lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc | Tăng Sĩ Gương Mẫu
Phần 1
Tăng sĩ là người lấy Phật-Pháp làm tánh, lấy Như lai làm nhà, lấy chánh pháp làm thân, lấy trí huệ làm mạng, lấy thiền định làm thức ăn.
Cho nên Tăng sĩ không ỷ thế họ sang hèn, không kinh doanh tư gia cơ nghiệp, không trao đổi hình hài, không tham sống sợ chết, không đắm mình vào 5 mùi dục lạc thế gian. Nhiếp tâm có định, biện minh có huệ nói giới thì gạn trong 3 độc, mà mãn đời không nhơ. Nói định thì tịnh tư lự chánh tinh thần trọn ngày không rối, nói huệ thì sùng điều đức hạnh, biện sự tà phi mà minh lẽ phải.
Cứ thế mà tu gọi là nhân, cứ thế mà hành gọi là quả. Đối với chúng sanh có từ bi, có đại thệ, có đại huệ. Từ là thương tạo phước cho nhân loại, bi là cứu khổ cho muôn loài, thệ là thề nguyền quyết tìm cho ra chân tướng, huệ là đem chánh pháp thí cho chúng sanh.
Thần mà minh nhưng lẽ bí truyền đất trời khó bề che dấu, ẫn mà làm những phương tiện quỷ thần nào biết suy lường.
Khi thuyết pháp thì trổ biện tài không vấp váp. Lúc hoằng dương thì phấn đấu mà chẳng đoái mình. Hay nhẫn được những việc người đời không thể nhẫn, hay làm xong những việc ít kẻ dám làm.
Chánh mạng đi khất thực mà không hổ thẹn, quã dục thời mặc áo rách mà không thấp hèn, vô tranh thời nhẫn nhục mà không bị người khinh rẽ, vô oán vào đời mà không tổn đức hạnh.
Lấy thật tướng mà tiếp người, lấy công tâm mà xữ sự, cho nên đối với thiên hạ xữ được đạo hòa mà mọi người cung kính. Vì không nói dối nên chúng tin cậy càng đông, nói pháp vô ngã, thì nhân nhượng, kinh hành nói sự oai nghi thì làm quy mô cho quần chúng.
Nhân thiên trông thấy ai cũng nhún mình, đã hay phúc huệ cõi đời, lại khéo cãi lương thói tục. Khi vong hình thì cắt cho cầm thú mà chẳng rụt rè, lúc đọc tụng xông pha nóng rét mà không chán nản.
Khi kinh hành khắp thị thành thôn quê, coi danh như bóng với hình, thấy lợi như bụi rơi vào mắt, nom vật sắc như bóng quáng mặt trời, đối cảnh đời như trăng lòa đáy nước.
Gặp người già nua đau ốm che chỡ khiên cõng mà không lấy làm hèn, tụng niệm thuốc than mà không lấy làm bận. Khi ở chùa hoặc núi cao hang thẳm, lấy cõ làm am, lấy hoa quả làm thức ăn mà vẫn an nhiên tự tại, không bị lợi lộc cám dỗ, không sợ thần thế đe dọa.
Bắt tay vua chúa công hầu không lấy làm vinh, khi một mình lấy đạo làm vui, một hình một bóng không lấy làm buồn, khi đông người thì không vướng bận. Dung nạp cả người trong bốn bể mà không lẫn lộn với ai, khi học tập thời các tạng kinh, những sách trăm nhà những tiếng nước phương xa khác không tiếng nào là không thông hiểu.
Soạn thuật kinh điển thời tác phẩm đủ vẽ văn chương, xử đường trung đạo không lạc về có, khi tuyên học thời thanh tịnh lìa hết tạp niệm mà biểu lộ bản tánh chân không phân biệt trong Tâm ngoài Phật.
Tăng sĩ nay nhân cách hoàn toàn, tâm địa rộng rãi, đức hạnh đầy đủ, đạo đức lớn lao, tu sĩ như thế ai mà lại chẳng tôn chẳng kính !
Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc thực hiện
Hoằng pháp thị gia vụ
Trí tuệ vi sự nghiệp
Phần 2
của Tỳ kheo SANGHARAKSHITA (Ấn Ðộ)
Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc hiệu đính tháng 02-2003, 06-2013
Biến chuyển là quy luật của cuộc sống. Những điều kiện của xã hội ngày nay đã đòi hỏi những đề cập không những cho giáo hội Tăng-già mà còn cho cả các giáo hội khác nữa. Bản tường trình của Giáo hội Tăng-già Tích Lan đã nêu rõ việc phải cải tiến giáo hội. Nếu muốn Phật giáo được tồn tại và phát triển thì chúng ta cần phải có các vị Tăng-già gương mẫu, đặc biệt là trong tình trạng Phật giáo Việt Nam đã và đang bị cộng sản Việt Nam tìm đủ mọi cách để tiêu diệt, khống chế cũng như làm biến thể. Dưới đây là một số gợi ý về những oai nghi cần thiết cho chư Tăng. Kính xin chư quý Tôn đức, chư vị cư sĩ khắp nơi từ bi huấn thị.
1/ Một Tăng sĩ gương mẫu không bao giờ lầm tưởng rằng mặc chiếc áo vàng là đã thành vị Tăng rồi.
2/ Phải là một người đem đời sống mình phụng sự Phật pháp, xem việc thuyết giảng chánh pháp của Ðức Thế Tôn như là việc nhà, đồng thời lấy việc trau dồi trí tuệ làm sự nghiệp của cá nhân.
3/ Nắm vững truyền thống của các Tông phái khác nhau của Phật giáo.
4/ Tham thiền phải được coi là một việc làm cần thiết cho đời sống hằng ngày, không nên xem nó chỉ dành riêng cho các thiền sư.
5/ Không nên lên tiếng chỉ trích các tông phái Phật giáo khác và tự cho tông phái mình đang theo đuổi là hơn hết. Vì nhất thiết pháp thị vi Phật Pháp. Thí dụ như người tu thiền không nên lên tiếng chỉ trích người thực hành pháp môn Tịnh độ v.v…
Thận trọng và Bao dung
6/ Phải thận trọng nhưng không quá kỹ càng chi tiết, khoan dung nhưng đừng nhu nhược giải-đãi.
7/ Ðừng nên quá thân cận các người giàu có, những người có thế lực chánh trị hoặc danh giá.
8/ Không nên làm lễ với những người đứng đầu nhà cầm quyền, thí dụ như vua chúa, tổng thống, thủ tướng, hay tổng bí thư một đảng phái chính trị. Cần phải giữ tư thế của một vị Tăng già là một Sứ-giả Như Lai.
9/ Sẳn sàng làm cho người khác hơn là để người khác làm cho mình.
10/ Không ngại mọi thủ công, hoặc công việc nặng nhọc bằng tay.
11/ Nên thờ ơ lãnh đạm mọi danh dự trần tục cũng không nên cố gắng để giật lấy mảnh bằng văn học.
12/ Ðừng ao ước được mọi tiện nghi ấm cúng cho cuộc sống trong các tu viện vì ta đã từ bỏ cuộc đời trưởng giả rồi.
13/ Áo của vị Tỳ kheo mặc không nên đắt tiền hơn áo của một cư sĩ.
14/ Không nên sống quá sang trọng hơn đời sống của một cư sĩ.
15/ Phải cẩn thận trong việc thọ trai, không nên ăn món gì quá nhiều trước giờ thọ trai.
16/ Phải ăn chay.
17/ Phải hoàn toàn gạt bỏ mọi ý thức phân biệt các tông phái.
Tình Ðồng Ðạo
18/ Phải coi các vị Tỳ kheo khác đều là anh em của ta, cần che chỡ, giúp đỡ khi đồng đạo gặp nạn.
19/ Dù được mọi người kính nể đến bậc nào đi nữa ta cũng không nên tự cho mình là hơn mọi người.
20/ Cần nhớ rằng mọi người kính trọng chiếc áo vàng chứ không phải kính trọng người mặc áo ấy.
21/ Cũng cần nhớ rằng chính mình phải kính trọng chiếc áo ấy trong mọi oai nghi hơn cả sự kính trọng của các hàng cư sĩ.
22/ Không nên làm việc gì dấu giếm bí mật nếu việc đó sợ ta xấu hổ không dám làm trước mọi người.
23/ Không nên lên mặt đạo đức giả hoặc tịnh hạnh giả dối để viện cớ là giữ vững lòng tin của cư sĩ.
24/ Không nên trục lợi bằng cách nói cho cư sĩ vui lòng với các giáo lý mà chính mình không tin là chân chánh.
25/ Không nên lừa dối cả mình lẫn cư sĩ bằng cách nhận các đồ xa-xí-phẩm nơi tay họ để họ lầm tưởng như thế là có giá trị.
26/ Không nên để cho cư sĩ phải lầm lỗi lòng thành kính là biếu chư Tăng các món gì các vị đó không được phép dùng.
27/ Không nên hút thuốc, uống bia hay đi coi chiếu bóng và viện cớ rằng những điều đó không ghi trong giới luật.
28/ Không nên dùng tiền của cư sĩ nói là đi thuyết pháp mà thực tế lại du lịch cho thỏa chí.
29/ Không nên coi những phim kém lành mạnh hoặc nghe âm nhạc kích động qua máy thu thanh.
30/ Không nên do dự chỉ trích lỗi lầm của các cư sĩ hoặc e sợ họ không ủng hộ nữa chăng.
Thời Giờ
31/ Phải chia thời giờ để dùng vào việc học, tham thiền và giảng dạy. Luôn học để hiểu nghĩa lý kinh điển hơn là chỉ học thuộc lòng để đọc cho thông.
32/ Không nên tự cho mình đã học đủ các giáo pháp.
33/ Phải tinh thông giới luật giáo lý của các tông phái Phật giáo.
34/ Phải có trình độ hiểu biết khả quan về khoa học và nhân tinh học để thuyết pháp có hiệu lực cho các vị nam nữ trí thức.
35/ Còn phải, đặc biệt, học về tâm lý học và các tôn giáo tương quan để so sánh.
36/ Tuy là người luôn luôn ưa nơi trầm lặng tĩnh mịch nhưng không nên từ chối khi có người mời đi thuyết pháp.
37/ Không nên nói đại diện cho toàn thể Phật giáo trong lúc chỉ là 1 tông của Phật giáo.
38/ Tuy không tham gia vào chính trị, nhưng phải gây ảnh hưởng đại chúng với tôn chỉ «Phòng phi chỉ ác».
Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên khảo hiệu đính tháng 02-2003, 06-2013
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử