lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Quân Sử Việt-Nam Cộng-Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Quân sử Việt Nam: Những Điều Các Quân Sử Gia Không Lên Tiếng Liên Quan Đến Trận Đánh Tại Bãi Đáp X-Ray

Trận đánh tại LZ X-Ray xảy ra tháng 11 năm 1965 - cách đây 45 năm - vậy mà các quân sử gia, tác giả và ngay cả các giới chức quân sự liên hệ trong trận đánh, vẫn chưa mô tả trận đánh cách trung thực vì không đả động tới các sự kiện quan trọng sau đây liên quan đến trận đánh:

Danh Xưng Xứng Hợp Của Trận Đánh

Gọi trận đánh tại LZ X-Ray với tên trận đánh Thung Lũnh Ia Drang không đúng mấy. Quân Đoàn II gọi là trận đánh Chu Prong vì xảy ra tại chân rặng núi Chu Prong và dành danh xưng trận đánh Thung Lũng Ia Drang cho trận đánh do Lữ Đoàn Dù VN thực hiện xảy ra trếch qua phía Tây Bắc ngay tại bờ sông Ia Drang. (xem Trận Đánh Ia Drang? Trận Nào?)

quân sử việt nam, quân sự việt nam, quan su viet nam, quansuvietnam, bản đồ trận x-ray

Đúng ra thì trận đánh tại LZ X-Ray là một trong bộ ba trận đánh - Pleime-ChuProng-Iadrang - trong Chiến Dịch Pleime.

các trận đánh ở xray

Trận Tấn Công Đầu Tiên Vào Rặng Núi Chu Prong

Khi Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ thuộc Lữ Đoàn 3 Không Kỵ Mỹ nhảy vào LZ X-Ray và giao tranh với địch ngày 14 tháng 11 năm 1965, đó không phải lần đầu lính của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ đụng độ với Việt Cộng tại vùng hẻo lánh của rặng núi Chu Prong. Lần trạm trán đầu tiên với địch trong vùng này là do Thiết Đoàn 9 Không Kỵ thực hiện và giao tranh với một đơn vị của Trung Đoàn 66 Bắc Việt ngày 3 tháng 11. Đơn vị này thuộc toán tiền phương của Trung Đoàn 66 Bắc Việt vừa mới đặt chân tới Cao Nguyên.

Tướng Kinnard ghi trong báo cáo ngày 3/11/1965 của Chiến Dịch Pleiku:

Lòng tự tin của Trung Đoàn 66 mới xâm nhập bị lung lay bởi cuộc phục kích táo bạo của thiết Đoàn Không Kỵ ngay trong lòng của hậu cứ Chu Prong-Ia Drang. Tiểu Đoàn 8 bị đổ máu đào trước khi có mặt tại Nam Việt Nam được hai ngày, và do bị mất một tù binh, bị phát giác tung tích trong phần đất NVN.

Biết Rõ Vị Trí Của Các Đơn Vị VC

Quần chúng vẫn cực lực tin vào huyền thoại cho là Mỹ không biết tung tích của các đơn vị VC khi Đại Tá Hal Moore dẫn đầu toán quân nhảy vào rặng núi Chu Prong.

- Mỹ có rất ít tin tinh báo và không rõ địch có bao nhiêu quân số. (Lời bàn của một người sau khi xem video trận đánh Ia Drang).

- Nguồn tin tình báo sơ sài Mỹ mà Moore tiếp nhận nói là vùng này rất có thể là căn cứ đóng quân cho một trung đoàn địch quân. (Joseph Galloway, ngày 18/10/2010).

- Sau khi tới Việt Nam, ông hay tin là một căn cứ Mỹ đã bị tấn công, và nhận được lệnh dùng 400 quân lính của ông đuổi theo diệt địch, mặc dù là nguồn tình báo không rõ quân số của địch quân. . (wikipedia viết về phim We Were Soldiers...)

Thật ra thì khi điều động Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ nhảy vào rặng núi Chu Prong, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ biết chính xác tọa độ của các vị trí của ba trung đoàn Bắc Quân. Ông ghi nhận ngày 11 tháng 11 năm 1965, các vị trí chính xác ngày hôm đó như sau:

Ngày 11/11, vị trí ba tiểu đoàn 7, 8 và 9 của Trung Đoàn 66 trải dọc mạn bắc bờ sông Ia Drang (trung tâm khối tại 9104).

Trung Đoàn 33 vẫn ở các vị trí quanh Làng Anta (YA940010)

Trung Đoàn 32 vẫn ở phía bắc sông Ia Drang (YA820070)

Tấn Công Ngăn Chận Trước

Tin tình báo thủ đắc được qua chứng từ của các tù binh và hồi chánh viên Việt Cộng cho biết là Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 có ý định tấn cộng trở lại trại Pleime lần thứ hai với sự tham dự của cả ba trung đoàn được yểm trợ bởi một tiểu đoàn súng phòng không và một tiểu đoàn bích kích pháo nặng. Cuộc tấn công được ấn định vào ngày 16 tháng 11 năm 1965.

Để hóa giải ý định này, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ thực hiện một cuộc tấn công ngăn ngừa trước vào ngày 14 tháng 11 khi các đơn vị địch ở trong tư thế yếu kém nhất, khi mà hai tiểu đoàn yểm trợ, súng phòng không và bích kích pháo, vẫn còn lội bộ trên đường mòn Hồ Chí Minh, hai ngày sau mới tới.

Giai Đoạn Chuẩn Bị Bộ Chiến

Biết được sớm ngày địch định tấn công trại Pleime lần thứ hai cho phép Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ có thì giờ chuẩn bị lập kế hoạch tấn công trước khởi sự từ ngày 09 tháng 11, với một thế nghi binh bằng cách hoán chuyển hướng hành quân sang đông, khiến cho địch lầm tưởng quân lính Mỹ đánh lạc mất tung tích địch. Tướng Kinnard viết trong báo cáo Chiến Dịch Pleiku :

Thế điều quân chuyển hướng từ tây sang đông là để khơi ngòi cho một quyết định gần sắp tới từ Bộ Tư Lệnh sư đoàn Bắc Quân.

Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, nói rõ hơn về điểm này khi xác nhận trong Why Pleime:

Ngày 9 tháng 11, hướng di chuyển và xoay chuyển trọng tâm từ tây sang đông bắt đầu (...)

Tin chắc các lực lượng của ta đánh mất vết tích của các đơn vị của họ, Mặt Trận Việt Cộng liền lấy một quyết định để lấy lại ưu thế với một cuộc tiến công. Mục tiêu lại là Pleime và ngày tiến công được ấn định vào ngày 16 tháng 11.

Khái Niệm Hành Quân

Các quân sử gia hiện vẫn còn bận tâm tranh luận xem bên nào bị bên nọ đánh hay phục kích bất ngờ và hầu như không hay biết gì về khái niệm hành quân của cuộc tấn công tại LZ X-Ray. Khái niệm hành quân này là xử dụng Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ trong thế nút chận ngăn ngừa các toán quân địch chạy trốn xuống phía nam từ ngày 14 đến 16, đồng thời dùng phóng pháo cơ B52 đánh vùi rập chúng trếch lên phía bắc từ ngày 15 đến 16 tháng 11, và tiếp liền sau tại ngay LZ X-Ray ngày 17 tháng 11 sau khi rút ra hai tiểu đoàn Không Kỵ Mỹ khỏi bãi đáp, một tiếu đoàn tiến về hướng LZ Columbus và tiểu đoàn kia về hướng LZ Albany. Trong các trận giao tranh bộ chiến tại LZ X-Ray và LZ Albany, địch bị chết khoảng 2.500, trong khi đó các cuộc oanh tạc của B52 từ ngày 15 đến 17 tháng 11 sát hại khoảng 2.000 địch quân.

Giả dụ ý định là tấn công và tiêu diệt địch với bộ chiến, thì Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ ắt phải tung quân lính vào trung tâm đội hình địch thay vì tại ven biên phía nam trong thế nút chận và ắt là phải sung vào trọn bộ lực lượng ba lữ đoàn ngõ hầu khống chế ba trung đoàn địch thay vì chỉ dùng có hai tiểu đoàn.

Điều Khiển Trận Đánh

Tướng Kinnard, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ, dự phần trong việc tạo ảo tưởng rằng Chiến Dịch Pleiku trong đó có trận đánh tại LZ X-Ray, được thực hiện hoàn toàn độc lập đối với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, trong khi thật sự là chiến dịch vẫn nằm dưới quyền điều khiển của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II.

Một bằng chứng là hai tấm hình chụp sau đây cho thấy Tướng Vĩnh Lộc đứng cạnh Đại Tá Hal Moore và gắn huy chương Anh Dũng Bội Tinh Việt Nam với nghành Dương Liễu lên lá cờ của Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ.

tưóong vĩnh lộc, đại tá Hal Moore

Một bằng chứng nữa là sự kiện Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II tiếp nhận từ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ, trong số những tài liệu tối mật khác, Báo Cáo Sau Trận Đánh của Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ do Đại Tá Hal Moore đệ trình vào tháng 12 năm 1965, và Báo Cáo Chiến Dịch Pleiku của Sư Đoàn 1 Không Kỵ do Tướng Kinnard đệ trình vào tháng 3 năm 1966. Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, đã trích dẫn rất nhiều hai tài liệu này (tham chiếu số 30 và số 32) và đặc biệt là sao chép hầu như nguyên văn lại bản báo cáo của Đại Tá Hal Moore trong khi soạn thảo bản Báo Cáo Why Pleime của mình.

Ngoài ra còn có ba điểm khác cho thấy Quân Đoàn II nắm quyền điều khiển Chiến Dịch Pleiku của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ.

Thứ nhất, chính Quân Đoàn II lấy quyết định để Sư Đoàn 1 Không Kỵ truy đuổi địch quân trên đường rút lui trong buổi họp diễn ra tại bản doanh Quân Đoàn II ngày 26 tháng 10 năm 1965:

Quyết định của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II khai thác các kết quả của đợt một và đuổi theo địch được sự đồng thuận trọn vẹn của giới chức quân sự Mỹ và một sự thỏa thuận đã thành hình đi tới việc thiết lập một sự cộng tác chặt chẽ về mặt hành quân. Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ sẽ là nỗ lực chính với Hành Quân Long Reach và Lữ Đoàn Dù QLVNCH sẽ là lực lượng trừ bị, sẵn sàng can dự khi Quân Đoàn ra lệnh.

Thứ nhì, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II hoạch định khái niệm hành quân phối hợp giữa Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ như sau:

- phối hợp: tình báo, yểm trợ, khái niệm hành quân và kết quả;

- biệt lập: vùng hành quân, điều quân, thi hành sinh hoạt và trừ bị

Thứ ba, trong suốt quá trình Chiến Dịch Pleime, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, dựa vào nguồi tin tình báo chính xác và chắc chắn thủ đắc được từ các lời khai của tù binh và hồi chánh viên Việt Cộng cũng như từ các toán trinh sát biệt cách dù len lỏi sâu vào lòng địch, đã ấn định thời khóa biểu của các thế điều quân:

- Ngày 27 tháng 10: hành quân All The Way (Lữ Đoàn 1 Không Kỵ)

- Ngày 09 tháng 11: hành quân Silver Bayonet I (Lữ Đoàn 2 Không Kỵ)

- Ngày 14 tháng 11: nút chận tại LZ X-Ray (Tiểu Đoàn1/7 Không Kỵ)

- Ngày 15 tháng 11: B52 oanh tạc trên vùng phía Bắc

- Ngày 17 tháng 11: B52 oanh tạc ngay tại LZ X-Ray

- Ngày 17 tháng 11: thiết lập LZ Crooks để pháo yểm cho cuộc hành quân Thần Phong 7

- Ngày 18 tháng 11: hành quân Thần Phong 7 (Lữ Đoàn Dù) và hành quân Silver Bayonet II (Lữ Đoàn 2 Không Kỵ)

- Ngày 25 tháng 11: kết thúc Chiến Dịch Pleime.

(Muốn biết thêm, xin xem Tài Điều Binh Khiển Tướng Trong Chiến Dịch Pleime)

Kết Luận

Tóm lại, vì bỏ qua không nói tới (1) danh xưng thích hợp: không phải Ia Drang mà là Chu Prong, (2) cuộc tấn công đầu tiên vào rặng núi Chu Prong của Thiết Đoàn 9 Không Kỵ, (3) biết rõ vị trí của các đơn vị Việt Cộng, (4) tính chất tấn công trước của trận đánh, (5) giai đoạn chuẩn bị bộ chiến, (6) khái niệm hành quân độc đáo, và (7) quyền điều khiển trận đánh khi tường thuật về trận đánh tại LZ X-Ray, các quân sử gia - Mỹ lẫn Cộng Sản Bắc Việt - đã trình bày trận đánh này qua lăng kính méo mó, và kết quả chung cuộc là một hình ảnh lệch lạc, phương hại tới giới chỉ huy và chiến sĩ thuộc QLVNCH tham dự trong Chiến Dịch Pleime: giới chỉ huy thì bị coi rẻ là bất tài và các chiến sĩ thì bị khinh là bất lực.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 18 tháng 11 năm 2010

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site