi cử hành Quán lễ, như đã biết, sách 'Lễ Ki qui định là 20 tuổi (tuổi Ta, tức 19 tuổi Tây).

Minh Di án:

Theo 'Lễ Ki là vậy, nhưng theo 1 số học giả thời cổ, tuổi hành Quán lễ lại ít hơn 1 tuổi, hay nói khác đi, 19 tuổi (18 tuổi Tây).

Tuân Huống (tức Tuân Tử: 340 - 245 tr. Cn.) thời Chiến Quốc (403 - 221 tr. Cn.) nói:

- 'Thiên tử, Chư hầu tư? Thập cửu nhi Quán. Quán nhi thính trị, kì giáo chí dã!'.
/  Tuân Tử. Qu. XIX. Đại Lược  /.

- 'Con của Thiên tử và Chư hầu 19 tuổi thì cử hành Quán lễ. Quán lễ xong thì tham dự chính sự với hàm ý là đã được giáo dục tới nơi tới chốn!'.

Hàn Anh ( ? - ? ), người thời sơ kì Tây Hán (206 tr. Cn. - 08 Cn.) nói:

- 'Thập cửu kiến chí, thỉnh tân Quán chí.
/  Hàn Thi Ngoại Truyện. Qu. VII /.

- '19 Tuổi, chí hướng đã định thì mời khách tới để cử hành Quán lễ (cho con mình)'.

Lưu Hướng (77 - 06 tr. Cn.) cũng nói:

- 'Chu Thiệu công niên thập cửu, kiến chính nhi Quán! Quán tắc khả dĩ vi phương bá Chư hầú.
/  Thuyết Uyển. Qu. III. Kiến bản  /.
- 'Chu Thiệu công 19 tuổi, chí hướng đã thuần chính thì cử hành Quán lễ! Khi đã xong Quán lễ thì có thể làm lãnh tu. Chư hầu 1 phương'.

Chưa hết, tuổi cử hành Quán lễ còn có thể là 1 tuổi khác nữa ngoài 2 tuổi 19 và 20 kể trên, hoặc  nói khác đi là nhìn từ bình diện tổng quát thì tuổi cử hành Quán lễ không nhất định như người ta vẫn nghĩ.

Sau khi lên ngôi Trâu Ẩn công sai quan đại phu đến gặp Mạnh Ý Tử, quan đại phu nước Lỗ, nhờ hỏi Khổng Tử về Lễ. Đây là nguyên ủy của thiên 'Quán Tụng' của bộ 'Khổng Tử Gia Ngứ.

Thiên này có 1 số chi tiết về Quán lễ mà thiên 'Quán Nghĩá, sách 'Lễ Ki, không có:

- 'Ý Tử viết: - Thiên tử vi. Quán tức vị, trưởng dịch Quán hồ?

Khổng Tử viết: - Cổ giả, Vương Thế tử tuy ấu, kì tức vị tắc tôn vi nhân quân; nhân quân trị thành nhân chi sự giả, hà Quán chi hữu?!'.

- '(Mạnh) Ý Tử hỏi: - Thiên tử chưa làm Quán lễ mà đã tức vị, lớn lên có làm Quán lễ không?

Khổng Tử nói: - Thời cổ, Thế tử của bậc Vương tuy còn nhỏ nhưng khi đã tức vị thì trở thành bậc quân vương; quân vương thì trị lí công việc của kẻ thành nhân, lớn lên làm gì có chuyện cử hành Quán lễ nữa?!'

Và ở 1 đoạn sau đó:

- 'Thiên tư? Quán giả. Vũ vương băng Thành vương niên thập hữu tam nhi tự vị. Chu công cư trủng tể, nhiếp chính dĩ trị thiên hạ. Minh niên, Hạ, lục nguyệt kí táng, Quán Thành vương nhi triều vu Tố.

- 'Quán lễ của Thiên tử. (Chu) Vũ Vương qua đời (Chu) Thành vương mới có 13 tuổi, Chu Công  ở vị trủng tể, nắm Chính sự cai trị thiên hạ. Năm sau, tháng 6 mùa Hạ, sau khi mọi Lễ nghi chôn cất (Vũ vương) đã xong xuôi, chừng đó (Chu Công) mới cử hành Quán Lễ cho Thành vương - và cho Chư hầu triều kiến ở Tổ miếú.

Sau cùng, trong Nghi thức 'Tam giá, trả lời Mạnh Ý Tử về ý nghĩa của 'thủy gia tri bố quan' thì Khổng Tử nói rằng đây là để nhắc nhở người ta đừng quên nguồn gốc của mình:

- 'Ý Tử viết: - Thủy quán tri bố chi quan, hà dã?

Khổng Tử viết: - Bất vong bản dã. Thái cổ quán bố, tư tắc tri chí.

- '[Mạnh] Ý Tử hỏi: - Trước hết đội cái mũ vải đen là í nghĩa gì?

Khổng Tử nói: - Là để nhắc nhở người hành Quán lễ, đừng quên nguồn gốc (của mình). Thời xa xưa người ta đội nón vải, có tang thì đem nhuộm đen'.

Bộ 'Thông Điển' (Qu. LVI. Lễ 16) của Đỗ Hựu (735 - 812) đời Đường viết:

- 'Chu chế: - Văn Vương niên thập nhị nhi Quán, Thành vương thập ngũ nhi Quán'.

- 'Định chế Chu triều: - Văn Vương 12 tuổi thì làm Quán lễ, Thành vương 15 tuổi làm Quán lế.

Nói tóm lại, về tuổi cử hành Quán lễ của Thiên tử và chư hầu thời cổ ít nhiều có những dị biệt so với qui định chung, trong khi đối với hàng sĩ thứ thì nhìn chung tuổi cử hành Quán lễ vẫn là tuổi 20. Nhưng sinh hoạt của con người đã không ngừng biến thiên qua từng thời đại, và định chế do con người đặt ra thì cũng con người thay đổi, thậm chí bỏ đi. Tuổi cử hành Quán lễ rồi không ra ngoài định lệ đó (đây mới thực là 1 điều cố định: tất cả rồi biến dịch). 

Tuổi này, trong những xã hội sau đó rồi tùy thời, tùy địa mà khác đi! Chẳng hạn là vào buổi đầu Thanh triều (1644 - 1911) ở tỉnh Sơn Đông, con trai trong khoảng tuổi 15 đến 20 có thể cử hành Quán lễ bất cứ lúc nào! Còn các vùng Giang, Hoài (tức 2 tỉnh Giang Tô và An Huy) thì hạn tuổi là 15, 16. Từ trung kì đời Thanh trở về sau đa số chờ cho tới đêm trước ngày hôn lễ mới cử hành Quán lễ cho con mình. Nhà giàu đa số cử hành trước 3 ngày, nhà nghèo thì 1 ngày mà thôi! Lúc cử hành lễ thì thỉnh bậc tôn trưởng chọn tên Tự cho thiếu niên hành lễ- tên Tự được viết ra giấy treo lên vách. Bà con, bạn bè thì góp tiền bạc tới chúc mừng. Và, gia đình cử hành Quán lễ cũng chỉ làm tiệc linh đình đãi khách chứ không hành lễ Gia quan.

Về tục làm lễ Gia quan tại phu? Thuận Thiên, tỉnh Hà Bắc, Hồ Phác An (1878 - 1947) viết:
- 'Sĩ, Đại phu gia tử đệ thập lục phụ mệnh Gia quan - hoặc nhạc trượng vị tế Gia quan'.
/  Trung Hoa Phong Tục Chí. Thượng thiên. Qu. I. Thuận Thiên phủ. Quán lễ  /.
- 'Gia đình các bậc Sĩ, đại phu, khi con em tới tuổi 16 thì cha (anh) sai làm Lễ Gia quan - hoặc là cha vợ làm Lễ Gia quan cho con rế.   
Quán lễ tại vùng Huy châu, tỉnh An Huy, thì từ thời Triệu Tống (960 - 1279) đã rất đơn giản.
Tại vùng này Quán lễ cử hành tại nhà, có điều là không mời khách, và tại Huy châu thì con trai chưa qua Quán lễ thì tuyệt đối không được bước qua ngưỡng cửa từ đường của gia tộc.
Thời cận đại có người gọi Quán Lễ cử hành vào đêm trước ngày hôn lễ là 'Thượng Đầú - cũng gọi là 'Thượng Sớ (Sơ: Cái lược [dt.]. Chải đầu [đt.]).
Thực ra, 2 tiếng 'Thượng Đầú chẳng mới mẻ gì! Ngay vào buổi đầu triều Đông Tấn (317 - 420) con trai khi 'gia quan', con gái khi 'gia kế, 2 nghi thức này đều được gọi là 'Thượng Đầú. Cho tới thời Nam Tống (1127 - 1279) từ ngữ này vẫn còn được dùng để chi? Quán lễ.
Lí Diên Thọ (? - ?) đời Đường chép:
- 'Hoa Bảo, Tấn Lăng Vô Tích nhân dã. Phụ Hào, Tấn Nghĩa Hi mạt thú Trường An, niên bát tuế. Lâm biệt vi. Bảo viết: - Tu ngã hoàn đương vị nhữ Thượng Đầu.
Trường An hãm. Bảo niên thất thập bất Hôn, Quán'.
/  Nam Sử. Qu. LXXIII. Liệt truyện 63. Hiếu nghĩa thượng  /.
- 'Hoa Bảo người ở huyện Vô Tích, quận Tấn Lăng. Thân phụ là [Hoa] Hào, vào cuối Niên hiệu Nghĩa Hi, Tấn triều, theo quân đi giữ thành Trường An. Bấy giờ Hoa Bảo mới 8 tuổi! Lúc từ biệt Hoa Hào nói với Hoa Bảo: - Chờ ta về ta sẽ làm lễ Thượng Đầu cho con.
Sau đó thành Trường An thất thủ. Và cho tới năm 70 tuổi Hoa Bảo vẫn không lập gia đình, cũng không làm Quán lế.

Hoa Nhụy Phu Nhân (? - ?), thứ phi của Mạnh Sưởng (919 - 965; tại vị: 934 - 965), là hoàng đế triều Hậu Thục (932 - 965), có câu:
'Niên sơ thập ngũ tối phong lưu,
Tân tứ vân hoàn sử thượng đầú.
Thái Thao (? - ?) triều Nam Tống, trong tập Bút kí 'Thiết Vi Sơn Tùng Đàm' (Qu. II. 01), đã có đoạn nói về Quán lễ và cũng đã dùng từ ngữ 'Thượng Đầú để chi? Lễ này.
Thời viễn cổ, như đã tự thuật, Quán lễ là một Lễ rất trọng nhưng càng về sau người ta càng lơ là Lễ này. Theo như Văn hào Liễu Tông Nguyên (773 - 819) thì cả mấy trăm năm trước thời Đường Quán lễ đã bị phế thải. Quán lễ thời ông còn chăng chỉ còn tính cách như 1 phong tục tại một số ít địa phương mà thôi, không còn là 1 định chế của cả 1 triều đại, của cả 1 xã hội như ở các thời viễn cổ. Và cũng cần hiểu là nói 'phế bó đây là nói theo phương diện định chế xã hội.
Một chuyện người ta đã lơ là, nếu không muốn nói là hầu như không có ai làm, bỗng dưng lại có người 'nổi cơn' đi làm, 1 chuyện như vậy, đối với thiên hạ, đúng là 1 chuyện hết sức khôi hài!
Liễu Tông Nguyên có câu chuyện Tôn Xương Dận 'một mình phát phẫn' đi cử hành Quán lễ cho con mình, khiến đồng liêu trong triều ai nấy đều cười rần.
Trương Nhĩ Kì (1612 - 1677 - và cũng có thuyết nói là ông sinh năm 1616) đời Thanh, trong tập Bút kí 'Hào Am Nhàn Thoạí (Qu. II. 129) cũng đã nói:
- 'Cổ nhân trọng Quán lễ. Minh mạt thư? Lễ toại phế, gián hữu dụng giả nhân đa truyền tiếú.
- 'Cổ nhân trọng Quán lễ. Đến cuối đời Minh thì Lễ này bị phế bỏ, ngẫu nhiên mà có người nào cử hành thì người ta thường kể lại như 1 chuyện cười.'
Định chế đã phế thì người ta thấy không cần thiết phải cử hành làm chi, cho dầu nghi thức ngày càng đơn giản. Di ý của Thánh nhân rồi không còn ai nhớ, Chu Hi (1130 - 1200) đến phải nói:
- 'Quán lễ................ thị tự gia ốc lí sự, hữu thậm nan hành? Quan liễu môn, tương cân quan dữ tử đệ đái, hữu thậm nan?!'
- 'Quán lễ............. là việc ngay trong nhà có gì là khó làm? Đóng cửa lại, lấy khăn nón đội cho con em, có gì là khó đâu?!'.
(Dẫn trong 'Trung Quốc Phong Tục Từ Điển'. Giao Tế, Lễ Nghi loại. Gia quan).
Thời cổ, Quán Lễ là 1 Lễ rất trọng. Thiên 'Quán nghĩá nói 'Quán giả, Lễ chi thủy dá, nghĩa là 'Quán lễ là bước đầu của Lễ nghí; tiếp đến thiên 'Hôn nghĩá lại nói 'Phù Lễ thủy ư Quán, bản ư Hôn, trọng ư Tang, Tế.', nghĩa là: 'Lễ nghi khởi đi từ Quán Lễ, đặt nền tảng trên Hôn Lễ, xây dựng trang nghiêm từ Tang Lễ, Tế Lế. Thiên 'Hôn nghĩá cũng là 1 thiên của sách 'Lễ Ki.     
Minh Di án: Người Việt Nam thường nói 'Quan, Hôn, Tang, Tệ
Chữ 'Quan', nếu có nghĩa là cái Nón, cái Mũ thì đọc âm là 'Quan', còn nếu để chỉ lễ Gia quan thì phải đọc âm 'Quán'. Do đó, ở đây, đúng thì phải nói 'Quán, Hôn, Tang, Tệ
*
Là Lễ quan trọng hơn hết nhưng Quán lễ cũng đã suy đồi sớm hơn Lễ nào hết!
Trong 1 lá thư trả lời Vi Trung Lập, luận về đạo làm thầy, Liễu Tông Nguyên có 1 đoạn viết:
- 'Ức hựu văn chi, cổ giả trọng Quán lễ, tương dĩ trách thành nhân chi đạo, thị Thánh nhân sở vưu dụng tâm giả dã! Sổ bách niên lai, nhân bất phục hành. Cận hữu Tôn Xương Dận giả độc phát phẫn hành chi. Kí thành Lễ, minh nhật tháo triều chí ngoại đình, tiến hốt ngôn ư khanh sĩ viết: - 'Mỗ tư? Quán tất.'
Ứng chi giả hàm vũ nhiên. Kinh Triệu doãn Trịnh Thúc Tắc phật nhiên dê. hốt khước lập viết:
- Hà dự ngã tai ?!
Đình trung giai đại tiếu!
Thiên hạ bất dĩ phi Trịnh doãn nhi khoái Tôn tử, hà tai? - Độc vi sở bất vi dã!'.
/  Liễu Tông Nguyên Tập. Qu. XXXIV. Thự Đáp Vi Trung Lập Luận Sư Đạo  /.
- '(Tôi) lại nghe rằng người xưa trọng Quán lễ, lấy đó để hướng dẫn người ta trọn đạo làm người đây là cái dụng tâm lớn nhất của Thánh Nhân! Mấy trăm năm trở lại đây người ta không (còn ai) cử hành Lễ này nữa. Gần đây có Tôn Xương Dận một mình 'nổi cơn' mà cử hành Lễ này! Chừng Lễ xong thì ngày hôm sau vào triều tới mé ngoài Cung, vừa đeo thẻ bài xong Tôn Xương Dận đã nói với các khanh sĩ: - 'Con tôi vừa làm Quán lễ xong.'
Những người lên tiếng trả lời Tôn Xương Dận người nào rồi cũng lộ vẻ khó chịu; [riêng có] quan Kinh Triệu doãn Trịnh Thúc Tắc bực mình đưa tay kéo thẻ bài, đứng lui lại, nói:

- Chuyện đó thì dính dáng gì tới tôi ?!

Những người trong triều rồi ai nấy đều cười rần!

Thiên hạ không ai trách quan Kinh Triệu doãn ho. Trịnh mà lại đi cười ho. Tôn, là vì sao vậy? - Vì chỉ mình ho. Tôn đi làm 1 chuyện mà không ai làm cả!'.

*

Quán lễ đến Liễu Tông Nguyên còn chăng chỉ là một dư hưởng đã mơ hồ lắm của mấy trăm năm xưa cũ! Nhưng, trước Liễu Tông Nguyên mấy trăm năm cũng như sau Liễu Tông Nguyên cả mấy trăm năm, và mấy, mấy trăm năm sau nữa..., chúng ta còn đọc được tên Tự của những người mà đức độ, công nghiệp cũng như Tư Tưởng thiên thu vĩnh tồn!

*

Văn hóa Cổ Việt Nam rồi chỉ còn là 1 dư hưởng cũng đã mơ hồ lắm ?

+ Qua Thiên này nói riêng - và những Thiên trong 'Hương Quan Tập' này nói chung, thiên hạ rồi cười Minh Di tôi đi làm một chuyện mà ngày nay không hiếm người nghĩ rằng:

- Chuyện đó thì dính dáng gì tới chúng tôi ?

II. Tên Tự: Nguyên Tắc Lấy Tên Tự - Số Chữ Của Tên Tự

** Nguyên Tắc Lấy Tên Tự

Theo Lục Dĩ Điềm (1801 - 1865) đời Thanh thì có những cách lấy tên Tự như sau:
(1). 'Tự hữu phân kì Danh chi bán giả.'
Nghĩa là phân 2 Chữ ghép thành Tên của mình làm tên Tự, chẳng hạn:
+ Thời Triệu Tống (960 - 1279).
Quan Vịnh, tên Tự là Vĩnh Ngôn.
Chữ Vịnh gồm 2 Chữ ghép thành: Bên trái là chữ (Bộ) Ngôn, bên phải là chữ Vĩnh.
Tạ Ngao, tên Tự là Cao Vũ.
Chữ Ngao gồm 2 Chữ: Bên trái là chữ Cao, bên phải là chữ (Bộ) Vũ.
Minh Di:
Tạ Ngao (1249 - 1295), thi nhân, từng theo Văn Thiên Tường (1236 - 1283) chống Nguyên.
+ Thời Minh (1368 - 1644).
Phó Thứ, tên Tự là Như Tâm.
Chữ Thứ: Trên là chữ Như, dưới là chữ (Bộ) Tâm.
Lưu Đồng, tên Tự là Đồng Nhân.
Chữ Đồng: Bên trái là chữ (Bộ) Nhân, bên phải là chữ Đồng.

Chú thích:

Lưu Đồng, năm Sinh và năm Tử không rõ, qua đời năm 44 tuổi, đậu Tiến sĩ năm thứ 7 Niên hiệu Sùng Trinh (1628 - 1644), năm 1634, đời Minh Tư tông (1610 - 1644; tại vị: 1627 - 1644).
Lưu Đồng cùng Vu Dịch Chính (1597 - 1636) là tác giả cuốn 'Đế Kinh Cảnh Vật Lược', một tập Bút kí lý thú tự thuật về Cảnh, Vật của thành Bắc Kinh thời trước.

(2). 'Hữu đảo dịch kì Danh giả.'
Nghĩa là đảo ngược Tên mình làm tên Tự.
Thời Triệu Tống có Ngô Đại Hữu, tên Tự là Hữu Đại, thời Minh có Mạo Khởi Tông có tên Tự là Tông Khởi.

(3). 'Hữu điệp tự giả.'
Nghĩa là tên Tự là 1 tiếng đôi, và chẳng liên quan gì tới Tên mình.
Trường hợp này Lục Dĩ Điềm đưa ra 1 thí dụ duy nhất: Diêm Nhĩ Mai, tên Tự là Cổ Cổ.
(4). 'Dĩ Danh vi Tự giả.'
Nghĩa là lấy chính tên mình làm tên Tự.
Theo Lục Dĩ Điềm, trường hợp này từ thời Đường trở về trước có nhiều, nhưng từ thời Đường trở về sau ít thấy.
Thời Triệu Tống có Thích Đồng Văn, Trần Á Chi; thời Nguyên có Đinh Hạc Niên; triều Minh có Trịnh Khắc Kính, Vương Kính Trung, Chu Mạnh Giản; và dưới Thanh triều, đàn bà lấy Tên làm tên Tự thì vào buổi đầu triều chỉ thấy 1 Từ Chiêu Hoa.
(Về những gì dẫn trên đây, xin tham khảo: Lãnh Lư Tạp Chí. Qu. III. Tự).
Minh Di:
Đinh Hạc Niên (1335 - 1424) thuộc Hồi tộc, nhà tại huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, sở trường cả về Thi lẫn Họa; về mặt Hội họa Đinh Hạc Niên trứ danh về vẽ Mai. Ngoài ra, Đinh Hạc Niên có 1 tên Tự nữa là Vĩnh Canh.
Nhìn chung, những người Lục Dĩ Điềm đưa ra ở đây là những người chẳng mấy nổi tiếng. Và rồi vì chỉ nhằm nêu lên trường hợp những tên Tự tương đối hiếm thấy cho nên ông để tâm vào chính tên Tự nhiều hơn là người mang tên Tự. Cũng vì lẽ đó nên ông đã không đưa ra được những Góc cũng như Cạnh phong phú, đa dạng của nguyên tắc lấy tên Tự của cổ nhân.

** Số Chữ Của Tên Tự

Tên Tự có thể chỉ độc 1 Chữ, có thể 2 Chữ, mà cũng có thể là 3 Chữ, hoặc hơn nữa - đại khái là vốn không hạn định. Có điều, cổ kim người ta cũng chỉ thấy tên Tự đến 3 Chữ là nhiều nhất chứ chưa thấy các tên Tự 4 Chữ, 5 Chữ, 6 Chữ ....... bao giờ - ít nhất là xét theo bình diện tên Tự của các nhân vật Lịch sử.
Và xét tên Tự các nhân vật cổ kim, người ta thấy có tất cả 3 loại tên Tự:
- Tên Tự 1 Chữ. tên Tự 2 Chữ, và tên Tự 3 Chữ.
Trong 3 loại kể trên, loại tên Tự 2 Chữ thông dụng hơn hết, và do đó cũng nhiều hơn hết.
Còn 2 loại tên Tự 1 Chữ, tên Tự 3 Chữ vốn chỉ thấy lác đác, đây đó, chẳng có bao nhiêu, nhất là tên Tự 3 Chữ - đồng thời cũng là mẫu tên Tự của những người chẳng mấy tiếng tăm. Danh nhân rất hiếm người lấy tên Tự 1 Chữ hoặc 3 Chữ, nhất là tên Tự 3 Chữ thì hầu như không thấy ai!
Vì lẽ hiếm thấy cho nên tên Tự 1 Chữ và tên Tự 3 Chữ đã thường được nhắc tới trong một vài tập Bút kí của văn gia, học gia? Trung Hoa ngày trước khi đề cập tên Tự.
Cũng theo Lục Dĩ Điềm, trong Sách đã dẫn trên, thì tên Tự 1 Chữ từ các triều Chu, Tần cho đến Đường triều là thấy có nhiều, và từ Đường trở về sau thì vào triều Minh chỉ có 1 người học trò ở quận Nhữ Nam tên là Tần Cảo, tên Tự là Kinh. Và rồi theo Lục Dĩ Điềm thì tên Tự chỉ 1 Chữ lại lấy Tên của chính mình làm Tự cũng chỉ mỗi thời Đường là có, như Lưu Tế, Lí Tú, Trương Tuần, Vũ Văn Thẩm, Lí Tiêu, Quách Ái, Lưu Thoa.
Riêng về tên Tự 3 Chữ, Lục Dĩ Điềm dẫn Sách 'Trạm Viên Trát Ki nói rằng Trương Thiên Tích tên Tự là Công Thuần Giả, Khuất Mộ Mạt tên Tự là An Thạch Bạt, và, còn thêm là tên Tự 3 Chữ cổ kim rồi chỉ 2 người này.
Lục Dĩ Điềm bác điều kể trên, nói rằng tên Tự 3 Chữ rồi thấy rất nhiều trong bộ 'Bắc Sứ - như 12 người con của Chu Văn đế tên Tự 3 đều Chữ, như Hiếu Vũ đế có tên Tự là Đà La Ni và Vũ đế  tên Tự là Di Duy Đột...., những tên Tự này 'nghĩa đều khó hiểú ('nghĩa giai nan hiểú).
Còn về đàn bà tên Tự 3 Chữ thì ở Châu Hải Ninh có Lí Nhân tên Tự là Kim Thị Am, vợ của quan Quang Lộc Cát Vô Kì, nổi tiếng tiết hạnh.
/  Sd. Qu. I. Tự và Qu. IV. Tam tư. Tự  /.
Minh Di án:
Lục Dĩ Điềm đã sai khi nói tên Tự 1 Chữ từ Đường triều trở đi thì chỉ dưới Minh triều mới có, và cũng lầm thêm điểm nữa khi khẳng định tên Tự 1 chữ lại lấy chính Tên mình làm tên Tự rồi cũng chỉ đời Đường mới có.
Trong tập Bút kí 'Trì Bắc Ngẫu Đàm' (Qu. XV), trong mục thuật về tên Tự 1 Chữ ('Nhất tư. Tứ) học gia? Vương Sĩ Trinh (1634 - 1711) cho biết Đào Trừng ở huyện Bảo Ứng tên Tự là Quí, kế đó Đổng Tiều ở huyện Lai Dương tên Tự cũng là Tiều, và cả 2 người này đều là bạn của ông.
Còn riêng về những tên Tự 3 Chữ mà Lục Dĩ Điềm cho rằng 'nghĩa giai nan hiểú tôi sẽ đề cập ở phần 'Tổng Quan' về tên Tự và tên Hiệu. 
*
Những gì Lục Dĩ Điềm viết về tên Tự dẫn trên đây chẳng qua chỉ là những lượm lặt trong một số thư tịch rồi đưa ra 1 vài trường hợp ông thấy là lạ. Lạ là bởi những trường hợp này hiếm thấy có người nào áp dụng để lấy tên Tự, và điều quan trọng là Lục Dĩ Điềm đã không xét vấn đề 1 cách  toàn diện hơn để có thể đưa ra những nguyên tắc tổng quát mà người xưa đã vận dụng khi chọn tên Tự cho bản thân - và cho người. Nhân vật lịch sử cổ kim thì rất nhiều, số lượng tên Tự do đó cũng không là ít! Tuy nhiên, nguyên tắc lấy tên Tự cũng đã chỉ giới hạn trong một số nguyên tắc nhất định! Những nguyên tắc này chẳng có 'Văn bản', chỉ cần được nhiều người vận dụng thì sẽ thành nguyên tắc, những nguyên tắc mà tôi sẽ phân tích trong phần tiếp theo đây.

Thời cổ, việc đặt tên Tự gắn liền với Quán lễ. Lễ này bị phế bỏ, từ lâu rồi, nhưng việc đặt tên Tự thì không thời nào suy. Nhân vật lịch sử nào rồi cũng có tên Tự, hay tên Hiệu, việc lấy tên Tự và tên Hiệu rồi thành 1 phong tục của cổ nhân Trung Hoa, cũng như cổ nhân Việt Nam.
Theo sự nghiên cứu và nhận xét của riêng tôi, tên Tự của người xưa thường đã được chọn căn cứ những nguyên tắc sau:

1. Danh / Tự ý nghĩa tương hợp

Nghĩa là ý nghĩa của Tên (Danh) và của tên Tự phải đi đôi, nói một cách khác, tên Tự phải được chọn sao cho ý nghĩa của nó phải gần gần, tương tự ý nghĩa của Danh. Chẳng hạn:
+ Thời Chiến Quốc (403 - 221 tr. Cn.).
Khuất Bình (343 - 299 tr. Cn. ), tên Tự là Nguyên.
2 chữ Bình ( Danh ) và Nguyên ( Tự ) nghĩa tương tự:
Bình = Bằng phẳng; Nguyên = Vùng đất bằng phẳng.
Khuất Nguyên viết trong thiên 'Li Taó:
- 'Danh dư viết Chính Tắc, Tự dư viết Linh Quân.'
- 'Đặt tên ta là Chính Tắc, đặt tên Tự ta là Linh Quân'.
Chữ 'Quân' ở đây có nghĩa là 'Bằng', 'Đềú, nghĩa tương cận các chữ 'Bình' và 'Nguyên'.
+ Tần triều (221 - 206 tr. Cn.).
- Trần Thắng (? - 208 tr. Cn.), tên Tự là Thiệp.
2 Chữ Thắng và Thiệp nghĩa gần gần:
Thắng = Vượt qua, khắc chế được điều gì đó; Thiệp = Vượt quạ
Đây là trường hợp sách 'Bạch Hổ Thông Đức Luận' (thường được gọi tắt là 'Bạch Hổ Thông') của Sử gia Ban Cố (32 - 92) gọi là 'Văn Danh tức tri kì Tự, văn Tự tắc tri kì Danh'.
Cách lấy tên Tự dẫn trên đây từ các triều Tần (221 - 206 tr. Cn.), Hán (206 tr. Cn. - 220) trở về trước nữa rất thông dụng, từ Tần, Hán về sau ngày càng hiếm đi.
Có điều, cũng cần nói rõ là phương thức chọn tên Tự trên đây đã không mất hẳn, mà đã biến thể thành 1 dạng thức khác - dạng của 1 tên Tự song âm trong đó 1 chữ chỉ là từ 'phụ giá, với 1 số mô thức khác nhau.
(a). Tên Tự song âm, trong đó 1 Chữ hoặc là hư từ, chẳng có nghĩa chi cả, hoặc là 1 Chữ chỉ để chỉ thứ bậc trong nhà của người mang tên Tự này, như Mạnh (trưởng), Trọng (thứ), Quí (út).
- Ban Cố, tên Tự là Mạnh Kiên.
Ở đây, chữ Cố (Danh) và chữ Kiên (Tự) đồng nghĩa, trong khi đó, chữ Mạnh đi kèm tên Tự là để biểu thị Ban Cố là anh lớn trong nhà.
Ban Cố là Sử học gia thời Đông Hán (25 - 220), tác giả bộ 'Hán Thứ, và 'Bạch Hổ Thông'.
- Ban Siêu (32 - 102), tên Tự là Trọng Thăng.
2 chữ Siêu (Danh), Thăng (Tự) có nghĩa tương tự, trong khi đó, chữ Trọng ghép trong tên Tự để cho biết Ban Siêu là em thứ trong nhà.
Ban Siêu là Quân sự gia lỗi lạc đầu thời Đông Hán (em trai Sử gia Ban Cố) có nhiều công trạng về Quân sự và Ngoại giao ở vùng Tây Vực. Năm 91, Ban Siêu nhiệm chức 'Tây Vực Đô hố, tước Định Viễn hầu. Ông trước sau hoạt động ở vùng Tây Vực 31 năm, tới già mới trở về.
+ Thời Triệu Tống (960 - 1279).
-Tăng Củng (1019 - 1079), tên Tự là Tử Cố.
2 chữ Củng (Danh) và Cố (Tự) nghĩa gần gần, chữ Tử trong tên Tự là hư từ.
Tăng Củng, Văn học gia thời Bắc Tống (960 - 1127),  là 1 trong 'Đường Tống Bát Đại Giá.
Lúc trẻ chơi thân với Vương An Thạch (1021 - 1086); về sau An Thạch thi hành Biến pháp từ đó  2 bên không còn thân nữa. Ông phê bình An Thạch là: 'dũng vu hữu vi, lận vu cải qua, nghĩa là 'Hăng say, xốc vác trong công việc,(nhưng lại)  mắc cở khi phải sửa lầm lỗí.
(b). Tên Tự song âm, trong đó Từ phụ là 1 hình dung từ nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của Từ chủ, là tên Tự.
- Từ Kiên (659 ? - 729), Tự là Nguyên Cố.
2 Chữ Kiên (Danh) và Cố (Tự) nghĩa đồng.
Chữ Nguyên trong tên Tự có nghĩa là Lớn. Đứng đầu. Ở đây, Chữ này được dùng để nhấn mạnh nghĩa của chữ Cố, chữ Chủ trong tên Tự.
Từ Kiên là học giả trứ danh Đường triều, tác gia? Bộ 'Sơ Học Ki, 1 tác phẩm tập lục những điều tinh yếu của Kinh Sử, Bách gia Chư tử, phân môn biệt loại mà tự thuật, tổng cộng 23 Bộ - tất cả  313 điều. Trong các bô. Loại Thư (đại khái như loại Bách khoa thư) ở thời Đường nói chung, tuy không uyên bác như bộ 'Nghệ Văn Loại Tú của Âu Dương Tuân (557 - 641) nhưng nếu luận về phương diện nhận định tinh thẩm thì 'Sơ Học Ki lại chiếm phần hơn.
(c). Tên Tự song âm, trong đó Từ phụ được chọn sao cho tương ứng với 1 tính chất tối hảo được nêu trong Danh.
- Lục Nguyên Lãng (550 ? - 630), Tự là Đức Minh.
2 Chữ Lãng và Minh đều có nghĩa là Sáng, là Trong.
Nguyên Lãng có nghĩa 'Trong sáng hơn hết trong các sự trong sáng' - và trong sáng hơn hết thì không gì hơn Đức Hạnh, do đó mà lấy chữ Đức ghép vào tên Tự.
Lục Đức Minh, Kinh học gia trứ danh Đường triều, tác gia? Bộ 'Kinh Điển Thích Văn' - thường được gọi giản lược là 'Thích Văn'), một tác phẩm  nghiên cứu rất trọng yếu về các phương diện Âm vận, Tự nghĩa, Văn nghĩa, cũng như dị đồng giữa các Ấn bản của 14 Bộ 'Kinh điển' cổ: Dịch, Thượng Thư, Thi, Chu Lễ, Nghi Lễ, Lễ Kí, Xuân Thu Tam Truyện (tức 3 Bộ: Tả Truyện và Công Dương Truyện, Cốc Lương Truyện), Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Lão Tử, Trang Tử, Nhĩ Nhã.
Nghiên cứu Kinh điển cổ thì đây là tác phẩm không thể không đọc.

2. Danh / Tự tương ứng xuất cùng 1 nguồn

Trường hợp này lại phân 3 trường hợp khác nhau đôi chút.
(a). Danh vốn là 1 Chữ từ Kinh Điển, Tự cũng nhân đó mà được chọn trong cùng 1 sách - và cả Danh lẫn Tự phải nằm trong cùng 1 câu văn, hay 1 đoạn văn. Chẳng hạn:
+ Thời Bắc Ngụy, hoặc Hậu Ngụy, (386 - 534).
- Lịch Đạo Nguyên (469 - 527), tên Tự là Thiện Trưởng.
Chu Dịch. Càn Văn ngôn:
- 'Nguyên giả, Thiện chi Trưởng dá. ('Nguyên là đầu mối của mọi điều Hay, Tốt.').
Lịch Đạo Nguyên là tác giả bộ sách trứ danh về sông ngòi Trung Quốc, bộ 'Thủy Kinh Chu.
Giá trị của tác phẩm này đối với Địa lí học Trung Quốc rất lớn; còn đối với Cổ sử học Việt Nam giá trị của nó cũng không nhỏ, vì rằng tác phẩm có 1 số ghi chép liên quan Cổ sử Việt Nam mà các bô. Sử thư khác không có, tuy rằng những ghi chép này không nhiều lắm.

+ Thời Đường (618 - 907).
- Lục Vũ (733 - 804), tên Tự là Hồng Tiệm.
Chu Dịch. Quẻ Tiệm (Tốn / Cấn), Thượng Cửu:
- 'Hồng Tiệm vu Lục, kì Vũ khả dụng vi nghí.
- 'Đàn Ngỗng trời từ từ bay vô đất liền, lông cánh nó có thể dùng làm trang sức nghi tiết'.
Lục Vũ là tác giả bộ 'Trà Kinh', soạn năm 758, gồm 3 Quyển - phân làm 10 Thiên, tự luận 1 số vấn đề như khởi nguyên cũng như sản địa, của Trà, các dụng cụ nấu Trà và uống Trà, cách thức nấu Trà và uống Trà ....... Văn từ tuy giản dị, nhưng cao nhã, cổ kính. Đây là tác phẩm luận Trà đầu tiên của Trung Quốc và của cả Thế giới nữa.
Sau này hậu thế tôn Lục Vũ là Trà Thần.
+ Thời Triệu Tống.
- Lữ Mông Chính (946 - 1011), tên Tự là Thánh Công.
Chu Dịch. Quẻ Mông, Thoán từ:
'Mông dĩ dưỡng Chính, Thánh Công dã.'
Lữ Mông chính là 1 đại thần lỗi lạc thời Bắc Tống, từng 3 lần nhiệm chức quan đầu triều.
- Triều Bổ Chi (1053 - 1110), Tự là Vô Cửu.
Danh và Tự xuất từ Dịch Kinh, Thiên Hệ Từ Thượng (Chương III.):
- 'Vô Cửu giả, thiện Bổ quá dá. ('Không có lỗi (Vô Cửu) là vì biết mau mắn sửa lỗí).
Triều Bổ Chi là Văn học gia tiếng tăm cuối triều Bắc Tống (960 - 1127) - môn sinh của văn hào Tô Đông Pha (1036 - 1101). Về thơ Triều Bổ Chi sở trường thể 'Sở Tứ.
Hoàng Đình Kiên (1045 - 1105), Tần Quan (1049 - 1100) và Trương Lội (1054 - 1114) cùng với Triều Bổ Chi được người đương thời gọi là 'Tô Môn Tứ Học Sí, nghĩa là 4 vị học sĩ xuất thân từ nhà ho. Tộ
+ Thanh triều.
- Phó Dĩ Tiệm (1609 - 1665), Tự là Vu Bàn. Đại thần.
Danh là Tiệm, 1 trong 64 Quẻ Dịch, Quẻ thứ 53: Nội quái Cấn, Ngoại quái Tốn.
Tự là Vu Bàn, là Chữ trong Hào 6/2 (Lục nhị) Quẻ Tiệm:
Tiệm, 6/2: 'Hồng Tiệm Vu Bàn'. ('Đàn ngỗng trời từ từ bay tới mỏm đá ven bờ.').
Phó Dĩ Tiệm từng giữ chức Tổng tài trong 1 số công trình biên soạn Sử học. Ngoài ra, ông từng theo lệnh triều đình cùng với Tào Bản Vinh (? - ?) soạn bộ 'Dịch Kinh Thông Chu.
- Trương Lí Tường (1611 - 1674), Tự là Khảo Phụ
Danh là Lí Tường, là 2 Chữ trong Hào 9/6 (Thượng Cửu) Quẻ Lí (Càn / Đoài), Quẻ thứ 10.
Quẻ Lí, 9/6: 'Thị Lí khảo Tường'. ('Nghiệm kĩ lại những gì mình đã trải quá).
Tự là Khảo Phu, chữ Khảo ở đây chính là chữ Khảo trong câu vừa kể. Chữ Phu là 1 trợ từ.
Trương Lí Tường là 1 học giả và 1 Nông học gia, chủ trương việc trị quốc phải dựa trên căn bản Nông nghiệp, bản thân ông cũng đã ra sức canh tác hơn 10 mẫu ruộng. Năm 1658 ông viết xong bộ 'Bổ Nông Thứ tổng kết lại những kinh nghiệm chủ yếu về mặt sản xuất nông nghiệp của các triều đại trước đó cũng như đương thời. Ngoài ra ông còn soạn thuật 1 số tác phẩm trong một số lãnh vực khác như 'Độc Dịch Bút Ki, 'Độc Sử Ngẫu Kị...
Toàn bộ tác phẩm của ông được tập lại trong 'Dương Viên Tiên Sinh Toàn Tập' - Dương Viên là tên Hiệu của ông.
- Đái Chấn (1723 - 1777), Tự là Thận Tụ
Danh và Tự xuất từ Đại Tượng từ Quẻ Chấn (Chấn / Chấn), Quẻ thứ 51.
Chấn, Đại Tượng từ:
- 'Tiến Lôi, Chấn, quân tử dĩ khủng cu. Tu tỉnh'.
- 'Sấm sét ầm ầm, là Tượng của Quẻ Chấn, quân tử coi đó, sinh lòng sợ hãi mà Tu tỉnh'.
Sợ hãi đây là ẩn dụ về sự sợ hãi những hậu quả của những hành vi không chính đáng.
Đái Chấn là 1 Tư tưởng gia, 1 Khảo cứ học gia tiếng tăm, xuất thân từ 1 gia đình buôn bán.
Vừa trưởng thành, các ngành như Kinh học, Thiên văn, Lịch toán, Địa lí, Âm vận học, cũng như Huấn cổ học..... không ngành nào ông lại không nghiên cứu tinh tường. Ông là thầy học của các học giả tiếng tăm đương thời, như Đoàn Ngọc Tài (1735 - 1815), Văn tự học gia trứ danh với Bộ chú giải 'Thuyết Văn Giải Tự Chu, của hai cha con học gia? Vương Niệm Tôn (1744 - 1832) và Vương Dẫn Chi (1766 - 1834). 
- Chu Trung Phu (1768 - 1831), Tự là Tín Chị
Trung Phu (Danh) là 1 trong 64 Quẻ Dịch, Quẻ thứ 62: Nội quái Đoài, Ngoại quái Tốn.
Chu Dịch. Thiên 'Tạp Quáí nói: - 'Trung Phu, Tín dá. ('Quẻ Trung Phu nghĩa là Tin vàó).
Ở đây cũng cần để í một điều là tên Tự từ 2 Chữ, 3 Chữ... lấy từ Kinh sách không nhất thiết theo đúng như thứ tự viết trong sách.
Gia Hiền Ông (1213 ? - 1298) đời Nguyên kể lại rằng lúc ông mới đến Doanh Châu thì quen với 1 người tên Quách Thuấn Nguyên. Thuấn Nguyên có 1 đứa con tên Tấn, thông minh ham học và cầu tiến không thôi.
Trong bài văn tựa đề 'Đức Chiêu Tự Thuyết' ('Luận về Tên Tự Đức Chiêú), Gia Hiền Ông có đoạn viết về đứa trẻ này như sau:
- 'Tỉ Gia quan, mệnh danh viết 'Tấn', tỉ dư vi chi Tự chi. Dư thủ 'Tấn' chi Đại Tượng 'Quân tử tự chiêu minh đức' chi nghĩa, Tự chi viết 'Đức Chiêu.
/  Toàn Nguyên Văn. Qu. CDVIII. Gia Hiền Ông 2. Đức Chiêu Tự Thuyết  /.
- 'Chừng đến tuổi Gia quan đặt tên nó là 'Tấn', nhờ tôi chọn tên Tự cho nó. Tôi căn cứ ý nghĩa của Đại Tượng từ Quẻ 'Tấn' 'Quân tử tự làm sáng cái đức sáng của mình' mà đặt tên Tự cho nó là 'Đức Chiêu.
Đại Tượng Từ Quẻ Tấn: - 'Minh xuất Địa thượng, Tấn, quân tử dĩ tự chiêu minh đức'.
- 'Ánh sáng ra khỏi Đất, là Quẻ Tấn, quân tử coi đó mà tự làm sáng cái đức sáng của mình'.
Trong nguyên văn là 'Chiêu minh Đức', chữ Chiêu phía trước, chữ Đức ở sau, Gia Hiền Ông đã đảo thứ tự lại là 'Đức Chiêú.
Ngoài ra, qua đoạn văn trên thì có thể thấy là đến tuổi thành niên (gia quan), đứa trẻ vốn có thể được đặt cho 1 cái Tên khác với Tên được đặt cho lúc sinh ra, tên Tự, do đó, cũng có thể đổi.   

(b). Cũng như trường hợp (a) đã tự thuật, chỉ khác 1 điều là Danh ở đây chỉ là 1 chữ đồng nghĩa với 1 chữ của Sách, nói khác đi, Danh không là chữ nguyên văn trong Sách.
+ Minh Triều (1368 - 1644).
- Hà Đằng Giao (1592 - 1649), Tự là Vân Tòng.
Chu Dịch. Càn Văn ngôn:
- 'Vân tòng Long, phong tòng Hổ.' ('Mây theo Rồng, gió theo Cọp.').
Giao, theo cổ thư, thuộc chủng loại Long, do đó 2 tiếng Giao Long thường đi đôi. Về hình tướng con Giao thì các thuyết rất phân vân.... Có sách nói thân có vảy là Giao Long; có sách lại nói là Giao thân cá, đuôi rắn; có sách, mô tả với nhiều chi tiết hơn, thì nói Giao dạng giống rắn mà có 4 chân, đầu nhỏ, cổ thon, dưới cổ có 1 cái bướu trắng, thân lớn cả mười mấy người ôm,...... cũng  có sách nói con Giao có thể phun nước làm mưa.
Giao cũng thuộc loại Long, do đó lấy 2 chữ Vân Tòng làm Tự.
Hà Đằng Giao là đại thần triều Nam Minh (1644 - 1683), từng giữ nhiều chức vụ quan trọng về Văn cũng như Võ. Năm 1649, bị quân Thanh bắt, tuyệt thực 7 ngày mà chết.
- Khương Viết Quảng (? - 1649), Tự là Cư Chị
Chu Dịch. Càn Văn ngôn:
- 'Quân tử học dĩ tụ chi, vấn dĩ biện chi, khoan dĩ  cư chi, nhân dĩ hành chí.
- 'Quân tư? Học là để tích lũy kiến thức, Hỏi là để biện biệt Đúng / Sai, lấy lòng khoan dung mà cư xử với người, lấy đức nhân mà thi hành trong đời sống'.
Quảng (Danh) và Khoan (Chữ của Sách) đồng nghĩa là Rộng Lớn, do đó lấy tên Tự Cư Chị
Năm 1626, Khương Viết Quảng được lệnh đi sứ Triều Tiên - khi về ông tường trình tất cả 8 điều luận về tình hình tại hải ngoại, cũng như những điều mắt thấy tai nghe có thể đem lại lợi ích cho quốc gia
Lúc Kim Thanh Hoàn (? - 1649) chiếm lãnh Nam Xương, tỉnh Giang Tây, chống lại Thanh triều vào năm 1648, Khương Viết Quảng cũng tới trợ giúp. Năm sau, Kim Thanh Hoàn thua trận, còn bị trúng tên, nhảy xuống biển tự tận thì Khương Viết Quảng cũng nhảy xuống biển chết.  
(c). Danh và Tự tuy cùng lấy từ một Sách, nhưng cả 2 không cùng ở 1 câu văn, 1 đoạn văn như ở 2 trường hợp (a) và (b) đã nói trên mà sự liên quan Danh / Tự ở đây có tính cách của một thứ tự nào đó giữa các điều, mục... trong sách.
+ Minh triều.
- Uông Bỉnh Khiêm (? - 1625), Tự là Triệu Dự.
Trong 64 Quẻ Dịch Quẻ Khiêm (Khôn / Cấn) đứng liền trước Quẻ Dự (Đoài / Khôn) bởi vậy mà chọn tên Tự là Triệu Dự. Triệu có nghĩa là 'bày ra, lộ ra trước' - như chúng ta vẫn thường nghe nói 'mộng triệú; triệu là 'cái điềm'.
- Diêm Ứng Nguyên (1607 - 1645), Tự là Lệ Hanh.
Chu Dịch. Quẻ Càn, Quái từ:
- 'Càn: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh'. ('Quẻ Càn có 4 đức: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh').
Danh, Tự ở đây theo thứ tự 'Nguyên / Hanh'. Lệ Hanh, Lệ có nghĩa là 'Gắn liền vớí.

3. Tên Tự là Chữ lấy từ Sách

Có điều, ý nghĩa của Tự lại chẳng liên quan chút nào với ý nghĩa   của Danh, nói rõ hơn thì đây là trường hợp chọn tên Tự từ Sách nhưng lại không muốn câu thúc ở ý nghĩa của Danh.
+ Đường triều.
- Bạch Cư Dị (772 - 846), Tự là Lạc Thiên.
Chu Dịch. Hệ Từ thượng, Chương IV:
- 'Lạc Thiên tri mệnh cố bất ưú.
- 'Vui với Mệnh Trời, í thức được hoàn cảnh của mình cho nên không lo lắng.'.
Tên Cư Dị cũng là Chữ lấy từ Sách.
Sách 'Trung Dung', Chương XIV:
- 'Thượng bất oán Thiên, hạ bất vưu nhân, cố quân tư? Cư Dị dĩ sĩ Mệnh'.
- 'Trên không oán Trời, dưới không giận người, cho nên, quân tử tùy địa vị, hoàn cảnh mà cư xử để chờ Mệnh Trờí.
Ở đây, tuy việc chọn tên Tự là tùy í nhưng Bạch Cư Dị rồi đã cố ý chọn 2 chữ 'Lạc Thiên' nhằm đối với 2 chữ 'Oán Thiên' trong câu từ đó tên mình được rút ra.
+ Minh triều.
- Cố Nguyên Khánh (1487 - 1565), Tự là Đại Hữu.
Đại Hữu là 1 trong 64 Quẻ Dịch, Quẻ thứ 14: Nội quái Càn, Ngoại quái Li
Cũng như 'Chiêu Minh Thái Tứ Tiêu Thống (501 - 531) triều Lương (502 - 557), khoảng cuối kì Nam Bắc triều (420 - 589), Cố Nguyên Khánh cũng là 1 'Tàng thư giá rất nổi tiếng, nhà ông có phòng chứa Sách tên gọi là 'Di Bạch' tàng trữ cả chục ngàn cuốn sách. Ông chọn, lựa ra những 'Thiện bản' (tức Bản in, hoặc Bản chép tay có giá trị, quí hiếm) đem in lại - trong số này có các Bộ 'Cố Thị Văn Phòng Tiểu Thuyết', 1 bô. Tùng thư gồm tất cả 42 tác phẩm, đa số là Bút kí, và Bộ 'Minh Triều Tứ Thập Gia Tiểu Thuyết'.

Có lẽ vì tàng trữ Sách rất nhiều cho nên Cố Nguyên Khánh đã lấy tên Tự là 'Đại Hữú, nghĩa là 'Có Nhiềú, 'Có 1 số lượng lớn'.
+ Thanh triều.
- Lí Ngung (1627 - 1705), Tự là Trung Phụ Tư tưởng giạ
Trung Phu là 1 trong 64 Quẻ Dịch, Quẻ thứ 62: Nội quái Đoài, Ngoại quái Tốn.
Lí Ngung cùng với Tôn Kì Phùng (~ 1584 - ~ 1675) và Hoàng Tông Hi (1610 - 1695) từng được học giới đương thời gọi là 'Tam Đại Nhó. Không ra làm quan, ở nhà dạy học và nghiên cứu.  
- Trương Anh (1637 - 1708), Tự Đôn Phục. Đại thần.
Hào 6/5 Quẻ Phục (Khôn / Chấn): 'Đôn Phục, vô hốí.

4. Danh / Tự ý nghĩa tương phản

Ở đây, tên Tự đã được chọn có í nghĩa nhằm chiết giảm, hoặc gia tăng í nghĩa của Danh, để tạo 1 nét quân bình, điều hòa trong tương quan Danh / Tự.
+ Tam Quốc (220 - 280).
- Lữ Mông (178 - 219), Tự là Tử Minh.
Đây cũng là trường hợp tên Tự song âm đã nói ở trường hợp 1/, chữ Tử trong tên Tự là 1 hư từ.
Lữ Mông là 1 bộ tướng của Tôn Quyền (182 - 252; tại vị: 229 - 252), Ngô quốc (222 - 280).
Mông (Danh): Tối tăm, mờ mịt. Minh (Tự): Sáng sủa.
+ Tấn (265 - 420).
Đào Tiềm (365 - 427), Tự là Uyên Minh.
Thi nhân trứ danh thời Đông Tấn (317 - 420), tác giả bài 'Qui Khứ Lai Tứ nổi tiếng.
Tiềm (Danh) có nghĩa là 'Ẩn, không lộ rá. Ẩn tức ở trong tối, do đó lấy tên Tự là Uyên Minh. Uyên có nghĩa là 'Vực sâú, vực sâu cũng là nơi tối tăm, hàm í 'Tiềm'.
+ Đường triều.
- Đỗ Như Hối (585 - 630), Tự là Khắc Minh. Đại thần Đường triều.
Cũng như trường hợp trên.
- Vương Tích (585 - 644), Tự là Vô Công, Văn học giạ
Tích (Danh) nghĩa là công trạng, trong khi tên Tự thì ngược lại, không có công (Vô Công).
+ Triệu Tống.
- Thang Tư Thoái (? - 1164), Tự là Tiến Chị Đại thần Đường triều.
Tiến (Tự) tương phản với Thoái (Danh).
- Chu Hi (1130 - 1200), Tự là Nguyên Hối.
Hi (Danh): Sáng sủa, rõ ràng. Hối (Tự): Tối tăm.
Chu Hi còn có 1 tên Tự nữa là Trọng Hối, và 1 tên Hiệu là Hối Am, tất cả đều có chữ Hối.
Chu Hi là học giả, triết gia trứ danh thời Nam Tống.
+ Minh triều.
Chúc Doãn Minh (1461 - 1527), Tự là Hi Triết.
Minh(Danh) là Sáng, Hi Triết (Tự) nghĩa là 'Ít Sáng'.
Chúc Doãn Minh là văn học gia, Thư, Họa gia trứ danh Minh triều; nếu luận riêng về Thư pháp có thể nói ông là đệ nhất Minh triều.
+ Thanh triều.
- Tiền Đại Chiêu (1744 - 1813), Tự là Hối Chị Học giả.
Chiêu (Danh): Sáng sủa. Hối (Tự): Tối tăm.     
Tiền Đại Chiêu là em học giả trứ danh Tiền Đại Hân (1728 - 1804).
Gia tộc ho. Tiền là 1 gia tộc tiếng tăm về học thuật. Gia đình anh em Tiền Đại Hân thì cả nhà, từ cha con, anh em, người nào cũng tinh tường về Khảo chứng học. Còn về các ngành học thuật, từ Bách gia, Chư tử cho tới Thiên văn, Địa lí, Toán thuật.... không ngành nào mà trong gia đình lại không tinh thâm! Gia tộc ho. Tiền có tất cả 9 người nổi tiếng được gọi chung là 'Cửu Tiền' - tức là '9 người ho. Tiền'.

Tóm lại, mục đích của việc chọn tên Tự ở đây là, điều gì thái quá thì tiết chế bớt, điều gì bất cập thì cố mà vươn tới. Có điều, đây chỉ là í hướng, còn làm được hay không lại là chuyện khác, như Thang Tư Thoái đã kể trên, trong thời gian nắm quyền (từ 1155 tới 1160), cũng chỉ biết phụ họa tên gian thần Tần Cối (1090 - 1155).

5. Danh/Tự hợp thành một ý mạch lạc

Qua đó, Tự mô tả 1 tính chất nào đó của Danh, hoặc là Danh biểu thị 1 điều kiện tổng quát cho 1 hành vi, 1 kết quả nào đó diễn tả qua tên Tự - hoặc là Danh/Tự biểu thị 1 thái độ, 1 ý hướng..... nào đó. Phương thức đặt tên Tự này rất nhiều, chỉ nêu 1 số trường hợp sau đây.
+ Nam Bắc Triều. Lưu Tống.
- Bảo Chiếu (405 - 466), Tự là Minh Viễn.
Chiếu (Danh) có nghĩa là 'Soi, rọi cho sáng'.
Minh Viễn (Tự) có nghĩa 'Sáng xá.
Soi chiếu cho sáng, và là sáng tận xa nữa.
Bảo Chiếu là thi nhân trứ danh triều Lưu Tống. Nhạc Phủ của ông đa số mô tả cảnh chiến tranh ở Biên tái, tình cảnh của chinh phu ngoài biên thùy. Thể Thất ngôn Nhạc phủ của Bảo Chiếu có ảnh hưởng rất lớn đối với hậu thế. Thơ tiêu biểu của ông là 18 bài 'Hành Lộ Nan'.
+ Nguyên triều.
- Uông Nguyên Lượng (? - ?), Tự là Đại Hữu.
Lượng (Danh) có nghĩa là số lượng (1 lượng nào đó chưa biết bao nhiêu, bất định), ở đây tên Tự cho biết đó là Số Lượng rất lớn, Đại Hữu. 
+ Minh triều.
- Phương Phùng Thời (? - 1596), Tự là Hành Chị Đại thần Minh triều.
Có Gặp Thời (Phùng Thời) thì Hành Động (Hành Chi) mới gặp thuận lợi.
- Vu Thận Hành (1545 - 1607), Tự là Khả Viễn.
Hành sự cẩn thận (Thận Hành) thì mới tiến xa được (Khả Viễn).
+ Thanh triều.
- Uông Sĩ Thận (1686 - 1759), Tự là Cận Nhân.
Thận (Danh) có nghĩa là 'Cẩn thận, thận trọng'.
Cận Nhân (Tự) có nghĩa là 'Gần ngườí.
Hợp Danh/Tự mà giải: 'Gần người thì phải thận trọng'.
Thận trọng trong đối xử khi gần người, mà cũng có thể thận trọng vì lòng người hiểm ác.
Uông Sĩ Thận là 1 Thư pháp gia, 1 Họa gia nổi tiếng tại đất Dương châu, sở trường vẽ Thủy tiên và Mai, Trúc. Về già bị mù, và theo tương truyền ông vẽ Mai cũng như viết thể Bát Phân thư cho người còn tuyệt diệu hơn lúc chưa mù.
Uông Sĩ Thận là một trong 'Dương châu Bát quáí (8 người quái lạ đất Dương châu) - hay cũng còn gọi 'Dương châu Bát giá, 8 Thư, Họa gia nổi tiếng ở đất Dương châu.
Họa pháp của '8 người quái lá này phóng bút tùy í, không nệ cổ pháp, tranh vẽ người nào cũng được thiên hạ tranh nhau mua.
Dương châu Bát quái gồm:
1/. Uông Sĩ Thận.
2/. Lí Thiển (1686 - 1762), Tự là Tông Dương, Hiệu là Phục Đường.
3/. Kim Nông (1687 - 1763), Tự là Thọ Môn, Hiệu là Đông Tâm, nhưng, thường 'thự khoản' trên họa phẩm là Kim Cát Kim.
4/. Hoàng Thận (1687 - 1768), tư. Cung Mậu, hiệu Ảnh Phiêu Tử. Sở trường Hoa cỏ, Nhân vật.
5/. Cao Tường (1688 - 1753), tư. Phụng Cương, sở trường họa Mai.
6/. Trịnh Tiệp (1693 - 1765), tư. Khắc Nhu, hiệu Bản Kiều. Sở trường Mặc trúc, Mặc lan.
7/. Lí Phương Ưng (1695 - 1754), tư. Cù Trọng. Mai, Lan, Tùng, Trúc đều sở trường.
8/. La Sính (1733 - 1799), tư. Độn Phu, hiệu Lưỡng Phong, học trò 'nhập thất' của Kim Nông.
Hoa cỏ, Nhân vật, Sơn thủy, họa đề nào ông cũng khéo. Vợ là Phương Uyển Nghi, cùng 2 con La Doãn Thiệu, La Doãn Toản đều giỏi vẽ Mai, người đương thời gọi là 'La gia Mai pháí.

6. Danh và Tự chỉ 2 sự vật ở cùng trong 1 nhóm sự vật có liên quan

- Mễ Phất (1051 - 1107), Tự là Nguyên Chương.
Chữ Phất ở đây có 2 nghĩa:
1/. Tấm vải trang sức che mặt trước Tế phục thời cổ, che từ eo lưng xuống đến chân, đầu trên có bề rộng là 1 thước (32 cm), đầu dưới rộng gấp đôi (2 thước = 64 cm), dài 3 thước (96 cm), và có đường viền là nửa (1/2) thước (16 cm).   
2/. Sợi dây đeo Ấn.
Thời cô? Ấn chương có 1 cái khoen, hoặc 1 cái lỗ, để xỏ dây đeo.
Nghĩa thứ 2 này chính là nghĩa của Tên 'Mễ Phất'. Vì sao mà biết?
Vì tên Tự của Mễ Phất là Nguyên Chương. Chương có nghĩa 'nét khắc của Ấn' - đồng thời cũng có nghĩa là 'Cái Ấn', như người ta thường nói 'Ấn Chương'.
Danh là 'Sợi dây đeo Ấn', và Tự là 'Cái Ấn'. Cái Ấn và Sợi dây đeo Ấn là 2 vật liên quan.
Mễ Phất là một Thư, Họa gia trứ danh đời Bắc Tống, tính tình quái dị, mê Thư, Họa cổ như điên như cuồng, gặp được cổ họa, cổ thiếp nào ưng ý là phải mua, hoặc lấy những Thư, Họa khác mà trao đổi cho bằng được mới thôi. Gia đình vốn giàu có do đó mà ông đã đổ ra rất nhiều tiền bạc cho việc sưu tập Thư, Họa này - còn nếu mua không được, mà đổi cũng không xong thì tìm cách mượn về rồi vẽ lại, hoặc viết lại i như thật, giữ chân bản lại và đem bản giả trả lại sở hữu chủ.
Tính si mê Thư, Họa điên cuồng cũng như tài giả mạo Thư, Họa, của Mễ Phất rồi được ghi chép  rất nhiều trong những tập bút kí của văn gia, học giả... đương thời. Mễ Phất mô phỏng quá khéo cho nên thời ấy người nào có danh họa, danh thiếp, gặp Mễ Phất cũng giấu thật kĩ... không dám đưa ra khoe, sợ ông mượn đưa về nhà thì khi nhận lại rồi không bảo đảm Thư đó, Họa đó có còn là vật lúc cho mượn nữa hay không?
Trong tập Bút kí 'Thanh Ba Tạp Chi (Qu. V.) - viết xong vào năm 1192, Chu Huy (? - ?), sống vào thời Nam Tống (1127 - 1279) đã ghi lại 1 số giai thoại về Mễ Phất, lược thuật như sau.
Chu Huy kể lại là có 1 lần Mễ Phất gặp 1 người vừa mua được 1 Bức tranh vẽ Trâu của Họa gia Đái Tung, Mễ Phất mượn về nhà coi mấy ngày, vẽ lại i như nguyên bản, rồi lấy Bản này đem trả  cho người kia. Không lâu sau đó sở hữu chủ bức tranh cầm Bức tranh giả đó tới gặp Mễ Phất để xin lại Chân bản. Mễ Phất lấy làm lạ, hỏi người này làm thế nào lại phân biệt được chân, giả thì ông ta nói rằng Bức tranh của ông ta trong mắt Trâu vốn có 'Bóng' của thằng bé chăn trâu, còn Bức tranh vẽ lại của Mễ Phất thì không.
Rồi lần nữa, Mễ Phất ngồi thuyền chung với một quan chức thần thế thưởng ngoạn thư thiếp của Vương Diễn (256 - 311) thời Tây Tấn (265 - 317). Mễ Phất muốn lấy một bức tranh để đổi lấy tự tích Vương Diễn. Người này còn dùng dằng thì Mễ Phất gào lên, nhào tới mép thuyền chực nhảy xuống sông chết. Người này kinh hoảng, vội tặng luôn tấm thiếp đó cho Mễ Phất.
+ Trong tập Bút kí 'Độc Tỉnh Tạp Chi (Qu. II.), Nhà sư Mẫn Hành (? - 1175) cho biết là người ở trên thuyền đó là Thái Du (? - 1126), con trai lớn của gian thần Thái Kinh (1047 - 1126).
Mễ Phất tánh tình quái dị, nói năng ngược đời, ăn mặc lại càng không giống ai, người thời Tống mà lại áo quần, mũ mão lại i như thời Đường, vô cùng quái dị. Ăn bận khác đời như vậy cho nên mỗi lần ra đường là thiên hạ cứ bu lại coi, người coi càng đông Mễ Phất càng khoái chí, đến đỗi những người không biết Mễ Phất rồi cũng biết đó chính là Mễ Phất.
Tánh tình, phong cách quái dị, khác đời, điên điên, khùng khùng như vậy cho nên là thời bấy giờ người ta đã gọi Mễ Phất là Mễ Điên.
Theo 'Độc Tỉnh Tạp Chi (Qu. VỊ), Mễ Phất đội nón lồi cao ngồi kiệu, chóp nón đụng nóc kiệu ngồi không được cho nên gỡ bỏ luôn mái kiệu đi, ló chóp nón lên ai thấy cũng tức cười.
Giai thoại về Mễ Phất thì cực nhiều, và, hầu hết là những chuyện người ta kể cho nhau nghe như những chuyện khôi hài.

7. Danh, Tự nhắc lại 1 sự việc, hoặc hợp thành 1 ngụ ý nào đó

+ Đường triều.
- Lí Ích (748 - 827), tên Tự là Quân Ngu, thi nhân đời Đường.
Ích là tên 1 bề tôi của Đế Thuấn do đó Lí Ích lấy tên Tự là Quân Ngụ Quân = Vua, và Ngu tức Hữu Ngu thị, tên Bộ lạc của Đế Thuấn. Do đó Sử gọi vua Thuấn là Ngu Thuấn.
+ Nguyên triều (1279 - 1368).
- Hoàng Công Vọng (1269 - 1355), Tự là Tử Cửu.
Tư Mã Thiên (145 - 86 ? tr. Cn.) chép lại trong 'Sử Ki là Văn vương đi săn và gặp Lữ Thượng ở Bắc ngạn sông Vị. 2 bên nói chuyện 1 lúc, Văn Vương vui lắm, nói:
- 'Tự ngô tiên quân Thái Công viết: - 'Đương hữu thánh nhân thích Chu, Chu dĩ hưng'! Tử chân thị giả ngô Thái công vọng Tử cửu hĩ!'.
/  Sử Kí. Qu. XXXII. Tề Thái công Thế gia  /.
- 'Trước đây cha tôi là Thái công từng nói: - 'Rồi có Thánh nhân đến với Chu triều, Chu nhờ đó mà hưng'! Có phải rồi người đó là ông chăng? Thái công của tôi mong Ông đã lâu rồi!'.
Danh và Tự đã xuất từ câu 'Ngô Thái công vọng Tử cửu hĩ!', hiển nhiên.
Lữ Thượng tức Khương Tử Nha, quân sư cho Vũ vương, con Văn vương, đánh bại Trụ vương của triều Ân, và khai sáng Chu triều (1121 - 256 tr. Cn.).
Hoàng Công Vọng là Họa gia nổi tiếng về Sơn Thủy cuối Nguyên triều, là 1 trong 4 Họa gia lớn của triều đại này mà Lịch sử Hội họa gọi là 'Nguyên quí Tứ đại giá - là: Hoàng Công Vọng và  Ngô Trấn (1280 - 1354), Nghê Tán (1301 - 1374), Vương Mông (1301 - 1385).   
+ Minh triều.
- Trần Tử Long (1608 - 1647), Tự là Nhân Trung.
Danh, Tự hợp lại thành 'Nhân Trung Long', nghĩa là 'Rồng trong đám ngườí.
Đậu Tiến sĩ trong khoảng Niên hiệu Sùng Trinh (1628 - 1644). Về Thi phú, ông theo phong cách các triều Ngụy (220 - 265), Tấn (265 - 420), sở trường về Thể văn Biền ngẫu.
Sau khi Minh triều sụp đổ ông chạy về ở Tùng Giang khởi binh chống Thanh. Thất bại, chạy vào núi lẩn trốn. Sau ông về Thái Hồ mưu việc kháng Thanh, sự việc chưa tiến hành thì tin tức tiết lộ để rồi bị bắt giữ. Thừa cơ Thanh binh canh giữ ơ hờ, Trần Tử Long nhảy xuống sông tự tận.

8. Tên Tự là hậu quả của lòng ngưỡng mộ 1 nhân vật nào đó

Văn học gia Liễu Khai (947 - 1000) thời Triệu Tống lúc đầu có tên Tự là Trọng Đồ, sau vì phục  Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên nên đã sửa tên thành Tiếu Dũ và đổi tên Tự thành Thiệu Nguyên.
Tiếu Dũ: Giống (Hàn) Dũ, và Thiệu Nguyên: Kế thừa (Liễu Tông) Nguyên.

9. Tự và Danh hợp thành 1 Tên gọi

Hoặc nói cho rõ hơn, Danh và tên Tự là 2 thành phần của 1 Tên gọi có 1 ý nghĩa nhất định nào đó.
- Vương Duy (701 - 761), tên Tự là Ma Cật.
Duy (Danh) + Ma Cật (Tự)  = Duy Ma Cật, là tên của 1 Bồ Tát cùng thời với Đức Phật, ghi cho đủ là Duy Ma La Cật, Tì Ma La Cật. Gọi giản lược thì gọi Duy Mạ
Duy Ma Cật là phiên âm từ Phạn ngữ, lúc đầu dịch là 'Tĩnh Danh', sau dịch là 'Vô cấu Xưng'. Tĩnh = 'trong sạch', Vô cấu = 'không bụi bặm'. Danh nghĩa là 'tiếng tăm truyền xá.
Tóm lại, 'Tĩnh Danh', 'Vô cấu Xưng' danh xưng tuy khác nhưng nghĩa đồng. Vương Duy khi lấy tên Tự Ma Cật là nhằm lấy cái nghĩa 'Vô cấú này.
*

Nguyên tắc lấy tên Tự không chỉ chừng đó, trên đây chỉ là những nguyên tắc thường thấy.

Phần 2

III. Tên Hiệu và Biệt Hiệu

Việc lấy tên Hiệu và Biệt Hiệu thì giản dị hơn việc lấy tên Tự nhiều lắm, không bị câu thúc trong 1 số nguyên tắc như trong 1 số trường hợp lấy tên Tự vừa trình bày.
Nhìn chung, giữa tên Hiệu, Biệt Hiệu và Danh không có những tương quan ràng buộc như trong trường hợp giữa Danh và Tự.
Sau cùng, cũng cần nói rõ là: trong khi tên Tự thì, hoặc do chính người có tên Tự chọn lấy, hoặc do người khác chọn cho, và sự chọn lựa này thường đã phải căn cứ í nghĩa của Danh - và, trong nhiều trường hợp đây là 1 sự chọn lựa rất có 'học vấn'.
Trong khi đó, tên Hiệu và Biệt Hiệu rồi cũng do chính mình chọn lấy, hoặc do người khác - như  bạn bè, người quen biết, ngưỡng mộ... 'gán' cho. Tên Hiệu hay Biệt Hiệu tự chọn lấy, hoặc được người gán cho thường căn cứ những điểm sau đây:

1. Theo Địa danh

Địa danh này có thể là:
(a). Quê quán người mang tên Hiệu.
Liễu Tông Nguyên (773 - 819) được gọi là Liễu Hà Đông vì quê quán ông ở Hà Đông.
(b). Nơi cư trú.
Thiệu Ung (1011 - 1077), triết gia đời Bắc Tống, ẩn cư bên suối Bách Nguyên - còn được gọi là Bách Tuyền, trên núi Tô Môn, phía Tây Bắc huyện Huy, tỉnh Hà Nam, vì vậy mà người ta đã gọi ông là Bách Nguyên Tiên Sinh.
(c). Nơi nhiệm chức.
Sầm Tham (715 - 770), thi gia trứ danh thuộc phái Biên Tái triều Đường, vì có thời gian đã từng nhiệm chức Thích Sử Gia Châu cho nên người ta cũng gọi ông là Sầm Gia Châu.
Liễu Tông Nguyên có một thời gian nhiệm chức Thích Sử tại Liễu Châu, vì vậy mà người ta cũng gọi ông là Liễu Liễu Châu.

2. Theo Tước vị

Vương Duy (701 - 761), thi nhân, kiêm họa gia Sơn Thủy đời Đường, và cũng là người khai sáng Nam Tông họa phái, được người ta gọi là Vương Hữu Thừa, vì có thời gian ông từng giữ chức vu. Thượng Thư Hữu Thừa.
Thi hào Đỗ Phủ (712 - 770) cũng được người ta gọi là Đỗ Công Bộ, do ông đã từng nhiệm chức Kiểm Hiệu Công Bộ Viên ngoại lang.
Lưu Vũ Tích (772 - 842), văn học gia tiếng tăm Đường triều cũng được gọi là Lưu Tân Khách, vì chức vụ của ông có một dạo là 'Thái Tử Tân Khách'. Tiếng tăm của Lưu Vũ Tích lúc ấy cũng đã không kém Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên.

3. Theo sự vật có liên quan người mang tên Hiệu

Dương Vạn Lí (1127 - 1206), thi sĩ nổi tiếng đầu triều Nam Tống, đặt tên thư phòng của mình là Thành Trai, học giả đương thời nhân đó gọi ông là Thành Trai Tiên Sinh.

4. Theo sự việc

Lục Vũ (733 - 804) là ẩn sĩ đời Đường. Vào năm 758, lúc mới 26 tuổi, Lục Vũ đã biên soạn xong bộ 'Trà Kinh', tác phẩm luận Trà đầu tiên của Trung Quốc, và Thế giới, 1 tác phẩm nghiên cứu rất tinh tường về Trà Nghệ cũng như Trà nghiệp thời Đường. Nhờ đó mà người thời ấy đã rõ hơn về cách thức uống Trà, 'nấú Trà, cũng như cách thức chế biến Trà.............. Thời ấy người ta đã gọi ông là Trà Tiên. Tác phẩm này ngày nay chỉ còn giá tri. Lịch sử mà thôi, vì hầu hết những gì viết trong sách không thích hợp thời đại bây giờ, như 'Nấú Trà, chế biến Trà, chẳng hạn.
Các tiệm bán Trà sau đó tạc tượng Lục Vũ bằng đất nung, để trong bếp thờ, tôn là Trà Thần. Cứ  mỗi lần có chuyện giao dịch quan trọng thì dùng Trà cúng Thần! Và khách hàng người nào mua 10 món Trà khí thì sẽ được tặng 1 tượng Trà Thần.

5. Theo tính tình phong cách

Mễ Phất (1051 - 1107), Họa gia , Thư pháp gia trứ danh thời Bắc Tống.
Mễ Phất tính tình quái dị, nói năng ngược đời, ăn bận lại càng không giống ai, sống ở thời Tống mà lại áo quần, mũ mão theo i thời Đường, vô cùng quái dị. Ăn bận khác đời như vậy cho nên là mỗi lần ra đường là thiên hạ bu lại coi, thiên hạ càng đông Mễ Phất càng khoái chí, cho đến đỗi những người không biết Mễ Phất rồi cũng biết đó chính là Mễ Phất!
Tính tình, phong cách quái dị, khác đời, điên điên, khùng khùng như vậy cho nên rồi vào thời ấy người ta đã gọi Mễ Phất là Mễ Điên.
(6). Theo sở thích.
Trương Giới Tân (1563 - 1640), Y học gia nổi tiếng Minh triều. Về trị liệu, Trương Giới Tân vốn thích dùng vi. Thục Địa Hoàng, vì vậy mà đương thời người ta gọi ông là Trương Thục Địa.
Trước ông gần 300 năm Y học gia nổi tiếng Chu Chấn Hanh, thường được biết đến qua tên Hiệu Chu Đơn Khê (1281 - 1358), Nguyên triều, nhận định là cơ thể người 'Dương thường hữu dứ và 'Âm thường bất túc', do vậy chủ trương 'Dưỡng Âm'. Trương Giới Tân đã bác bỏ nhận định trên của Chu Đơn Khê, và chủ trương ngược lại là phải 'Ôn Bố, hay nói cách khác bất túc là Dương chứ không là Âm, do đó, chính Dương mới là yếu tố cần được Bổ.
Trương Giới Tân là một nhân vật trọng yếu của Phái gọi là 'Ôn Bố trong I học Trung Quốc, và ảnh hưởng của ông đối với I giới sau đó cũng không phải nhỏ.
Tác phẩm chủ yếu của ông có 'Cảnh Nhạc Toàn Thứ, 'Loại Kinh'. Cảnh Nhạc là tên Hiệu.

Nói tóm lại, vì không bị câu thúc trong 1 tương quan chặt chẽ với Danh hoặc Tự bởi vậy việc lấy tên Hiệu, lấy Biệt Hiệu rất là dễ dàng, có thể dùng bất cứ phương thức nào cũng đuợc.
Từ Vị (1521 - 1593), Thư, Họa gia trứ danh Minh triều (1368 - 1644), có hơn chục tên Hiệu và 1 trong những tên này là 'Điền Thủy Nguyệt'. 3 chữ này là 3 chữ hợp thành chữ 'Ví, tên ông.
Chữ 'Ví: - bên trái là Bộ 'Thủý, bên mặt trên là chữ 'Điền', dưới chữ 'Điền' là chữ 'Nguyệt'. Tên Hiệu này có nghĩa 'Trăng soi mặt nước ruộng'.  
*
Trên đây là những nét chính về  tên Hiệu và Biệt Hiệu. 1 số điểm cần nói thêm là:
Trong tên Hiệu, Biệt Hiệu người ta cũng thường thấy những tiếng đi kèm, như: Cư Sĩ, Xử Sĩ, hay Đạo Nhân, Lão Nhân, Tản Nhân, Thượng Nhân, Dật Tẩu..... chẳng hạn:
+ 'Lục Nhất Cư Sí, tên Hiệu lúc về già của Âu Dương Tu (1007 - 1072), văn học gia, sử học gia nổi danh triều Bắc Tống, là 1 trong 'Đường Tống Bát Đại Giá.
+ Cao Khắc Cung (1248 - 1310), Họa gia trứ danh đầu Nguyên triều (1279 - 1368), có tên Hiệu là 'Phòng Sơn Lão Nhân'. Cao Khắc Cung thích vẽ mặc trúc và trong thể tài này thì tài của ông không kém Văn Đồng (1018 - 1079). Trong 1 bức Trúc họa Cao Khắc Cung đã đề như sau:
- 'Tử Ngang ta? Trúc thần nhi bất tự, Trọng Tân ta? Trúc tự nhi bất thần - kì thần nhi tự giả, Ngô chi lưỡng thử quân dã.'.
- 'Tử Ngang vẽ Trúc có thần mà chẳng giống, Trọng Tân vẽ Trúc giống mà chẳng có thần - vẽ vừa có thần lại vừa giống thì Tôi đạt được sở trường của cả 2 ông này.'.
Tử Ngang tức Triệu Mạnh Phủ, Trọng Tân tức Lí Khán (1245 - 1320) - 2 Họa gia nổi tiếng cùng một thời với Cao Khắc Cung. Tử Ngang và Trọng Tân là tên Tự của 2 Họa gia nói trên.
+ 'Tùng Tuyết Đạo Nhân' - tên Hiệu của Triệu Mạnh Phủ (1254 - 1322), Họa gia, Thư pháp gia kiệt xuất vào sơ kì Nguyên triều. Về Hội họa, Sơn Thủy, Hoa Trúc, Mộc Thạch.... thể tài nào ông cũng tài hoa. Về Thư pháp, thư thể nào ông cũng tinh thuần, lão luyện, tới độ 'nhập thất', nhưng sở trường nhất là các thể Chân, Hành, Tiểu Khải, tự thành 1 phong cách riêng, được mệnh danh là 'Triệu Thế.
Trong tập Bút kí 'Hào Am Nhàn Thoạí (Qu. I. 31), Trương Nhĩ Kì (1612 - 1677), học giả sơ kỳ Thanh triều, đã nhận định về Tự và Hiệu như sau:
- 'Tự dĩ biểu Đức, tôn Danh. Kì y Danh lập nghĩa, tự cổ dĩ nhiên. Cận đại, Tự ngoại phục hữu Biệt Hiệu; hoặc xuất tự học giả chi tiêu mục, hoặc bản nhân tự hữu kí thác, hoặc dĩ Địa, hoặc dĩ Đức, hoặc dĩ Sơn Thủy, giai dữ Danh, dữ Tự vô thiệp, duy hữu nghĩa sảo tương cận giả dịch xuất ngẫu nhiên, phi định lệ dã! Sổ thập niên lai hữu chuyên bàng Tự nghĩa chuyển thu? Biệt Hiệu hí.
'Tên Tự là để biểu thị cái Đức, tôn kính cái Danh của một người. Í nghĩa của tên Tự vốn căn cứ í nghĩa của Danh mà đặt, điều này thì từ xưa vẫn vậy. Thời cận đại, ngoài tên Tự, người ta còn lấy thêm Biệt Hiệu nữa; nguyên tắc lấy Biệt Hiệu thì, hoặc tùy ý hướng, hoài vọng của học giả, hoặc tùy tâm sự, hoài bảo, của người có Biệt Hiệu đó mà Biệt Hiệu, hoặc có thể là một địa danh, hoặc có thể là 1 Đức hạnh, hoặc có thể là tên Sông, Núi nào đó, và tất cả chẳng dính dấp gì tới í nghĩa của Danh và Tự; nhưng cũng có khi í nghĩa của Biệt Hiệu rồi tương cận với ý nghĩa của Danh và Tự thì đây cũng là điều ngẫu nhiên, chứ không phải là một định lệ! Mấy chục năm trở lại đây rồi có người thích lấy những chữ có í nghĩa gần với í nghĩa của tên Tự để làm Biệt Hiệú.  

Trữ Nhân Hoạch (? - ?), cũng đời Thanh, viết:
- 'Tích Tử Tư, Mạnh Tử xưng Khổng Tử dịch viết Trọng Ni, vị văn hữu Biệt Hiệu dã! Cận thế tru sinh, tiểu lại dịch các dĩ Biệt Hiệu tiêu trí! Siểm du chi đồ bất cảm xưng kì Tự, huống hữu nhất mệnh giả hồ?! Cựu hữu thi vân:
Mạnh Tử danh Kha tính vị ngôn.
Như kim đạo hiệu khước phân nhiên.
Tử qui bản thị danh dương điểu,
Hựu yếu nhân xưng tác Đỗ quyên.
/  Kiên Hồ Tập. Thập Tập. Qu. I. Biệt Hiệu  /.
- 'Ngày xưa, Tử Tư, Mạnh Tử gọi Khổng Tử thì cũng chỉ gọi [tên Tự] là Trọng Ni, chưa hề nghe  [Khổng Tử] có Biệt Hiệu bao giờ! Gần đây những bọn chẳng ra gì, những hạng chức vị thấp kém kẻ nào cũng lấy Biệt Hiệu để ra vẻ ta đây! Những bọn nịnh bợ rồi chẳng dám xưng tên Tự nữa là bọn quan lại địa vị thấp kém?! Ngày trước có bài thơ nói rằng:
Mạnh Tử tên Kha, họ chẳng truyền,
Như nay đạo hiệu cứ huyên thuyên.
Tử qui vốn chỉ là con cuốc,
Lại muốn người kêu, gọi Đỗ quyên.     

+ Tóm lại, có thể lấy 2 đoạn văn trên đây của Trương Nhĩ Kì và Trữ Nhân Hoạch để tổng kết về  nguyên tắc đặt tên Tự, tên Hiệu cũng như Biệt Hiệu. Và cũng cần thêm 1 điểm quan trọng:
Thời cổ, Tự, Hiệu thì ai cũng lấy được, nhưng lấy mà dám dùng hay không lại là chuyện khác.
Tên Tự, như đã biết, bao hàm í hướng Tu thân, Xử thế, nói khác đi, mỗi tên Tự hàm một mục tiêu cao xa nào đó mà người mang tên Tự đó phải nỗ lực thực hiện trong đời sống của mình, và cũng chắc chắn không bao giờ nào có 1 tên Tự nói người ta đi làm những hành vi bất thiện, đây chính là lí do tại sao những bọn nịnh bợ, chưa nói hạng ác nhân, không dám xưng tên Tự của mình!
Và như vậy, rồi ra cũng chỉ  những người Học, vấn hơn người, phẩm hạnh hơn người, mới có thể an nhiên, tự tại nói tên Tự của mình ra cho người khác biết.
Như đã thấy, Danh có thể lấy mà làm tên Tự, nhưng tự cổ không hề thấy có Lệ lấy Tính (tên Họ) làm tên Tự, hoặc ghép trong tên Tự (trường hợp tên Tự 2 Chữ, 3 Chữ).
&  

** Tổng Quan

Căn cứ những gì đã tự thuật, có thể đưa ra 1 số nhận xét quan yếu sau dây về vấn đề tên Tự:

1. Cách đặt tên Tự

Căn cứ tương quan nào đó giữa Danh và Tự có thể phân tên Tự thành 2 nhóm:
(A). Danh / Tự tương quan.
- Ý nghĩa tương hợp cũng như tương phản: Các trường hợp 1/. và 4/.
- Cùng xuất xứ: Trường hợp 2/.
- Tự mô tả 1 tính chất, hay 1 đặc tính nào đó của Danh, hoặc Danh biểu thị 1 điều kiện nào đó cho 1 hành vi, 1 động tác.... được diễn tả qua tên Tự: Trường hợp 5/.
- Cùng trong 1 nhóm sự vật, sự việc có liên quan với nhau: Trường hợp 6/.
- Danh / Tự nhắc lại 1 sự việc, hay hợp thành 1 ý tưởng nào đó: Trường hợp 7/. và 9/.  
Cần nói rõ là tương quan Danh / Tự luận ở đây là 1 tương quan về nội dung.
- Các trường hợp tương quan giữa Danh / Tự Lục Dĩ Điềm đề cập - mà tôi đã dẫn ở Mục [I] và phân dưới các Số hạng 1/., 2/., 4/. chỉ là những tương quan thuần hình thức, do đó tôi không xếp các trường hợp này nhập phân Mục (A).
(B). Danh / Tự không tương quan.
Tức 2 trường hợp còn lại, trường hợp 3/. và trường hợp 8/.
Và nếu như phân định tương quan Danh/Tự theo 2 phương diện Nội dung/Hình thức trên đây thì những trường hợp Lục Dĩ Điềm đưa ra rồi có thể được liệt nhập phân Mục (B). này.
Và cũng cần nói thêm ở đây là những trường hợp lấy tên Tự Lục Dĩ Điềm đưa ra mà tôi đã nói ở 1 đoạn trước đây là những trường hợp không mấy thông dụng.

2. Số Chữ của tên Tự

Về việc này tôi đã đề cập 3 loại tên Tự: tên Tự 1 Chữ, tên Tự 2 Chữ và tên Tự 3 Chữ.
Cần nói thêm về 2 loại tên Tự 2 Chữ và tên Tự 3 Chữ như sau:
Có những tên Tự 2 Chữ thực ra chỉ là tên Tự 1 Chữ, nếu xét về  hàm í; chữ kia chỉ là hư ngữ.
Các Hư ngữ thường thấy trong tên Tự song âm là: Phủ, Tử, Chị...
Các thí dụ về trường hợp này dẫn trong bài này là: Ni Phủ, Tử Minh, Hối Chi, Tiến Chị...
4 tên Tự vừa kể, xét về mặt í nghĩa, có thể xếp vào loại tên Tự 1 Chữ.
Còn về tên Tự 3 Chữ, xét tên Tự 3 Chữ của những nhân vật Lịch sử Trung Quốc người ta sẽ thấy hầu hết đây là những tiếng Phiên âm từ những Ngôn ngữ thuộc nhóm Tộc ngữ Phức âm của 1 số dị vực, hoặc từ Phạn ngữ, hoặc từ Khiết Đơn ngữ, hoặc từ Kim ngữ.......Cho nên, những người có tên Tự 3 Chữ thì đây - hoặc là những người thượng tôn Phật giáo, hoặc là những nhân vật thuộc các dị tộc như Tiên Ti (Khiết Đơn), Nữ Chân (Kim)....... Như tên Tự 'Đà La Ní mà Lục Dĩ Điềm cho là khó hiểu chỉ là 1 tiếng phiên âm từ Phạn ngữ, có nghĩa là 'Thần chu. 1 vài thí dụ nữa:
+ Khiết Đơn.
Mộ Dung Hối (269 - 333), thủ lãnh Bộ tộc Tiên Ti vào cuối thời Tây Tấn (265 - 317), có tên Tự là Dịch Lạc Côi.
Gia Luật Ất Tân (? - 1081), đại thần Liêu quốc (907 - 1105), có tên Tự là Hồ Đổ Cổn.
+ Nữ Chân.
Hoàn Nhan Lâu Thất (? - 1130), đại tướng Kim quốc, có tên Tự là Át Lí Diễn.
Sau cùng, trước đây Lục Dĩ Điềm đã đề cập Trương Thiên Tích có tên Tự là Công Thuần Giả.
Danh và Tự ở đây đều là Chữ lấy từ Kinh Thi (Lỗ Tụng. Bí cung):                                                                                 
'Thiên tích Công thuần giá.  ('Trời ban phúc lớn cho Vuá).
Trương Thiên Tích (? - ?; tại vị: 363 - 376) là quân chủ nước Tiền Lương (301 - 376), là 1 trong 16 Nước ('Thập Lục Quốc') cát cứ Trung Hoa vào khoảng cuối thời Tây Tấn và nhiễu loạn triều Đông Tấn (317 - 420) tiếp theo đó hơn trăm năm, từ năm 304 tới 439.
Quân chủ 16 Nước này hầu hết là những người thuộc 5 Chủng tộc Hung Nô, Tiên Ti, Yết, Chi và Khương mà Sử học Trung Hoa gọi chung là 'Ngũ Hố ('5 Sắc tộc ở phương Bắc'), hay cũng còn gọi thời kì này là 'Ngũ Hồ Thập Lục Quốc', hay gọn và rõ hơn là 'Ngũ Hồ Loạn Hoá.
Và trong tập Bút kí 'Long Xuyên Biệt Chi (Qu. Hạ), Tô Triệt (1039 - 1112) cũng có đoạn chép về 1 vị đạo sĩ thời Ngũ Đại (907 - 960) tên Khuất Đột Vô Vi có tên Tự là Vô Bất Vi.

Minh Di án:

Vương Sĩ Trinh (1634 - 1711) trong tập Bút kí 'Trì Bắc Ngẫu Đàm' (Qu. XXI. Nhất tư. Tự) cũng đã dẫn'Long Xuyên Biệt Chi khi đề cập Đạo sĩ Vô Bất Vi nói trên, có điều không rõ tại sao mà ông lại nói đạo sĩ này là người thời Tùy (589 - 618)?
Ngoài ra, cũng trong đoạn văn ngắn 'Nhất tư. Tứ ('Tên Tự 1 Chứ) trên đây Vương Sĩ Trinh còn dẫn Thi Văn tập của 1 vài học giả đề cập 1 số nhân vật Trung Hoa có tên Tự 3 Chữ, như:
+ Triều Cảnh Vu (1059 - 1129) tên Tự là Bá Dĩ Phủ.
Dẫn trong 'Lục Vụ Quan Văn Tập' của Lục Du 1125 - 1210).
+ Lưu Xưởng (1019 - 1068) lấy tên Tự là Bá Cống Phủ, em ông là Lưu Bân (1023 - 1089) thì lấy tên Tự là Trọng Nguyên Phủ. 
Dẫn trong bài 'Nguyên Phủ Mộ Chi của Âu Dương Tu (1007 - 1072).
Sau cùng, ông còn nêu thêm 2 ngườI nữa vào thời ông là Đào Nhất (? - ?), Tự là Chiêu Vạn Hữu và Phó Sơn (1605 - 1690) ngoài tên Tự là Thanh Chủ, còn tên Tự nữa là Công Chi Tha.

Triều Cảnh Vu đề cập trên đây tức Triều Duyệt Chi, em thứ Tư của Văn học gia Triều Bổ Chị  Lúc còn trẻ vì ngưỡng mộ nhân cách của Tư Mã Quang (1019 - 1086) bởi vậy đã lấy tên Hiệu là Cảnh Vụ Cảnh có nghĩa là 'ngưỡng mố, Vu có nghĩa là 'xa vời, cao xá.
Các tên Tự 3 chữ kể trên đây, 'Bá Dĩ Phú, 'Bá Cống Phú, 'Trọng Nguyên Phú, thật ra vốn chỉ là loại tên Tự 2 Chữ, các chữ 'Phú ở đây chỉ là hư từ, là trợ từ.
Về năm sinh, năm tử của Phó Sơn, theo ý Họa gia Du Kiếm Hoa (1895 - 1979) trong Bộ Từ điển trứ danh 'Trung Quốc Mĩ Thuật Gia Nhân Danh Từ Điển' của ông, thì còn có 2 Thuyết nữa là (1607 - 1684) và (1609 - 1690). Thuyết tôi ghi ở đây là thuyết của Du Kiếm Hoa.
Lại có thuyết nói ông sinh năm 1602, mất năm 1683. Phó Sơn Thi, Thư, Họa đều tinh thông.
Sau khi Thanh triều tiêu diệt Minh triều, Phó Sơn ở nhà đất, mặc áo đỏ để nuôi mẹ, và nhất định không ra làm quan! Thanh triều ép ông về Kinh nhận chức, ông lấy cái chết để từ chối, đành thả ông về. Tại quê nhà ông hành nghiệp I để sống, và nổi tiếng lương i. Ông còn lưu truyền lại 1 số I thư: 'Nữ Khoá, 'Nam Khoá, 'Ấu Khoá, 'Đại Tiểu Chư Chứng Phương Luận'.

Sau cùng, về tên Tự 1 Chữ thì Ngô Dực Phụng (1742 - 1819) đời Thanh cho biết:
- 'Nhất tư. Tự Đường thế tối đa, kiến vu Sử giả: - Phòng Nguyên Linh, Tự Kiều - Nhan Sư Cổ, Tự Trứu - Lí Chúng, Tự Sư - Trương Tuần, Tự Tuần - Quách Diệu, Tự Diệu - Lí Khôi, Tự Khôi - Lí Điều, Tự Kiên - Đậu Tư Nhân, Tự Thứ - Trương Nghĩa Phương, Tự Nghĩa. Hựu 'Ki. Đô Úy Lí Quân Bí danh Văn, Tự Ví.
/  Tốn Chí Đường Tạp Sao. Đinh Tập  /.
- 'Tên Tự 1 Chữ thì đời Đường nhiều hơn cả, thấy trong Sử thư có: - Phòng Nguyên Linh, Tự là Kiều - Nhan Sư Cổ, Tự là Trứu - Lí Chúng, Tự là Sư - Trương Tuần, Tự là Tuần - Quách Diệu, Tự là Diệu - Lí Khôi, Tự là Khôi - Lí Điều, Tự là Kiên - Đậu Tư Nhân, Tự là Thứ - Trương Nghĩa Phương, Tự là Nghĩa. Và trong 'Bia khắc Tiểu sử Ki. Đô Úy ho. Li[cho biết] ông tên là Văn, tên Tự là Ví.  
&
Phụ lục:

Thư tịch Trung Hoa phân 4 Bộ: Kinh, Sử, Tử, Tập, hoặc còn gọi Giáp, Ất, Bính, Đinh.
Kinh Bộ đứng đầu Tứ Bộ và 'Dịch Kinh' đứng đầu Kinh Bộ. Trong các Sách về Thư mục học cô? Dịch Kinh luôn luôn được để ở hàng đầu.
Đây là một bô. Kinh rất khó đọc với văn từ phần lớn là những hình ảnh tượng trưng, có khả năng gợi í rất cao, cùng 1 câu có thể suy diễn nhiều đường khác nhau - và nếu sử dụng chính ngôn từ Dịch mà nói thì đây chính là:
- 'Nhân giả kiến chi vị chi nhân, trí giả kiến chi vị chi trị
(Dịch. Hệ từ Thượng. V).
- 'Người nhân thấy đó thì gọi là nhân, người trí thấy đó thì gọi là trị
Do đó, đọc Dịch mỗi người rồi có thể tự tạo cho mình 1 thế giới riêng, tùy khả năng lí luận.
Do đó, nhìn từ một góc độ nào đó, có thể coi đây như là một 'Trò chơi Lí luận' - có điều đây là 1 trò chơi không phải ai cũng có thể chơi được.
1 trò chơi rất khó chơi, nhưng cũng là 1 trò chơi rất thú vị.
Không thú vị sao được khi mà số lượng các Bản chú giải Dịch Kinh rồi vượt rất xa số lượng các Bản chú giải các Bộ Kinh khác.
Tự cổ đã vậy mà đến nay địa vị của Dịch Kinh vẫn không hề suy giảm.
*
Chỉ cần để ý một chút thì có thể thấy Danh, Tự của các nhân vật Lịch sử Trung Quốc lấy Chữ từ Dịch Kinh rồi nhiều hơn bất cứ bô. Kinh nào hết! Ở những đoạn trước đây tôi cũng đã trưng dẫn một số nhân vật Lịch sử có Danh, Tự lấy Chữ từ Kinh Dịch, sau đây tôi kể thêm một số nữa - và những người được dẫn ra ở đây là những người có hoặc Danh, hoặc Tự, hoặc cả 2, là những chữ trong Kinh Dịch và tương quan Danh/Tự ở đây hầu hết là những trường hợp phân tích trước đây và, như có trường hợp nào chưa được đề cập, trường hợp này, tôi sẽ có vài giòng ghi chú.
Vì chủ yếu nhằm vào 1 số những từ ngữ trong Kinh Dịch, cho nên ở đây có một vài nhân vật tuy không có tên Tự nhưng Tên gọi hoặc là 1 Chữ, hoặc là 1 Từ ngữ, hoặc là 1 câu trong Kinh Dịch cho nên cũng được liệt trong phần này. Cũng cần nói rõ ở đây, danh sách sau đây không phải là tất cả Danh / Tự của những nhân vật có chữ lấy từ Kinh Dịch.
Có thể nói là những nhân vật có Danh, Tự, Hiệu lấy chữ từ Kinh Dịch từ thời Đường (618 - 907) trở về trước rất hiếm, từ Đường trở về sau thì nhiều dần, nhất là Thanh triều (1644 - 1911).
Trong phần tự thuật sau đây, các nhân vật chủ yếu được ghi theo 2 lệ:
(1). Theo Quẻ Dịch.
Những nhân vật có Danh, Tự, Hiệu lấy chữ từ cùng 1 Quẻ Dịch sẽ được xếp vào cùng 1 nhóm và theo thứ tự trước sau của Quẻ trong 64 Quẻ Dịch.
(2). Theo nguyên tắc lấy tên Tự, tên Hiệu.
Nếu cùng lấy tên Tự, hoặc tên Hiệu, từ 1 Quẻ (từ tên Quẻ, từ Thoán từ, Hào từ.....), lại cùng theo 1 nguyên tắc lấy tên Tự, tên Hiệu các nhân vật sẽ được xếp cùng 1 Nhóm.
(3). Tên của những nhân vật là chữ lấy từ Quái từ, Thoán từ, hào từ, hay Hệ từ...... sẽ được xếp ở phần cuối, trừ khi nào đây là những nhân vật có năm sinh, năm tử, hoặc Tên là tên của một Quẻ trong 64 Quẻ, trường hợp này sẽ được xếp theo 2 lệ kể trên.

Ở đây, các nhân vật được liệt kê theo thứ tự triều đại trước sau - do đó, theo lí mà luận thì trong mỗi triều đại các nhân vật cũng phải được liệt kê theo thứ tự thời gian.
Tuy nhiên, với 2 lệ đưa ra trên đây, một tự thuật thuần theo niên đại nhân vật hầu như không thể làm được.
*

+ Đường triều.
1). Tịch Dự (680 - 748), Tự là Kiến Hầu. (Thi từ gia).
Quẻ Dự (Chấn / Khôn), Quái từ:
- 'Dự. Lợi kiến Hầu, hành sứ.
- 'Quẻ Dự. Lợi trong việc lập các Chư Hầu, (cũng như) xuất sư chinh phạt'.
Dự là Quẻ thứ 16 trong 64 Quẻ Dịch.
Huyền tông (685 - 762; tại vị: 712 - 756) có lần cùng đình thần xướng họa Thi Phú, thơ Tịch Dự được Phê là - 'Thi nhân chi thủ xuất, tác giả chi quán miện.' ('Vượt trên các thi nhân, đứng đầu các tác giá). Bộ 'Toàn Đường Thí sưu tập được 5 bài thơ của Tịch Dự.
Tiến sĩ và từng làm tới Lễ bô. Thượng thư khoảng đầu Niên hiệu Thiên Bảo (742 - 756). 
2). Đỗ Hồng Tiệm (709 - 769), Tự là Chi Tốn. (Đại thần).
Tiệm (Tốn / Cấn) là Quẻ 53 trong 64 Quẻ.  6 hào Quẻ Tiệm đều mở đầu với câu 'Hồng tiệm'.
Chữ 'Tốn' trong tên Tự ở đây là Quẻ Tốn (Tốn / Tốn), chữ 'Chí nghĩa là 'đi tớí.
Tiệm có nghĩa là 'từ từ, dần dần'. Trong Quẻ, các Hào tuần tự đi từ dưới lên và ở đây Quẻ Tiệm dưới là que? Cấn, trên là que? Tốn, que? Cấn các hào tuần tự đi lên để đi đến que? Tốn. 
Trường hợp lấy tên Tự này chưa được đề cập trước đây, có thể thêm ở đây trường hợp thứ 10.
Quan chức tới Tể tướng (năm 764). Về già rất sùng Phật giáo, vào triều rất ưa nói Phật sự. 
3). Đỗ Hoàng Thường (738 - 808). (Đại thần).
Quẻ Khôn (Khôn / Khôn), hào 6/5:
- 'Hoàng thường, nguyên cát'.
- 'Phần dưới của I phục (có) màu vàng, (đây) là điều rất tốt lành'. 
Quẻ Khôn là Quẻ thứ 02 trong 64 Quẻ Dịch.
Đỗ Hoàng Thường là đại thần Đường triều.
4). Lí Tốn (749 - 809), Tự là Lệnh Thúc. (Đại thần, Thư pháp gia).
Quẻ Tốn (Tốn / Tốn), Thoán từ:
- 'Trùng Tốn dĩ thân mệnh'.
- '2 que? Tốn là theo đó để ban bố mệnh lệnh'.
Chữ 'Lệnh' trong tên Tự đồng nghĩa với chữ 'Mệnh'.
Lại Bộ Thượng thư thời Đường Thuận tông (761 - 806; tại vị: 805 - 806).
5). Viên Trung Phu (? - ?). (Thư pháp gia).
Trung Phu (Tốn / Đoài) là Quẻ thứ 61 trong 64 Quẻ Dịch.
1 trong 28 người trứ danh 'tinh học Thư triện' trong khoảng sơ kì và trung kì Đường triều, trong khoảng từ Niên hiệu Trinh Quan (627 - 649) tới Niên hiệu Nguyên Hòa (806 - 820).
6). Thẩm Kí Tế (~ 750 - ~ 800). (Văn học gia).
Kí Tế (Khảm / Li) là Quẻ thứ 63 trong 64 Quẻ Dịch.
Thẩm Kí Tế là tác giả bộ tiểu thuyết nổi tiếng 'Chẩm Trung Ki.
7). Lí Quán (766 - 794), Tự Nguyên Tân. (Văn học gia).
Quẻ Quan (Tốn / Khôn), 6/4:
- 'Quan quốc chi quang, lợi dụng tân vu vương'.
- 'Chiêm ngưỡng cảnh thịnh trị của quốc gia, tốt nhất là giữ cương vị khách của quốc quân'.
Quan, cũng đọc âm Quán, là Quẻ thứ 20 trong 64 Quẻ Dịch.
Lí Quán và văn hào Hàn Dũ (768 - 824) đương thời tiếng tăm ngang nhau.
Trong bài 'Lí Nguyên Tân Mộ Chí Minh', Hàn Dũ có đoạn nói về Lí Quán như sau:
- 'Nguyên Tân tài cao hồ đương thế, nhi hạnh xuất hồ cổ nhân'.
- 'Nguyên Tân tài cao đương thế, và đức hạnh vượt cả người xưá.
8). Cát Trung Phu (? - ?). (Thi nhân).
+ Triệu Tống.
1). Phạm Thản (? - ?), Tự là Bá Lí. (Họa gia).
Quẻ Lí (Càn / Đoài), hào 9/2:
- 'Lí đạo thản thản'.
- 'Đường đi bằng phẳng'.
Lí là Quẻ thứ 10 trong 64 Quẻ Dịch.
Phạm Thản sở trường về Sơn thủy, chim chóc, hoa cỏ, bút pháp lão luyện, cứng cỏi. Về Sơn thủy ông học theo các Họa gia Quan Đồng (? - ?), Lí Thành (919 - 967) thời Ngũ Đại.
2). Vương Thập Bằng (1112 - 1171), Tự là Qui Linh. (Học giả, Thi nhân).
Quẻ Tổn (Cấn / Đoài), hào 6/5, Quẻ Ích (Tốn / Chấn), hào 6/2 đều nói:
- 'Hoặc ích chi thập bằng chi quí.
- 'Có người đem cho cái mai rùa lớn đáng giá 10 cái vỏ só.
(Thời tối cổ chưa có tiền tệ người ta dùng vo? Sò như là 1 thứ hóa tệ, bên cạnh 1 số thứ khác, như vải chẳng hạn, để trao đổi vật sản).
Quẻ Tổn và Quẻ Ích là 2 Quẻ liền nhau, Quẻ thứ 41 và Quẻ thứ 42 trong 64 Quẻ.
3). Ngô Ích (? - ?), Tự là Thúc Khiêm. (Thư pháp gia).
Quẻ Khiêm (Khôn / Cấn), Thoán từ:
- 'Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm'.
- 'Đạo trời bớt chỗ đầy và bù chỗ vơí.
(Đạo trời ở đây chỉ qui luật thiên nhiên).
Quẻ Khiêm là Quẻ thứ 15 trong 64 Quẻ Dịch.
4). Đổng Chấn (1213 - 1280), Tự là Đông Phát. (Học giả).
Dịch. Thuyết Quái (V):
- 'Vạn vật xuất hồ Chấn, Chấn, Đông phương dá.
- 'Vạn vật xuất từ Chấn, Chấn là phương Đông'.
Chữ 'Phát' trong tên Tự 'Đông Phát', đồng nghĩa với chữ 'xuất'.
Quẻ Chấn là Quẻ thứ 51 trong 64 Quẻ Dịch.
5). Cao Nguyên Hanh (? - ?). (Họa gia).
Nguyên Hanh là Thệ từ (lời Bói) thường thấy ở cuối 1 số hào từ trong Kinh Dịch.
Cao Nguyên Hanh là Họa gia triều Bắc Tống, chuyên vẽ nhân vật, nhất là những nhân vật trong lãnh vực Phật giáo và Đạo giáo.
6). Lữ Nguyên Hanh (? - ?). (Họa gia).
Sở trường vẽ bông hoa, chim chóc.
7). Dịch Nguyên Cát (? - ?). (Họa gia).
2 tiếng 'Nguyên cát' là 1 Thệ từ (lời Bói) thường thấy ở cuối 1 số Hào từ trong Kinh Dịch.
Chuyên vẽ bông hoa, chim chóc, ong bướm, người đương thời cho là sau Từ Hi (? - ?) - Họa gia thời Nam Đường (937 - 975), chỉ mình ông tài hoa nhất. 
8). Hàn Nguyên Cát (? - ?). (Thư pháp gia).
Năm 1163, 1164 từng nhiệm chức Chuyển Vận sứ vùng Giang, Hoài.
9). Dương Vô Cửu (1097 - 1169), Tự là Bổ Chị (Thư, Họa gia).
Dịch. Hệ từ Thượng, (Thiên III):
- 'Vô cửu giả, thiện bổ quá dá.
- 'Không có lỗi vì biết mau mắn sửa lỗí.
Về Thư pháp học theo Thư pháp gia Âu Dương Tuân (557 - 641) đời Đường, về Hội họa ông học Lí Công Lân (1049 - 1106). Ông sử dụng Thư pháp Âu Dương Tuân vẽ Mai rất đẹp. Các thứ như Tùng, Trúc, Thạch, Thủy tiên cũng khéo. 

+ Liêu. Kim. Nguyên triều.
1). Kim Lí Tường (1232 - 1303), Tự là Cát Phủ. (Học giả).
Quẻ Lí (Càn / Đoài), hào Thượng lục:
- 'Thị lí khảo tường, kì tuyền nguyên cát'.
- 'Xem xét những gì trải qua thì rõ tốt xấu, hay dở, nếu mọi việc đều chu toàn thì rất tốt'.
Kim Lí Tường là đệ tử của Hà Cơ (1188 - 1268), Thư pháp gia nổi tiếng về Khải thư, và là đệ tử đời thứ 2 của Chu Hi (1130 - 1200).
2). Hứa Khiêm (1270 - 1337), Tự là Ích Chị (Học giả).
Thụ nghiệp học gia? Kim Lí Tường (1232 - 1303) nói trên.
3). Chu Chấn Hanh (1281 - 1358), Tự là Ngạn Tụ (Y Dược học gia).
Quẻ Chấn (Chấn / Chấn), Quái từ:
- 'Chấn, hanh'.
- 'Quẻ Chấn, mọi sự (rồi) êm xuôí.
Quẻ Chấn (Chấn / Chấn), Đại Tượng từ:
- 'Tiến lôi, Chấn, quân tử dĩ khủng cu. Tu tỉnh'.
- 'Sấm sét ầm ầm, là Tượng của Quẻ Chấn, quân tử coi đó, sinh lòng sợ hãi mà Tu tỉnh'.
Chấn là Sấm sét. Sấm sét khiến người ta kinh sợ, vì có thể gây thương tổn cho thân thể. Từ ý này chuyển qua ý kinh sợ điều bất thiện có thể làm hại đức hạnh.
Chu Chấn Hanh là Y Dược học gia trứ danh sơ kì Nguyên triều, trứ danh với thuyết 'Bổ Âm', đã nhận định rằng trong cơ thể 'Dương thường hữu dư, Âm thường bất túc', bởi vậy ông chủ trương  'Dưỡng Âm'. Khoảng 300 năm sau Trương Giới Tân (1563 - 1640) đã bác bỏ nhận định nói trên và nhận định Sinh mệnh lấy Dương khí làm chủ, mà Dương khí thì vốn 'nan đắc, dị thất', vì vậy cần bô? Dương, từ đó đưa ra thuyết 'Ôn Bố. Thuyết này được trình bày tường tận trong Bộ Y thư chủ yếu của Trương Giới Tân là bộ 'Cảnh Nhạc Toàn Thứ. Cảnh Nhạc là tên Hiệu của ông.
2 Thuyết trên đây mỗi Thuyết đều có điểm cực đoan nhưng vẫn có chỗ khả thủ, người học Y cần châm chước trên thực tế lâm sàng để có thể nắm được chỗ khả thủ đó.
4). Lưu Lí (? - ?), Tự là Thản Nhiên. (Họa gia).
Tham khảo trường hợp Phạm Thản ở phần trước.
5).Vương Đỉnh (? - ?), Tự là Đức Tân. (Họa gia).
Dịch. Tạp Quái:
- 'Cách, khứ cố dã, Đỉnh, thủ tân dá.
- 'Quẻ Cách là bỏ cái cũ, Quẻ Đỉnh là theo cái mớí.
Quẻ Cách (Đoài / Li), Quẻ Đỉnh (Li / Tốn) là 2 Quẻ đứng liền nhau, Quẻ 49 và 50.
Vương Đỉnh là 1 Họa gia sở trường vẽ Trúc.
6). Lưu Thế Hanh (? - ?), Tự là Gia Phủ. (Họa gia).
Càn. Văn ngôn:
- 'Hanh giả, gia chi hội dá.
- 'Hanh là sự hội hợp của các điều tốt đẹp'.
Lưu Thế Hanh sở trường về Mặc trúc.
7). Triệu Nguyên (? - 1372), Tự là Thiện Trưởng. (Họa gia).
Triệu Nguyên sở trường về Sơn thủy họa.
8). Trương Trung Phu (? - ?), Tự là Tín Phủ. (Thư pháp gia).
Dịch. Tạp Quái:
- 'Trung Phu, tín dá.
- '(Quẻ) Trung Phu có nghĩa là tin'.
Trương Trung Phu sống dưới triều Liêu (907 - 1125).
+ Minh triều.
1). Lai Phục (1319 - 1391), Tự là Hiện Tâm. (Thư pháp gia).
Quẻ Phục (Khôn / Chấn), Thoán từ:
- 'Phục kì hiện thiên địa chi tâm hồ?'.
- 'Quẻ Phục là lúc tâm của trời đất chớm hiện đó chăng?'.
Quẻ Phục là Quẻ thứ 24 trong 64 Quẻ Dịch.
Lai Phục là 1 hòa thượng, tục tính Hoàng.
Thư pháp của ông có nét từa tựa Thư pháp của Thư pháp gia Triệu Mạnh Phủ (1254 - 1322).
2). Trương Phục (1403 - 1490), Tự là Phục Dương. (Thư, Họa gia).
Coi Thoán từ Quẻ Phục (Khôn / Chấn) đã dẫn ở 1 đoạn trên.
1 hào Dương của Quẻ Phục, tượng trưng sự trở lại của Dương, do đó lấy tên Tự Phục Dương
Thư pháp Trương Phục phảng phất Thư pháp của Triệu Mạnh Phủ (1254 - 1322). 
Về Họa, Trương Phục mô phỏng bút pháp của Ngô Trấn (1280 - 1354). Ông là 1 Đạo sĩ.
3). Trương Thiên Phục (? - ?), Tự là Phục Hanh.
Quẻ Phục (Khôn / Chấn), Quái từ:
- 'Phục, hanh. Xuất nhập vô tật, bằng lai vô cửú.
- 'Quẻ Phục, (mọi việc) êm xuôi, ra vào tật bệnh, bạn bè tới cũng không phạm lầm lỗí.
Trương Thiên Phục, tiến sĩ năm 1547, có tài Thi từ, Thư pháp.
4). Ngô Lí (? - ?), Tự là Đức Cơ. (Thư pháp gia).
Dịch. Hệ từ Hạ. VII:
- 'Thị cố, Lí đức chi cơ dá.
- 'Cho nên, Quẻ Lí là nền tảng của đức hạnh'.
Ngô Lí là Thư pháp gia sơ kì Minh triều sở trường về các thể Hành thư và Thảo thự
Trong khoảng Niên hiệu Hồng Vũ (1368 - 1398) ông là Tri huyện Nam Khang, Giang Tây.
5). Triệu Khiêm (1351 - 1395), Tự là Huy Khiêm. (Khảo cứ học gia, Văn tự học gia).
Quẻ Khiêm (Khôn / Cấn), Hào 6/4:
- 'Vô bất lợi huy khiêm'.
- 'Trải lòng khiêm cung ra thì không việc gì mà không thuận lợí.
Triệu Khiêm, trước tên Triệu Cổ Tắc, sau đổi thành Triệu Khiêm, lấy tên Tự là Huy Khiêm.
6). Vương Cấn (? - 1402), Tự là Kính Chỉ. (Sử học gia).
Quẻ Cấn (Cấn / Cấn), Thoán từ:
- 'Cấn, chỉ dã. Thời chỉ tắc chỉ, thời hành tắc hành, động tĩnh bất thất kì thờí.
- 'Cấn có nghĩa là Ngừng. Thời (đến phải) ngừng thì ngừng, Thời hành động thì hành động, dầu động hay tĩnh cũng không nghịch Thờí.
Cấn là Quẻ thứ 52 trong 64 Quẻ Dịch.
Vương Cấn từng giữ chức Tu Soạn, là chức đứng đầu các Sử quan trong Hàn Lâm viện.
7). Lưu Tự Cường (1508 -1582), Tự là Thể Càn. (Đại thần).
Quẻ Càn (Càn / Càn), Đại Tượng từ:
- 'Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức'.
- 'Đạo trời vận hành mạnh mẽ, quân tử coi đó mà cố gắng không ngừng nghí.
Hình bô. Thượng thư năm 1570.
8). Mã Tự Cường (1513 -1578), Tự là Thể Càn. (Đại thần).
Mã Tự Cường có tên Hiệu là Càn Am. Lễ bô. Thượng thư năm 1570.
9). Lữ Kiện (? - ?), Tự là Lục Dương. (Họa gia).
Chữ 'Kiện' đây tức chi? Quẻ Càn. Càn 6 hào đều Dương, do đó lấy tên Tự là 'Lục Dương'.
Chuyên vẽ bông hoa, chim chóc. 'Hoa Điểu Đố ông vẽ năm 1592 hiện lưu trữ ở Bắc Kinh.
10). Lí Triệu Hanh (? - ?), Tự là Hội Giạ (Thư, Họa gia).
Càn. Văn ngôn:
- 'Hanh giả, gia chi hộí.
- 'Hanh là sự hội hợp các điều tốt đẹp'.
11). Trâu Ứng Long (? - ?), Tự là Vân Khanh.
Quẻ Càn, Văn ngôn:
- 'Vân tòng Long, phong tòng Hố.
- 'Mây theo Rồng, gió theo Cọp'.
Tiến sĩ khoảng Niên hiệu Gia Tĩnh (1522 - 1566). Trong thời gian nắm chức Ngự sử ông đã từng liên kết với Lâm Nhuận (1530 - 1569), tố cáo cha con quyền thần Nghiêm Tung (1480 -1569) về những tội lạm quyền, tham nhũng.....
12). Mao Khôn (1512 -1601), Tự Thuận Phủ. (Văn học gia).
Quẻ Khôn (Khôn / Khôn), Văn ngôn:
- 'Khôn đạo kì thuận hồ?'.
- 'Bản chất của Khôn là thuận đó chăng?'.
Mao Khôn là người đầu tiên phê bình, nhận định là văn gia Trung Quốc, từ Đường đến Tống, có tất cả 8 Văn hào, tức sau này gọi là 'Đường Tống Bát Đại Giá:
Đường: Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên.
Tống: Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Vương An Thạch, Tăng Củng.
Ông soạn 'Tam Tô Văn Saó, 'Đường Tống Bát Đại Gia Văn Saó.
13). Tiền Tượng Khôn (1569 - 1640), Tự Hoằng Tái. (Văn học gia).
Quẻ Khôn (Khôn / Khôn), Thoán từ:
- 'Khôn hậu tái vật, đức hợp vô cương'.
- 'Khôn rộng bao la chở (vạn) vật, đức không bến bớ.
Đương thời Tiền Tượng Khôn, Tiền Khiêm Ích (1582 - 1664), Tiền Long Tích (~ 1579 - 1645) và             Tiền Sĩ Thăng (1575 - 1652) được gọi là 'Tứ Tiền'. Ông là Lễ bô. Thượng thư năm 1628.
14). Viên Hoàng (? - ?), Tự Khôn Nghị (Sử học gia, Học giả).
Hoàng là Sắc vàng, sắc của Đất (Khôn), do đó lấy tên Tự là Khôn Nghị (Nghi = Tiêu chuẩn).
Viên Hoàng học thức rộng, từ Lịch pháp, Âm nhạc, Binh pháp, Địa lí, Tinh mệnh, Thủy lợi học... không khoa nào ông không đọc. Ông thường được biết nhiều hơn qua tên hiệu Liễu Phàm.
15). Hoàng Mông (? - ?), Tự Dưỡng Chính. (Thư pháp gia).
Quẻ Mông (Cấn / Khảm), Thoán từ:
- 'Mông dĩ dưỡng chính'.
- 'Lấy cái tâm thuần khiết để dưỡng sự ngay thẳng'.
Mông là Quẻ thứ 4 trong 64 Quẻ Dịch.
Sở trường Khải thự
16). Lí Dưỡng Chính (1559 - 1630), Tự Nhược Mông. (Đại thần).
Hình bô. Thượng thư năm 1625.
17). Bao Dung (? - ?), Tự là Mông Cát.
Quẻ Mông, hào Cửu nhị:
- 'Bao mông, cát'.
- 'Bao dung kẻ không biết thì đây là điều tốt'.
Bao Dung về các phương diện Thi, Thư, Họa đều tài.
18). Lâm Quán (? - ?), Tự là Dụng Tân. (Thư pháp gia).
Trường hợp lấy tên Tự ở đây như trường hợp Lí Quán đời Đường đã nói trước đây.
Lâm Quán sống vào khoảng đầu Minh triều, sở trường Lệ thự
19). Thẩm Quán (? - ?), Tự là Dụng Tân. (Họa gia).
Sơn thủy học tập Mã Viễn (? - ?) thời Nam Tống (1127 - 1279).
20). Từ Quán (? - ?), Tự là Thượng Tân. (Thư pháp gia).
Thượng Tân nghĩa là 'chuộng khách'.
Người Cao Li rất quí Thư pháp của Từ Quán, mỗi lần Sứ giả nước này vào Trung Hoa mua được Tự thiếp của ông thì rất hãnh diện.
21). Trần Di (? - ?), Tự là Khắc Dưỡng. (Họa gia).
Dịch. Tự Quái (Thượng):
- 'Di giả, dưỡng dá.
- 'Di có nghĩa là nuôi dưỡng'.
Di (Cấn / Chấn) là Quẻ thứ 27.
Sở trường vẽ nhân vật, bông hoa, chim chóc.
22). Ngô Hồng (? - ?), Tự là Lục Tiệm. (Thư pháp gia).
Quẻ Tiệm (Tốn / Cấn):
Thượng cửu: Hồng tiệm vu lục......
9/5: Hồng tiệm vu lăng......
6/4: Hồng tiệm vu mộc......
9/3: Hồng tiệm vu lục......
6/2: Hồng tiệm vu bàn......
Sơ lục: Hồng tiệm vu can......
6 hào đều có chữ tiệm, cho nên lấy tên Tự là Lục Tiệm.
23). Vương Bàn (? - ?), Tự Hồng Tiệm. (Họa gia).
Tên Tự, như có thể thấy ngay, xuất từ hào 6/2 Quẻ Tiệm.
Sở trường vẽ Cúc hoa.
24). Từ Trinh Minh (? - 1590). (Thủy Lợi học gia).
Dịch, Hệ từ Hạ (01):
- 'Nhật nguyệt chi đạo trinh minh giả dá.
- 'Đạo Âm Dương có tính chất sáng rõ và bền vững'.
Từ Trinh Minh là một Thủy lợi học gia từng đề nghị thực thi việc dẫn thủy nhập điền tại Khu vực Kinh thành, soạn cuốn 'Lộ Thủy Khách Đàm' luận về 14 lợi ích của thủy lợi tại Bắc phương đã thí nghiệm có kết quả. Sau đó ông được tiến cử làm Thiếu khanh, kiêm Giám sát Ngự Sử, và lãnh khai khẩn ruộng đất. Việc làm của ông bị giới quyền quí cản trở, vì đụng chạm quyền lợi.
25). Viên Ứng Thái (? - 1621), Tự là Đại Lai. (Tướng lãnh).
Quẻ Thái (Khôn / Càn), Quái từ:
- 'Thái, tiểu vãng đại lai, cát hanh'.
- 'Quẻ Thái, nhỏ đi lớn lại, tốt đẹp, xuông xé.
'Nhó đây chỉ que? Khôn, 'Lớn' đây chỉ que? Càn.
26). Thường Trung Phu (? - ?). (Thợ luyện kim, thợ ngọc).
27). Hoàng Thường (? - ?).
Đạo sĩ. Thi, Thư, Họa đều tinh.
28). Hoàng Hoàng Thường (? - ?). Trà hồ nghệ nhân.
Chuyên làm Trà hồ bằng thiếc. Trà hồ của ông rất là tinh xảo, vang danh một thời. Bình chế tạo bằng thiếc mà coi chẳng khác chi bạc.
29). Thẩm Trinh Cát (? - ?). (Họa gia).
Thẩm Trinh Cát là 1 Đạo sĩ.
30). Hoàng Nguyên Cát (? - ?). (Tử sa hồ nghệ nhân).
+ Thanh triều.
1). Lí Quang Địa (1642 - 1718), Tự là Tấn Khanh. (Học giả)
Quang là Sáng, Địa là Đất. Quang ở đây tức que? Li, Địa ở đây tức que? Khôn, trên Li, dưới Khôn là Quẻ Tấn, do đó lấy tên Tự là Tấn Khanh. Từ Danh chuyển qua Tự, là những chữ tương đương trong Kinh điển, đây lại là 1 trường hợp nữa, trường hợp 11, về cách đặt tên Tự.
Lí Quang Địa là đại thần và học giả tiếng tăm, Chủ biên bộ 'Chu Dịch Chiết Trung', biên soạn năm 1715, theo lệnh của Thanh Thánh tổ, tức Khang Hi (1654 - 1722; tại vị: 1661 - 1722).
Về quan điểm chú giải, nhóm Biên soạn 'Chu Dịch Chiết Trung' kiêm dụng thuyết của 2 học gia?  Trình Di (1033 - 1107), Chu Hi (1130 - 1200), tức kiêm Nghĩa Lí / Tượng Số. Ngoài ra, còn tập các thuyết về Dịch từ Tần, Hán, cân nhắc các thuyết, và đưa ra nhận định trung dung, vì vậy mà gọi là 'Chiết Trung'. Đây là tác phẩm tiêu chuẩn trong việc giảng tập Kinh Dịch.
Các bản dịch Dịch Kinh nổi tiếng như Bản Anh ngữ của James Legge (1815 - 1897) - và nhất là Bản Đức ngữ của Richard Wilhelm (1873 - 1930) đều đã căn cứ bộ 'Chu Dịch Chiết Trung'.
2). La Khôn (? - ?), Tự là Hoành Tái. (Thư, Họa gia).
Quẻ Khôn (Khôn / Khôn), Thoán từ:
- 'Khôn hậu tái vật, đức hợp vô cương'.
- 'Khôn rộng bao la chở (vạn) vật, đức không ranh giớí.
(Khôn đây là Không gian suy niệm, bao hàm khái niệm Chứa).   
La Khôn sống dưới thời triều Khang Hi (1662 - 1722). Ông còn là 1 Họa gia vẽ Trúc và Cây.
3). Ngô Khôn (? - ?), Tự là Giai Lục. (Văn, Họa gia)
Quẻ Khôn (Khôn / Khôn) 6 hào đều Âm, do đó lấy tên Tự là 'Giai Lục', nghĩa là 'Đều Âm'.
Trong Dịch Kinh, hào Âm được gọi là 'Lục' (Số 6), hào Dương được gọi là 'Cửú (Số 9).
Ngô Khôn có tài viết văn, ca hát, lại thêm tài vẽ Sơn thủy.
4). Từ Khôn (? - ?), Tự là Tái Phụ (Thư, Họa gia).
Tinh Lục thư, và về Họa thì thích vẽ Bướm.
5). Cúc Lí Hậu (? - ?), Tự Khôn Cao. (Văn tự học gia).
Tinh thông Lục thư, khắc ấn khéo, có tập 'Ấn Văn Khảo Lược'.
6). Lí Hàm Chương (? - ?), Tự là Lan Trinh. (Thư pháp gia, Thi từ gia).
Quẻ Khôn (Khôn / Khôn), hào 6/3:
- 'Hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự vô thành hữu chung'.
- 'Che giấu vẻ sáng đẹp đi mới có thể bền vững, (hành xử như vậy để) theo giúp bậc quân vương dầu không thành công đi nữa cũng trọn được đạo bề tôí.
Lí Hàm Chương là nữ Thư pháp gia đời Thanh, Tiểu Hành thư của bà có vẻ nhàn nhã, đẹp đẽ và cứng cỏi. Ngoài ra bà còn có tài sáng tác thi, từ.
Về hào 6/3 của Quẻ Khôn này có 1 chuyện khá thú vị.
Trước đây gần 40 năm, có người nói không riêng Việt Nam mới có Thể thơ Lục Bát, đây cũng là 1 thể thơ của Trung Hoa:
Lục tam hàm chương khả trinh, 
Hoặc tòng vương sự vô thành hữu chung.
Dĩ nhiên, đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, chỉ thuần căn cứ 2 Câu trên đây để vội đưa ra 1 kết luận như trên thì phải nói đây là một suy diễn quá lố, nếu không muốn nói là lố bịch.
7). Lí Khôn (1866 - 1916), Tự Hậu An. (Thư pháp gia).
Tên Tự của Lí Khôn lấy chữ từ Thoán từ Quẻ Khôn, như trường hợp của La Khôn, Từ Khôn.
Về Thư pháp, 2 thể Hành thư, Thảo thư, Lí Khôn học được hết Bút pháp của Triệu Mạnh Phủ.
Về Thi văn, có 'Tư Đình Thi Văn Saó, 'Tề Phong Thuyết', 'Ôn Tuyền Chị
Ông đậu tiến sĩ năm 1903.
8). Diệp Tử Càn (? - ?), Tự là Hành Kiện. (Họa gia).
Chuyên vẽ hoa cỏ, chim chóc, La hán. Theo đường lối của 'Viện Thế.
Quẻ Càn (Càn / Càn), Đại Tượng từ:
- 'Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức'.
- 'Đạo trời vận hành mạnh mẽ, quân tử coi đó mà cố gắng không ngừng nghí.
(Đạo trời đây tức chỉ sự 'Biến dịch' trong vũ trụ).
9). Trần Càn (? - ?), Tự là Kiện Hành. (Họa gia).
Trần Càn là 1 Họa gia chuyên vẽ nhân vật.
10). Khấu Kiện (? - ?), Tự Tượng Càn. (Họa gia).
Sở trường về Sơn thủy họa và vẽ Vượn với nhiều tư thế rất sinh động.
11). Hoàng Hành Kiện (? - ?), Tự là Tử Càn. (Họa gia).
Sở trường Hoa điểu và Nhân vật. Ông vẽ bức 'Độ Hải La Hán Đố, đường nét tinh tế không thua Lí Long Miên (1049 - 1106).
12). Diệp Tiêu Nguyên (? - ?), Tự là Thủ Càn.
Quẻ Càn có 4 Đức: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.
Nguyên đứng đầu 4 Đức, do đó, lấy tên Tự là Thủ Càn, nghĩa là 'Đức đầu tiên của Càn'.
Về Thi từ, từ í mới lạ, không dùng những từ, í người trước đã dùng (Khứ tận trần ngôn).
Về Thư, Họa có nét độc đáo, tự thành 1 phong cách riêng.
Diệp Tiêu Nguyên đậu tiến sĩ năm 1742.
13). Uông Long (? - ?), Tự là Tiềm Dã. (Họa gia).
Quẻ Càn, hào Sơ cửu:
- 'Tiềm long, vật dụng'.
- 'Rồng (còn) ẩn, chớ hành động'.
Rồng ẩn ở đây í nói người hiền năng còn trong thời gian trau dồi đức hạnh cũng như tài năng và vì đức hạnh chưa thành tựu nên không ra xã hội hoạt động.
Uông Long và cha là Uông Hạo (? - ?) đều tinh thông Hội họa, tiếng tăm truyền khắp cả 2 vùng Lưỡng Giang (tức Giang Tô và An Huy), và được gọi là 'Phụ tư? Song tuyệt'.
14). Ngô Long (? - ?), Tự là Tại Điền, tên Hiệu là Vân Hữu. (Họa gia).
Quẻ Càn (Càn / Càn), hào 9/2:
- 'Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân'.
- 'Rồng hiện ra ở ruộng, lợi đi gặp bậc đại nhân'.
Tên Hiệu 'Vân Hữú cũng liên quan Quẻ Càn. Tên này có xuất xứ từ câu 'Vân tòng Long' trong
phần Văn ngôn Quẻ Càn.
Ngô Long sở trường vẽ Sơn thủy.
15). Doãn Kế Thiện (1696 - 1771), Tự là Nguyên Trưởng.
Ông là đại thần có nhiều thành tích về mặt cai trị.
16). Tra Thể Nhân (? - ?), Tự Nguyên Phủ. (Thi từ gia, Thư pháp gia).
Càn. Văn ngôn:
- 'Quân tử thể nhân túc dĩ trưởng nhân'.
- 'Quân tử hành xử theo đức nhân (cho nên) có thể lãnh đạo ngườí.
Về Thư pháp Tra Thể Nhân học Nhan Chân Khanh (708 - 784) và Liễu Công Quyền (778 - 865) đời Đường.
17). Khánh Thái (? - ?), Tự là Đại Lai. (Họa gia).
Tên Tự lấy chữ từ Thoán từ Quẻ Thái (Khôn / Càn) - như trường hợp của Viên Ứng Thái đã dẫn trong mục về các nhân vật đời Minh.
Khánh Thái sở trường vẽ cành Mai, hoa cỏ.
18). Vương Tam Tích (1716 - 1794 ?), Tự là Hoài Bang. (Thư, Họa gia).
Quẻ Sư (Khôn / Khảm), hào 9/2:
- 'Tại sư trung, cát, vô cửu. Vương tam tích mệnh'.
- 'Ở trong quân, tốt, không lỗi. Vua 3 lần giao phó quyền hành'.
Tiểu tượng từ hào này viết:
- 'Vương tam tích mệnh, hoài vạn bang dá.
- 'Vua 3 lần giao phó quyền hành, là có lòng thương các nước (chư hầu)'.
Sư là Quẻ thứ 7.
Danh là chữ của hào 9/2, Tự là chữ của Tiểu tượng từ hào này.
Tranh Sơn thủy của Vương Tam Tích đượm nét thanh nhã. Ngoài Sơn thủy ông còn vẽ Hoa cỏ và tùng, thạch, nhân vật........ những tranh vẽ tùng, vẽ thạch cỡ lớn của ông người đương thời cho là không ai hơn được. Còn những bức tranh cỡ nhỏ thì thanh nhã, đẹp đẽ, khả ái. 
19). Ngô Tam Tích (? - ?), Tự là Sư Trung. (Thư pháp gia).
Quẻ Sư, hào 9/2:
- 'Tại sư trung, cát, vô cửu. Vương tam tích mệnh'.
- 'Ở trong quân, tốt, không lỗi, vua 3 lần giao phó quyền hành'.
Sở trường thể Tiểu Khải. Sưu tập rất nhiều bi thiếp các thời Hán, Đường
20). Ngô Lí (1740 - 1801), Tự là Tuyền Cát. (Thư pháp gia).
Quẻ Lí, hào Thượng Cửu:
- 'Thị lí khảo tường, kì tuyền nguyên cát'.
- 'Xem xét những gì trải qua thì rõ tốt xấu, hay dở, nếu mọi việc đều chu toàn thì rất tốt lành'.
Về Hành thư và Bát Phân thư Ngô Lí có 1 phong cách rất độc đáo, tự thành 1 phái.
21). Hồ Đại Hữu (? - ?), Tự là Dĩ Khiêm.
Quẻ Đại Hữu là Quẻ thứ 14, và Quẻ Khiêm là Quẻ thứ 15.
Dịch. Tự Quái (Thượng):
- 'Hữu đại giả bất khả dĩ doanh, cố thụ chi dĩ Khiêm'.
- 'Có nhiều thì không thể đầy (mãi), do đó tiếp theo là Quẻ Khiêm'.
Hồ Đại Hữu về Thi, Thư, Họa đều tài hoa.
22). Ngô Khiêm (? - ?), Tự Lục Cát. (Y Dược học gia).
Quẻ Khiêm, hào Sơ lục, hào 6/2, hào 9/3 đều 'cát'. ('tốt').
3 Hào kia, Hào 6/4 và Hào 6/5 đều 'vô bất lợí ('không gì mà không thuận lợí), hào Thượng lục thì 'lợi dụng vu hành sư, chinh ấp quốc' ('lợi cho việc xuất quân, đánh các nước'); cả 3 hào này tuy không minh thị như ở 3 hào 1, 2, 3 nhưng í 'cát' ở đây thực hiển nhiên.
Tóm lại, 6 hào đều tốt cho nên lấy tên Tự là 'Lục Cát.
Ngô Khiêm là 1 Y Dược học gia trứ danh trong khoảng Niên hiệu Càn Long (1736 - 1795), đứng Chủ biên bô. Y thư nổi tiếng 'Y Tông Kim Giám'.
23). Trần Tại Khiêm (? - 1838), Tự là Lục Cát. (Thư, Họa gia)
Sở trường vẽ Mai.
24). Đái Khiêm (? - ?), Tự Cát Lục.
Như trường hợp Trần Tại Khiêm ở trên, chỉ khác là tên Tự đảo ngược lại là Cát Lục.
Tiến sĩ năm 1820, chết mới 46 tuổi.
25). Lí Dĩ Khiêm (? - ?), Tự là Địa Sơn. (Họa gia).
Quẻ Khiêm -  Quẻ Khôn (Địa) trên, que? Cấn (Sơn) dưới, tên Tự 'Địa Sơn' là do đó. Trường hợp lấy tên Tự này chính là trường hợp của Lí Quang Địa đã nói ở trên.
Lí Dĩ Khiêm sở trường đề tài Sơn thủy, Hoa cỏ, học theo Huy Thọ Bình (1633 - 1690).

26). Quách Khiêm (? - ?), Tự là Địa Sơn. (Họa gia).
Vẽ 'Mặc Trúc Đố năm 1822.
27). Phương Nhĩ Khiêm (1871 -1936), Tự Địa Sơn.
Và em là Phương Trạch Sơn đều nổi tiếng trên Văn đàn đương thời, được gọi là 'Nhị Phương'.
28). Vương Tiên Khiêm (1842 - 1917), Tự là Ích Ngộ (Học giả).
Khiêm cung là điều ích lợi cho bản thân, chữ 'Ngố trong tên Tự có nghĩa 'Ta, Tôí.
Quẻ Khiêm khẳng định với đức Khiêm con người chẳng những vượt qua được mọi khó khăn, mà còn tránh được hiểm nguy, hoạn nạn.
29). Lục Minh Khiêm (? - ?). (Họa gia).
Họa gia chuyên vẽ Sơn thủy, cây rừng.
'Minh khiêm' là câu mở đầu trong 2 hào Lục nhị và Thượng lục Quẻ Khiêm.
30). Hoàng Quán (? - ?), Tự là Dụng Tân. (Họa gia).
Có 'Dũ Đình Thi Tập'.
31). Trương Di (? - ?), Hiệu là Dưỡng Hòa. (Thư, Họa gia).
Dịch. Tự Quái:
- 'Di giả, dưỡng giá.
- 'Di nghĩa là nuôi dưỡng'.
Và ở đây là nuôi dưỡng đức 'Hòá.
Trương Di sở trường thể Khải thư, chuyên vẽ Sơn thủy. Ngoài ra còn biết trồng cây, trồng hoa.

32). Mã Hàm (? - ?), Hiệu là Trạch Sơn. (Thư, Họa gia).
Quẻ Hàm - trên là que? Đoài, dưới là que? Cấn; Đoài là Đầm nước (Trạch), Cấn là Núi (Sơn).
Tên Hiệu Trạch Sơn là do đó. Hàm là Quẻ thứ 31 trong 64 Quẻ Dịch.
Về Thư pháp, Mã Hàm tinh thông Tiểu Khải thư - Về Hội họa, về tranh Sơn thủy, ông mô phỏng Lí Chiêu Đạo (? - ?), tức con Lí Tư Huấn (653 - 718), người khai sáng Bắc tông Họa phái, và kế đến là Quách Trung Thứ (? - ?) cuối thời Ngũ Đại đầu thời Triệu Tống.

33). Trương Trạch Hàm (? - ?), Tự là Hư Thụ. (Thư, Họa gia).
Quẻ Hàm (Đoài / Cấn), Đại Tượng từ:
- 'Sơn thượng hữu trạch, Hàm, quân tử dĩ hư thụ nhân'.
- 'Trên núi có đầm nước, là Quẻ Hàm, quân tử coi đó mà lấy tâm vô tư cư xử với ngườí.
34). Tào Hằng (? - ?), Tự là Cửu Ự (Thư, Họa gia).
Quẻ Hằng (Chấn / Tốn), Quái từ:
- 'Hằng. Hanh, vô cửu, lợi trinh'.
- 'Quẻ Hằng. (Mọi sự) êm xuôi, không lầm lỗi, lợi cho việc giữ lòng chuyên nhất'.
Giải thích câu trên của Quái từ, Thoán từ viết:
- 'Hằng hanh, vô cửu, lợi trinh, cửu ư kì đạo dã. Thiên địa chi đạo hằng cửu nhi bất dĩ dá.
- 'Quẻ Hằng sở dĩ mọi việc êm xuôi, không mắc lầm lỗi, lợi cho việc giữ lòng chuyên nhất là do bền lòng trong lẽ đạo, như đạo của trời đất vận hành hằng cửu, không lúc nào ngừng nghí.
Tào Hằng sở trường về Sơn thủy, hoa cỏ. Thọ ngoài 80 tuổi. 
35). Trần Triệu Hầu (? - ?), Tự là Tấn Khang. (Họa gia).
Quẻ Tấn (Li / Khôn), Quái từ:
- 'Tấn. Khang hầu dụng tích mã phiên thứ, trú nhật tam tiếp'.
- 'Quẻ Tấn. Chư hầu được (vua) ban thưởng nhiều xe ngựa, trong 1 ngày được tiếp kiến 3 lần'.
Quẻ Tấn là Quẻ thứ 35.
Trần Triệu Hầu là 1 Họa gia chuyên vẽ bông hoa, chim chóc.
36). Hạ Long Tích (? - ?), Tự là Khang Hầu. (Họa gia).
Sở trường thể Tiểu Khải, về Họa pháp các đề tài Sơn thủy, Nhân vật, lan, Trúc đều tinh diệu.
37). Đồng Thế Tấn (? - ?), Tự là Khang Hầu. (Họa gia).
Về Sơn thủy, học Hoàng Công Vọng (1269 - 1354) và Cao Khắc Cung (1248 - 1310).
38). Dương Hiền (? - ?), Tự là Đỉnh Ngọc. (Họa gia).
Quẻ Đỉnh, hào Thượng cửu:
- 'Đỉnh ngọc hiền, đại cát, vô bất lợí.
- 'Cái đỉnh có quai bằng ngọc, cực tốt, không gì mà không thuận lợí.
Năm 1644, Dương Hiền vẽ lại Họa phẩm 'Sơn Khẩu Đãi Đố ('Chờ Đò Ở Đường Vào Núí) của Đổng Nguyên (? - 962), Họa gia trứ danh đời Nam Đường (937 - 965); họa phẩm này hiện đang lưu trữ ở Cố Cung Bác Vật Viện', Bắc Kinh.
39). Vũ Chi Đỉnh (1647 - ?), Tự là Thượng Cát. (Họa gia).
Quẻ Đỉnh (Li / Tốn) có 3 hào tốt: Hào 9/2 'cát', Hào 9/3 'cát', hào Thượng cửu thì 'đại cát'.
Lấy nghĩa Cát của Quẻ Đỉnh, và lấy cái Cát của hào Thượng cửu. chữ Thượng trong tên Tự của Vũ Chi Đỉnh ở đây chính là chữ 'Thượng' trong 'Thượng cửú.
40). Hồ Chấn (1817 - 1862), Tự là Bất Khủng. (Thư pháp gia).
Quẻ Chấn (Chấn / Chấn), Đại Tượng từ:
- 'Tấn lôi, Chấn, quân tử dĩ khủng cụ tu tỉnh'.
- 'Sấm sét ầm ì, quân tử coi đó, kinh sợ mà tu, xét thân mình'.
Tên Tự 'Bất Khủng' có nghĩa 'Không kinh sớ, hàm í không kinh sợ phải tu sửa thân mình.
Hồ Chấn về các thể Lệ thư, Hành thư đều cao nhã, cổ kính.
41). Tưởng Phương Chấn (1882 - 1938), Tự là Bách Lí.
Quẻ Chấn, Quái từ:
- 'Chấn kinh bách lị
- 'Sấm sét kinh động (ngoài) trăm dặm'.
Xuất thân Sĩ quan Bộ binh, từng giữ một số chức vụ quan trọng trong Quân đội và Chính phủ và có thời gian hoạt động văn hóa với Hồ Thích (1891 - 1962), Từ Chí Ma (1896 - 1931).
42). Tưởng Cấn (? - ?), Tự Kiêm Sơn. (Họa gia).
Quẻ Cấn (Cấn / Cấn) gồm 2 que? Cấn nên Đại Tượng từ Quẻ này nói:
- 'Kiêm sơn, Cấn, quân tử tư bất quá kì ví.
- '2 núi (chồng lên nhau), là Quẻ Cấn, quân tử coi đó, có suy nghĩ cũng không quá phận mình'.
Sở trường Sơn thủy, Hoa điểu, nhưng tinh diệu nhất là Mặc trúc. Tưởng Cấn thích uống rượu và mỗi lần rượu vào là hành động lỗ mãng, nhưng cũng là lúc phóng bút nhập thần.
43). Hầu Cấn Dương (? - ?), Tự là Kiêm Sơn. (Thư, Họa gia).
Về Thư pháp sở trường các thể Khải thư và Hành Thảo.
Về Họa, dùng bút pháp Thảo thư vẽ Lừa có nét mới lạ; về Sơn thủy bút pháp cũng già dặn.
44). Tào Trung Phu (? - 1835), Tự là Mộc Chu. (Thư pháp gia).
Quẻ Trung Phu (Tốn / Đoài), Thoán từ:
- 'Lợi thiệp đại xuyên, thừa mộc chu hứ.
- 'Lợi qua sông lớn, đi thuyền mà quá.

Về Thư pháp Tào Trung Phu sở trường thể Khải thự

45). Từ Dịch (? - ?), Tự Tượng Cửu. (Họa gia).
Kinh Dịch luận Biến động, và trong Dịch học Số 9 là Số tượng trưng cho Biến dịch, cho nên lấy tên Tự là Tượng Cửu.
*

Trên đây là 100 nhân vật có Danh, Tự, Hiệu là những Chữ lấy từ Dịch Kinh, và nguyên tắc lấy tên Tự, tên Hiệu hầu hết đều là những nguyên tắc đã tự thuật trước đây.

Phần 3

IV. Tự và Hiệu của Danh nhân Việt Nam

Phần này luận giải Danh / Tự và tên Hiệu của một số nhân vật Lịch sử Việt Nam tiền đại và 1 số vài nhân vật hữu danh thời cận đại.
- Nhân danh được xếp theo thứ tư. Niên đại.
- Để tiện duyệt tra Danh / Tự của nhân vật ở đây sẽ được ghi chú rõ thuộc trường hợp nào trong những trường hợp đã phân tích, trích dẫn, trước đây; nếu là các trường hợp Lục Dĩ Điềm đề cập tôi sẽ ghi trước mỗi số mục chữ L, chẳng hạn L1, L2, L3....
- Còn nếu là những trường hợp tôi đã nhận xét thì sẽ được ghi chữ M, như M2, M3, M6....
- Nếu như có trường hợp nào trước đây chưa luận cập, tôi sẽ có vài giòng phụ chú.
*
1). Mạc Đỉnh Chi ( ? - ? ), Tự là Tiết Phụ
Đỉnh Tiết có nghĩa là giữ vững tiết tháo.
Ở đây, 1 chữ của Danh (Đỉnh) phối với 1 chữ của Tự (Tiết) mà thành 1 nghĩa nhất định - đây là 1 dạng của trường hợp M7.
Sử học gia Âu Dương Tu đã luận như sau về con người Đỗ Phủ (712 - 770):
- 'Sổ thường khấu loạn, đỉnh tiết vô sở ô. Vi ca thi thương thời náo nhược....'.
/  Tân Đường Thự Qu. CCI. Liệt truyện 126. Đỗ Thẩm Ngôn - Phụ: Đỗ Phủ  /.
- 'Trải bao cảnh đời giặc giã, loạn lạc mà vẫn giữ vững tiết tháo phẩm cách, chẳng hề ô nhiễm! Thi ca của ông có nét thương cảm, ngậm ngùi trước thời thế suy đồi....'.
Mạc Đỉnh Chi là người ở khoảng trung kỳ thời Trần (1225 - 1400), đậu Trạng nguyên năm 1304 đời Trần Anh tông (1276 - 1320; tại vị: 1293 - 1314), làm quan trải 3 triều Anh tông, Minh tông (1301 - 1358; tại vị: 1314 - 1329) và Hiến tông (1319 - 1341; tại vị: 1329 - 1341).
Ngoài tài văn chương, ông còn rất nổi tiếng về tiết tháo.
2). Phan Phu Tiên (? - ?), Tự là Tín Thần.
Chữ 'Phú ở đây là chữ 'Phú trong Quẻ Trung Phu (Tốn / Đoài). 'Phú có nghĩa là 'Tin cậý:
Chu Dịch. Tạp Quái:
- 'Trung Phu, Tín dá.
- '(Quẻ) Trung Phu, là Tin'.
1 bộ phận của Danh (Phu) và Tự (Tín) cùng xuất 1 nguồn. Trường hợp M2(a).
Phan Phu Tiên (chữ 'Phú, có sách chép sai là 'Phú), tác gia? Bộ 'Đại Việt Sử Kí Tục Biên', là người khoảng cuối Trần triều (1225 - 1400).
3). Lí Tử Tấn (1378 - 1457 ?), Tự là Tử Tấn.
Lấy Danh làm Tự, trường hợp L4.
Danh thần thời Hậu Lê (1428 - 1527). Trong thời kì 10 năm kháng Minh (1418 - 1427) ông theo Lê Lợi (1385 - 1433; tại vị: 1428 - 1433) phụ trách việc văn cảo.
4). Lương Như Hộc (? - ?), Tự là Tường Phủ.
Hộc (Danh) là con Ngỗng trời.
Tường Phủ (Tự): Tường nghĩa là bay lượn, xoè cánh - chữ Phủ ở đây là hư ngữ.
Tự diễn tả 1 hành vi, 1 động tác của danh: Trường hợp M5.
Như Hộc có nghĩa là 'Như Con Ngỗng trờí. Về í nghĩa cũng như hình ảnh của Ngỗng trời tôi đã nói rất tường tận trong bài 'Hương Quan Hà Xự
Chữ 'Hộc', có người nghĩ rằng chữ Hộc sai, cho nên đã tự í sửa 'Hộc' thành 'Học' để rồi viết là Lương Như Học. Ngoài ra, có người cũng ghi là Lương Nhữ Hộc - Tất cả đều do nơi không hiểu tương quan Danh / Tự của cổ nhân mà sửa bậy, sửa bạ như vậy.
Lương Như Hộc từng đi Sứ Trung Hoa 2 lần vào các năm 1443 và 1459. Tương truyền ông đã là người đầu tiên đưa nghề in từ Trung Quốc về Việt Nam.
5). Nguyễn Trực (1417 -1473), Tự là Công Đĩnh.
Trực (Danh) nghĩa là 'ngay thẳng'. Công Đĩnh (Tự), Công là 'chung', Đĩnh là 'đứng thẳng'.
Người 'ngay thẳng' hành vi lúc nào cũng không có í riêng tư, lúc nào cũng thẳng thắn.
Tên Tự giải thích í nghĩa của Danh, đây là 1 dạng của trường hợp M5.
Nguyễn Trực đậu Trạng nguyên năm 1442. Ông từng đi sứ Trung Quốc, nhưng chưa rõ năm nào trong khoảng từ 1442 tới năm 1448. Trong khoảng này mỗi năm 'An Nam' đều vào 'nhập cống', và các năm 1457, 58, và 1460, 61, 63, 66, 69, rồi 1471, 72. 
6). Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), Tự là Hanh Phủ.
Chu Dịch. Quẻ Khiêm (Khôn / Cấn), Quái từ:
- 'Khiêm, hanh, quân tử hữu chung.'.
- 'Khiêm tốn thì mọi việc sẽ xuông xẻ, quân tử do đó sẽ có kết cục tốt'.
Đây là trường hợp M2(a).
Chữ Phủ trong tên Tự ở đây, cũng như chữ Phủ trong tên Tự của Lương Như Hộc, là 1 hư từ.
Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên Hiệu 'Bạch Vân Cư Sí. Thời thế loạn, ông từ quan về sống ẩn dật và lấy tên Hiệu này. Bạch Vân, như đã biết, là hình ảnh của sự ẩn cư, nơi ẩn cự
(Về hàm ý của 2 tiếng Bạch Vân: Coi bài 'Hương Quan Hà Xư). 
7). Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613), Tự là Hoằng Phụ
Danh Khoan là Rộng lớn. Khắc là 'đảm nhiệm, gánh vác'. Tên Tự là Hoằng nghĩa là Mở rộng.
Danh, Tự đồng nghĩa: Trường hợp M1.
8). Lê Quí Đôn (1726 - 1784), Tự là Doãn Hậu.
2 chữ Đôn và Hậu đồng nghĩa: Trung hậu, thành thực.
Quí Đôn: Trọng sự trung hậu. Doãn Hậu: Sử dụng lòng thành thực.
Danh, Tự đồng nghĩa, đây là trường hợp M1.
9). Lê Quang Định (1760 - 1813), Tự là Tri Chỉ.
Sách 'Đại Học' nói:
- 'Tri chỉ nhi hậu hữu định'.
/  Đại Học. 01  /.
- 'Biết tới nơi tới chốn thì sau (chí hướng) mới định'.
Danh (Định) và Tự (Tri Chỉ) cùng xuất 1 nguồn. Trường hợp M2(a).
Lê Quang Định là người đầu triều Nguyễn (1802 - 1884).
10). Nguyễn Du (1765 - 1820), Tự là Tố Như, và Hiệu là Thanh Hiên.
Hứa Thận (30 - 124), Văn tự học gia thời Đông Hán (25 - 220), viết:
- 'Dụ Hành thủy dã. Tòng Phốc, tòng Nhân; Thủy tỉnh'.
/  Thuyết Văn Giải Tự. Qu. III. Hạ  /.
- 'Dụ Nước chảy. Chữ gồm chữ Phốc, chữ Nhân; Bộ Thủy tỉnh lược'.
Tố Như. Tố nguyên nghĩa là loại vải trắng tinh.
Suy diễn, Tố có nghĩa trong trắng, thanh khiết.
Như là trợ từ, không có nghĩa.
Và về tên Hiệu.
Thanh Hiên: Thanh có nghĩa là Trong, trái với Đục. Và Hiên có nghĩa Nâng cao, đưa cao lên.
Thanh Hiên, như vậy, hàm í Thanh cao.
Tóm lại, Tự cũng như Hiệu diễn tả 1 số tính chất nào đó của Danh.
Và ở đây là các tính chất Sạch (Tố), Trong (Thanh) của Giòng Nước chảy (Du).
Cách lấy tên Tự, tên Hiệu của tác giả 'Truyện Kiềú, cũng như của Lương Như Hộc kể trước đây có thể liệt chung trong một trường hợp trong đó Tự, Hiệu diễn tả động tác, hành vi, tính chất...... của Danh, và, như đã biết, đây là trường hợp M5.
11). Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858), Tự là Tồn Chất, Hiệu là Ngộ Trai, Biệt Hiệu là Hi Văn.
Trứ là Sáng sủa, Rõ ràng, Rực rỡ.
Sách 'Luận Ngứ (Ung Dã. 16) nói:
- 'Tử viết: Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc Sử; văn, chất bân bân nhiên hậu quân tứ.
- 'Thầy nói: Cái chất phác trội hơn cái văn vẻ thì quê mùa, cái văn vẻ trội hơn cái chất phác thì như quan chép Sử; văn vẻ và chất phác có ngang ngang nhau thì đây mới là quân tứ.
Văn là vẻ lỗng lẫy, hào nhoáng, trau chuốt bên ngoài. Và như vậy, Văn và Trứ nghĩa đồng.
Hào nhoáng, trau chuốt bên ngoài quá đáng thì đến chẳng khác quan chép Sử, biết nhiều nhưng lại thiếu cái tâm thành thực; và tâm thành thực đây chính là sự chất phác.
Do đó Nguyễn Công Trứ lấy tên Tự là Tồn Chất, nghĩa là 'giữ lại cái chất phác', nói khác đi, đã 'Trư nên cần phải 'Tồn Chất' để đạt tới độ hài hòa 'Văn, Chất bân bân'.
Cổ nhân tu thân rất nghiêm cẩn, kể cả trong ý hướng, các vị rất mực thận trọng đối với những gì thái quá cũng như bất cập, nhất là những gì phù phiếm, giả tạo mặt ngoài.
Chương cuối cùng sách 'Trung Dung' đã luận rõ điểm này:
- 'Ý cẩm thượng quính, ố kì văn chi trứ dá.
- 'Mặc áo gấm lại khoác áo vải gai bên ngoài, là vì ghét cái vẻ rực rỡ của nọ
Về tên Hiệu Hi Văn thì có 2 giải thích: - 1 liên quan đến Danh, và 1 liên quan tới hoài vọng của Nguyễn Công Trứ.
(a). Như đã biết, vì 'ngạí cái Danh 'Trư của mình cho nên Nguyễn Công Trứ đã chọn tên Tự là Tồn Chất - Nhưng, điều này như cũng chưa đủ sao đó ông lại gia 2 tiếng 'Hi Văn' để hỗ trợ cho tên Tự 'Tồn Chất'. Hi nghĩa là 'hiếm, ít'; Hi Văn nghĩa là 'ít văn vé.
(b). Vào sơ kì thời Bắc Tống (960 - 1127) ở Trung Quốc có một nhân vật tài kiêm văn võ, đức độ lại hơn người tên là Phạm Trọng Yêm (989 - 1052).
Phạm Trọng Yêm có 1 bài Kí hết sức trứ danh về Nhạc Dương Lâu, tông chỉ hành xử của ông đã được tóm lại trong đoạn cuối của bài Kí này:
- 'Cư miếu đường chi cao tắc ưu kì dân, xử giang hồ chi viễn tắc ưu kì quân, thị tiến dịch ưu thoái dịch ưu. Nhiên tắc, hà thời nhi lạc giả
Kì tất viết: - 'Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc dử!''.
Nghĩa là:
- 'Ở địa vị cao trọng tại triều đình thì lo cho dân, ở địa vị thấp, nhỏ tại các địa phương xa xa thì lo cho vua, tóm lại là, tiến cũng lo mà thoái cũng lo. Như vậy thì chừng nào mới vui đây?
Phải chăng đó là: - Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ?!''.
Hẳn Nguyễn Công Trứ rất phục công nghiệp, cũng như đức độ của Phạm Trọng Yêm cho nên đã lấy tên Tự của Phạm Trọng Yêm, là Hi Văn, để làm Biệt Hiệu của mình.
Tóm lại, qua tên Tự, Nguyễn Công Trứ tự nhận là Quân tử, và qua Biệt Hiệu ông cũng nhất định không chịu kém người xưa về tài kinh luân, thao lược. Cuộc đời ông rồi đã tỏ rõ điều này.
Tự cũng như Hiệu của Nguyễn Công Trứ là loại Danh / Tự tương phản, tức trường hợp M4.
12). Hà Tông Quyền (1798 - 1839), Tự là Tốn Phủ.
Chu Dịch. Hệ Từ Hạ, Chương VII:
- 'Tốn dĩ hành quyền'.
- 'Tốn (là thuận theo để) hành động cho hợp lẽ quyền biến'.
Trường hợp M2(a).
13). Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), Tự là Tốn Ban.
Tốn Ban có nghĩa là 'Nhường bước, lui bước để ngang bằng ngườí, tỏ í khiêm cung, không dám lấn lướt người.
Danh / Tự tương phản, tức trường hợp M4.
14). Cao Bá Quát (? - 1854), tên Tự là Chu Thần, và tên Hiệu là Mẫn Hiên.
Chu Thần: Bề tôi của Chu triều.
Sách 'Luận Ngứ (Vi Tử. 11) chép:
- 'Chu hữu bát sĩ:
Bá Đạt - Bá Quát - Trọng Đột - Trọng Hốt - Thúc Dạ - Thúc Hạ - Quí Tùy - Quí Oá.
- 'Chu triều có 8 người hiền năng (là):
Bá Đạt - Bá Quát - Trọng Đột - Trọng Hốt - Thúc Dạ -Thúc Hạ - Quí Tùy - Quí Oá.
Đây là 8 anh em ruột. Theo truyền thuyết, mẹ của 8 người này có 4 vú.
Trường hợp lấy tên Tự của Cao Bá Quát chính là trường hợp M2(b), chỉ khác đi 1 chi tiết nhỏ là  Danh là nguyên văn trong sách, còn Tự là chữ tương đương (chữ Thần, thay vì chữ Sĩ).
Trước đây, trước 1975, hầu hết các Sách Giáo khoa Việt văn bậc Trung học, kể luôn những sách viết về Cao Bá Quát, đều chép tên Tự ông là Mẫn Hiên, tên Hiệu ông là Chu Thần; bên cạnh đó  cũng có 1 vài cuốn Giáo khoa hiếm hoi đã ghi ngược lại:
- Cao Bá Quát tên Tự là Chu Thần, và tên Hiệu là Mẫn Hiên.
Nhưng rồi, cũng chẳng người viết nào của cả 2 phía đưa ra được 1 giải thích cho thực chính xác tại sao lại có điểm trái ngược kể trên về tên Tự và tên Hiệu của Cao Bá Quát. Cũng có người đã từng thắc mắc, để rồi, nhìn quanh vẫn không thấy được giải đáp cho nên đã 'tùy tiện' cho đây là 1 'nghi vấn văn học'.
Tất cả rồi không ngoài nguyên do không hiểu nguyên tắc đặt tên Tự, tên Hiệu của người xưa.
Đã không rõ nguyên tắc lấy tên Tự, tên Hiệu của cổ nhân, đồng thời lại cho là sự trái ngược này không quan trọng, cho nên trước đây ở học đường người ta cũng đã dạy học sinh một cách rất là tùy tiện, Cao Bá Quát, tên Tự là Chu Thần cũng được, mà tên Tự là Mẫn Hiên cũng chẳng sao!
Và bây giờ, căn cứ nguyên tắc đặt tên Tự, tên Hiệu của cổ nhân tôi đã phân tích cặn kẽ, tôi đính chính như sau:
- Cao Bá Quát, tên Tự là Chu Thần, và tên Hiệu là Mẫn Hiên.
Ở đây có lẽ cũng cần thêm vài giòng về tên Hiệu của Cao Bá Quát.
Cao Bá Quát, Hiệu là Mẫn Hiên.
Như đã dẫn trước đây, trong tập Bút kí 'Liễu Nam Tùy Bút', Vương Ứng Khuê cho biết là trong tên Hiệu của cổ nhân người ta thường thấy các chữ Am, Trai, Hiên, Đình. Đây là 1 định lệ - và điều hiển nhiên ở đây là Cao Bá Quát khi lấy tên Hiệu cũng đã theo định lệ này.
Định lệ trên đây của việc lấy tên Hiệu có thể thấy rất nhiều nơi các danh nhân Việt Nam, dẫn ra 1 số như sau:
1/. Tên Hiệu có chữ Am.
Lí Tử Tấn, Hiệu là Chuyết Am.
Nguyễn Công Hãng (1680 - 1732), Hiệu là Tĩnh Am.
Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767), Hiệu là Đạm Am.
Bùi Huy Bích (1744 - 1818), Hiệu là Tồn Am.
Phan Huy Ích (1750 - 1822), Hiệu là Dụ Am.
Phan Huy Ôn (1755 - 1786), Hiệu là Chỉ Am.
2/. Tên Hiệu có chữ Trai.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), Hiệu là Ức Trai.
Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613), Hiệu là Nghị Trai.
Ngô Thời Ức (1690 - 1736), Hiệu là Tuyết Trai.
Lê Quang Định (1760 - 1813), Hiệu là Tấn Trai.
Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825), Hiệu là Cấn Trai.
Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858), Hiệu là Ngộ Trai.
3/. Tên Hiệu có chữ Hiên.
Phan Phu Tiên (? - ?), Hiệu là Mặc Hiên.
Đặng Minh Khiêm (1450 - 1522), Hiệu là Thoát Hiên.
Vũ Cán (1475 - ?), Hiệu Tùng Hiên.
Nguyễn Hãng (? - ?), Hiệu là Nại Hiên.
Ông là người cuối triều Hậu Lê (1428 - 1527), đầu triều Mạc (1527 - 1592).
Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), Hiệu là Nghị Hiên.
Nguyễn Du (1765 - 1820), Hiệu là Thanh Hiên.
4/. Tên Hiệu có chữ Đình.
Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), Hiệu là Phương Đình.
Nguyễn Thuật (1842 - 1904 hồi hưu), Hiệu là Hà Đình.
Ngày 8 tháng Chạp năm Nhâm Ngọ (16 tháng 01 năm 1883), Nguyễn Thuật theo sắc dụ của vua Tự Đức (1829 - 1883; tại vị: 1847 - 1883) sung chức Phó Sứ trong Sứ bô. Việt Nam, lên đường đi Sứ Trung Quốc, đến Thiên Tân gặp Lí Hồng Chương (1823 - 1901) bên Thanh triều - bấy giờ là Tổng đốc Trực Lệ, kiêm Bắc Dương Đại thần, nắm trong tay mọi quyền hành Chính trị, Quân sự cũng như Ngoại giao, để cầu cứu Thanh triều về việc Pháp xâm lược Việt Nam.
Cầm đầu Sứ bộ là Hình bô. Thượng thư Phạm Thận Duật (? - ?).
Sau hơn 1 năm ở Trung Quốc mà không đạt được 1 kết quả nào, Sứ bô. Việt Nam đành về nước - về tới Huế ngày 25 tháng chạp năm Quí Mùi (22 tháng 1 năm 1884). Trong chuyến Sứ trình này Nguyễn Thuật đã viết 1 tập Tựa là 'Vãng Tân Nhật Ki ('Nhật Kí đi Thiên Tân') ghi chép tất cả những gì trải qua trong hơn 1 năm ở xứ người. Đây là 1 Sử liệu giá trị về nhiều phương diện như Chính trị, Ngoại giao giữa Việt nam và Trung Hoa đương thời, bên cạnh đó là một vài nét mô tả sinh hoạt tại 1 số địa phương, rồi sự qua lại của Nguyễn Thuật với 1 vài danh sĩ Trung Quốc, và 1 vài nhân vật ngoại quốc, Tây phương cũng như Nhật Bản, hoạt động tại bản địa....
(Một số chi tiết nữa về tập 'Nhật Ki này, xin coi bài 'Lan Đình Kiển Chí).

Căn cứ định lệ 'Am, Trai, Hiên, Đình' về tên Hiệu kể trên, tôi đính chính về tên Tự, tên Hiệu của Cao Bá Quát như sau:
Cao Bá Quát tên Tự là Chu Thần, tên Hiệu là Mẫn Hiên.
Ngoài ra, tiện đây tôi cũng đính chính 1 lầm lẫn nữa liên quan bài Hát Nói của Cao Bá Quát có tựa là 'Uống Rượu Tiêu Sầú. Bài Hát nói này có 2 câu thơ Hán văn mà các sách đều chép là:
Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu,
Trầm tư bách kế bất như nhàn.
Trầm tư, đúng ra phải là Tầm tư. Tầm có nghĩa là Tìm. Tầm tư = Suy nghĩ đi suy nghĩ lại.
Người đi sau đã vọng cải (sửa bậy) chữ 'Tầm' thành chữ 'Trầm', cứ nghĩ rằng trong Việt ngữ ta chỉ nói 'Trầm tư mặc tưởng', mà không biết rằng đây chính là 2 Câu thơ Cao Bá Quát đã mượn từ bài Thất tuyệt 'Khiển Hứng' của Hàn Dũ đời Đường:
Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu,
Tầm tư bách kế bất như nhàn.
Mạc ưu thế sự kiêm thân sự,
Tu trước nhân gian tỉ mộng gian.
/  Toàn Đường Thị Qu. CCCXLIII. Hàn Dũ 8. Khiển Hứng  /.
Dứt hết sầu đời duy có rượu,
Lo toan trăm kế chẳng bằng nhàn.
Chớ lo thế sự cùng thân sự,
Cõi thế coi như giấc mộng trần.

15). Lê Ngô Cát (? - ?), Tự là Bá Hanh.
Cát: Tốt lành. Hanh: Xuông xẻ, thông suốt.
Cát, Hanh là 2 tiếng rất thường thấy ở cuối những Câu được gọi là 'Thệ Tứ(Lời bói). Trong các Quẻ, 2 tiếng này không đứng liền nhau, trừ ở Quẻ Thái (Khôn / Càn).
Quái từ Quẻ này nói:
- 'Thái, tiểu vãng, đại lai; cát, hanh'.
- 'Quẻ Thái, nhỏ (âm) đi, lớn (dương) lại; tốt lành, xuông xẻ.'.
Trường hợp M2(a).
16). Lí Văn Phức (1785 - 1849), tên Tự là Lân Chi, tên Hiệu là Khắc Trai.
Phức (Danh) có nghĩa 'mùi thơm', chữ 'Chí trong tên Tự là 1 loại Nấm sống kí sinh trên những thân cây khô, theo các sách Bản thảo Chi là loại thụy thảo, ăn vào sẽ thành tiên, nấm này do đó thường được gọi là Linh Chị Chữ Lân trong tên Tự có nghĩa là 'gần', như vậy Lân Chi có nghĩa   'Gần loại (Linh) Chí. Có mùi thơm vì nhờ gần Linh Chi, đây là 1 dạng của trường hợp M7.
Lí Văn Phức soạn một số tác phẩm có tính cách luân lí, như:
'Nhị Thập Tứ Hiếu Diễn Âm' và 'Phụ Châm Tiện Lãm'. 'Nhị Thập Tứ Hiếú được trích giảng ở bậc Trung học đệ nhất cấp vào trước 1975 ở miền Nam Việt Nam. 
17). Trương Quốc Dụng (1797 - 1864), Tự là Dĩ Hành.
Quốc Dụng (Danh) nghĩa là 'Quốc gia dùng', Danh, Tự hợp luận: - (Nếu) được Quốc gia dùng thì sẽ thi hành sở học của mình. Trường hợp M5.

18). Phạm Phú Thứ (1820 - 1881), Tự là Giáo Chị
Sách 'Luận Ngứ (Tử Lộ. 09) nói:
- 'Tử thích Vệ, Nhiễm Hữu bộc. Tử viết: - Thứ hĩ tai!
Nhiễm Hữu viết: - Kí thứ hĩ, hựu hà gia yên? - Viết: - Phú chị
Viết: - Kí phú hĩ, hựu hà gia yên? - Viết: - Giáo chí.
Dịch văn:
- 'Thầy qua nước Vệ, Nhiễm Hữu giong xe. Thầy nói: - Dân cư ở đây thiệt là đông đúc!
Nhiễm Hữu hỏi: - Dân cư đã đông đúc thì cần làm gì nữa? - Thầy nói: - Làm cho dân giàu.
Nhiễm Hữu lại hỏi: - Dân đã giàu rồi thì cần làm gì nữa? - Thầy nói: - Thì giáo hóa họ.'.
Danh, Tự đều xuất từ Sách, lấy nguyên văn, đây là trường hợp M2(a).
Minh Di luận: 1 thí dụ thú vị của trường hợp M2(a).
19). Cao Xuân Dục (1842 - 1923), Tự là Tử Phát.
Dục (Tên) có nghĩa là 'Nuôí, là 'Sinh', Phát (tên Tự) có nghĩa 'Mở mang, phát triển, nảy nớ.
Có nuôi là có nảy nở, phát triển, và dĩ nhiên phải là 'nuôí đầy đủ và đúng mức. Nuôi nói đây có í nói về mặt đức hạnh, tài năng. Đây là 1 dạng của trường hợp M7
Cao Xuân Dục là tác giả 2 bộ 'Quốc Triều Khoa Bảng Lục', 'Quốc Triều Hương Khoa Lục'.
20). Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905), Tự là Cán Thần.
Trinh: Cây cứng. Cán: Cành chính. Xây tường mà trồng 2 cây cột gỗ ở 2 mé bên gọi là Cán.
Từ ngữ Trinh Cán sau được dùng để ám chỉ 'căn bản, nền tảng' của sự vật, sự việc........ để tỉ dụ nhân tài.
Ở đây, Danh và Tự đều là thành phần của 1 từ đôi, biểu thị 1 í nhất định, cũng như trường hợp Danh và Tự của Mạc Đỉnh Chi đã phân tích trước đây, tức 1 dạng của trường hợp M7.

21). Phan Bội Châu (1867 - 1940), Hiệu là Sào Nam.
Tập 'Cổ Thi Thập Cửu Thú, Bài 1:
Hồ mã y Bắc phong,
Việt điểu sào Nam chí.
Ngựa Hồ là ngựa phương Bắc, nhớ quê, muốn về thì nương theo gió Bắc.
Việt điểu là chim phương Nam, nhớ nhà thì làm tổ ở cành phía Nam.
Sào Nam, với 1 tên Hiệu như vậy, trong một tình thế Đất Nước như vậy, tâm tư và hoài vọng của Phan Bội Châu ra sao, không cần nói cũng đủ rõ.
Việc lấy tên Hiệu của Phan Bội Châu ở đây là trường hợp M3 của nguyên tắc lấy tên Tự.
22). Trần Tế Xương (1870 - 1907), Tự là Tử Thịnh.
Xương: Đẹp đẽ, hưng thịnh. Thịnh: Đông, nhiều.
Xương và Thịnh nghĩa tương cận; và như vậy, đây là trường hợp M1.
23). Bùi Kỉ (1887 - 1960), Tự là Ưu Thiên.
Sách 'Liệt Tứ nói:
- 'Kỉ quốc hữu nhân ưu thiên địa băng trụy, thân vong sở kí, phế tẩm thực giá.
/  Liệt Tử. Qu. I. Thiên Thụy  /.
- 'Nước Kỉ có người lo trời sập, đất lở, thân mình rồi mất chỗ nương gởi, đến đỗi bỏ cả ăn ngú.
Trường hợp M2(a).
24). Đào Trinh Nhất (1900 - 1951), Tự là Quán Chị
Sách 'Luận Ngứ (Lí Nhân. 15):
- 'Tử viết: - Sâm hồ, ngô Đạo nhất dĩ quán chí.
- 'Thầy nói: - Này Sâm, Đạo của ta quán triệt hết rồi chỉ một quan niệm'.
Danh và Tự tương quan theo như trường hợp M2(a).
Đào Trinh Nhất là 1 nhà văn thời Tiền chiến. 
&

V. Thụy hiệu

Thụy hiệu, hay Thụy danh, là Tên đặt cho người quá vãng. Danh hiệu này thông thường thì được đặt lúc sắp đem chôn. Nói chung, kể từ khi có tên Thụy người ta không còn gọi Tên của người đã qua đời nữa mà chỉ gọi tên Thụy của người đó.
Thụy hiệu được Hứa Thận (30 - 124) định nghĩa như sau:
- 'Thụy. Hành chi tích dá.
/  Thuyết Văn Giải Tự. Qu. III. Thượng  /.
- 'Thụy. Dấu tích của hành ví.
Ban Cố (32 - 92) giảng rõ hơn như sau:
- 'Thụy chi vi ngôn dẫn dã, dẫn liệt hành chi tích, sở dĩ tiến khuyến thành đức, sử thượng vụ tiết dá.
/  Bạch Hổ Thông Đức Luận. Qu. Thượng. Thụy  /.
- 'Thụy hàm ý là trưng dẫn, trưng dẫn, liệt kê, dấu tích của hành vi, từ đó đưa ra sự khuyên răn về đức hạnh để người trên (vua) chú trọng về điều tiết nghĩá.

Thời cổ, chỉ có thiên tử và giới quí tộc, khanh sĩ, đại thần....... mới được có Thụy hiệu. Dưới triều Chu (1121 - 256 tr. Cn.), chức vị từ Hạ đại phu trở xuống không được triều đình xét để truy tặng Thụy hiệu.
Thụy hiệu của Thiên tử trải các triều vẫn do Lễ quan nghị luận, rồi đề nghị lên triều đình. Riêng Thụy hiệu của khanh sĩ, đại thần.... tuy do thiên tử tứ cấp nhưng trước đó vẫn phải qua Lễ bộ. Nói tóm lại, trong mọi trường hợp, trong mọi triều đại..., việc luận định Thụy hiệu trước sau vẫn thuộc chức năng của Lễ bộ.
*
Thụy pháp khởi từ Chu triều.
Đã dẫn trước đây, thiên 'Đàn Cung', Sách 'Lễ Ki ghi rằng ' ..... tư? Thụy, Chu đạo dá, nghĩa là '..... chết đi thì có tên Thụy, đây là định chế của Chu triềú.
Tới Tần triều (221 - 206 tr. Cn.) thì bãi bo? Thụy pháp.
Sau khi diệt lục quốc, thống nhất thiên hạ, 1 trong những quyết định quan trọng của Tần triều là bãi bo? Thụy pháp. Tần Thủy hoàng (259 - 210 tr. Cn.; tại vị: 221 - 210) nói:
- 'Trẫm văn thái cổ hữu Hiệu, vô Thụy. Trung cổ hữu Hiệu, tử nhi dĩ hành vi Thụy. Như thử tắc tử nghị phụ, thần nghị quân dã, thậm vô vị, trẫm phất thủ yên! Tự kim dĩ lai trừ Thụy pháp'.
/  Sử Kí. Qu. VỊ Tần Thủy Hoàng Bản kỉ  /.
- 'Trẫm nghe nói đời thượng cổ có tên Hiệu mà không có tên Thụy. Đến thời trung cổ thì, đã có tên Hiệu mà rồi khi chết đi (lại còn xét hành vi lúc còn sống mà) đặt thêm tên Thụy nữa; như vậy là con xét đoán cha, bề tôi xét đoán vua thực vô lí hết sức, trẫm quyết không theo lệ này! Từ đây trở đi trẫm bãi bo? Thụy pháp'.

Nhưng, sau khi Tần triều sụp đổ, không lâu sau đó, Hán triều (206 tr. Cn. - 220), tiếp đó, tái lập Thụy pháp. Có điều là vào những buổi đầu Thụy chế cũng rất giới hạn, chỉ áp dụng cho các bậc Quân, Hầu thôi; ngoài ra, Công khanh, Đại phụ...... đều ở ngoài vòng này. Và, cứ như ghi chép trong Bộ 'Bạch Hổ Thông' của Ban Cố thì tới đời Đông Hán (25 - 220) Thụy chế đã nới ra đến các bậc Công khanh, Đại phụ
Sau đó, Thụy chế đã có những thay đổi, tùy triều đại, để tới Triệu Tống (960 - 1279) thì thể lệ về Thụy pháp đã chặt chẽ lắm.
Sau đây là những nét đại cương về một số vấn đề liên quan Thụy hiệu, như luận Thụy, định Thụy cũng như phân loại Thụy, số chữ của Thụy hiệu, cải Thụy hiệu...
Thời cổ, Thiên tử băng hà thì triều thần ra Nam giao để luận định Thụy hiệu.
Sử học gia Ban Cố đã giải thích rất rõ điểm này:
- 'Thiên tử băng, thần hạ chí Nam giao Thụy chi giả hà?
- Dĩ vi nhân thần chi nghĩa mạc bất dục bao đại kì quân, yêm ác dương thiện giả dã, cố chi Nam giao minh bất đắc khi thiên dã!'.
/  Bạch Hổ Thông Đức Luận. Qu. Thượng. Thụy  /.
- 'Thiên tử băng hà, bề tôi tới Nam giao để định Thụy hiệu, điều này là sao vậy?
- Với cái nghĩa của bề tôi thì không ai mà không muốn khoa trương, nói hay nói tốt cho vua của mình, để rồi cái xấu thì che đi, cái tốt thì khoe ra, do đó, tới Nam giao (luận Thụy) là để tỏ rõ rồi không thể nào dối gạt được trời!'.

Nam giao là khoảng đất ở mé Nam, ngoài Kinh Thành không xa là mấy. Ở thời cổ, mỗi năm vào ngày Đông Chí thiên tử ra đó tế Trời, trên 1 cái đàn tròn gọi là Hoàn Khâu. Để tế Trời cho nên Hoàn Khâu cũng còn được gọi là 'Thiên Đàn'. Và, đại lễ tế Trời hàng năm này ngày trước được gọi là 'Nam Giao Đại Tứ.
Dưới các triều Đường, Tống, việc truy tặng Thụy hiệu cho giới quí tộc, đại thần, trước khi thành định luận, phải qua 1 số thủ tục.
Trước hết, quan Khảo Công lập 1 Bản tiểu sử tường trình phẩm hạnh, công nghiệp..... của người quá vãng, tiếp đó, chức Thái thường Bác sĩ sẽ căn cứ Bản tường trình này mà đề nghi. Thụy hiệu. Nếu xét thấy Thụy hiệu không phù hợp đức độ, công nghiệp......... của người đã khuất, chức quan Cấp Sự Trung có quyền đề nghị xét lại. Dưới các thời Đường, Tống chỉ có các bậc Vương, Công và các chức quan từ tam phẩm trở lên mới được triều đình nghị tứ Thụy.
Thời Triệu Tống, cứ như qui định buổi đầu gia đình người quá vãng phải lập 1 bản hành trạng - tức bản tiểu sử, của người này nộp cho cơ quan Thượng Thư Tỉnh để xin cứu xét việc tứ thụy cho người nhà của mình.
Nhưng rồi, về sau vì có những trường hợp con cháu, môn sinh...... tuy biết là cha, ông, thầy mình theo qui chế, được quyền xin triều đình Thụy, nhưng, những người này lúc còn sống đã có những hành vi không mấy tốt đẹp, sợ nếu xin triều đình sẽ định cho Thụy hiệu xấu, do đó đã lờ đi, hoặc chờ 1 thời gian khá lâu sau đó mới xin tứ Thụy.
Chờ một thời gian lâu sau mới xin tứ Thụy thì đây thường là trường hợp con cháu, môn sinh, hay thuộc cấp cũ của người quá cố cố tình che giấu những hành vi chẳng mấy tốt đẹp, để chỉ đưa ra những gì hay, đẹp, của cha, ông, thầy học, hay thượng cấp trước đây của mình. Để rồi, thời gian càng lâu, những hành tích bất thiện của người quá vãng nói trên đây, Sĩ, Đại Phu trong triều rồi không còn ai hay biết, bên cạnh đó thân tộc, môn sinh kẻ quá vãng lại chỉ đưa ra rặt những điều thiện mĩ, do đó các chức quan có thẩm quyền nghi. Thụy nếu chỉ thuần căn cứ những gì thân tộc cũng như môn sinh, thuộc cấp...... của người quá vãng cung cấp mà định Thụy hiệu thì việc này rồi trái với di chỉ của Thánh nhân.
Vì lẽ đó mà vào năm thứ 4 Niên hiệu Cảnh Hựu (1034 - 1038), tức năm 1037, theo kiến nghị của Tống Thụ (991 - 1040), thân phụ của học gia? Tống Mẫn Cầu (1019 - 1079), Tống triều lúc ấy ra một chiếu chỉ qui định rằng: - Nếu như chờ chôn cất đâu đó mới thỉnh Thụy triều đình sẽ không cứu xét đơn xin. Bấy giờ là dưới triều Nhân tông (1010 - 1063; tại vị: 1022 - 1063).
Tuy nhiên, trên đây chỉ là 1 mặt của vấn đề.
Từ buổi đầu triều Triệu Tống có lệ gia đình nào thỉnh Thụy cho người thân vừa quá vãng thì rồi phải đãi đằng quan chức có thẩm quyền ở Thượng Thư Tỉnh, cũng như quan chức đặc trách việc nghi. Thụy, như các chức Thái Thường, Khảo Công cũng phải được biếu xén, quà cáp, chút đỉnh gọi là.
Dĩ nhiên, đây không phải là pháp lệ của triều đình mà chỉ thuần túy là những vụ giao dịch giữa tư nhân và tư nhân với sự thỏa thuận ngầm của đôi bên.
Cũng chỉ vì không chấp nhận những vụ giao dịch 'phi chính đáng' này mà có rất nhiều Gia đình rồi đã bỏ không thỉnh Thụy cho người thân của mình, đó là chưa nói tới những gia đình cha ông vốn thanh liêm, không đủ khả năng để lo liệu những vụ giao dịch kiểu này.
Nhận thấy đây cũng là 1 tệ nạn cần bài trừ cho nên cũng vào năm thứ 4 Niên hiệu Cảnh Hựu đã nói ở 1 đoạn trước đây, cũng theo kiến nghị của Tống Thụ, Tống Nhân tông rồi ra chiếu chỉ cấm những chuyện đãi đằng, biếu xén, có tính cách lo lót trên đây. Sự kiện này đã được chép rất rõ ở Quyển CXXIV. Phần Lễ chí (27), bộ 'Tống Sứ.
Nhưng có lẽ rồi vẫn dứt không hết tệ nạn này cho nên là 11 năm sau đó, vào năm cuối Niên hiệu Khánh Lịch (1041 - 1048), tức năm thứ 8, triều đình lại ra Chiếu chỉ lập lại lệnh cấm kể trên, và trong chiếu chỉ lần này, quan chức nào mà nhận quà cáp biếu xén trong những vụ nghi. Thụy thì tội như tội nhận hối lộ. Còn người hối lộ thì không thấy nói có biện pháp chế tài nào.
Sau những chiếu chỉ kể trên thì con cháu những cựu thần trước đây đã không thỉnh Thụy bây giờ ùn ùn dâng biểu xin Thụy hiệu cho cha, ông mình. Sự tình này rồi gây phiền nhiễu khó khăn cho Lễ viện không ít.
Học gia? Tống Mẫn Cầu đã viết như sau:
- 'Quốc triều dĩ lai Bác sĩ vi thụy, Khảo công phúc chi, giai đắc nhu nhuận. Khánh Lịch bát niên hữu ngôn Bác Sĩ dĩ mỹ Thụy gia ư nhân dĩ lợi nhu nhuận hữu đồng nạp lộ, hữu chiếu bất hứa thu sở di. Ư thị cựu thần tử tôn cạnh lai thỉnh Thụy. Kí nhi Lễ Viện yếm kì phiền, toại tấu li cách.
Gia Hựu trung, Lý thượng thư Duy gia phục lai thỉnh Thụy - Bác Sĩ Lữ Tấn Thúc dẫn Chiếu dĩ bãi chí.
/  Xuân Minh Thoái Triều Lục. Qu. Trung. 29  /.
- 'Từ buổi đầu Quốc triều cho tới nay chức [Thái thường] Bác sĩ  đề nghi. Thụy hiệu, [và sau đó]   chức Khảo Công xét lại lần nữa - với công việc này 2 chức quan nói trên đều đã kiếm chác được chút đỉnh! Vào năm thứ 8 Niên hiệu Khánh Lịch có lệnh là chức Bác sĩ đề nghị tên Thụy đẹp cho người nhằm kiếm chác lợi lộc thì tội cũng như tội nhận hối lộ, có chiếu chỉ không cho chức quan này nhận mọi sự tặng, biếu, từ phía gia đình thỉnh Thụy. Vì vậy mà con cháu của những cựu thần đã thi nhau tới thỉnh Thụy. Để rồi, chịu không nổi phiền nhiễu, Lễ Viện đã xin sửa đổi lại điều lệ về việc xin tứ Thụy.
Trong khoảng Niên hiệu Gia Hựu gia đình quan Thượng thư Lý Duy lại đến thỉnh Thụy thì quan Bác Sĩ Lữ Tấn Thúc đã viện dẫn Chiếu chỉ kể trên mà bác sự thỉnh cầu nàý.

Tóm lại thì, sợ rằng cha ông mình có những hành tích bất thiện không dám thỉnh Thụy cũng như  không chấp nhận những chuyện lo lót mà đã rồi bỏ không thỉnh Thụy, đây là hai mặt của vấn đề khi người thân qua đời một gia đình đã không thỉnh Thụy, mà chờ một thời gian khá lâu sau, để sự tình lắng xuống mới xin như đã nói trước đây.
Từ những sự kiện nói ở trên thì có thể thấy việc nghi. Thụy không phải lúc nào cũng vô tư, dầu là tương đối. Và, Thụy pháp, trong những điều kiện như vậy, rồi đã mất hết í nghĩa.
Chính vì tư tâm, định kiến, rồi đầu óc bè phái... của con người mà Thụy hiệu của 1 người đôi lúc không phải chỉ đặt 1 lần là định! Tôi muốn nói tới trường hợp Cải Thụy: Nếu xét thấy Thụy hiệu của 1 người không phù hợp cuộc đời người đó triều đình có thể điều chỉnh lại chính xác hơn! Có điều, 1 lần nữa, sự điều chỉnh này đôi lúc cũng rất điên đảo.
Như vào thời Nam Tống, Tần Cối (1090 - 1155) sau khi chết được truy tặng tước Thân vương, và rồi Tống Cao tông (1107 - 1187; tại vị: 1127 - 1162) còn thuận cho Thụy hiệu Trung Hiếu.
Và rồi sau, đó vào năm 1206, Tống Ninh tông (1168 - 1224; tại vị: 1168 - 1224) đã cho truất bỏ tước Vương của tên gian thần này đồng thời cải Thụy hiệu của hắn thành 'Mậu Xu, có nghĩa là 'Gian trá, Xấu xá (Mậu: gian trá; Xú: xấu xa). Nhưng rồi, điều mỉa mai là 2 năm sau đó, cũng chính Tống Ninh tông, theo lời tâu gian trá của tên quyền thần Sử Di Viễn (1164 - 1233), lại đã khôi phục tước Vương và truy tặng lại Thụy hiệu cho Tần Cối.
Con người có thể tư tâm, nhưng Lịch sử thì tuyệt vô tư tâm.
Sau đó 'Tống Sứ đã liệt Tần Cối vào hạng gian thần, hại dân, hại nước, phần Truyện (Tiểu sử) Tần Cối được xếp trong Mục 'Gian Thần'. ('Tống Sứ. Qu. CDLXXIII. 232. Gian thần 3).
Và như vậy, phán đoán sau cùng vẫn là phán đoán của Lịch Sử, Lịch Sử tuyệt vô tư tâm!
*
Về Thụy pháp, Thụy chế dưới Minh triều (1368 - 1644), Lục Dung (1436 - 1494) viết:
- 'Quốc sơ tứ Thụy, duy Công, Hầu, Bá, Đô Đốc, phàm huân thích trọng thần hữu chi. Văn thần hữu Thụy thủy ư Vĩnh Lạc niên gian, nhiên đắc chi giả dịch tiển hĩ! Kim lục Khanh chi trưởng
Hàn Lâm chi lão tiển hữu bất đắc Thụy giả! Cổ chi Thụy tất hữu nghị, bản triều vô thử chế, cố chư lão Văn tập trung vô thử tác!'.
/  Tiêu Viên Tạp Kí. Qu. XIII. 08  /.
- 'Buổi đầu Quốc triều, được tứ Thụy chỉ có các bậc như Công, Hầu, Bá, Đô đốc - nói chung là những trọng thần có công lao, thân cận hoàng đế mới có! Văn thần được tứ Thụy, Sự việc rồi đã bắt đầu trong khoảng Niên hiệu Vĩnh Lạc, nhưng số người được tặng Thụy hiệu này cũng chẳng bao nhiêu! Còn như hiện nay thì các Chức quan đứng đầu 6 Bộ, những người lâu năm trong giới Hàn Lâm thì hiếm người mà không được tứ Thụy hiệu! Việc truy tặng Thụy hiệu đời cổ phải qua thủ tục nghi. Thụy, triều chúng ta không có định chế này, cũng vì vậy mà trong Văn Tập của các tiền bối đã không có những ghi chép về việc này!'.
+ Vĩnh Lạc (1403 - 1424) là Niên hiệu của Minh Thành tổ (1360 - 1424; tại vị: 1402 - 1424).

Từ Sư Tăng (1510 - 1573), phê bình gia Văn học, cho biết là Minh triều tuy cũng thành lập chức Thái Thường, nhưng chức quan này không phụ trách sự vụ nghi. Thụy như dưới thời Tống.
Khi một đại thần qua đời, gia đình vị này nếu thỉnh Thụy thì Lễ Bộ sẽ trình lên vua, và truy tặng  Thụy hiệu hay không là do vua quyết định. Nếu vua quyết định cho thì bên 'Nội Các' sẽ chọn ra 4 Chữ để vua quyết định. Một khi đã được truy tặng tên Thụy thì tất cả đều là tên Thụy đẹp, còn ngoài ra không đặt Thụy danh xấu (Ác Thụy) để răn đe kẻ ác. Việc 'Nghị Thụý, do đó, tự động bị bãi bỏ. Điều này giải thích tại sao khi nói về việc nghi. Thụy trong đoạn văn của Lục Dung đã dẫn ở 1 đoạn trước ông lại nói là 'bản triều vô thử chê.
+ Tham khảo: Từ Sư Tăng: 'Văn Thể Minh Biện Tự Thuyết' (Thụy Nghị).
Thụy Nghị là 1 Văn thể, và theo Từ Sư Tăng, cũng trong tác phẩm đã dẫn trên, văn thể này gồm có 4 loại như sau:
1/. Thụy Nghị.
2/. Cải Nghị.
3/. Bác Nghị.
4/. Đáp Bác Nghị, hay cũng gọi là Trùng Nghị.
Sở dĩ phải 'nghí tới 'nghí lui như vậy chẳng qua cũng là để nhận định đích xác lẽ phải, trái và đạt lẽ công bình mà thôi.
Còn các bậc danh thần, xử sĩ... nếu theo luật không thỉnh Thụy được thì các môn sinh hay những thuộc cấp cũ sẽ họp lại mà nghi. Tư Thụy cho thầy hay cấp trên trước đây của mình, và ở đây tuy nói 'nghí nhưng rồi môn sinh thì có bao giờ lại nghị xấu về thầy mình....  
*
Tới Thanh triều (1644 - 1911) thì sự việc có hơi khác.
Lương Chương Cự (1775 - 1849) đã viết như sau:
'Tiền đại nghi. Thụy đa ủy chi Thái thường Bác sĩ vãng vãng thất đáng dĩ trí nghị bác phân phân! Ngã triều phàm nội, ngoại vương, đại thần chi lệ khả đắc Thụy giả, bản Bộ dĩ ưng phủ cụ tấu. Sĩ đắc thỉnh hậu, giao 'Nội Các Công Nghí tứ tự cung hậú.
/  Nam Tỉnh Công Dư Lục. Qu. V. Thụy Điển  /.
- 'Trong các triều đại trước việc nghi. Thụy hiệu đa số được giao cho chức Thái thường Bác sĩ và trong nhiều trường hợp nghị luận của chức quan này đã tỏ ra không thích đáng để rồi thường xảy ra các cuộc tranh cãi lung tung! Dưới triều chúng ta, nói chung thì các hàng thân vương, các bậc đại thần trong cũng như ngoài triều, mà theo lệ có thể được hưởng qui chế tứ Thụy thì tại các Bộ nơi những người này tòng sự sẽ làm tờ trình tấu, nêu đầy đủ các lí do nên và không nên truy tặng Thụy hiệu. Chờ tới sau khi việc thỉnh Thụy được chính thức chấp thuận thì Sự vụ sẽ được chuyển giao cho bên Nội Các, để Cơ quan này thừa lệnh cứu xét, kèm theo 4 chữ 'Nội Các Luận Nghí.
*
Còn những người qua đời lúc đang tại chức được triều đình truy tặng tên Thụy thì đây là sự kiện rất tự nhiên, không có vấn đề nào được đặt ra hết.
Và rồi có những người đã về hưu, hoặc vì tuổi già, vì tật bệnh, hoặc vì 1 lí do quan trọng nào đó (có tang cha, hay tang mẹ) ......., những người này lúc qua đời vẫn có thể được triều đình cứu xét để truy tặng Thụy hiệu như trường hợp đang tại chức.

Ban Cố viết:
- 'Khanh, Đại phu lão qui, tử  hữu Thụy hà?
- Thụy giả, biệt tôn ti, chương hữu đức dã; khanh, đại phu qui vô quá do hữu lộc vị, cố hữu Thụy dá.
/  Bạch Hổ Thông Đức Luận. Qu. Thượng. Thụy  /.
- 'Các bậc khanh, đại phu già về trí sĩ, lúc qua đời cũng được tứ Thụy là sao vậy?
- Thụy hiệu là để phân phẩm trật cao, thấp, tuyên dương người có đức hạnh; các bậc khanh cũng như đại phu lúc trí sĩ mà không có lỗi lầm gì thì coi như vẫn còn quan chức, vì vậy lúc mất đi thì cũng được truy tặng Thụy hiệú.
*
Như đã biết, một người sau khi qua đời, để được triều đình truy tặng Thụy hiệu thì người đó phải có 1 tước vị tối thiểu nào đó, tùy qui định của từng triều đại. Và như vậy, những người không đủ tiêu chuẩn, hoặc thuộc hàng thứ dân, rồi chỉ có thể có một loại Thụy hiệu gọi là 'Tư Thụý - là Thụy hiệu do người trong thân tộc, bằng hữu, môn sinh.... đặt cho.
Đây là trường hợp rất thường thấy nơi các danh sĩ có phẩm tháo, đức hạnh hơn người và nơi các học giả có thanh danh lớn lao đương thời, chẳng hạn như - Trần Thực (104 - 187), danh sĩ triều Đông Hán (25 - 220), có Tư Thụy là Văn Phạm, như Vương Thông (584 - 617), Tư tưởng gia vào thời Tùy (589 - 618), có Tư Thụy là Văn Trung.
Tư Thụy có từ thời Xuân Thu (770 - 403 tr. Cn.), bắt đầu thịnh hành dưới thời Đông Hán, để rồi cực thịnh ở triều Triệu Tống (960 - 1279), cho đến Minh triều (1368 - 1644) thì Sĩ thứ người nào rồi cũng có Tư Thụy.
Vào khoảng cuối Minh triều, trong Tập Bút kí 'Tảo Lâm Tạp Trớ, Đàm Thiên (1593 - 1656) đã chép lại tất cả 51 trường hợp Tư Thụy. (Sd. Hòa tập. Tùng Chuế).
*
Khi đặt tên Thụy thì người ta đã có sẵn cả một bản liệt kê các Thụy hiệu trong các Sách luận về Thụy pháp. Ý nghĩa của từng Thụy hiệu một đã được định nghĩa đâu ra đó, chỉ cần coi Chữ nào phù hợp thì lấy mà đặt cho người quá vãng. Và, Thụy hiệu thì có Mĩ Thụy, có Ác Thụy.
Về các phẩm cách trong Thụy pháp, Ban Cố cho biết:
'Vi Thụy hữu thất thập nhị phẩm.', nghĩa là 'Thụy hiệu thì có tất cả 72 phẩm hạng.'.
/  Sd. trên, Quyển thứ đã dẫn, Mục đã dẫn  /.
Có điều tiếc là Ban Cố đã không liệt kê '72 Phẩm hạng' này - cũng như đã không cho biết là có bao nhiêu Chữ để đặt Thụy hiệu?
Các triều đại sau đó phẩm hạng, do đó số lượng Thụy hiệu, đã gia tăng đáng kể, chẳng hạn:
Trương Thủ Tiết (? - ?) đời Đường (618 - 907), trong Mục 'Thụy pháp giảí, 1 trong những phần Phụ lục của Tác phẩm 'Sử Kí Chính Nghĩá, soạn xong năm 736, đã liệt kê 194 Phẩm hạng của 102 Thụy hiệu.
Tô Tuân (1006 - 1066) triều Bắc Tống, trong cuốn 'Thụy Pháp', đã liệt kê 311 Phẩm hạng của 168 Thụy hiệu.
Lương Chương Cự (1775 - 1849) triều Thanh, đã dẫn ở 1 đoạn trước đây, trong tập bút kí tựa đề là 'Nam Tỉnh Công Dư Lục' (Qu. V.) đã liệt kê 584 Phẩm hạng của hơn 1 trăm Thụy hiệu.
Và nhìn chung, Thụy hiệu cổ kim có nhiều lắm cũng chỉ khoảng 200.
*
Sau cùng là vấn đề số Chữ của Thụy hiệu.
Số chữ của Thụy hiệu có thể là 1 Chữ, có thể 2 Chữ, có thể 3 Chữ, hoặc nhiều nữa thì có thể lên tới mười mấy, hai chục Chữ. Tuy nhiên, Thụy hiệu 1 Chữ và Thụy hiệu 2 Chữ là 2 loại Thụy hiệu thông dụng hơn cả. Thụy hiệu mười mấy, hai chục chữ là Thụy hiệu của hoàng đế.
Về Thụy hiệu 1 chữ và Thụy hiệu 2 chữ có một vấn đề thường được các học giả thời trước đưa ra thảo luận: - Thụy hiệu 1 chữ và Thụy hiệu 2 chữ, Thụy hiệu nào quí trọng hơn?
Lương Chương Cự viết:
- 'Vương Văn Giản Công 'Cư Dị Lục' vân:
'Cổ lai Thụy pháp quí nhất tự, nhị tự, kì thuyết bất nhất.
Âu Dương Vĩnh Thúc sơ nghi. Thụy 'Văn', dục dĩ phối Hàn Thoái Chi, nhi thường trật tăng nhất tự vi 'Văn Trung'. Nghị giả dĩ vi tất lưu thử dĩ đãi Vương An Thạch. Dĩ nhi quả nhiên.
Chu Nguyên Hối nghi. Thụy, Thái Thường sơ nghĩ 'Văn Chính', Khảo Công Lưu Di Chính vị tiên sinh đương kế Hàn Văn Công, nghị đặc Thụy 'Văn'. Tòng chị
Tự hậu Chu, Trình, Trương, Lữ chư nho giai dụng nhất tự. Thử quí nhất tự dã.
Kinh Thương, Thụy 'Văn Mục', kì tư? Nguyên thỉnh tị gia húy cải Thụy 'Văn Trung'. Nghị giả dĩ vi Dương Ức cự nho kí Thụy viết 'Văn', nghị giả dục gia nhất 'Trung' tự cánh bất chi dữ.
Gia nhất tự do bất khả huống nhị tự cực mĩ hồ?! Thử quí nhị tự  dã.
Nhị thuyết bất tri hà giả vi thị? '
Kim dĩ bản triều chư Vương chi Thụy hành chi tắc nhất tự chi quí ư nhị tự hiển nhiên.
Văn Giản thử ngữ tự thượng tại vị định lệ chi tiền dá.
/  Nam Tỉnh Công Dư Lục. Qu. V. Thụy phân Nhất tự, Nhị tự  /.
- 'Sách 'Cư Dị Lục' của Vương Văn Giản Công nói:
'Từ xưa đến nay, trong Thụy pháp, Thụy hiệu 1 Chữ quí, hay Thụy hiệu 2 Chữ quí, giải thuyết về vấn đề này rồi vẫn bất nhất.
Âu Dương Vĩnh Thúc lúc đầu được đề nghi. Thụy hiệu là 'Văn', đề nghị này là có í muốn đưa ông  ngang hàng với Hàn Thoái Chi; có điều theo thường trật thì phải thêm 1 chữ, để cuối cùng thành 'Văn Trung'. Những người nghi. Thụy bấy giờ đã cho rằng Thụy hiệu Một chữ này rồi dành đó để chờ Vương An Thạch. Sau quả nhiên đúng như vậy.
Khi đề nghi. Thụy hiệu cho Chu Nguyên Hối thì mới đầu chức Thái thường Bác sĩ  đề nghị 2 Chữ 'Văn Chính', quan Khảo Công Lưu Di Chính nói rằng Tiên sinh xứng đáng là người kế thừa Hàn Văn Công cho nên đề nghị đặc biệt truy tặng Thụy hiệu 'Văn'. Vua i theo đề nghị này.
Từ đó về sau, khi truy tặng Thụy hiệu cho các đại nho như Chu, Trình, Trương, Lữ thì tất cả đều dùng Thụy hiệu 1 Chữ. Đây là chứng cứ cho thuyết Thụy hiệu 1 Chữ quí.
Kinh Thương có tên Thụy là 'Văn Mục', con là Nguyên nại lí do gia húy,  xin xét để đổi lại thành 'Văn Trung'. Những người nghi. Thụy  cho rằng Dương Ức là học giả trứ danh, Thụy hiệu là Văn, trước đây, trong khi nghi. Thụy có người muốn đề nghị thêm [cho ông] 1 Chữ 'Trung' mà rốt cục cũng không được.
Đề nghị thêm 1 chữ còn không được nói chi là xin thẳng Thụy hiệu 2 Chữ là loại Thụy hiệu rất là tốt?! Đây là chứng cứ cho thuyết Thụy hiệu 2 chữ quí.
2 thuyết rồi không rõ thuyết nào đúng?'
Như hiện nay, xét Thụy hiệu của các Thân vương bản triều thì rõ ràng là Thụy hiệu 1 chữ quí hơn Thụy hiệu 2 chữ.
Đoạn văn này của Văn Giản  chừng như được viết vào lúc còn chưa có định lệ về vấn đề nàý.
*
Tử Cống (tên Đoan Mộc Tứ: 520 - 450 tr. Cn.) có lần hỏi Thầy:
- 'Khổng Văn tử hà dĩ vị chi Văn ?
Tử viết: - 'Mẫn nhi hiếu học, bất sỉ hạ vấn, thị dĩ vị chi Văn'.
/  Luận Ngữ. Công Dã Tràng. 14  /.
- 'Khổng Văn tử tại sao lại được gọi là Văn ?
Thầy nói: - 'Thông minh mà hiếu học, lại không mắc cở khi hỏi người kém hơn mình, bởi vậy mà được gọi là Văn'.

Trong Thụy pháp, 1 Thụy hiệu có thể có 1 số í nghĩa khác nhau cho nên 2, 3, hay nhiều người có thể có cùng 1 Thụy hiệu, nhưng không nhất thiết đức hạnh, công nghiệp của họ rồi giống nhau.
Trong Phần 'Thụy Pháp Giảí của Sách 'Sử Kí Chính Nghĩá, Trương Thủ Tiết đã đưa ra tất cả 6 định nghĩa của Thụy hiệu 'Văn':
1/. 'Kinh vĩ thiên địa viết Văn'. ('Trị lí việc trong thiên hạ đâu ra đó gọi là Văn').
2/. 'Đạo đức bác văn viết Văn'. ('Đạo đức, biết nhiều hiểu rộng gọi là Văn').
3/. 'Học cần hiếu vấn viết Văn'. ('Siêng học, ham hỏi gọi là Văn').
4/. 'Từ huệ ái dân viết Văn'. ('Nhân từ, yêu dân gọi là Văn').
5/. 'Mẫn dân huệ lễ viết Văn'. ('Thương dân, trọng lễ gọi là Văn').
6/. 'Tích dân tước vị viết Văn'. ('Ban bố tước vị cho dân gọi là Văn').

Và Thụy hiệu 'Hiến' có 2 định nghĩa:
1/. 'Thông minh duệ triết viết Hiến'. ('Kiến văn uyên bác, sáng suốt minh triết gọi là Hiến') .
2/. 'Tri chất hữu thánh viết Hiến'. ('Tri thức sâu sắc, đạo đức quán thế gọi là Hiến').

2 Thụy hiệu 'Văn', và 'Hiến' vừa dẫn trên đây, như định nghĩa cho thấy, thuộc loại Thụy hiệu gọi là 'Mĩ Thụý.
Ngược lại, những Thụy hiệu gọi là 'Ác Thụý chỉ cần đọc định nghĩa là nhận ra ngay:
1/. 'Bất hối tiền quá viết Lế. ('Không hối hận lỗi lầm đã phạm gọi là Lế).
2/. 'Hộ uy tứ hành viết Xụ ('Cậy sức mà hành động, không kiêng dè gì cả gọi là Xu).
3/. 'Ngoại nội tòng loạn viết Hoang'. ('Trong nhà, ngoài nhà đều loạn gọi là Hoang').

Ngoài ra, cũng có những Thụy hiệu mà 'Mí, 'Ác' lẫn lộn, nghĩa tốt có, nghĩa xấu cũng kiêm:
1/. 'Loạn nhi bất tổn viết Linh'. ('Loạn mà không trừ được gọi là Linh').
2/. 'Cực tri quỉ thần viết Linh'. ('Trí năng quán triệt sự lí sâu xa gọi là Linh').

Sau cùng, còn 1 loại Thụy hiệu nữa gọi là Bình Thụy. Thụy hiệu loại này rồi không nhằm đưa ra một phán đoán thiện / ác, tốt / xấu, do đó đã được mệnh danh là Bình Thụy. Bình Thụy là 1 loại
Thụy hiệu chỉ 1 hoàn cảnh cá nhân nào đó, như thân thế, cảnh ngộ, tình trạng thể chất....
1/. 'Tảo cô đoản chiết viết Aí. ('Chưa trải nhân sự đã qua đời gọi là Aí).
2/. 'Tảo cô phu vị viết Ú. ('Mới tức vị đã qua đời gọi là Ú).
3/. 'Tại quốc tao ưu viết Mẫn'. ('Ở ngôi vị mà gặp nhiều lo buồn gọi là Mẫn').
*
Cổ nhân có câu 'Sinh danh tư? Thụý.
Nếu có những trường hợp cha mẹ đã cân nhắc, đắn đo, chọn 1 cái Tên thực đẹp, thực có ý nghĩa cho đứa con mới ra đời thì việc đặt Thụy hiệu cũng là một sự cân nhắc, chọn lựa - có điều là sự chọn lựa ở đây, theo đúng í chi? Thụy pháp, không có tính cách tùy tiện, chủ quan, tự do có muốn chọn thì chọn, không chọn thì thôi, như trường hợp đặt tên.
1 người Tên 'Đức' có thể phần lớn cuộc đời chuyện bê bối lại là phần hơn; 1 người Tên 'Tri mà cuộc sống có thể là 1 chuỗi hết chuyện đần độn này tới chuyện đần độn khác!
Nhưng với Thụy hiệu thì người ta có thể có 1 kết luận 'tương đốí chắc chắn về 1 con người, vì lẽ giản dị đã rõ là tên Thụy chỉ được quyết định khi toàn thể ngôn hành, công nghiệp, tóm lại là cả cuộc đời của 1 con người đã được duyệt xét xong.
Ở một đoạn trước đây tôi đã nói là đa số các triều đại trước đây chỉ phong Thụy hiệu cho những người có một địa vị tối thiểu nào đó trong triều đình. Một người càng ở địa vị cao thì ảnh hưởng càng nhiều đối với những người chung quanh nói riêng cũng như với đám dân chúng dưới quyền cai trị của mình nói chung. Ảnh hưởng đây tức Quyền sinh sát. Dân rồi sướng hay khổ tùy thuộc tài năng đức độ của người cai trị. Cho nên hơn ai hết, thiện sự, ác tích của những người này cần phải được xét duyệt và công bố, qua Thụy hiệu, nhằm khuyến khích, cũng như răn chừng những người có trọng trách cai trị dân. Đây là một ngụ í sâu xa của Sự việc truy Thụy hiệu cho những người có tước vị cao trong quan trường.
Danh chỉ là 1 ước vọng của cha mẹ, trong khi đó Thụy là một 'sự xác định lạí những gì đã được thể hiện trong đời 1 người, nói khác đi, đây là 1 Sự phán đoán có tính cách xã hội - và mục đích của phán đoán này, như đã rõ, là 'biệt tôn ti, chương hữu đức'. Và rồi, sâu xa hơn nữa, định chế Thụy pháp, theo như Ban Cố giải thích, nhằm:
- 'Minh biệt thiện ác sở dĩ khuyến nhân vi thiện, giới nhân vi ác'.
/  Sd. Quyển, Mục đã dẫn  /.
- 'Phân biệt rõ thiện ác để khuyên người ta làm điều thiện, và răn người ta đừng làm điều ác'.

Ý nghĩa sau cùng của Thụy chế là ở đó!
Tần Thủy hoàng bỏ đi Thụy pháp, cho là việc con nghị luận cha, bề tôi nghị luận vua là chuyện  vô lí, đây là tâm lí của kẻ độc tài, đồng thời là 1 suy nghĩ thiển cận. Cho bề tôi phê bình mình là việc quá phận, nếu vậy con cháu của bề tôi mình nghị luận mình thì sao? như vậy có phải là còn quá 'quá phận' không?

Lại nữa, Thụy pháp chỉ là một định chế để xét đoán hành vi của những cá nhân trong 1 hệ thống cai trị. Phán đoán của này không phải lúc nào cũng vô tư, chính xác - và trường hợp này còn có công luận.

Tên tự - Tên hiệu

Phụ lục I

**Nhân Danh Quyết Nghị

A. Dẫn Nhập

Văn tư. Trung Hoa, về phương diện âm đọc, âm Hán và âm Hán Việt, phân 2 trường hợp:

1. 1 Chữ mà đọc 2, 3 Âm khác nhau, hoặc hơn nữa

Đây là những Chữ gọi là 'Đồng Tự di. Âm'.

2. 2, 3 Chữ, hoặc hơn nữa mà chỉ đọc có 1 Âm

Đây là những Chữ gọi là 'Đồng Âm di. Tứ.
Về một phương diện khác, về Tự dạng, văn tư. Trung Quốc có những Chữ coi từa tựa nhau, na ná như nhau, không chú ý rất dễ lầm Chữ này với Chữ kia.
Lữ Bất Vi (290 - 235 tr. Cn.) thời Chiến Quốc viết:
- 'Tử Hạ chi Tấn quá Vệ, hữu độc Sử kí giả viết: - 'Tấn sư tam thỉ thiệp há.
Tử Hạ viết: - 'Phi dã, thị Kỉ Hợi dã! Phù Kỉ dữ Tam tương cận, Thỉ dữ Hợi tương tứ.
Chí ư Tấn nhi vấn chi, tắc viết: - 'Tấn sư Kỉ Hợi thiệp há dã!'. 
/  Lữ Thị Xuân Thụ Qu. XXI. Thận Hành Luận. Sát Truyền  /.
- 'Tử Hạ qua nước Tấn, đi ngang qua nước Vệ thì (tình cờ) nghe có người đọc sách Sử, trong đó có 1 câu như sau: - 'Quân Tấn 3 Con Heo lội qua sông'.
Tử Hạ nói: - 'Không phải đâu, là Kỉ Hợi không phải 3 Con Heo đâu! Chữ Kỉ và chữ Tam na ná, chữ Thỉ và chữ Hợi từa tựá.
Chừng tới nước Tấn hỏi lại thì quả nhiên câu đó là: - 'Ngày Kỉ Hợi quân Tấn vượt qua sông'.

Câu 'Tam Thỉ Thiệp Há sau đó đã thành một thành ngữ được dùng để chi? Sự lầm lẫn, nhận lầm chữ này ra chữ kia, vì Tự dạng của 2 chữ có nét từa tựa như nhau. Và, để chỉ sự lầm lẫn loại này người Trung Hoa còn có 1 số thành ngữ, ngạn ngữ khác nữa, như: - 'Lỗ Ngư, Hợi Thí, nghĩa là 'Chữ Lỗ nhìn ra chữ Ngư, chữ Hợi nhìn ra chữ Thí. Ngoài ra, cổ ngạn Trung Quốc cũng có câu 'Thư kinh tam tả, Ô, Yên thành Má, nghĩa là 'Sách sao đi chép lại nhiều lần chữ Ô, chữ Yên rồi thành chữ Má.
Và thư tịch cổ cũng không hiếm Sách đề cập những lầm lẫn loại này.
Cát Hồng (284 - 363), Tư tưởng gia thời Đông Tấn (317 - 420), viết:
- 'Thư tự, nhân tri chi, do thượng tả chi đa ngộ. Cố ngạn viết: - 'Thư tam tả, Ngư thành Lỗ, Hư thành Hố.
/  Bảo Phác Tử. Nội thiên. Qu. XIX. Hà Lãm  /.
- 'Viết chữ thì người ta biết viết, vậy mà còn (viết) lầm lẫn rất nhiều. Cho nên ngạn ngữ  có câu: - 'Sách chép đi chép lại nhiều lần thì chữ Ngư thành chữ Lỗ, chữ Hư thành chữ Hố.
Minh Di án:
Câu 'Hư thành Hố, 1 số thư tịch cổ chép là 'Đế thành Hố, chẳng hạn như:
- 'Bắc Đường Thư Saó (Qu. CI.) của Ngu Thế Nam (558 - 638) đời Đường.
- 'Í Lâm' (Qu. IV. Bảo Phác Tử) của Mã Tổng (? - 823), cũng đời Đường.
- 'Thái Bình Ngự Lãm' (Qu. DCXVIII.). Thường được gọi dưới tên giản lược là 'Ngự Lãm', do 1 nhóm biên soạn, Lí Phương (925 - 996) thời Bắc Tống (960 - 1127) chủ biên.

Thời cổ, Hán tự cũng là chữ viết chính thức của Việt Nam, Thư tịch cô? Trung Hoa do đó cổ nhân ta cũng không lạ gì! Những thành ngữ, ngạn ngữ Trung Hoa chi? Sự lầm lẫn về Tự dạng trên đây dĩ nhiên cổ nhân cũng biết, và còn nói:
- 'Chữ Tác ra chữ Tộ, chữ Ngộ độ chữ Quạ
&
B. Quyết Nghị

Trong Lịch sử Việt Nam cũng như Trung Hoa, có những Nhân danh, Địa danh người thời sau đã viết sai, đọc sai. Có những lầm lẫn này là vì đây là những 'Đồng Tự dị âm' mà thư tịch cổ rồi đã không nói rõ ràng là phải đọc Âm nào, hoặc đây là những Chữ gọi là 'Tam Thỉ thiệp há như đã nói ở trên, do đó mà đọc sai, viết sai.
Vấn đề: - Do đâu mà biết Tên của một người rồi phải đọc Âm này chứ không đọc Âm kia? cũng như phải viết Chữ này chứ không phải Chữ kia?
Luận về Danh / Tự, Hiệu trước đây, tôi đã phân tích Danh / Tự, Hiệu của 1 người, nhất là những Nhân vật hữu danh, thường có 1 xuất xứ, và giữa Danh / Tự, Danh / Hiệu - nhất là Danh và Tự, thường có 1 tương quan nhất định nào đó, hoặc là về nội dung, hoặc là về hình thức. Bởi vậy mà trong trường hợp nghi vấn về Danh, Tự của một nhân vật nào đó thì rồi có thể xét vấn đề căn cứ 2 phạm vi vừa kể.
Trong nhiều trường hợp, Danh / Tự của người xưa là những chữ lấy từ Kinh điển, đồng thời giữa Danh và Tự của cổ nhân gần như luôn luôn có 1 trong những mối tương quan đã được phân tích trước đây. Cho nên là, nếu có nghi vấn về Âm đọc hoặc Chữ viết của 1 Danh hay Tự nào đó, nếu xác định được Danh đó, Tự đó là Chữ lấy từ Kinh Điển - hoặc là, nếu xác định được tương quan giữa Danh và Tự, thì có thể nói đây là 1 kết luận dứt khoát.
Đây cũng chính là phương pháp học gia? Vương Dẫn Chi (1766 - 1834) đời Thanh đã sử dụng để giải thích và đính chánh Danh / Tự của một số Nhân vật thời Xuân Thu (770 - 403 tr. Cn.) trong cuốn 'Kinh Nghĩa Thuật Văn' (Qu. XXII và XXIII ), phần 'Xuân Thu Danh Tự Giải Cố.
Trong tác phẩm kể trên Vương Dẫn Chi đã phân tích về tương quan giữa Danh và Tự của tất cả 240 nhân vật thời Xuân Thụ (Quyển XXII 159 người. Quyển XXIII 181 người).
Lấy 1 vài thí dụ:

1/. 'Trịnh công tư? Khứ Tật tư. Tử Lương.
Tật, ác dã; Lương, thiện dã. Khứ tật cố lương dá.  (Qu. XXII).
1/. 'Công tư? Khứ Tật nước Trịnh tên Tự là Tử Lương.
Tật nghĩa là xấu, Lương nghĩa là tốt. Trừ khử cái xấu, do đó tốt'.

2/. 'Sở Khuất Đáo tư. Tử Tịch.
Đáo, chí dã. Tự Tử Tịch, cái thủ 'Triêu phát Tịch chi chi nghĩa.
Sở Từ Li Tao: - Triêu phát nhẫn ư Thương Ngô hề, tịch dư chí hồ Huyện Phô.'.  (Qu. XXII).
2/. 'Khuất Đáo nước Sở tên Tự là Tử Tịch.
Đáo nghĩa là đến. Tên Tự là lấy từ nghĩa 'Sáng đi Chiều tớí.
Thiên Li Tao trong Sở Từ: - Sáng xe đi từ Thương Ngô kìa, chiều ta tới nơi Huyện Phô.'.

3/. 'Trịnh công tư? Bình tư. Tử Phong.
Bình, nghi đương tác Niên.... Lệ thư Niên tự hoặc tác.... dữ Bình tương tự nhi ngộ.
Danh Niên Tự Phong, thủ phong niên chi nghĩa dá.  (Qu. XXIII).
3/. 'Công tư? Bình nước Trịnh tên Tự là Tử Phong.
Chữ Bình, nghi phải viết là Niên.... Chữ Niên trong thể Lệ thư hoặc viết là .... tương tự chữ Bình do đó mà lầm. Tên là Niên, tên Tự là Phong, là lấy nghĩa từ 2 chữ phong niên (năm được mùa)'.
*
Với phương pháp chính xác, chắc chắn, trên đây tôi sẽ duyệt xét để rồi đính chánh lại Danh của một vài Nhân vật trong Cổ sử Trung Hoa và Việt Nam mà hầu hết các Sách Việt Nam - và kể cả Trung Hoa, vẫn viết sai.
&

1. Trung Hoa

Trước hết là 1 vài trường hợp về 1 vài nhân vật hữu danh Trung Hoa.
+ Trương Hạnh Thành (587 - 653). Tên Tự là Đức Lập.
Đại thần dưới triều Đường Cao tông (628 - 683; tại vị: 649 - 683).
Chữ 'Hạnh' trong Tên 'Hạnh Thành' kể trên ngoài âm 'Hành', còn các âm 'Hàng', 'Hãng'.
Nhưng ở đây thì phải đọc âm 'Hạnh', vì Danh 'Hạnh Thành' là Chữ lấy từ Dịch Kinh:
- 'Quân tử dĩ thành đức vi hạnh, nhật khả kiến chi hạnh dã. Tiềm chi vi ngôn dã, ẩn nhi vị kiến, hạnh nhi vị thành, thị dĩ quân tử phất dụng dá.
/  Dịch. Càn Văn Ngôn  /.
- 'Quân tử coi sự thành tựu đạo đức là mục tiêu của việc tu dưỡng, 1 sự tu dưỡng được thể hiện trong đời sống hằng ngày. Tiềm có nghĩa là còn ẩn, chưa lộ ở mặt ngoài, cũng như có đức hạnh nhưng chưa tới độ thành tựu, do đó mà quân tử không hành động'.
Có 'Hạnh' mà 'chưa thành' ('vị thành') thì còn phải cố gắng đến 'Hạnh thành' mới thôi.
Ở đây có thể thấy rất rõ là Danh 'Hạnh Thành' đã từ đoạn văn trên mà ra.
Lại nữa, nếu xét tên Tự thì càng rõ ra chữ Hành ở đây phải đọc âm Hạnh (Hanh + dấu nặng).
Hạnh Thành tức dạo đức đã thành tựu, Đức Lập cũng có nghĩa là đạo đức đã (lập) thành.
**Và như vậy, Hạnh Thành (Danh) và Đức Lập (Tự) đồng nghĩa - đây là trường hợp M1 trong nguyên tắc đặt tên Tự, tức Danh / Tự ý nghĩa phải tương hợp.
(Bộ Tân Đường Thự Qu. CIV. Liệt Truyện 29, có phần Truyện của Trương Hạnh Thành). 

Sau đó hơn 400 năm có 1 học giả cũng có tên là Trương Hạnh Thành.
Trương Hạnh Thành (? - ?) sau này là 1 Dịch học gia khoảng đầu thời Nam Tống (1127 - 1279) tinh thâm về tư tưởng Dịch học của Thiệu Ung (1011 - 1077). Tác phẩm Dịch học chủ yếu có:
- 'Dịch Thông Biến'.
- 'Hoàng Cực Kinh Thế Sách Ẩn'.
- 'Hoàng Cực Kinh Thế Quan Vật Ngoại Thiên Diễn Nghĩá.

+  Nhất Hạnh (683 - 727).
Chữ Hạnh ở đây cũng chính là chữ Hạnh trong tên Hạnh Thành ở trên. Có sách Việt Nam chép là Nhất Hàng. Phải đọc là Hạnh vì đây là chữ lấy từ Phật điển, từ câu 'Nhất hạnh Tam muộí.
Sách 'Tam Tạng Pháp Sô (Qu. IV) viết:
- 'Nhất hạnh Tam muội giả, duy chuyên nhất hạnh, tu tập chính định dá.
- 'Nhất hạnh Tam muội là chuyên một đức để tu tập chính định'.
Tam muội đây tức: - 1/. Định. 2/. Chính thụ. 3/. Điều trực định.
1/. Định là:
- 'Tâm định nhất xứ nhi bất động'. (Tâm định 1 chỗ, không dao động).
2/. Chính thụ là:
- 'Chính thụ sở quan chi pháp'. (Những gì thấy đều nhìn 1 cách không thiên lệch).
3/. Điều trực định là:
- 'Điều tâm chi bạo, trực tâm chi khúc, định tâm chi tán'. (Điều hòa cái Tâm hung hăng, sửa lại cho ngay cái Tâm thiên lệch, trấn định cái Tâm tán loạn).
Nhất Hạnh là 1 cao tăng đời Đường (618 - 907), Tổ của Mật tông Trung Quốc đồng thời còn là Thiên văn, Lịch Số gia trứ danh. Soạn 'Đại Diễn Lịch' (Sơ cảo năm 727), thay thế Lân Đức Lịch của Lí Thuần Phong (602 - 670), để dự đoán Nhật thực cho chính xác hơn. Ngoài ra Nhất Hạnh còn là người đầu tiên trên Thế giới nhận xét sự biến động của các Định tinh.

+ Trần Tàng Khí (? - ?).
Y Dược học gia trứ danh đời Đường, tác giả bộ 'Bản Thảo Thập Dí.
Chữ 'Tàng' còn đọc 2 âm nữa là 'Tang' và 'Tạng', tất cả 3 Âm.
Nhưng ở đây thì phải đọc âm 'Tàng'. Tại sao mà biết? - Vì Danh 'Tàng Khi vốn là Chữ lấy từ Dịch Kinh:
- 'Quân tử tàng khí ư thân đãi thời nhi động'.
/  Dịch. Hệ Từ Hạ V  /.
- 'Quân tử cất giữ đồ dùng trong người chờ thời mà hành động'.
'Đồ dùng' ở đây ám chỉ tài năng.

+ Lí Dương Băng. (722 - 789).
Thư pháp gia, Văn tự học gia Đường triều, là chú bà con của Lí Bạch.
Lí Dương Băng tên Tự là Thiểu Ôn.
Chữ 'Thiểú ở đây có nghĩa là 'ít'. Chữ này còn đọc âm 'Thiếú, có nghĩa là 'nhó, là 'tré.
Nhưng ở đây phải đọc láThiểú, vì tên của ông là 'Băng' (tuyết đóng cứng gọi là Băng), hàm ý nghĩa 'lạnh buốt'. Do đó lấy tên Tự là Thiểu Ôn, có nghĩa là 'ít ấm'.
Về Thư pháp, cổ kim Lí Dương Băng vẫn được tôn là đệ nhất về Triện thư! Học theo Triện pháp của Lí Tư (? - 208 tr. Cn) đời Tần, nhưng Lí Dương Băng tự tạo cho mình 1 phong cách riêng. 

+ Tần Quan. (1049 - 1100).
Từ phú gia thời Bắc Tống, em rể của Tô Thức (1036 - 1101).
Có sách Việt Nam ghi là Tần Quán (Quan + dấu Sắc), tên Tự là Thiếu Du (Thiêu + dấu Sắc).
Bên cạnh đó, có sách ghi Tên là Tần Quan, và tên Tự (cũng) là Thiếu Dụ
Nhưng, chính xác nhất phải là:
Tên: -  Tần Quan.
Tên Tự: - Thiểu Dụ Chữ Thiểu (Thiêu + dấu Hỏi).
Quan có nghĩa:
1/. Nhìn, và là nhìn kỹ (tế khán).
2/. Dạo chơi đây đó ngắm cảnh (du lãm).
Thiểu nghĩa là Ít. Chữ này cũng đọc âm Thiếu có nghĩa là Trẻ, là Nhỏ.
Du có nghĩa là 'đi chơi đây đó ngắm cảnh', đồng nghĩa với chữ Quan nói trên.
Tên có nghĩa là 'Nhìn ký, là 'Dạo chơi đây đọ
Đã 'đi chơi đây đo lại 'quan sát kỹ cảnh vật', như vậy có thể nói đây là một người biết nhiều và hiểu rộng, một con người lịch duyệt.
Thế nhưng, lấy tên Tự là Thiểu Du có nghĩa là 'ít đi chơi đây đo thì điều này hàm ý khiêm cung nói rằng mình chẳng biết nhiều, chẳng hiểu rộng... chẳng lịch duyệt bao nhiêu! Cứ nghĩ là mình còn ít, còn thiếu thì sẽ cố gắng vươn lên, còn như nghĩ là đã quá nhiều, quá đủ rồi thì cuối cùng đến rơi vào sự tự mãn có hại cho việc học hỏi, cho đường tu thân.
Trường hợp tên Tự của Tần Quan chính là trường hợp M4, theo đó điều gì quá thì giảm thiểu để tạo sự hài hòa, để ngụ ý khuyên răn về đường học hỏi và tu dưỡng đạo đức.
Kết lại, trường hợp Tần Quan, có sách viết cả Tên lẫn tên Tự đều sai, tức ghi Tên là Tần Quán và tên Tự là Thiếu Du! Bên cạnh đó, có sách, nếu nói Tên đúng thì lại đọc sai tên Tự, đây là do không rõ nguyên tắc lấy tên Tự của Cổ nhân.
Nếu tên Tự là Thiếu Du thì ở đây giữa Danh và Tự rồi không có 1 tương quan nào hết, một điều trái với nguyên tắc đặt tên Tự của Cổ nhân.

+ Quách Đạt (1022 - 1088) là vi. Tướng tổng chỉ huy quân đội Tống triều (960 - 1279) tiến đánh Việt Nam vào cuối năm Bính Thìn (1076) - vài tháng sau khi quân Lí triều hãm thành Ung châu (Châu trị cũ hiện nay ở huyện Nam Ninh, tỉnh quảng Tây) hồi tháng Giêng cùng năm.
Bấy giờ ở Trung Hoa là triều Tống Thần tông (1048 - 1085; tại vị: 1067 - 1085), và Việt Nam là thời Nhân tông (1065 - 1127; tại vị: 1072 - 1127) triều Lí (1009 - 1225).
Quách Đạt, 'Tống Sứ (Qu. CCXC.) ghi là Quách Quì, và rồi hầu hết thư sử cô? Trung Hoa cũng đều chép là Quách Quì.
Bộ 'Tống Sứ soạn xong vào năm 1345 - chủ biên là Đoạt Đoạt (1314 - 1355), Hữu Thừa tướng Nguyên triều (1279 - 1368). Tên gọi Đoạt Đoạt cũng đọc là Thoát Thoát.
Trước Bộ 'Tống Sứ 167 năm, và sau Chiến dịch năm Bính Thìn giữa Tống triều / Lí triều cũng trên 102 năm, Chu Khứ Phi (1135 - 1189), trong 1 tập Bút kí rất súc tích về Địa lí Nhân văn của một số cõi ngoài vùng Lãnh Nam, Tựa đề 'Lãnh Ngoại Đại Đáp', đã chép rõ tên của Đại tướng Tống triều nói trên là 'Quách Đạt' ( Qu. II. Ngoại Quốc môn thượng. An Nam quốc).
Ở đây chúng ta có trường hợp 'Tam Thỉ thiệp há: Chữ Đạt và chữ Quì tự dạng từa tựa.
Chữ 'Quí ở đây gồm:
Bộ 'Xước' (chợt đi, chợt ngừng) và chữ 'Lục' (vùng đất cao, khô ráo).
Sách 'Nhĩ Nhá đã định nghĩa chữ 'Quí như sau:
- 'Lộ, lữ đồ dã, lộ trường do hành đạo dã. - Nhất đạt vị chi Đạo lộ, nhị đạt vị chi Kì bàng, tam đạt vị chi Kịch bàng, tứ đạt vị chi Cù, ngũ đạt vị chi Khang, lục đạt vị chi Trang, thất đạt vị chi Kịch tham, bát đạt vị chi Sùng kì, cửu đạt vị chi Quí.
/  Nhĩ Nhã. Thích Cung đệ ngũ  /.
- 'Lộ là đường dài, đường xa, nói lộ trường tức như nói đường đi. - Đường có một nẻo thì gọi là Đạo lộ, đường thông đi 2 nẻo thì gọi là Kì bàng, thông ra 3 nẻo gọi là Kịch bàng, thông đi 4 nẻo gọi là Cù, thông đi 5 nẻo thì gọi là Khang, thông ra 6 nẻo thì gọi là Trang, thông ra 7 nẻo gọi là Kịch tham, thông đi 8 nẻo gọi là Sùng kì, thông ra 9 nẻo gọi là Quí.

Bộ 'Thuyết Văn Giải Tứ của Hứa Thận (30 - 124) không có chữ 'Quí vừa dẫn trên đây, chỉ có chữ 'Quí với 1 bên (trái) là chữ 'Cửú (số 9), 1 bên là chữ (Bộ) 'Thú (cái đầu), và đã 'Giải tứ như sau: - 'Cửu đạt đạo dã.' ('Đường thông đi 9 nẻo.').
Và như vậy, chữ 'Quí ở đây và chữ 'Quí đề cập trong Sách 'Nhĩ Nhá Tự dạng tuy khác nhưng nghĩa là một. Văn Tự học gia Thanh triều là Quế Phức (1736 - 1805) giảng nghĩa chữ 'Quí này nói đây là hình thức cổ (cổ tự) của chữ 'Quí nói trên.
(Xin tham khảo 'Thuyết Văn Giải Tự Nghĩa Chứng'. Qu. XLVII. của ông).

 Quách Đạt hay Quách Quì? Vấn đề đã trở nên dễ dàng hơn vì rằng nhân vật này có tên Tự.
Mở đầu phần 'Truyện' (Tiểu sử) Quách Quì, 'Tống Sứ chép:
- 'Quách Quì, Tự Trọng Thông' ('Quách Quì tên Tự là Trọng Thông').
/  Tống Sử. Qu. CCXC. Liệt truyện 49. Quách Quì  /.

Chữ 'Đạt' đồng nghĩa với chữ 'Thông', như trong ngôn ngữ người ta thường nói 'thông đạt'. Và  chữ 'Quí tuy cũng hàm ý Thông, nhưng không cận như chữ Đạt.
Và như vậy, căn cứ tương quan Danh / Tự thì vị tướng nói trên phải Tên là Quách Đạt.
Hơn nữa, nếu do 'Thư kinh Tam tá mà thành lầm lẫn thì lầm lẫn do chép đi chép lại này phải là chữ 'Đạt' chép lầm thành chữ 'Quí - sự kiện này hiển nhiên, vì rằng 'Lãnh Ngoại Đại Đáp' đã xuất hiện trước 'Tống Sứ.
*

2. Việt Nam

Cũng vậy, trong Cổ sử Việt Nam có những nhân danh mà cho đến bây giờ đây đa số vẫn tiếp tục đọc sai, viết sai, như:
Dương Đình Nghệ thành Dương Diên Nghệ, Đinh Đô Lãnh thành Đinh Bộ Lãnh.
Cũng với phương pháp căn cứ í nghĩa của Danh / Tự, cũng như căn cứ tương quan Danh / Tự đã phân tích trước đây, tôi sẽ khảo định lại vấn đề để đi tới 1 kết luận dứt khoát.

+ Dương Đình Nghệ (? - 937).
Trong bô. Biên niên Sử nổi tiếng 'Tư Trị Thông Giám' - trong phần chép các sự việc xảy ra vào năm thứ 2 Niên hiệu Thiên Phúc (936 - 942), năm 937, thời Cao tổ (892 - 942; tại vị: 936 - 942) của triều Hậu Tấn (936 - 947), Sử gia Tư Mã Quang (1011 - 1086) có đoạn chép:
- 'Giao châu tướng Kiểu Công Tiễn sát An Nam Tiết Độ Sứ Dương Đình Nghệ nhi đại chí.
/  Sd. Qu. CCXXCI. Hậu Tấn kỉ 2  /.
- 'Kiểu Công Tiễn, tướng Giao châu, giết An Nam Tiết Độ Sứ Dương Đình Nghệ và lên thaý.
Và rồi, cũng Quyển đã dẫn, năm thứ 3 Niên hiệu trên, Tư Mã Quang lại chép:
- 'Đông, thập nguyệt................. Dương Diên Nghệ cố tướng Ngô Quyền tư. Ái châu cử binh công Kiểu Công Tiễn ư Giao châú.
- 'Mùa Đông, tháng 10....... tướng cũ trước đây của Dương Diên Nghệ là Ngô Quyền từ Ái Châu đưa quân ra Giao châu đánh Kiểu Công Tiễn'.
Sử học gia Hồ Tam Tỉnh (1230 - 1302) đời Nguyên, khi chú thích 2 tiếng 'Diên Nghế trong Câu dẫn trên, đã viết: 'Diên Nghệ đương tác Đình Nghế. ('Diên Nghệ phải viết là Đình Nghế).
Minh Di chú: Ái Châu tức tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
Ở đây, có thể Tư Mã Quang đã quên. Có điều, 2 sự việc chép cùng một quyển, tự thuật lại không dài lắm để có thể quên dễ dàng. Và như vậy thì chỉ có thể là thợ khắc chữ in đã khắc lầm. 
Bộ 'Tống Sứ cũng chép là 'Diên Nghế, các sách Việt Nam hầu hết có lẽ đã theo 'Tống Sứ.
(Tham khảo 'Tống Sứ. Qu. CDXXCVIII. Liệt truyện 247. Ngoại quốc 4. Giao Chỉ).
Và sau đó, trong 'Thập Quốc Xuân Thú của Ngô Nhiệm Thần ( 1631 - 1684 ) và kế sau nữa là trong 'Nam Hán Thứ của Lương Đình Nam (1796 - 1861), là 2 bô. Sử thư giá trị chép về thời kì gọi là 'Thập Quốc' (907 - 979), cũng đều chép là Dương Đình Nghệ.
Về Dương Đình Nghệ trong 2 bô. Sử kể trên, xin coi:
++ 'Thập Quốc Xuân Thú:
Qu. LVIII. Nam Hán 1. Cao tô? Bản kỉ.   
Qu. LXI. Nam Hán 5. Liệt truyện. Hoằng Tháo.
++ 'Nam Hán Thứ:
Qu. III. Bản kỉ 3. Cao tổ kỉ 2
Qu. VIII. Liệt truyện 2. Hồng Tháo.
Qu. XỊ Liệt truyện 5. Lương Khắc Trinh.
Qu. XII. Liệt truyện 6. Tiêu Ích.

Ở đây lại là trường hợp 'Tam Thỉ thiệp há. 2 Chữ 'Diên' và 'Đình' Tự dạng coi từa tựa nhau.
Vấn đề nếu dừng tại đây, dừng tại điểm thuần hình thức của Văn tự thì người chép là Diên Nghệ không thể nói người ghi là Đình Nghệ là sai; ngược lại, người đề Đình Nghệ rồi cũng không thể nói người chép Diên Nghệ là lầm. Vì rằng, có thể vốn là chữ Đình đó, nhưng rồi, vì đã nhận lầm Tự dạng mà viết sai thành Chữ 'Diên', và ngược lại.
Nhưng vấn đề không dừng tại đó, vì kết luận của vấn đề rồi ở phía bên kia, ở tại 'Tự ngoạí, chứ không ở phía bên đây.
Như đã nói, Danh và Tự của người xưa nhiều khi đã lấy Chữ từ Kinh Điển - nhất là trong những gia đình học thức. Nếu nhìn từ khía cạnh này, chúng ta có thể nói rằng chính xác thì phải viết là Dương Đình Nghệ.
Gần nhất, dễ hiểu nhất, 2 chữ 'Đình Nghế có nghĩa 'tài năng của triều đình', và suy rộng ra, là tài năng của đất nước.
Sâu xa hơn, có thể nói toàn thể Danh xưng Dương Đình Nghệ rồi đã lấy ý từ Dịch Kinh.
Chu Dịch. Quẻ Quái (Đoài / Càn), Quái từ: - 'Quái. Dương vu Vương đình'.
Quái là thời Quân tử xuất thế để quyết đoán Sự việc, thời mà nguời chính trực có thể công nhiên nêu lên những cái sai trái của xã hội. Đây là ý nghĩa của câu 'Dương vu Vương đình'.
Luận Văn tự, 2 chữ Dương/Đình trong Quái từ Quẻ Quái và 2 chữ Dương/Đình trong danh xưng Dương Đình Nghệ, hình thức tuy có hơi khác nhưng í nghĩa thì tương thông - Đây là trường hợp gọi là Thông Tá trong Văn tự học Trung Hoa.
Và như vậy, đã tới lúc có thể khẳng định Dương Đình Nghệ đúng mà Dương Diên Nghệ sai.

+ Đinh Đô Lãnh (chữ Lãnh còn đọc âm Lĩnh: 924 - 979; tại vị: 968 - 979).
Tức Đinh Tiên Hoàng,  người kiến lập Đinh triều (968 - 980).
Đinh Đô Lãnh, 'Tống Sứ chép là Đinh Bộ Lãnh.
Trước 'Tống Sứ và sau 'Tống Sứ, thư tịch đều chép là Đinh Bộ Lãnh, kể 1 vài bộ trứ danh:
++ 'Văn Hiến Thông Khảó của Mã Đoan Lâm (1254 ? - 1323), Nguyên triều.
Qu. CCCXXX. Tứ Duệ Khảo 7. Giao Chỉ.
++ 'Đông Tây Dương Khảó của Trương Tiệp (1574 - 1640), Địa lý học gia Minh triều.
Qu. I. Tây dương Liệt quốc Khảo. Giao Chỉ.
++ 'Nguyên Sứ của Tống Liêm (1310 - 1381), Văn học gia sơ kì Minh triều.
Qu. CCIX. Liệt truyện 96. An Nam.
++ 'Minh Sứ của nhóm Trương Đình Ngọc (1672 - 1755), Sử học gia sơ kì Thanh triều.
Qu. CCCXXI. Liệt truyện 209. Ngoại quốc 2. An Nam.
Và chúng ta, chúng ta vẫn dạy, vẫn học là Đinh Bộ Lãnh từ hồi nào tới giờ!
Cứ như sự hiểu biết hiện nay của tôi thì chỉ có 1 người là đã chép là Đinh Đô Lãnh - người này không ai khác hơn Chu Khứ Phi, tác giả tập Bút kí trứ danh 'Lãnh Ngoại Đại Đáp' đã nhắc đến ở 1 đoạn trước đây khi nói về Quách Đạt. Về Đinh Đô Lãnh, Chu Khứ Phi chép:
- 'Quốc sơ, kì bộ nội loạn, hữu Đinh Đô Lãnh giả, dữ kì tư? Liễn suất chúng thảo bình chí.
/  Lãnh Ngoại Đại Đáp. Qu. II. Ngoại quốc môn. Thượng. An Nam quốc  /.
- 'Vào buổi đầu triều (chúng ta) nước ấy có nội loạn, bấy giờ có người tên Đinh Đô Lĩnh và con là Liễn cầm quân đánh dẹp yên hết'.

Khi hiệu chú tác phẩm 'Lãnh Ngoại Đại Đáp', chú thích tên gọi Đinh Đô Lãnh trong đoạn văn nói trên, Dương Vũ Tuyền, người cùng một thời với chúng ta, đã sửa tên Đinh Đô Lãnh lại thành Đinh Bộ Lãnh (ở câu chú thích ghi số hạng 16) và viết như sau:
- '(16). Đinh Bộ Lãnh, các Bản quân tác 'Đinh Đô Lãnh', dữ Trung, Việt sử tịch sở tái quân bất hợp. 'Tứ Khố Quán' thần chú dịch vân: 'Án, Tống Sứ tác 'Bộ lãnh.', nhân kính cảí.
- '(16). Đinh Bộ Lãnh, các Bản đều chép là 'Đinh Đô Lãnh', (tất cả) đều không phù hợp với Sự ghi chép trong Sử tịch Trung Quốc và Việt nam. Chú thích của các đình thần phụ trách Biên tập tại 'Tứ Khố Quán' cũng chép là: - 'Xét, 'Tống Sứ ghi là 'Bộ Lãnh', cho nên (tôi) sửa lại thẳng trong nguyên bản'.
Có thể nói Dương Vũ Tuyền đã Sai khi sửa Đinh Đô Lãnh thành Đinh Bộ Lãnh.
Nhưng, nói Chu Khứ Phi có lí là một chuyện, còn chứng minh cái lí đó lại là 1 chuyện khác - Và chuyện khác đó là chuyện tôi sẽ nói sau đây.
Chữ Đô và chữ Bộ có Tự dạng tương cận - cũng lại là 1 trường hợp 'Tam Thỉ thiệp há.

Như đã biết, Tên của cổ nhân nếu không lấy chữ từ Kinh điển thì cũng có một í nghĩa tốt đẹp, và trong nhìều trường hợp, còn hàm một í nghĩa cao xa nào đó.
Ở đây, 2 chữ Đô và Bộ rồi đều không xuất từ 1 Kinh điển nào hết, cho nên chỉ còn phương pháp phân tích chữ nghĩa để có thể kết luận là Đô hay là Bộ. Chữ Đô và chữ Bộ có 1 số nghĩa đồng.  Đô và Bộ đều có nghĩa: - 'Gom hết lại, tập hợp lạí (tức các nghĩa 'Tổng' và 'Thống'). Ngoài ra chữ Đô còn có nghĩa 'Toàn thể, toàn bố.
Và như vậy, Đô Lãnh hay Bộ Lãnh đều có nghĩa 'Thống lãnh, thống suất'.
Tuy nhiên, về phương diện chữ nghĩa, danh xưng Đô Lãnh rồi có căn cứ, xuất xứ.
Trong chức quan thời cổ có nhiều chức vụ đứng đầu 1 cơ quan, 1 Phủ thự, hành chánh cũng như về quân sự, mà danh xưng có chữ Đô đứng đầu, như: - Đô Đốc, Đô Hộ, Đô Thống, Đô Úy và rồi Đô Chỉ Huy Sứ....
Tục ngữ Trung Hoa có câu - 'Quan đáo Thượng thư, lại đáo Đố, nghĩa là 'Làm quan rồi mong nhất làm tới Thượng Thư, làm lại thì mong nhất là làm tới 1 chức Đố.
Tới đây, từ sự kiện thực tế cho tới đây, tới lúc đi vào tục ngữ, chữ Đô đã nghiễm nhiên hóa thành một chữ đồng nghĩa với thủ lãnh, lãnh tụ.
Và điểm sau cùng cần nhắc lại ở đây là Tập bút kí 'Lãnh Ngoại Đại Đáp' của Chu Khứ Phi vốn xuất hiện trước 'Văn Hiến Thông Khảó, 'Tống Sứ.... cũng trăm năm ngoài, do đó, nếu như có trường hợp lầm lẫn từ sự 'Thư kinh Tam tá thì lầm lẫn do sao đi chép lại này phải là chữ Đô đã bị chép lẫn thành chữ Bộ.
Từ những phân tích và những chứng cứ trên đây thì kết luận chỉ có thể là Đinh Đô Lãnh.
                                                                           *
Đặt tên con là Dương Đình Nghệ, là Đinh Đô Lãnh là mong sau này con sẽ là 1 hiền thần, hoặc là 1 vi. Đô quan nào đó; nhưng rồi, 1 người là lãnh tụ hùng cứ 1 phương, và 1 người kiến lập nên 1 triều đại. Thực là quá lòng mong mỏi của cha mẹ!
                                                                           *
Đối với cổ nhân, việc đặt tên con cái cũng là 1 sự việc rất quan trọng.
Theo như thiên 'Nội Tắc', Sách 'Lễ Ki, đứa trẻ sinh ra 3 tháng sau mới đặt tên - Và khi đặt tên cho con thì phải tránh không được đặt 1 số tên như:
- 'Danh tử giả bất dĩ Quốc, bất dĩ Nhật Nguyệt, bất dĩ ẩn tật, bất dĩ Sơn, Xuyên'.
                                                                           /  Sd. Khúc Lễ thượng  /.
- 'Đặt tên con thì không được dùng tên Quốc gia, không được lấy tên Ngày, Tháng, không được lấy tên của những tật bệnh kín trong người, không được lấy tên của Sông, Núí.

Tên Quốc gia đây là tên Quốc gia của mình, còn tên của Quốc gia khác thì có thể đặt tên con.
'Không được lấy tên của Nhật Nguyệt (Ngày Tháng)'.
Theo như Chú giải của học gia? Khổng Dĩnh Đạt (574 - 648) là không được lấy những Chữ trong thập Thiên Can (tức Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu.......) mà đặt tên con, hoặc không được lấy chính 2 Chữ 'Nhật, Nguyệt' mà đặt tên con.
Còn theo như giải thuyết của học gia? Tôn Hi Đán (1736 - 1784) thì 'không được lấy tên Nhật' là không được phối hợp các Chữ trong thập Thiên Can và thập nhi. Địa Chi (Tí, Sửu, Dần, Mão.....) như 'Giáp Tí, Ất Dậu, Mậu Thìn, Kỉ Tị ........ mà đặt tên con; còn 'không được lấy tên Nguyệt' là không được lấy các Chữ như 'Hối, Sóc, Huyền, Vọng', là các từ ngữ chỉ những thời điểm cố định trong tuần trăng để đặt tên con. Hối là ngày 29 Âm lịch (tháng Thiếu) hay 30 (nếu là tháng Đủ) và Sóc là Mồng 1. Huyền thì có Thượng huyền, nhằm mồng 8 , và Hạ huyền, tức nhằm ngày 23.  Vọng là ngày Rằm, ngày Trăng tròn, ngày 15 nếu là tháng Thiếu, hay 16 nếu là tháng Đủ.  
Ngoài ra, Tôn Hi Đán còn cho biết có thuyết nói rằng không được lấy 'Biệt danh' của 12 Tháng chép trong sách 'Nhĩ Nhá mà đặt tên con.
Biệt danh của 12 Tháng ghi trong sách 'Nhĩ Nhá như sau:
Trưu (Giêng), Như (2), Bính (3), Dư (4), Cao (5), Thư (6).
Tướng (7), Tráng (8), Huyền (9), Dương (10), Cô (11), Trừ (12).
(Tham khảo Nhĩ Nhã. Thích Thiên đệ bát).
Trong khi đó, những qui lệ loại vừa kể, chép trong 'Tả Truyện' thì càng phiền toái hơn nữa:
- 'Lục niên..... Cửu nguyệt, Đinh Mão, Tử Đồng sinh....
Công vấn Danh ư Thân Tu, đối viết:
- Bất dĩ Quốc, bất dĩ Quan, bất dĩ Sơn Xuyên, bất dĩ ẩn tật, bất dĩ súc sanh, bất dĩ khí tế.
/  Tả Truyện. Hoàn Công Lục niên, Cửu nguyệt  /.
- 'Năm thứ 6.... Tháng 9, ngày Đinh Mão, Tử Đồng sinh....
Vua hỏi Thân Tu về vấn đề đặt Tên con, Thân Tu trả lời:
- Không lấy tên Quốc gia, không lấy tên Quan chức, không lấy tên Núi, tên Sông, không lấy tên những tật bệnh kín trong thân thể, không lấy tên gia súc dùng trong Tế Tự, không lấy tên những vật dụng dùng trong Tế tự, không lấy tên hóa tế.
Sở dĩ có khá nhiều những Chữ phải tránh khi đặt tên cho con cái như 'Lễ Ki và 'Tả Truyện' đã tự thuật là vì, như đã biết, thời Chu (1121 - 256 tr. Cn.) người ta kiêng gọi tên người khác.
Tên gọi Quốc gia, tên gọi Quan chức và những tiếng chỉ ngày, tháng, tật bệnh, cũng như gia súc tế tự, vật dụng tế tự, hóa tệ (tiền tệ), và tên của Núi, Sông........... là những tiếng người ta sử dụng rất thường trong sinh hoạt thường ngày, do đó phải tránh không dùng để đặt tên con.
Và như vậy, vấn đề ở đây chẳng liên quan gì tới đạo đức mà chỉ thuần tính cách của một định lệ về việc kiêng gọi tên người khác. Định lệ này cho tới cuối Chu triều thì đã lỏng lẻo lắm!
Việc đặt tên con cái đã có những điều cần tránh thì cũng có 1 số tiêu chuẩn để noi theo.
Cũng Sách 'Tả Truyện', trong phần mới dẫn trên đây, liền ngay trước đoạn thuật về những điều phải tránh khi đặt tên con cái, Thân Tu đã đưa ra những tiêu chuẩn nên theo khi đặt tên con:
- 'Danh hữu ngũ: - Hữu Tín, hữu Nghĩa, hữu Tượng, hữu Giả, hữu Loại. Dĩ danh sinh vi Tín, dĩ đức mệnh vi Nghĩa, dĩ loại mệnh vi Tượng, thủ ư vật vi Giả, thủ ư phụ vi Loạí.
Dịch văn:
- 'Có 5 tiêu chuẩn đặt Tên: - Có tiêu chuẩn gọi là Tín, có tiêu chuẩn gọi là Nghĩa, có tiêu chuẩn gọi là Tượng, có tiêu chuẩn gọi là Giả, có tiêu chuẩn gọi là Loại. Tên đặt căn cứ dấu, vết nào đó trên thân thể lúc mới sinh thì gọi là Tín; tên đặt căn cứ 1 suy đoán tốt lành nào đó trong tương lai đứa trẻ thì gọi là Nghĩa; tên đặt căn cứ 1 điểm đặc biệt nào đó trên thân thể đứa trẻ gọi là Tượng; tên đặt căn cứ 1 vật nào đó trong một sự việc liên quan tới đứa bé mới sinh thì gọi là Giả; tên đặt căn cứ 1 điểm tương đồng nào đó với người cha thì gọi là Loạí.

Thí dụ về nhân danh trong 5 tiêu chuẩn đề cập trong đoạn văn dẫn trên của 'Tả Truyện' có thể tìm thấy rất nhiều trong thư tịch cổ. 1 vài nhân danh được đặt theo 5 tiêu chuẩn vừa kể trên:
(1). Tên đặt căn cứ dấu vết trên thân thể. (Tín).
Tên đặt căn cứ dấu vết trên thân thể.
Chẳng hạn Đường Thúc Ngu (tức Cơ Ngu), con của Chu Vũ vương, khi mới sinh lòng bàn tay có những nét từa tựa chữ Ngu (dự liệu, phòng bị), do đó Vũ Vương mới đặt tên là Ngụ
Quí Hữu lúc mới sinh lòng bàn tay có những nét từa tựa chữ Hữu (Bạn), cho nên Lỗ Hoàn Công mới đặt tên là Quí Hữu. Quí Hữu là con út của Lỗ Hoàn Công.
Minh Di chú: - Trong 2 Bộ 'Xuân Thú và  'Tả Truyện', Quí Hữu được chép dưới 1 số tên như Quí Tử, Thành Quí, Công tư? Hữu, Công tư? Quí Hữu.
(2). Tên đặt căn cứ 1 suy đoán tốt đẹp trong tương lai. (Nghĩa).
Lúc Chu Văn vương mới sinh thì ông Nội là Thái Vuơng (Cổ Công Chiên Phủ) đã suy đoán rằng đứa bé này sẽ đem lại sự hưng thịnh cho giòng dõi, vì vậy đặt tên cháu nội là Xương, có nghĩa là Hưng Thịnh. Văn Vương sinh Vũ Vương, ông lại đoán là chắt mình sau này sẽ lãnh đạo Chư hầu lật đô? Thương triều cho nên Thái Vương mới đặt tên Vũ vương là Phát, nghĩa là Khởi lên.
(3). Tên đặt căn cứ 1 đặc điểm trên thân thể. (Tượng).
Khổng Tử lúc mới sinh trán gồ cao, thân phụ do đó mà đặt tên là Khâu, nghĩa là cái Gò.
(4). Tên đặt căn cứ 1 vật liên quan đứa bé mới sinh. (Giả).
Lúc Khổng Tử mới có đứa con đầu lòng có người đem biếu cá chép chúc mừng, vì vậy Khổng Tử mới đặt tên con là Lí (cá chép).
Sách 'Khổng Tử Gia Ngứ (Qu. IX. Bản Tính) nói người biếu cá chép là Lỗ Chiêu Công.
Đỗ Dự (222 - 284) thời Tây Tấn (265 - 317) chú giải 'Xuân Thú và 'Tả Truyện' đã chỉ chép là có người biếu cá chép, không nói là Lỗ Chiêu Công.
Giải thích rõ hơn í Đỗ Dự, Khổng Dĩnh Đạt nói rằng Lỗ Chiêu công là ông vua tầm thường - và hơn nữa, lúc sinh Khổng Lí, Khổng Tử còn quá trẻ, chỉ vừa 20 tuổi, Lỗ Chiêu công chưa chắc đã biết tôn trọng Thánh nhân mà đưa lễ đến chúc mừng sinh con. Đỗ Dự vì nghi ngờ sự kiện kể trên cho nên đã chỉ ghi là 'có ngườí, 1 người nào đó.
(5). Tên đặt căn cứ 1 điểm tuơng đồng nào đó với người chạ (Loại).
Trong đoạn văn của 'Tả Truyện' dẫn trên, Lỗ Hoàn công sau đó đã đặt tên đứa con mới sinh là Tử Đồng, vì Tử Đồng (sau này là Lỗ Trang công) sinh cùng ngày với mình:
- 'Công viết: 'Thị kì sinh dã, dữ ngô đồng vật'. Mệnh chi viết Đồng'.
- '(Hoàn) công nói: 'Nói ngày sinh thì nó sinh cùng ngày với tá. Do đó, đặt tên con là Đồng'.

Những tiêu chuẩn đặt tên con Thân Tu nói với Lỗ Hoàn công kể trong 'Tả Truyện' nói chung có tính cách giản dị, ít nhiều đượm vẻ thuần phác của thời viễn cổ. Những lối đặt tên đã nói đời sau vẫn thấy có người áp dụng; nhưng, những người tương đối có học thức lại không mấy người theo những tiêu chuẩn này, trừ Tiêu chuẩn gọi là Nghĩa. - Đây chẳng phải vì người sau học thức hơn người xưa, sâu sắc hơn người xưa, mà vì trong những xã hội ngày càng trở nên phức tạp sau này con người dần dần mất đã đi nét thuần phác, hồn nhiên đầu tiên.
Càng về sau việc đặt tên con cái càng phức tạp đa dạng hơn trước nhiều, mà cũng phù phiếm và phô trương hơn các thời trước nhiều. Nhưng dù phức tạp, dầu đa dạng, tới đâu đi nữa, tùy ý, Tên đặt cho con cái, nếu ý không thâm viễn, súc tích thì nghĩa cũng phải thanh nhã, đoan chính, chứ không đặt những tên thô tục, hoặc có ý nghĩa xấu, gở. Hơn nữa, Tên là để gọi cho nên cũng phải tránh những trường hợp mà sự gọi tên này có thể đem lại chuyện rủi ro, hoặc sự bất tường.
Tóm lại, đời cổ việc đặt tên con cái là một việc quan trọng, người xưa tin tưởng rằng tên gọi của 1 người có thể có ảnh hưởng phần nào tới vận mạng của người đó, cho nên, người Trung Hoa có  lối gọi là 'Sách Tứ phân tích các nét chữ để đoán tốt xấu.
Sách Tự, đời Tùy gọi là Phá Tự, thời Triệu Tống gọi là Tướng Tự, và bây giờ thì gọi Trắc Tự.
Chữ 'Sách' ở đây có nghĩa là 'chẻ rá, 'xé rá, 'phân tích', và như vậy, Sách Tự có nghĩa đen là 'Chẻ Chứ. Hán tự là sự phối hợp của các nét mà thành, giản dị thì 2, 3 nét, phức tạp nữa thì vài ba chục nét. Nói rõ hơn, Chữ là 1 tập hợp có thể gồm 2, 3, hoặc hơn, Chữ ít nét mà thành (gọi là những 'chữ thành phần') - tùy Chữ nhiều nét, hay ít nét. Đại khái, trong phép Sách Tự, người ta phân tích í nghĩa của những 'chữ thành phần' của Danh, Tự 1 người rồi tổng hợp thành ý nghĩa cuối cùng. Có điều là, sự phân tích và giải thích này không cố định, mà tùy thuộc hoàn cảnh của mỗi cá nhân, do đó, 2, 3.... người cùng 1 danh tự mà giải thích có thể khác nhau xa.
Có thể nói lối 'Sách Tứ đã bắt nguồn từ lối 'Ẩn Ngứ, hay 'Sưu Tứ (Sưu = Ẩn) - hay nói theo ngôn ngữ bình dân là 'Tự Mế, và nói theo lối bình dân Việt nam là 'Đố chứ. 1 vài thí dụ:
Trang Xước (? -?), khoảng đầu thời Nam Tống (1127 - 1279), đã chép lại một câu 'Đố Chứ của Vương An Thạch (1021 - 1086) như sau:
- 'Huynh đệ tứ nhân, lưỡng nhân đại, nhất nhân lập địa, tam nhân tọa, gia trung cánh hữu nhất lưỡng khẩu, nhiệm thị hung niên dã đắc quạ
/  Kê Lặc Biên. Qu. Thượng  /.
- 'Anh em 4 người, 2 người lớn, 1 người đứng, 3 người ngồi, trong nhà thì chỉ 1, 2 miệng [ăn] có gặp năm đói [kém thì] cũng qua khỏí.
Giải:
Đây là chữ Kiệm, nghĩa là 'tằn tiện', 'tiết kiệm'.
Chữ Kiệm có tất cả 4 chữ 'nhân' (người), bên trái là chữ 'nhân' đứng - bên phải, ở trên cùng là chữ 'nhân' với 2 nét dạt 2 bên như tư thế ngồi; dưới chữ nhân này là chữ 'nhất' (1), tiếp theo đó ở mé dưới là 2 chữ 'khẩú (miệng), dưới 2 chữ 'khẩú này là 2 chữ 'nhân ngồí nữa.
Ăn uống, tiêu xài tằn tiện thì gặp khi đói kém cũng qua khỏi cơn ngặt nghèo.
Chu Mật (1232 - 1298) cuối triều Nam Tống đầu triều Nguyên đã ghi lại một số 'Ẩn Ngứ, ở đây chỉ dẫn 2 câu đố về chữ Nhật và chữ Ngư:
- 'Nhật mê vân:
- Họa thời viên, tả thời phương, hàn thời đoản, nhiệt thời trường.
Hựu vân:
- Đông hải hữu nhất ngư, vô đầu dịch vô vĩ, trừ khứ tích lương cốt, tiện thị giá cá mế.
/  Tề Đông Dã Ngữ. Qu. XX. Ẩn Ngữ  /.
- 'Câu đố về chữ Nhật:
- Vẽ thì tròn, viết thì vuông, lạnh thì ngắn, nóng thì dài.
Và câu nữa:
- Biển Đông có con cá, không đầu cũng không đuôi, chặt bỏ hết xương sống, đó là câu đố nàý.
Giải:
+ Câu đố 1: Nhật là Mặt trời, vẽ ra như mắt thấy thì tròn, viết thành chữ lại có dạng vuông.
+ Câu đố 2 là chữ 'Ngứ: - Con cá
Chữ Ngư mà 'không đầu cũng không đuôí tức chữ Điền (ruộng); sau cùng, chữ Điền, nếu bỏ đi nét thẳng ở giữa (ở đây được ví như cái 'xương sống' của con cá) thì còn lại chữ Nhật.
Bành Thừa (? - ?) thời Bắc Tống nói 2 Câu đố trên đây, câu trước của Vương An Thạch, câu sau  của Lữ Huệ Khanh (1032 - 1111). Có lần Vương An Thạch đưa cho Lữ Huệ Khanh coi câu đố về chữ Nhật, Lữ Huệ Khanh liền làm câu đố về chữ Ngư đố lại.
Ngoài ra, trong 2 câu đố trên, Bành Thừa còn có 1 vài chữ chép khác với Chu Mật.
Câu 1: Chữ 'Hàn', Bành Thừa chép là 'Đông', và chữ 'Nhiệt' chép là 'Há.
Câu 2: 2 chữ 'trừ khư, Bành Thừa chép là 'canh trứ.
(Tham khảo: Bành Thừa, 'Tục Mặc Khách Huy Tế. Tứ cú Mê).
Tóm lại, có thể nói 'Ẩn Ngứ có từ thời rất cổ, và được sử dụng theo những mục đích sau:
+ Giáo Dục. 1 phương pháp giúp người mới học chữ dễ nhớ.
+ Vui chơi giải trí, như trào phúng chẳng hạn.
+ Chính Trị. 1 công cụ tuyên truyền, trường hợp này thì 'Ẩn ngứ thường được khoác cho một vẻ  thần bí là sấm kí.....
+ Bói toán, tức hình thức 'Sách Tứ, hay 'Tướng Tứ, hay 'Trắc Tứ, đề cập ở đây.
*

Bây giờ là 2 câu chuyện nho nhỏ của Lưu Hiệp (? - 532 ?):
+ 'Tích hữu bần nhân mệnh kì cẩu viết Phú, mệnh kì tử viết Lạc.
Phương tế nhi cẩu nhập ư thất, sất chi viết:
- Phú, xuất!
Chúc viết:
- Bất tường!
Gia quả hữu họa, kì tử hậu tử. Khốc chi viết 'Lạc' nhi bất tự bi dã!'.

+ Trang lí hữu nhân tự kì trưởng tử viết Đạo, thứ tử viết Khụ
Đạo trì y xuất nục, kì mẫu hô chi viết:
- 'Đạo!'.
Lại nhân phọc chi, kì mẫu hô:
- 'Khu, Khu!'.
Dụ lại cự nhi thanh bất chuyển, đản ngôn 'Khu, Khú.
Lại nhân khu chi, Đạo kỉ chí ư ế!'.

Lập Danh bất thận nhi thụ kì tệ, thẩm Danh chi nghi khởi bất tín tai?!'.
/  Lưu Tử. Qu. III. Bỉ Danh 17  /.
+ 'Xưa có 1 người nghèo đặt tên con chó giữ nhà là Phú (Giàu), đặt tên đứa con là Lạc (Vui).
Một hôm trong nhà có việc tế tự, sắp sửa hành lễ thì con chó chạy vào nhà, người này nạt lên:
- Phú, ra ngoài!
Thầy cúng nói:
- Điềm chẳng lành!
Gia đình quả nhiên gặp tai họa, sau đó thì đứa con chết. Khóc con, miệng thì kêu 'Lạc' mà rồi người này không cảm thấy tự bi thương!'.

+ Trong thôn trang có người đặt tên đứa con lớn là Đạo (Ăn Trộm), đứa kế là Khu (Rượt).
Một bữa nọ, thằng Đạo thay quần áo ra đồng làm ruộng thì mẹ nó kêu nó:
- Đạo (Ăn trộm)!
Lính trong thôn nghe hô đổ tới bắt trộm thì mẹ nó lại gọi [đứa kế]:
- Khu, Khu (rượt, rượt)!
Đã kêu lính tới gấp mà cứ không ngớt miệng kêu 'Khu, Khú!
Lính cứ thế mà rượt theo, thằng Đạo rồi chạy muốn gần chết!'.

Đặt Tên không thận trọng để tới nỗi gặp những chuyện rủi ro, suy xét cho kĩ để đặt Tên sao cho thích đáng, việc này rồi chẳng đáng tin sao?!'.

Lưu Hiệp, người kể chuyện ở đây, cũng chính là tác giả của 'Văn Tâm Điêu Long', là tác phẩm phê bình Văn học trứ danh đầu tiên trong Văn học sử Trung Quốc.

Tên tự - Tên hiệu

Phụ lục II

**Một Câu Đố

Trong 'Truyện Kiềú  có câu:
'Một con trai thứ rốt lòng,
Vương Quan là Chữ nối giòng Nho giá.

Chú giải 2 chữ Vương Quan, ông Vân Hạc viết:
- 'Vương-Quan là Chữ nghĩa là tên tự là Vương Quan.
Chữ tức là Tự. Tự là tên Tự. Bên Tàu ngày xưa con trai từ lúc mới sinh ra cho đến năm 19 tuổi chỉ mới có tên tục tức tên gọi trẻ con trong nhà. Từ năm 20 tuổi trở đi, bấy giờ con trai mới bắt đầu đội mũ, sau khi làm lễ Gia quan và từ bấy giờ mới có tên Tự, tức là tên người lớn.
- Tiếng Chữ tức Tự phải giải như vậy thì mới có nghĩa. Nhưng ở đây, Vương-Quan là em Thúy-Kiều Thúy-Vân. Mà hai chị em mới sấp sỉ tới tuần Cập Kê, tức độ 14,15 tuổi (xem đoạn dưới sẽ rõ). Vậy Vương-Quan theo lẽ chưa thể có tên Tự, vì tuổi chưa đến hai mươi.
Đời Minh, tục đặt tên Tự không theo đúng cổ lệ chăng?
Hay là cu. Nguyễn Du đã dùng lầm chữ?
Hay là tiếng chữ ở đây tác giả không định dùng để nói tên tự? (Nếu thế thì dùng ép không hay)'.
/  Truyện Kiều Chú Giải. Chú giải 13  /.

Đoạn chú giải trên đây ông Vân Hạc viết cũng đã 43 năm đúng - theo như năm, tháng ông ghi ở cuối phần 'Chú-Giải Đại Y của ông: 'Mùa Thu năm Nhâm Thìn'.
Năm Nhâm Thìn đây tức năm 1952.
40 năm sau ông Vân Hạc, ông Trần Văn Tích cũng thắc mắc:
- ''Vương Quan là chứ nghĩa là tên tự là Vương Quan'. Có lẽ như thế thực. Và như vậy có nghĩa là chúng ta đành chịu, không biết cậu út ho. Vương tên thực, tên húy là gì. Hơn nữa, chữ  Vương trong Vương Quan - nếu hiểu như Vân Hạc và người viết bài này hiểu - sẽ không phải là ho. Vương, mà hợp với Quan để làm thành một từ ghép, chi? Tên Tự hay Tự Hiệu của người em trai Thúy Kiều......
Cha ông chúng ta ngày trước từ khi sinh ra cho đến năm mười chin tuổi chỉ dùng tên tục tức tên gọi trẻ con trong nhà. Từ năm hai mươi tuổi trở đi, con trai bắt đầu đội mão, sau khi làm lễ gia quan (quan là mũ, mão), tức là lễ chúc phúc cho con trai đã đến tuổi khôn lớn. Và từ thời điểm này chàng thanh niên mới có tên Tự, tức là tên người trưởng thành. Cũng vì vậy mà tuổi hai mươi được gọi văn hoa là tuổi nhược quan, dưới hai mươi tuổi là tuổi vị quan. Riêng đối với khách văn chương thì ngoài tên húy và tự hiệu còn có biệt hiệu. Biệt Hiệu thường được đặt trước Họ, còn Tự Hiệu lại thường đặt sau Họ. Nếu muốn trình bày một cung cách sắp xếp 3 yếu tố vừa kể thì chúng ta có mô thức sau:
Biệt hiệu         Họ         Tự.
Chẳng hạn:
Quế Đường Lê Doãn Hậu ( Lê Quí Đôn ).
Thanh Hiên Nguyễn Tố Như ( Nguyễn Du ).
Mẫn Hiên Cao Chu Thần ( Cao Bá Quát ).
............... Còn trong trường hợp em trai Thúy kiều, thì vì biệt hiệu và tên húy đều là những ẩn số văn học, nên chúng ta có thể ghi như sau:
( X ) Vương Vương Quan ( Vương (X') )'.

/  Sự Muôn Năm Cũ - Tên, Tự, Hiệu  /.

Minh Di án:

2 ông Vân Hạc và Trần Văn Tích rồi 'cứ nhất định' hiểu 2 chữ 'Vương Quan' là tên Tự của đứa con trai út Vương viên ngoại.
'Vương Quan là Chữ nối giòng Nho giá ở đây theo tôi hiểu, và hiểu thực sự tới nơi tới chốn chứ không phải hiểu cái kiểu nhá nhem để rồi suy diễn loạn cào cào như Vân Hạc và Trần Văn Tích, thì Vương là tên Họ, còn Quan là tên Tự. Vì sao?

- Thứ nhất, theo định Lệ đặt tên Tự của cổ nhân thì tuyệt đối chẳng có lệ lấy Tính (tên Họ) làm tên Tự, hoặc hợp với một chữ khác làm tên Tự. Đây cũng là 1 biểu hiện của lòng tôn kính tiên tổ khai sáng Giòng họ. Cho nên, không thể quan niệm Chữ 'Vương' ở đây là một thành phần trong tên Tự của con trai út của viên ngoại ho. Vương.
- Thứ hai, 2 ông Vân Hạc và Trần Văn Tích đã chỉ biết 1 điều rằng tên Tự nhất định phải là tên gồm 2 chữ. 2 ông đã không biết rằng Số Chữ trong tên Tự thời cổ có thể gồm 1 chữ, có thể 2 chữ và cũng có thể là 3 chữ, hoặc hơn nữa, không có gì hạn định! Tuy nhiên, cổ kim người ta chỉ đến thấy tên Tự đến 3 Chữ là nhiều nhất, chưa thấy các tên Tự 4 chữ, 5 chữ, hoặc hơn nữa - nếu như xét theo phương diện tên Tự của các nhân vật Lịch sử.
Bây giờ, nếu như tôi hỏi 2 ông có biết Khuất Nguyên là ai hay không thì hẳn rồi nhất định 2 ông sẽ bực mình mà cho rằng tôi hỏi hơi thừa. Nhưng cũng bây giờ nếu tôi hỏi tiếp và chuyến này thì chẳng thừa chút nào hết: - Vậy chữ 'Nguyên' là Danh (Tên), hay là tên Tự của thi nhân?
Và, trong số những tên Tự của các nhân vật Lịch sử thì loại tên Tự 2 Chữ thấy nhiều hơn cả. Tuy không thể có một thống kê thực chính xác nhưng có thể ước lượng là vào khoảng 90%, còn lại là các tên Tự chỉ gồm 1 Chữ và tên Tự 3 Chữ; danh nhân hiếm người có tên Tự thuộc 2 loại này, và cũng vì hiếm thấy cho nên 2 loại này thường được đề cập trong các tập Bút kí, Trát kí.... của các văn gia, học gia? Trung Hoa ngày trước, khi nói về tên Tự của nhân vật cổ kim.
Trở lại với tên Tự 1 Chữ thì có thể nói rằng tên Tự loại này đã rất thường thấy ở các Nhân vật từ những thời Tần (221 - 206 tr. Cn.), Hán (206 tr. Cn. - 220 Cn.) trở về trước - và từ đó trở về sau ngày càng hiếm thấy người lấy tên Tự 1 Chữ. 1 vài thí dụ:
+ Thi hào Khuất Bình (343 - 299 tr. Cn.) có tên Tự 1 Chữ là 'Nguyên'.
Hầu hết, chúng ta vẫn gọi tên Khuất Nguyên mà không biết 'Nguyên' là tên Tự của ông.
+ Lãnh tụ nông dân chống lại Tần triều là Trần Thắng ( ? - 208 tr. CN. ) có tên Tự là 'Thiệp'.
Sử gia Tư Mã Thiên (145 - 86 ? tr. Cn.) đã có phần 'Truyện' (Tiểu sử) của Trần Thắng trong bộ 'Sử Ki (Qu. XLVIII. Trần Thiệp Thế gia).
+ Hạng Tịch (2 32 - 202 tr. Cn.), tức Tây Sở Bá Vương, có tên Tự là 'Vú.

Như vậy rõ ràng là chữ 'Quan' ở đây chính là tên Tự của đứa con trai út viên ngoại ho. Vương.
Ngoài ra, tôi cũng còn một nhận xét thú vị - Là có thể chữ 'Quan' rồi cũng chính là Tên (Danh) của Vương Quan. Nói rõ hơn là em trai Thúy Kiều, Thúy Vân có Tên là 'Quan', đồng thời lại có tên Tự là 'Quan', tức người con trai này Họ Vương, Tên Quan, có tên Tự là 'Quan'.
Tại sao tôi lại có nhận xét này? Là vì trong nguyên tắc chọn tên Tự của cổ nhân tuy không được lấy tên Họ, hoặc ghép tên Họ với 1 Chữ khác, để làm tên Tự nhưng trường hợp lấy Tên mình làm tên Tự thì chẳng cấm! Về Lệ lấy Tên gọi làm Tự thì học gia? Vương Sĩ Trinh (1634 - 1711) đã có một bài viết đề cập trong tập Bút kí 'Trì Bắc Ngẫu Đàm' (Qu. XXI. Nhất tư. Tự), và kế đó nữa là học gia? Lục Dĩ Điềm (1801 - 1865) trong tập Bút kí 'Lãnh Lư Tạp Chi (Qu. III. Tự).
Và như vậy thì có thể nói là chỉ trong một câu ngắn 8 chữ Nguyễn Du đã đồng thời cho biết - và một cách súc tích, thâm thúy - Tên và tên Tự của con trai út Vương viên ngoại - và đây cũng là 1 trong những nét tài hoa của Nguyễn Du rất thường thấy trong 'Đoạn Trường Tân Thanh'.
Sau cùng, 2 ông Vân Hạc và Trần Văn Tích do chẳng biết về cái lễ gọi là 'Quán lế của cổ nhân cho nên những diễn giải, những suy đoán của 2 ông đã trở nên méo mó, thậm chí lạc đường - và 2 ông đã cứ lẩn quẩn ở 1 vấn đề mà rồi không ông nào hiểu rõ hết!
Về 'Quán lế, ông Vân Hạc vốn không biết rằng 20 Tuổi cử hành Quán lễ thì đây chỉ là định chế của Chu triều (1121 - 256 tr. Cn.). Trước Chu triều, tuổi cử hành Quán lễ không cố định phải là tuổi 20 mà có thể sớm hơn, có thể trễ hơn. Trong những xã hội về sau đó, khi mà Quán lễ đã suy chỉ còn thấy tại 1 số ít địa phương thì tuổi làm Quán lễ cũng đã tùy thời, tùy địa mà khác đi - và ngay cả nghi thức lễ rồi cũng có những chi tiết không giống nhau.
Chính vì không biết diễn biến của Quán lễ trải các triều đại do đó mà ông Vân Hạc đã phân vân suy đoán 'Đời Minh tục đặt tên Tự không theo đúng cổ lệ chăng?' - thậm chí xa hơn, 'Hay là cu. Nguyễn Du đã dùng lầm chữ?'.
- Và dĩ nhiên ở đây, có lầm chăng là ông Vân Hạc, hẳn không phải là 'cu. Nguyễn Dú rồi!
Và khi khẳng định chị em Thúy Kiều, Thúy Vân tuổi chỉ độ 14, 15 thì rõ ra là ông Vân Hạc cũng chẳng hiểu gì cả về 'Tuổi Cài Trâm' của con gái thời cổ.
Giải thích Câu 'Nữ tử hứa giá Kê nhi Tứ ('Con gái lúc đã hứa hôn thì cài Trâm và lấy tên Tứ) trong thiên 'Khúc Lế, sách 'Lễ Ki, học gia? Tôn Hi Đán (1736 - 1784) viết:
- 'Ngu vị nam tư? Quán nhi phụ nhân Kê, nhiên Quán chi niên hữu nhất định, nhi Kê chi niên vô định. 'Nội Tắc' viết: -'Nữ tử thập ngũ nhi Kế. Cái tự thập ngũ dĩ tiền vị khả hứa giá dã, chí thập ngũ thủy khả hứa giá - hứa giá tắc Kê hĩ. Nhiên, hứa giá bất tất giai thập ngũ, tức Kê dịch bất tất giai thập ngũ dã. Cố ư nam tử ngôn nhị thập nhi Quán, nhi nữ tử chi Kê bất trứ ngôn kì niên dá.
/  Lễ Kí Tập Giải. Khúc Lễ Thượng  I. - 2  /.
- 'Tôi cho rằng tuy con trai có lễ Đội mũ, con gái có lễ Cài trâm nhưng tuổi cử hành Quán lễ thì nhất định trong khi tuổi cử hành Kê lễ thì vô định. Thiên 'Nội Tắc' nói: - 'Con gái tới 15 tuổi thì làm lễ Cài trâm'. Nói chung, con gái từ 15 tuổi trở về trước thì chưa thể hứa hôn, tới 15 tuổi mới bắt đầu có thể hứa hôn - hứa hôn rồi mới làm lễ Cài Trâm. Tuy nhiên, con gái hứa hôn thì không hẳn người nào cũng ở tuổi 15, tức tuổi làm lễ Cài trâm rồi cũng không hẳn phải là tuổi 15, do đó về phía con trai thì nói 20 tuổi cử hành Quán lễ, trong khi về phía con gái thì không nói rõ ràng dứt khoát tuổi cử hành Kê lễ phải là bao nhiêu hết'.

Giải thích của Tôn Hi Đán về tuổi làm lễ Cài Trâm rất xác đáng.
Kinh Dịch, Quẻ Truân ( Khảm / Chấn ), Hào 6/2 (Lục nhị) nói:
- 'Nữ tử trinh bất Tự, thập niên nãi Tứ.
- 'Người con gái trinh chính thì không Hứa hôn, chờ 10 năm nữa mới Hứa hôn'.
Đến tuổi có thể hứa hôn (15 tuổi) mà không hứa hôn vì đang ở giữa thời Gian Truân, lao đao và trắc trở. Chờ thêm thời gian nữa, dầu có lâu, cho qua thời gian truân, chừng đó mới tính chuyện gia thất. 
10 năm ở đây phiếm chỉ số nhiều, không nhất thiết phải là 10 năm, mà có thể hơn - nói chung là 1 thời gian lâu dài nào đó.
Đây là một chứng cứ cho giải thuyết 'Kê chi niên vô định' nói trên của Tôn Hi Đán - chừng nào hứa hôn thì chừng đó mới làm lễ Cài Trâm.
Từ đó mới có thể thấy rất rõ là khi nói chị em Thúy Kiều - 'Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập Kế là Nguyễn Du chỉ có í nói 2 chị em đang độ tuổi lấy chồng - ở đây có thể là 18, 19... hoặc hơn nữa không chừng. Vương Quan, do đó, có thể là đã 16, 17, tuổi đã có thể cử hành Quán lễ tại một số địa phương Trung Hoa thời trước.
*
Trở lại với ông Trần Văn Tích.
Trước hết, khi nói Quán lễ là 'lễ chúc phúc cho con trai đã đến tuổi khôn lớn' thì đến phải nói là ông TVT đã rất lơ mơ, lờ mờ - nếu không muốn nói là không hiểu, không biết chi cả về Quán lễ cũng như dụng tâm của cổ nhân về Lễ này. Hơn thế nữa, ông còn 'văn hoá cho người đọc hay là tuổi 20 gọi là tuổi 'nhược quan', và tuổi dưới 20 gọi là tuổi 'vị quan'. Ở đây, xin TVT cho tôi xin 2 cái Dấu Sắc để đọc cho đúng là 'Nhược Quán' và 'Vị Quán'. Xin ông đừng có ra vẻ 'văn hoá kiểu hay 'chữ lỏng' đó mà tội lắm. Thực đúng là 'kém văn vẻ lại ưa ra vẻ văn'!
Tôi thấy ông TVT rất sính nói chuyện thiên cổ, nói chuyện cổ nhân - và như đã thấy, ông ta còn hừng chí đặt tựa đề cho cuốn sách của ông là 'Sự Muôn Năm Cú.
Nhưng.........,'những người muôn năm cũ, Hồn bây giờ ở đâu?' thì hỡi ơi, ông Trần Văn Tích của chúng ta lại hết sức mu mơ, mù mờ!

Về vấn đề ghi Tính, Danh và những tên đi kèm như tên Tự, tên Hiệu thì ông TVT, như đã dẫn, đã đưa ra mô thức: Biệt Hiệu + Họ + Tự:
- Quế Đường Lê Doãn Hậu (Lê Quí Đôn).
- Thanh Hiên Nguyễn Tố Như (Nguyễn Du).
- Mẫn Hiên Cao Chu Thần (Cao Bá Quát).

Phải nói rằng tôi chưa thấy cổ nhân nào, dầu là Việt Nam, kể cả Trung Hoa cũng vậy, mà lại ghi Tính, Danh, Tự, Hiệu của chính mình hoặc của người khác theo một mô thức 'quái đản' như ông Trần Văn Tích đưa ra trên đây.
Cổ nhân mỗi khi đề Tên mình hoặc Tên người khác, đồng thời cũng muốn kèm theo tên Tự, hoặc tên Hiệu, trường hợp này, đã ghi tên Tự thì không ghi tên Hiệu - và ngược lại, đã đề tên Hiệu thì không ghi tên Tự. Tóm lại, người xưa chỉ viết cùng 1 lúc, hoặc Danh / Tự, hoặc Danh / Hiệu, chỉ 1 trong 2 trường hợp mà thôi!! Chỉ có những hạng kém 'văn vé mới có bao nhiêu Tên thì cứ quơ cho hết, dồn lại 1 'đống' mà thôi!
Tính, Danh cũng như những tên đi kèm như Tự, Hiệu... của cổ nhân luôn luôn được ghi theo 1 số định lệ như sau:

1. Tính + Danh + Tự (hoặc Hiệu) - hay là: Tính + Danh + Hiệu (hoặc Tự).
Hoặc là: Tính + Tự (hoặc Hiệu) + Danh.
Thí dụ: Nguyễn Tố Như (hoặc Thanh Hiên)  /  Nguyễn Du Thanh Hiên (hoặc Tố Như).

2. Tự (hoặc Hiệu) + Tính + Danh.
Thí dụ: Ưu Thiên Bùi Kỉ.

3. Tính + Tự (hoặc Hiệu).
Thí dụ: Liễu Tử Hậu.

4. Ngoài ra, trong một số trường hợp cổ nhân lại ghi thêm 1 số chi tiết, như Tước vị, tịch quán chẳng hạn, trường hợp này, những chi tiết vừa kể trên luôn luôn được viết trước, theo thứ tự:
Tước vị + Tịch quán + Tính + Danh + Tự ( hoặc Hiệu ).
Sau Tước vị và Tịch quán, những đề khoản như Tính, Danh, Tự, Hiệu ....... có thể ghi theo bất cứ trường hợp nào trong các định lệ [1], hoặc [2], hay [3].
Giản dị hơn chút nữa thì, người xưa chỉ ghi, hoặc Học vị, Tước vị, hoặc Tịch quán, rồi tiếp đó là Tính, Danh, Tự, Hiệu... và ở đây, giản dị nhất thì chỉ ghi Học vị hay Tước vị, hoặc Tịch quán, kế mới tới Tính, Danh:
- Thừa Tướng Ôn Công Hà Nội Tư Mã Quang Quân Thực.
- Hán Thượng Thư Lang Ban Cố.
- Vĩnh Gia Chu Khứ Phi Trực Phụ
Những định lệ về cách ghi Tính, Danh, Tự, Hiệu của người xưa đề cập trên đây có thể tìm thấy ở cuối các bài Tự (Tựa), Bạt, ở các khoản đề Tính Danh tác giả, chú giả, trong thư tịch cổ.
Ngoài ra, các định lệ nói ở trên có thể tìm thấy trong các tác phẩm về 'Thư Mục học', chẳng hạn  như: -'Trực Trai Thư Lục Giải Đế của Trần Chấn Tôn (? - ?), và 'Quận Trai Độc Thư Chi của Triều Công Vũ (? - ?)........... dưới triều Nam Tống (1127 - 1279), cũng như trong các Mục gọi là 'Nghệ Văn Chi, 'Kinh Tịch Chi, 'Nghệ Văn Lược'.... sao lục trong một số Sử thư, Loại thư, như 'Hán Thứ của Ban Cố (32 - 92) thời Đông Hán (25 - 220), 'Tùy Thứ do một nhóm biên soạn và Ngụy Trưng (580 - 643) triều Đường (618 - 907) chủ biên, cũng như Bộ 'Thông Chi của học gia? Trịnh Tiều (1103 - 1162) thời Triệu Tống (960 - 1279).
Có thể nói, 'Trực Trai Thư Lục Giải Đế (thường được gọi giản lược là 'Thư Lục Giải Đế) của Trần Chấn Tôn là 1 trong những tác phẩm về 'Thư Mục học' tập lục đã phong phú mà nhận định lại tinh thẩm nhất trong các tác phẩm về loại này.
Trong 'Thư Lục Giải Đế, Trần Chấn Tôn đã ghi tên tác giả, cũng như tác gia? Chú giải, chủ yếu theo các định lệ [1] và [4]. Riêng về Tính Danh và Tự Hiệu tác giả thì Trần Chấn Tôn luôn luôn ghi tên Tự, hoặc tên Hiệu, tiếp liền theo Tính Danh.
Bên cạnh đó, ông còn ghi Tính Danh các tác giả theo 1 số phương thức như:
Tước vị - Tính - Danh.
Tính + Danh + Tự.
Hoặc, giản dị hơn hết, chi? Tính và Danh mà thôi.
Tuy nhiên, có điều cũng đáng chú í ở đây là ở Quyển IX, mục 'Nho gia loạí, và dưới thư danh là 'Án Tử Xuân Thú, Trần Chấn Tôn đã ghi tên tác giả như sau:
'Tề Đại phu Bình Trọng Án Anh'.
Tề là quốc danh, Đại phu là quan danh, Án Anh là Tính và Danh.
Riêng về 2 chữ Bình Trọng có thuyết nói là tên Tự, có thuyết nói là tên Thụy, và có thuyết lại cho rằng 'Bình' là tên Thụy và 'Trọng' là tên Tự.
Nhưng, Bình Trọng dầu là tên Tự, dầu là tên Thụy, thì phương thức ghi ở đây cũng rất lạ, vì rằng tên Tự tuy có thể đặt trước Tính thị ( Họ ) nhưng lại không bao giờ đứng liền sau Tước vị; còn về Thụy hiệu thì cũng không bao giờ được ghi trước Tính thị, cũng như liền sau Tước vị.
Tôi không dám kết luận tác giả 'Thư Lục Giải Đế đã lầm lẫn, chỉ thấy là trường hợp đề trên đây khá đặc biệt, chỉ nêu ra đây chờ tham khảo, chờ nghiên cứu thêm.

Trong 4 định lệ trên đây, định lệ [4] là rườm rà và phiền toái hơn hết, nếu ghi cho thực đầy đủ.
Cũng vì vậy mà trong khá nhiều trường hợp người xưa đã giản lược định lệ nói trên - bớt đi 1 số chi tiết cá nhân để ghi theo 1 mô thức ngắn gọn hơn, do đó nói chung thì cổ nhân rồi đã sử dụng 3 định lệ còn lại nhiều hơn.
*

Riêng trong học giới thì học giả thường ghi theo 1 trong 2 mô thức giản dị sau đây:
Tịch quán - Tính Danh, hoặc Tính Danh - Tự (hoặc Hiệu, nhưng thường là Tự) - và trường hợp giản dị hơn hết thì chỉ ghi Tính Danh. Thí dụ:

1. Tịch quán + Tính Danh

+ Nam Bắc triều (420 - 589). 
Đầu bộ 'Đạo Đức Chân Kinh Chú Sơ, Đạo sĩ Cố Hoan (? - ?) triều Nam Tề (479 - 502) đã chỉ ghi giản dị:
- Ngô quận Cố Hoan chú.
+ Triệu Tống (960 - 1279).
Cuối bài 'Thi Tập Truyện Tứ, Chu Hi (1130 - 1200) đề:
- Tân An Chu Hi
+ Minh triều (1368 - 1644).
Cuối bài 'Chu Dịch Tập Chú Tứ, Lai Tri Đức (1525 - 1604) đề: 
- Lương Sơn Lai Tri Đức
Cuối bài 'Khắc Sơn Hải Kinh Tiên Sớ Tứ cho ấn bản của 'Sơn Hải Kinh Tiên Sơ- do học gia? Hách Ý Hạnh (1755 - 1823) soạn, Nguyễn Nguyên  (1764 - 1849) ghi: 
- Dương Châu Nguyễn Nguyên

2. Tính Danh + Tự (hoặc Hiệu)

+ Minh triều.
Cuối bài 'Đồ Tượng Bản Thảo Mông Thuyên Tứ, Trần Gia Mô (1486 - ~ 1570) ghi:
- Trần Gia Mô Đình Thái
Và, có lúc có người ghi cả 2, vừa Tịch quán vừa Tự, hoặc Hiệu.
+ Đường triều (618 - 907).
Đầu tác phẩm 'Thông Điển', Đỗ Hựu (735 - 812) ghi:
- Đường. Kinh Triệu Đỗ Hựu Quân Khanh.
+ Triệu Tống.
Cuối bài đề tựa cho bộ luận Sử 'Đông Lai Bác Nghí, Lữ Tổ Khiêm (1137 - 1181) ghi:
- Đông Lai Lữ Tổ Khiêm Bá Cung.
+ Minh triều. 
Cuối bài đề Tựa cho tác phẩm 'Mao Thi Cổ Âm Khảó, Trần Đệ (1540 - 1617) ghi:
- Mân, Tam Sơn Trần Đệ Quí Lập'.
Cuối bài đề tựa cho Bộ 'Hán Ngụy Tùng Thứ, Văn học gia Đồ Long (1542 - 1605) ghi :
- Đông Hải Đồ Long Vĩ Chân Phú.
Hoặc đôi lúc cũng có tác giả ghi theo mô thức:
Tịch quán + Tự (hoặc Hiệu) + Tính Danh, chẳng hạn:
+ Minh triều.
Đầu tác phẩm 'Loại Tuyển', tên tác giả được ghi như sau:
- Câu Ngô Hư Chu Trịnh Nhược Dung.
Câu Ngô, tên đất cổ. Sau khi biết cha mình là Thái vương có í sẽ nhường ngôi cho em út mình là Quí Lịch (cha Văn Vương) Thái Bá, bác ruột của Văn vương, đã đi đến đất này sinh sống, và lấy tên Hiệu là Câu Ngộ Đất cũ hiện nay là thôn Mai Lí, thuộc huyện Vô Tích, tỉnh Giang Tộ
Hư Chu là tên Tự của Trịnh Nhược Dung.
*

Cách thức ghi Tính Danh của cổ nhân Việt Nam rồi cũng không ngoài 4 định lệ kể trên.
Cuối bài 'Đề Tựá cho tác phẩm 'Lãnh Nam Chích Quái Liệt Truyện' Vũ Quỳnh (1453 - 1516) đã ghi như sau:
+ 'Hồng Đức nhị thập tam niên, Trọng Thu tiết.
- Tứ Mậu Tuất khoa Tiến sĩ, Kinh Bắc đạo Giám Sát Ngự sử, Hồng châu, Trạch Ổ, Vũ Quỳnh Án Ôn cẩn chị
Cuối bài đề Bạt tác phẩm kể trên, Kiều Phú (? - ?) đã ghi như sau:
+ 'Hồng Đức nhị thập tứ niên, Quí Sửu, Mạnh Thụ
- Ất Mão khoa Tiến sĩ, Kiều Phú Hiếu Lễ cẩn chị

Vũ Quỳnh dẵ ghi theo thứ tự:
- Học vị (Tiến sĩ) + Tước Vị (Giám Sát Ngự Sử) + Tịch quán (Hồng châu, Trạch Ổ) + Tính (Vũ) + Danh (Quỳnh) + Hiệu (Án Ôn).
Kiều Phú thì giản dị hơn:
- Học vị (Tiến sĩ) + Tính (Kiều) + Danh (Phú) + Hiệu (Hiếu Lễ).

Có thể thấy rằng 2 thứ tự ghi trên đây là thứ tự của định lệ [4], định lệ rườm rà hơn hết, nếu như ghi đầy đủ, như trường hợp Vũ Quỳnh. Nhưng nếu ghi giản lược lại, định lệ này sẽ ngắn gọn hơn rất nhiều như trường hợp Kiều Phú đã ghi.
Về thời điểm đề Tự và Bạt của Vũ Quỳnh và Kiều Phú:
Hồng Đức. Niên hiệu của Lê Thánh Tông (1442 - 1497; tại vị: 1470 - 1497), trải dài 28 năm, từ năm 1470 tới năm 1497 (1470 - 1497). Lê Thánh tông là vua triều Hậu Lê (1428 - 1527).
Năm thứ 23 và 24 Niên hiệu Hồng Đức Vũ Quỳnh và Kiều Phú ghi là các năm 1492 và 1493.

Cuối bài Tự (Tựa) cho cuốn 'Vân Đài Loại Ngứ, Lê Quí Đôn (1726 - 1784) ghi:
- 'Công Bộ Tả Thị Lang kiêm Quốc Sử Tổng Tài, Dĩnh Thành Hầu, Bảng nhãn - Quế Đường Lê Quí Đôn'.

Lê Quí Đôn đã ghi theo thứ tự:
- Tước vị (Công Bộ Tả Thị Lang, Quốc Sử Tổng Tài, Dĩnh Thành Hầu) + Học vị (Bảng nhãn) + Hiệu (Quế Đường) + Tính (Lê) + Danh (Quí Đôn).

Cách ghi ở đây cũng ghi theo Định lệ [4], có điều là không rườm rà như kiểu của Vũ Quỳnh, mà cũng không giản dị như Kiều Phú.
*       

Tóm lại, với người xưa việc đặt tên con cái lúc mới sinh cũng như việc chọn tên Tự, tên Hiệu lúc trưởng thành, nếu đã có 1 số nguyên tắc phải theo thì việc ghi những Tên này cũng đã phải theo 1 số nguyên tắc, 1 số định lệ nào đó. Những nguyên tắc, những định lệ này người đời sau, có thể nhận xét thấy được qua những mẫu ghi Tính Danh, Tự Hiệu của cổ nhân.

Những mẫu ghi Tính Danh, Tự Hiệu này chúng ta có thể tìm thấy rất dễ dàng trong Thư tịch cô? Trung Hoa cũng như Việt Nam. Ông Trần Văn Tích có lẽ là chưa bao giờ đọc sách cổ nhân; nếu có thì có đâu ông lại ù ờ về cách ghi Tính Danh, Tự Hiệu của cổ nhân như vậy!

Tóm lại, về cách ghi Tính Danh, Tự, Hiệu của cổ nhân tôi chưa hề thấy một cổ nhân nào, dầu là Việt Nam, hoặc Trung Hoa, mà lại ghi Tính Danh, Tự, Hiệu của chính mình hay của người khác theo 1 mô thức 'quái đản' như ông Trần Văn Tích đã đưa ra trong cuốn 'Sự Muôn Năm Cú.

                                                                           *
Trở lại với Câu đố của Nguyễn Du:
'Vương Quan là Chữ nối giòng Nho giá.

Đã là Câu đố thì tất nhiên có Giải đáp.
Đã rõ, việc đặt tên Tự thời cổ đã căn cứ 1 số nguyên tắc nhất định, cho nên giải đáp của Câu đố trên đây vẫn có thể tìm thấy trong một trong những nguyên tắc đó, nói khác đi, nếu muốn biết là Vương Quan tên (Danh) là gì, chúng ta phải duyệt qua những trường hợp tương quan Danh / Tự đã trình bày cho tới đây, 1 việc khá rắc rối và phức tạp. 
Cứ như nhận xét của tôi thì có 2 trường hợp có thể.
(1). Tương quan Danh / Tự.
Giữa Danh và Tự, nói chung, có một mối tương quan nào đó, nếu không về nội dung thì cũng về hình thức, nhưng về Nội dung nhiều hơn. Tương quan về Nội dung này có thể, hoặc là về í nghĩa (tương đồng, hoặc tương phản), hoặc là về xuất xứ (cùng trong một câu văn.........), hoặc là cùng trong 1 nhóm sự vật, sự việc liên quan tới nhaụ...
Nói 'tương quan' thì ít nhất phải có, 2 sự vật, 2 sự việc...., tóm lại là 2 yếu tố. Nhưng ở đây thì ta chỉ có mỗi tên Tự của con trai Vương viên ngoại.
Tuy nhiên, vẫn còn đầu mối để gỡ - 'Vương Quan là Chữ, nối giòng Nho giá.
Nếu có 1 cái mối để gỡ thì, theo tôi, cái mối đó chính là 2 chữ 'Nho giá.
Ban Cố thời Đông Hán viết:
- 'Nho gia giả cái xuất ư Tư đồ chi quan, trợ nhân quân thuận Âm Dương, minh giáo hóa giả dã.  Du văn ư 'Lục Kinh' chi trung, lưu í ư nhân nghĩa chi tế, tổ thuật Nghiêu, Thuấn, hiến chương Văn, Vũ, tông sư Trọng Ní.
                                         /  Hán Thự Qu. XXX. Nghệ Văn Chí 10  /.
- '[Phái] Nho gia đại khái bắt nguồn từ chức Tư đồ, là một chức quan trợ giúp quân vương trong công cuộc điều hành quốc gia sao cho thuận lí tự nhiên đồng thời đưa ra chính sách giáo hóa của  quốc gia. Nho gia giảng tập thì căn cứ tư tưởng trong 'Lục Kinh', còn mặt hành xử thì chú trọng đường lối hợp nhân nghĩa, noi theo những mẫu mực của Đế Nghiêu, Đế Thuấn, tuân hành những định chế của Văn vương, Vũ vương, suy tôn Trọng Ni là bậc thầy lí tưởng'.

Tư đồ là 1 trong 6 chức quan (Lục quan, cũng còn gọi Lục khanh) đầu triều trong Quan chế của Chu triều. Lục khanh gồm có Trủng Tể (Thiên quan), Tư Đồ (Địa quan), Tông Bá (Xuân quan), Tư Mã (Hạ quan), Tư Khấu (Thu quan), Tư Không (Đông quan).
Sách 'Chu Lế viết về chức quan Tư Đồ như sau:
- 'Lập Địa Quan Tư đồ sử súy kì thuộc nhi chưởng bang giáo dĩ tá vương an nhiễu bang quốc'.
/  Chu Lễ. Qu. IX. Địa quan Tư Đồ  /.
- 'Lập chức Tư đồ, thuộc nhóm Địa Quan, giao cho nhiệm vụ lãnh đạo các thuộc cấp điều hành công việc giáo hóa của quốc gia để phụ tá quân vương trị an quốc giá.

Và như vậy, luận tương quan Danh / Tự thì Danh (Tên) của Vương Quan rồi có thể là một trong những chữ lấy từ 2 đoạn văn của 'Hán Thứ và 'Chu Lế trích dẫn trên đây.
Nếu Danh chọn từ 'Hán Thứ - những Chữ có liên quan mật thiết với tên Tự Quan ở đây có thể là 'Tổ Thuật', 'Hiến Chương', Tông Sứ.
Còn nếu lấy từ 'Chu Lế thì đó là những Chữ 'Bang Giáó, 'An Nhiễú.
Điều trên đây chỉ có thể với điều kiện là, chữ 'Quan' phải là chữ có nghĩa là 'Quan lạí, vì rằng Quan còn là âm đọc của 1 số chữ có nghĩa khác, như - Quan là Coi, là Xem; Quan là Cửa ải, là Khóa là Đóng... tất cả những chữ Quan vừa kể đều chẳng liên quan gì tới 2 đoạn văn trên.  
(2). Danh / Tự không tương quan.
Như đã tự thuật, thường thì giữa Danh và Tự có 1 liên hệ chặt chẽ về nhiều mặt, nhưng rồi, cũng có trường hợp đôi bên không mảy may liên quan - Đây là những trường hợp 3/. và 8/. đã đề cập trước đây, cũng như 4 trường hợp Lục Dĩ Điềm đưa ra trong tập bút kí 'Lãnh Lư Tạp Chi - mà trong thiên khảo luận này tôi đã phân loại và ghi Kí hiệu là L, như: L1, L2, L3, L4. Riêng những trường hợp của tôi nhận xét thì có kí hiệu M, như M2, M3, M6.... 
Ở đây, tên Tự của đứa con trai 'rốt lòng' nhà ho. Vương là 'Quan' - điều này thì không còn gì phải nghi ngờ! Đây là loại tên Tự 1 Chữ rất phổ biến trong các thời từ các triều từ Tần, Hán trở về trước.
Trước đây một đoạn không xa tôi đã nêu lên nhận xét là con trai Viên ngoại ho. Vương có tên Tự là 'Quan', và rồi cũng có thể Danh của Vương Quan cũng lại là 'Quan' nữa!
Nghĩa là, Tính (họ) Vương, danh (tên) Quan, và tên Tự cũng là Quan - và đây là trường hợp mà Lục Dĩ Điềm đã nói:
- 'Nhất tự chi Tự nhi tức dĩ Danh vi Tứ. 
/  Lãnh Lư Tạp Chí. Qu. III.  Tự  /.
- 'Tên Tự 1 chữ rồi lại lấy Tên làm tên Tứ.

Mỗi một Chữ, mỗi một Câu, các học giả, các tác gia ngày trước - tóm lại là cổ nhân, viết ra đều có sở cứ vững chắc, không phải là hư ngôn, nói khơi khơi.
Cũng như ở đây, nếu Nguyễn Du có nói Vương Quan tên Tự là Quan cũng là có căn cứ.
2 Câu giải đáp có thể về tên Tự của Vương Quan đưa ra trên đây tôi nghĩ câu giải đáp thứ 2 này chừng như hữu lí hơn, hữu lí vì tính cách 'thú ví của nó, một sự thú vị bên cạnh những thú vị mà chúng ta bắt gặp  không phải là ít trong tác phẩm của Nguyễn Dụ.                                                               

Minh Dị
Viết tại Bất Túc Trưng Thư Trai.
Ất Hợi nhuận (1995).
Huyền nguyệt tiểu. Nguyệt kí Vọng. Lập Đông.
Quí Vị (2003) .
Tướng nguyệt đại. Thập nhất. Lập Thụ

Thư Mục - Hán Văn:

[1]. Chu Dịch Vương Hàn Chú (Tướng Đài Nhạc thị Bản).
Tam Quốc - Ngụy. Vương Bật chú (Kinh).
Tấn. Hàn Khang Bá chú (Hệ Từ Truyện...).
Tân Hưng Thư Cục (ĐL)      1961 / Khuyết.
[2]. Thư Kinh Độc Bản.
Triệu Tống. Thái Trầm chú.
Đại Phương Xuất Bản Xã (ĐL)      1978 / Khuyết.
[3]. Thi Kinh Nguyên Thủy.
Thanh. Phương Ngọc Nhuận.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1986 / Sợ
[4]. Mao Thi Cổ Âm Khảo.
Minh. Trần Đệ.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1988 / Sợ
[5]. Lễ Kí Chính Nghĩa.
Đông Hán. Trịnh Huyền chú.
Đường. Khổng Dĩnh Đạt sớ.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1990 / Sợ
[6]. Lễ Kí Tập Giải.
Thanh. Tôn Hi Đán
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1989 / Sợ
[7]. Chu Lễ Chú Sớ.
Đông Hán. Trịnh Huyền chú.
Đường. Giả Công Ngạn sớ.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1990 / Sợ
[8]. Xuân Thu Tả Truyện Chính Nghĩa.
Tấn. Đỗ Dự tập giải.
Đường. Khổng Dĩnh Đạt sớ.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1990 / Sợ
[9]. Xuân Thu Tả Truyện Cổ.
Thanh. Hồng Lượng Cát chú.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1987 / Sợ
[10]. Xuân Thu Tả Truyện Từ Điển.
Dương Bá Tuấn & Từ Đề.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1985 / Sợ
[11]. Kinh Điển Thích Văn.
Đường. Lục Đức Minh.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1985 / Sợ
[12]. Kinh Nghĩa Thuật Văn.
Thanh. Vương Dẫn Chị
Giang Tô Cổ Tịch Xuất Bản Xã      2000 / Sợ
[13]. Kinh Truyện Thích Từ.
Thanh. Vương Dẫn Chị
Nhạc Lộc Thư Xã (TQ)      1984 / Sợ
[14]. Chiến Quốc Sách.
Tây Hán. Lưu Hướng tập lục.
Triệu Tống. Diêu Hoằng tục chú & Bảo Bưu tân chú.
Nguyên. Ngô Sư Đạo bổ chính.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1985 / Sợ
[15]. Sử Kí.
Tây Hán. Tư Mã Thiên.
Lưu Tống. Bùi Nhân tập giải.
Đường. Tư Mã Trinh sách ẩn & Trương Thủ Tiết chính nghĩa.
[16]. Hán Thự
Đông Hán. Ban Cố.
Đường. Nhan Sư Cổ chú.
[17]. Nam Sử.
Đường. Lí Diên Thọ.
[18]. Cựu Đường Thự
Ngũ Đại - Hậu Tấn. Lưu Hụ
[19]. Tân Đường Thự
Triệu Tống. Âu Dương Tụ
[20]. Tống Sử.
Nguyên. Đoạt Đoạt.
[21]. Nguyên Sử.
Minh. Tống Liêm.
[22]. Minh Sử.
Thanh. Trương Đình Ngọc.
Nhị Thập Ngũ Sử Bản. (Từ [15] đến [22])
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1991 / 8.
[23]. Tư Trị Thông Giám.
Triệu Tống. Tư Mã Quang.
Nguyên. Hồ Tam Tỉnh chú.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1987 / 7.
[24]. Thập Quốc Xuân Thụ
Thanh. Ngô Nhiệm Thần.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1983 / Sợ
[25]. Nam Hán Thự
Thanh. Lương Đình Nam.
Quảng Đông Nhân Dân Xuất Bản Xã      1981 / Sợ
Trung Hoa thư Cục (TQ)      1983 / Sợ
[26]. Thông Điển.
Đường. Đỗ Hựu.
Chiết Giang Cổ Tịch Xuất Bản Xã      2000 / Sợ
[27]. Thông Chí.
Triệu Tống. Trịnh Tiều.
Chiết Giang Cổ Tịch Xuất Bản Xã      2000 / Sợ
[28]. Văn Hiến Thông Khảo.
Nguyên. Mã Đoan Lâm.
Tân Hưng Thư Cục (ĐL)      1963 / Sợ
[29]. Trung Quốc Thông Sử.
La Hương Lâm.
Chính Trung Thư Cục (ĐL)      1977 / 19.
[30]. Quốc Sử Đại Cương (Tu đính Bản).
Tiền Mục.
Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1991 / 2.
[31]. Trung Quốc Độ Lượng Hành Sử.
Dân Quốc. Ngô Thừa Lạc.
Thượng Hải Thư Điếm      1984 / Sợ
[32]. Trung Hoa Phong Tục Chí.
Dân Quốc. Hồ Phác An.
Thượng Hải Văn Nghệ Xuất Bản Xã      1988 / Khuyết.
[33]. Trung Quốc Phong Tục Từ Điển.
Chủ biên. Diệp Đại Binh & Ô Bính An.
Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      1991 / 3.
[34]. Sự Vật Kỉ Nguyên.
Bắc Tống. Cao Thừa.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1989 / Sợ
[35]. Giản Minh Trung Quốc Lịch Đại Quan Chế Từ Điển.
Chủ biên. An Tác Chương.
Tề Lỗ Thư Xã      1990 / Sợ
[36]. Trung Quốc Lịch Sử Đại Từ Điển (Sử học Sử quyển).
Chủ biên. Ngô Trạch. Dương Dực Tương.
Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      1983 / Sợ
[37]. Trung Quốc Lịch Sử Đại Từ Điển (Tùy. Đường. Ngũ Đại sử).
Chủ biên. Dương Chí Cửu & Ngô Phong.
Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      1995 / Sợ
[38]. Trung Quốc Lịch Sử Đại Từ Điển (Minh sử).
Chủ biên. Vương Dục Thuyên & Tào Quí Lâm.
Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      1995 / Sợ
[39]. Trung Quốc Lịch Sử Đại Từ Điển (Thanh sử. Thượng & Hạ quyển).
Chủ biên. Đái Dật & La Minh (Thượng quyển).
Vinh Mạnh Nguyên (Hạ quyển)..
Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      1992 / Sợ
[40]. Trung Quốc Lịch Đại Danh Nhân Từ Điển.
Nam Kinh Đại Học Lịch Sử Hệ Biên Tả Tổ.
Giang Tây Nhân Dân Xuất Bản Xã      1982 / Sợ
[41]. Tiên Tần Chư Tử Hệ Niên (Tăng định Bản).
Tiền Mục.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1985 / Sợ
[42]. Tứ Thư Tập Chú.
Triệu Tống. Chu Hi tập chú.
Thái Bình Thư Cục (HC)      1986 / 7.
[43]. Khổng Tử Gia Ngữ Sớ Chứng.
Thanh. Trần Sĩ Kha tập.
Thương Hải Thư Điếm      1987 / Sợ
[44]. Liệt Tử Tập Thích.
Chiến Quốc. Liệt Ngự Khấu.
Dương Bá Tuấn tập thích.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1985 / 2.
[45]. Thi Tử.
Chiến Quốc. Thi Giảo.
Thanh. Uông Kế Bồi tập.
Nhị Thập Nhị Tử Bản.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1996 / 8.
[46]. Tuân Tử Tập Giải.
Chiến Quốc. Tuân Huống.
Thanh. Vương Tiên Khiêm tập giải.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1996 / 3.
[47]. Lữ Thị Xuân Thu Hiệu Thích.
Trần Kì Do hiệu thích.
Học Lâm Xuất Bản Xã (TQ)      1990 / 2.
[48]. Hàn Thi Ngoại Truyện.
Tây Hán. Hàn Anh.
[49]. Thuyết Uyển.
Tây Hán. Lưu Hướng.
[50]. Bạch Hổ Thông Đức Luận.
Đông Hán. Ban Cố.
Hán Ngụy Tùng Thư [Minh. Trình Vinh hiệu Bản]. ([48], [49], [50])
Cát Lâm Đại Học Xuất Bản Xã      1992 / Sợ
[51]. Bảo Phác Tử Nội Thiên Hiệu Thích.
Tấn. Cát Hồng.
Vương Minh hiệu thích.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1985 / 2.
[52]. Í Lâm.
Đường. Mã Tổng.
[53]. Long Xuyên Biệt Chí.
Bắc Tống. Tô Triệt.
[54]. Thanh Ba Tạp Chí.
Nam Tống. Chu Huy.
[55]. Tảo Lâm Tạp Trở.
Minh. Đàm Thiên (Nhụ Mộc)
[56]. Hào Am Nhàn Thoại.
Thanh. Trương Nhĩ Kì.
[57]. Kiên Hồ Tập (Thập Tập).
Thanh. Trữ Nhân Hoạch.
[58]. Nam Tỉnh Công Dư Lục.
Thanh. Lương Chương Cự.
[59]. Lãnh Lư Tạp Chí.
Thanh. Lục Dĩ Điềm.
Bút Kí Tiểu Thuyết Đại Quan Bản. (Từ [52] đến [59])
Giang Tô Quảng Lăng Cổ Tịch Khắc Ấn Xã      1983 / Sợ
[60]. Tục Mặc Khách Huy Tệ
Bắc Tống. Bành Thừa.
Lịch Đại Tiểu Thuyết Bút Kí Tuyển Bản. (Tống. đệ nhất sách).
Dân Quốc. Giang Dư Kinh tuyển.
Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1976 / Khuyết.
[61]. Xuân Minh Thoái Triều Lục.
Bắc Tống. Tống Mẫn Cầu.
(&Đông Trai Kí Sự của Phạm Trấn (1007 - 1088), thời Bắc Tống).
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1980 / Sợ
[62]. Thiết Vi Sơn Tùng Đàm.
Triệu Tống. Thái Thao.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1983 / Sợ
[63]. Độc Tỉnh Tạp Chí.
Nam Tống. Tăng. Mẫn Hành.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1986 / Sợ
[64]. Kê Lặc Biên.
Nam Tống. Trang Xước.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1997/2.
[65]. Lãnh Ngoại Đại Đáp Hiệu Chú.
Nam Tống. Chu Khứ Phị
Dương Vũ Tuyền hiệu chú.
Trung Hoa Thư Cục [Trung Ngoại Giao Thông Sử Tịch Tùng San] (TQ)      1999 / Sợ     
[66]. Hạc Lâm Ngọc Lộ.
Nam Tống. La Đại Kinh.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1983 / Sợ
[67]. Tề Đông Dã Ngữ.
Nam Tống. Chu Mật.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1983 / Sợ
[68]. Tiền Văn Kí.
Minh. Chúc Doãn Minh.
Quốc Triều Điển Cố Bản.
Bắc Kinh Đại Học Xuất Bản Xã      1993 / Sợ
('Quốc Triều Điển Cô là 1 bô. Tùng Thư gồm 64 Tác phẩm thuộc nhiều thể loại, như:
Thực lục, Bút ký, Truyện ký (tức Tiểu Sử nhân vật), Văn tập......., nội dung bao quát các lãnh vực Văn hóa, Chính trị, Luật pháp, Quân sự, Ngoại giao, Kinh tế, Xã hội...... từ sơ kỳ Minh triều đến Niên hiệu Long Khánh (1567 - 1572), của 61 tác giả, trong đó có 11 tác phẩm khuyết danh - do Đặng Sĩ Long (? - ?) đời Minh tập lục.
[69]. Tiêu Viên Tạp Kí.
Minh. Lục Dung.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1985 / Sợ
[70]. Đông Tây Dương Khảo.
Minh. Trịnh Tiệp.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1981 / Sợ
[71]. Trì Bắc Ngẫu Đàm.
Thanh. Vương Sĩ Trinh.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1997 / 3.
[72]. Liễu Nam Tùy Bút.
(Phụ:'Tục Bút').
Thanh. Vương Ứng Khuê.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1997 / 2.
[73]. Tốn Chí Đường Tạp Sao.
Thanh. Ngô Dực Phụng.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1994 / Sợ
[74]. Cổ Thi Thập Cửu Thủ Tập Thích.
Hán. Khuyết danh.
Tùy Thụ Sâm tập thích.
Trung Hoa Thư Cục (HC)      1985 / Trùng ấn.
[75]. Văn Tuyển.
Nam Bắc triều - Lương. Chiêu Minh Thái tư? Tiêu Thống tuyển.
Đường. Lí Thiện chú.
Thương Vụ Ấn Thu Quán (HC)      1978 / Trùng ấn.
[76]. Toàn Đường Thị
(Phụ: 'Toàn Đường Thi Dật'.
Nhật Bản. Thượng Mao Hà Thế Ninh toản tập)
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1986 / Sợ
[77]. Tĩnh Tiết Tiên Sinh Tập.
Đông Tấn. Đào Tiềm.
Thanh. Đào Thấu tập chú.
Trung Hoa Thư Cục (HC)      1977 / Trùng ấn.
[78]. Lưu Tử Tập Hiệu.
Nam Bắc triều - Lương. Lưu Hiệp.
Lâm Kì Tiêm & Trần Phụng Kim tập hiệu.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1985 / Sợ
[79]. Hàn Xương Lê Văn Tập Hiệu Chú.
Đường. Hàn Dũ.
Thanh. Mã Thông Bá hiệu chú.
Trung Hoa Thư Cục (HC)      1975 / Trùng ấn.
[80]. Liễu Tông Nguyên Tập.
Đường. Liễu Tông Nguyên.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1979 / Sợ
[81]. Đường Tài Tử Truyện.
Nguyên. Tân Văn Phòng.
[82]. Đường Âm Quí Thiêm.
Minh. Hồ Chấn Hanh.
Thế Giới Thư Cục (ĐL)      1977 / 4.
[83]. Văn Thể Minh Biện Tự Thuyết.
Minh. Từ Sư Tăng.
(&'Văn Chương Biện Thể Tự Thuyết' của Ngô Nạp (1369 - 1445) đời Minh).
Nhân Dân Văn Học Xuất Bản Xã      1998 / Sợ
[84]. Trung Quốc Văn Học Phê Bình Thông Sử (Phân quyển 5. Minh đại).
Vương Chấn Vũ & Lưu Minh Kim.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã     1996 / Sợ
[85]. Toàn Nguyên Văn (Sách 11).
Biên tập. Long Đức Thọ. Lí Minh. Ngụy Sùng Vũ.
Giang Tô Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1999 / Sợ
[86]. Cổ Văn Bình Chú.
Thanh. Qua Kì Thương Hầu tuyển.
Nghệ Mĩ Đồ Thư Công Ti (HC)      Khuyết.
[87]. Cổ Văn Quan Chỉ.
Thanh. Ngô Sở Tài tuyển chú.
Dân Quốc. Tống Tinh Như chú dịch.
Thượng Hải Thư Điếm      1982 / Khuyết.
[88]. Trực Trai Thư Lục Giải Đề.
Nam Tống. Trần Chấn Tôn.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1987 / Sợ
[89]. Thanh Đại Mục Lục Đề Yếu.
Chủ biên. Lai Tân Hạ.
Tề Lỗ Thư Xã      1997 / Sợ
[90]. Tứ Khố Toàn Thư Đại Từ Điển.
Dân Quốc. Dương Gia Lạc.
Bắc Kinh Thị Trung Quốc Thư Điếm      1987 / Sợ
[91]. Thư Sử Hội Yếu.
Minh. Đào Tông Nghị
Thượng Hải Thư Điếm      1984 / Sợ
[92]. Trung Quốc Cổ Đại Thư Pháp Sử.
Chu Nhân Phụ
Bắc Kinh Đại Học Xuất Bản Xã      1997 / 2.
[93]. Trung Quốc Hội Họa Sử.
Vương Bá Mẫn.
Thượng Hải Nhân Dân Mĩ Thuật Xuất Bản Xã      1983 / 2.
[94]. Lịch Đại Họa Gia Bình Truyện.
Trung Hoa Thư Cục (HC) biên tập      1986 / Trùng ấn.
[95]. Trung Quốc Mĩ Thuật Gia Nhân Danh Từ Điển.
Du Kiếm Hoa.
Thượng Hải Nhân Dân Mĩ Thuật Xuất bản Xã      1996 / 7.
[96]. Bản Thảo Cương Mục.
Minh. Lí Thời Trân.
Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1982 / Trùng ấn.
[97]. Trung I Nhân Vật Từ Điển.
[Trung Quốc Trung I Nghiên Cứu Viện]. Trung Quốc I Sử Văn Hiến Nghiên Cứu Sở.
Chủ biên. Lí Kinh Vĩ.
Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      1988 / Sợ
[98]. Trung quốc Thần Bí Văn Hóa.
Chủ biên. Hà Thừa Vĩ.
Thượng Hải Văn Hóa Xuất Bản Xã (TQ)      1997 / 3.
[99]. Phật Học Đại Từ Điển.
Dân Quốc. Đinh Phúc Bảo.
Phúc Kiến Bồ Điền Quảng Hóa Tự      Phật Lịch 2534 (1990). [Sơ bản: 1921].
[100]. Trung Quốc Khoa Kỹ Sử Khái Luận.
Hà Bính Úc & Hà Quán Bưu hợp trứ.
Trung Hoa Thư Cục Hương Cảng Phân Cục      1983 / Sợ
[101]. Nhĩ Nhã Nghĩa Sớ.
Thanh. Hách Ý Hạnh.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1983 / Sợ
[102]. Thuyết Văn Giải Tự.
Đông Hán. Hứa Thận.
Triệu Tống. Từ Hiền hiệu định.
Trung Hoa Thư Cục (HC)      1985 / Trùng ấn.
[103]. Thuyết Văn Giải Tự Nghĩa Chứng.
Đông Hán. Hứa Thận.
Thanh. Quế Phức chú.
Tề Lỗ Thư Xã (TQ)      1987 / Sợ
[104]. Quảng Nhã Sớ Chứng.
Tam Quốc - Ngụy. Trương Tập.
Thanh. Vương Niệm Tôn.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1983 / Sợ
[105]. Cổ Đại Hán Ngữ Hư Từ Loại Giải.
Trần Hà Thôn.
Sơn Tây Giáo Dục Xuất Bản Xã      1992 / Sợ
[106]. Khang Hi Tự Điển (Tân tu Bản).
Thanh. Thánh tổ (Khang Hi) sắc soạn.
Lăng Thiệu Văn đẳng toản tụ
Cao Thụ Phiên Trùng tụ
Linh Kí Xuất Bản Hữu Hạn Công Ti (HC)      1981 / Sợ
[107]. Từ Nguyên (Tu đính Súc ấn Hợp đính Bản).
Quảng Đông. Quảng Tây. Hồ Nam. Hà Nam Tu đính tổ.
Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1987 / Sợ
[108]. Từ Hải (Hợp đính Bản. 1947 Bản). 
Chủ biên. Thư Tân Thành. Thẩm Dị Từ Nguyên Cáo. Trương Tướng.
Trung Hoa Thư Cục (HC)      1983 / Trùng ấn.
[109]. Từ Vị.
Văn Hóa Đồ Thư Công Ti Biên Thẩm Ủy Viên Hội.
Chủ biên. Lục Sư Thành.
Văn Hóa Đồ Thư Công Ti (ĐL)      1985 / Khuyết.

Việt Nam - (Hán văn):

[1]. Đại Việt Sử Kí Toàn Thư (Tập IV. Hán văn. Nội Các Quan Bản. 1697).
Trần. Lê Văn Hưu.
Hậu Lệ Ngô Sĩ Liên.
Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội      1998 / Sợ
[2]. Lãnh Nam Chích Quái.
Trần triều. Khuyết danh.
Hậu Lê (1428 - 1527). Vũ Quỳnh tự.
Trung Quốc. Đái Khả Lai & Dương Bảo Vân hiệu chú.
Trung Châu Cổ Tịch Xuất Bản Xã (TQ)      1991 / Sợ
Tập Truyền kì này in chung với 2 Tác phẩm nữa, cũng của Việt Nam:
+ 'Gia Định Thành Thông Chi của Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825). Nguyễn triều (1802 - 1884).

+ 'Hà Tiên Trấn Diệp Trấn Mạc Thị Gia Phố của Vũ Thế Doanh (? - ?). Nguyễn triều.

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site