lịch sử việt nam
Phạm-bá-Hoa | Thư Số 23 Gởi NLQĐNDVN
Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc, Dân Tộc! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Nội dung thư này giúp Các Anh nhìn sâu hơn vào tinh thần yêu nước của người dân -nhất là giới trẻ- bằng những hành động dũng cảm, tranh đấu ôn hòa cho một xã hội dân chủ tự do thật sự trên quê hương Việt Nam, cho dù bản thân họ bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành “mục tiêu” của đảng với nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hãy nhớ, lịch sử Việt Nam luôn tái diễn, khi người dân bị cai trị tàn bạo nghiệt ngã đến tận cùng của khúc quanh lịch sử, thì những anh hùng sẽ xuất hiện cứu dân cứu nước. Dưới nét nhìn của tôi, chúng ta đang vào khúc quanh đó.
Thứ nhất. Mạng lưới Blogger Việt Nam vận động quốc tế tại Bangkok.
Nhớ lại. Ngày 18/7/2013, nhóm Blogger trẻ khởi thảo bản văn, để nói lên nhận thức và quan điểm về Điều 258 Luật Hình Sự và Nghị Định 72. Bản văn này là “Tuyên Bố 258”, có khoảng 70 chữ ký mà trong đó có những tên tuổi blogger được nhiều người biết đến, như: Huỳnh Ngọc Chênh, Phạm Đoan Trang, Phạm Toàn, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Huỳnh Thục Vy, J.B Nguyễn Hữu Vinh ... Những người ký tên bản Tuyên Bố 258 cho biết: “Sẽ tiếp tục truyền đạt đến người dân Việt Nam về các quyền của họ, bằng cách phân phối công khai bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, tổ chức các diễn đàn công khai để thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam và vận động cho những sự cải thiện cần thiết trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền".
Số 258, là Điều 258 Luật Hình Sự, ghi tội danh là “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Đây là tội danh mà đảng với nhà nước Việt Nam đã sử dụng trong điều tra và xét xử nhiều blogger viết bài chống đối nhà nước độc tài tàn bạo với dân, nhưng khiếp nhược với Trung Cộng lấn chiếm biển đảo Việt Nam trong thời gian qua. Tuyên Bố 258 cũng kêu gọi nhà nước Việt Nam và Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, xét lại để sửa đổi hoặc bỏ hẳn Điều 258 của Bộ luật Hình Sự năm 1999, sửa đổi năm 2009".
Ngày 31/7/2013. Một nhóm 5 nam nữ thanh niên rất trẻ, đại diện “mạng lưới Blogger Việt Nam” sang Bangkok tiếp xúc với các tổ chức Nhân Quyền Thế Giới có trụ sở tại thủ đô Thái Lan, để trao tận tay bản “Tuyên Bố 258” chống lại Điều 258 Luật Hình Sự và Nghị Định 72.
Tại cơ quan đại diện Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (Office of United Nations High Commissioner for Human Rights. OHCHR), và tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), các bạn Blogger đã trao tận tay bản “Tuyên Bố 258”.
Cô Leong Tsu Quin, Cố Vấn của Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế (The International Commission of Jurists. ICJ) tại Bangkok, tiếp các bạn của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và nhận bản Tuyên Bố 258..
Thứ hai. Mạng lưới Blogger vận động quốc tế tại Hà Nội.
Ngày 7/8/2013. Năm bạn trẻ khác đã thành công trong việc trao tận tay Bà Elenore Kanter, Phó Đại Sứ Thụy Điển bản Tuyên Bố 258. Đồng thời nhóm bạn trẻ này cũng chia sẻ với Bà, về tất cả những tin tức mà nhà nước Việt Nam đang cố gắng ngăn chận tự do ngôn luận, song song với gia tăng đàn áp mạnh mẽ.
Ngày 23/8/2013. Nhóm Blogger gồm Nguyễn Chí Đức, Trịnh Anh Tuấn, Đào Trang Loan, Nguyễn Hoàng Vi, và Nguyễn Đình Hà, đã vào tòa đại sứ Australia (Úc Đại Lợi), và đã thành công trong mục đích trao bản “Tuyên Bố 258” cho viên chức ngoại giao trong tòa đại sứ.
Ngày 25/8/2013. Theo bản tin VRNs thì lúc 2 giờ 30 phút chiều, khoảng 30 bạn thuộc Mạng Lưới Blogger phía bắc, đã gặp nhau tại quán Cafe Win tại Hà Nội.
Vẫn bản tin VRNs. Cùng ngày 25/8/2013, lúc 10 giờ 15 phút tối, tại quán cà phê BB ở Sài Gòn có khoảng 40 người mà trong đó có gần 30 Blogger, cùng nhìn lại những hoạt động trong thời gian qua. Tóm tắt:
Blogger Nguyễn Tường Thụy, từ Hà Nội vào Sài Gòn tham gia hoạt động trong Mạng lưới Blogger, nhận định: “Đây là một việc làm hết sức ý nghĩa và có tác động đến nhà cầm quyền, họ rất lo ngại về Tuyên Bố 258 của chúng ta. Tôi rất cảm phục lòng dũng cảm của các bạn trẻ đã trao Tuyên Bố 258 cho tổ chức Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, cho một số tòa đại sứ ngoại quốc có uy tín trên thế giới. Tôi nghĩ, chúng ta không chỉ phản đối về Điều 258 mà chúng ta còn phải có hành động phản đối cả điều 79 và điều 88, là những điều luật rất mơ hồ trong Luật Hình Sự. Chúng ta phải hết sức tỉnh táo và khôn khéo trong cuộc đấu tranh cho dân chủ”.
Blogger Nguyễn Thảo Chi, nhận định: “Nhiều tổ chức theo dõi nhân quyền trên thế giới chưa biết nhiều đến tình trạng đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống tại Việt Nam. Bởi truyền thông trong nước là truyền thông của đảng, luôn che dấu sự thật, bẻ cong sư thật, hoặc dựng chuyện hoàn toàn. Cũng vì vậy mà rất cần nhiều người cộng tác, như những cánh tay nối dài để dịch sang Anh ngữ các sự kiện liên quan đến nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo…, với mục đích chuyển đến các tổ chức nhân quyền trên thế giới biết, để họ có thể can thiệp kịp thời”. Nguyễn Thảo Chi là một trong những blogger đại diện Mạng lưới Blogger đến thăm và trao Tuyên bố 258 cho Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền, tại Thái Lan vào đầu tháng 8/2013.
Nhà báo Phạm Chí Dũng: “Trong vấn đề dân chủ ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng chúng ta đang khủng hoảng và thiếu những cây viết để truyền đạt và lan tỏa những vấn đề Việt Nam ra nước ngoài. Cho nên, vấn đề quan trọng lúc này, chúng ta nên tập sự, hướng dẫn, và đào tạo những cây viết trẻ ở Việt Nam để chuẩn bị cho thời gian sắp tới. Vì vấn đề truyền thông và báo chí là một trong những yếu tố quan trọng của xã hội dân sự, mà có thể nói các bạn là tiền thân của xã hội dân sự ở Việt Nam.”
Blogger Hoàng Dũng: “Mỗi người nên lập một hồ sơ cá nhân liệt kê các hoạt động liên quan đến nhân quyền mà cá nhân đó đã và đang tham gia. Sau đó, gởi đến cho một người thân cận để khi có chuyện bất trắc xảy ra, thì người thân này sẽ truyền đạt rộng rãi hồ sơ cá nhân đó đến cho mọi người và cả cơ quan nhân quyền quốc tế biết, để họ kịp thời lên tiếng”.
Trước khi kết thúc, tất cả người tham dự đã cùng ký tên vào “Tuyên Bố Chung của Mạng Lưới Blogger Việt Nam”.
Các Blogger trẻ Việt Nam đã chứng tỏ lòng can đảm và trí thông minh bằng phương thức đấu tranh thích hợp, là vận dụng tối đa các phương tiện truyền thông quốc tế trong cuộc vận động Dân Chủ cho quê hương Việt Nam, cùng lúc ngang qua những cánh tay từ trong các tòa đại sứ nối dài ra thế giới Tự Do. Thật sự, các Blogger trẻ Việt Nam đã trưởng thành trong bối cảnh một xã hội dưới chế độ độc tài tàn bạo. Các Anh có công nhận, “giới trẻ đang tranh đấu ngày nay là rường cột quốc gia” một cách đúng nghĩa không? Tôi tin chắc rằng, dưới nét nhìn của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại, những thành phần tranh đấu trong nước -nhất là giới trẻ- quê hương Việt Nam ngày mai đang trong tay họ.
Vẫn là ngày 25/8/2013. Buổi gặp gỡ của đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam với hai viên chức ngoại giao tại tòa đại sứ Cộng Hòa Liên Bang Đức đã thành công ngoài dự tưởng của các bạn ấy. Và đây là chi tiết:
Vẫn là ngày 25/8/2013. Buổi gặp gỡ của đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam với hai viên chức ngoại giao tại tòa đại sứ Cộng Hòa Liên Bang Đức đã thành công ngoài dự tưởng của các bạn ấy. Và đây là chi tiết:.
7.00 giờ sáng. Được tin nhân viên an ninh Hà Nội đến nhà trao giây mời Blogger Nguyễn Chí Đức đến Công An làm việc, liên quan đến nhóm Blogger đã vào tòa đại sứ Australia 5 ngày trước đó. Blogger Nguyễn Chí Đức từ chối yêu cầu này của Công An.
10.20 sáng. Nhóm đại diện Mạng lưới Việt Nam gồm các Blogger đều là nữ, là: Đặng Bích Phượng (Phương Bích), Nguyễn Hoàng Vi (An Đỗ Nguyễn) , Lê Thị Phương Lan (Lan Lê), Đào Trang Loan (Hư Vô), và Lê Hiền Giang (Sông Quê), đến tòa đại sứ Cộng Hòa Liên Bang Đức tại Hà Nội
10.28 sáng. Khi xe taxi chở nhóm Blogger vừa dừng trước cổng tòa đại sứ, lực lượng an ninh khoảng 30 Công An ào tới, hướng máy quay phim và máy ảnh vào các bạn Blogger. Rất may là hai viên chức của tòa đại sứ Đức đứng chờ nhóm Blogger bên trong cổng, nhanh chóng can thiệp và hướng dẫn các bạn vào bên trong an toàn
Lướt qua đôi nét về hoạt động của các Blogger này trong thời gian qua: (1) Blogger Phương Bích, được biết đến qua nhiều bài viết về các vấn đề chính trị-xã hội và cả đời sống thường ngày. Với giọng văn trong sáng, chân thật, và rất nữ tính. Ngày 21/8/2011, Cô là một trong 47 Blogger bị bắt tại Hà Nội, vì tham gia biểu tình chống Trung Cộng. Cô bị giam 6 ngày trong Hỏa Lò. Sau khi được tự do, đã viết loạt bài nổi tiếng “Bước chân vào chốn ngục tù”, gây xúc động cho nhiều độc giả trên internet. (2) + (3). Hai blogger Lan Lê và Sông Quê, là thành viên tích cực của “câu lạc bộ No-U” và phong trào biểu tình chống Trung Cộng ở Hà Nội. (4) Blogger Hư Vô, chào đời năm 1991, tuy rất trẻ nhưng đã tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội như làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo, và biểu tình chống chính sách gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đầu năm nay, dịp trước Tết Nguyên đán, Hư Vô đi phân phát quà Tết cho dân oan vô gia cư, và bị công an Hà Đông bắt giam vô cớ. Chỉ cho đến khuya, sau khi các blogger kéo đến và phản đối quyết liệt, công an mới thả cô gái trẻ. (5) An Đổ Nguyễn, sinh năm 1987, cũng là một blogger rất nhiệt tình, năng nổ trong các hoạt động đấu tranh và vận động cho nhân quyền ở Việt Nam. Cô từng tham gia phân phát Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền trong ngày dã ngoại 5/5/2013, sau đó có xô xát với Công An và bị sách nhiễu thường xuyên từ đó tới nay.
Xin trở lại bên trong tòa đại sứ Đức. Hai viên chức ngoại giao tiếp nhóm Blogger Việt Nam, là: ông Felix Schwarz, Lãnh Sự & Tham Tán Chính Trị. Và ông Jonas Koll, Bí thư thứ nhất, phụ trách Văn Hóa, Báo Chí, và Chính Trị.
Suốt hai tiếng đồng hồ, cuộc thảo luận thân mật gần như là buổi trò chuyện giữa bạn bè bằng hữu đã diễn ra trong không khí ấm áp, thông cảm, hiểu biết, và chia sẻ nhiều chi tiết cảm động.
Blogger Nguyễn Hoàng Vi kể lại: “Trong lúc vội vàng ra khỏi taxi để tìm cách vào trong tòa đại sứ, các blogger đã để quên bản Tuyên Bố 258 trên xe. Khi biết việc này, họ rất thông cảm vì họ cảm nhận được sự nguy hiểm khi mà bên ngoài cổng, có rất nhiều an ninh trang bị camera, máy chụp hình. Họ nói họ đã in sẵn Tuyên bố 258 và blogger có thể dùng bản in sẵn đó để trao cho họ. Hai ông Felix Schwarz và Jonas Koll cũng tỏ ra đặc biệt quan tâm đến tình trạng bị đàn áp của từng cá nhân blogger có mặt, kể cả những nguy hiểm, trục trặc về an ninh trên đường tới tòa đại sứ dự buổi gặp gỡ. Cả hai ông đều nói “không thể tưởng tượng nổi” khi nghe các blogger trình bày tóm lược tình hình vi phạm nhân quyền, vốn diễn ra tràn lan ở Việt Nam những năm qua”.
Phía các blogger cũng khá ngạc nhiên khi biết rằng, viên chức tòa đại sứ Đức xem thường điều mà dư luận cho rằng, Việt Nam cải thiện nhân quyền qua phiên tòa phúc thẩm xét xử Phương Uyên ngày 16/8/2013. Tòa đại sứ Đức khẳng định: ”Việt Nam chỉ muốn làm đẹp ở mặt nổi trước dư luận quốc tế, trong khi mặt chìm thì tình hình đàn áp và bắt bớ vẫn tiếp tục”.
Với bản Tuyên bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam, tòa đại sứ Đức nhận định: “Khách quan, đầy đủ, và súc tích của Tuyên bố 258, sẽ giúp Mạng Lưới thành công trong việc thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế; và Đức sẽ vận động để đưa bản Tuyên Bố này ra phiên họpcủa UPR (Universal Periodic Review) vào năm tới tại Geneve. Đó là phiên họp tổng kết bản đánh giá định kỳ của Việt Nam với tư cách ứng viên vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”.
Các blogger Việt Nam nói lời cảm ơn và trân trọng đối với thiện ý của viên chức ngoại giao Cộng Hòa Liên Bang Đức. Blogger Hoàng Vi phát biểu: “Việc tự do thông tin, báo chí, ngôn luận ở Việt Nam, bị xếp ở mức thấp nhất thế giới thực sự là điều khiến cho người Việt Nam phải trăn trở, suy nghĩ, bởi vì phần lớn trong đó là do ý thức của người dân Việt Nam chúng tôi. Chính những nỗ lực của người dân Việt Nam mới có thể cải thiện tiến đến thay đổi được tình hình. Nhưng chúng tôi mong với vị thế và sức mạnh ngoại giao của các nước, cộng đồng quốc tế sẽ hỗ trợ chúng tôi, trước mắt là giúp để Điều 258 vi phạm tự do ngôn luận phải bị bãi bỏ”.
Cả 5 Blogger nữ đều cảm nhận được sự cảm thông và chia sẻ rất lớn từ viêc chức ngoại giao Đức quốc. Không ai nói thành lời, nhưng dường như mọi cử chỉ mọi hành động của hai nhà ngoại giao đại diện cho nước Đức, đã nói lời mạnh mẽ rằng: “Chúng tôi ở bên các bạn, những blogger đấu tranh cho nhân quyền của người dân Việt Nam”.
Buổi gặp gỡ trao đổi tình hình Nhân Quyền tại Việt Nam kết thúc, khi viên chức ngoại giao Đức quốc cho biết, sẽ cùng Liên Minh Châu Âu đặt vấn đề để Chính phủ Việt Nam xóa bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự cũng như các điều luật khác có tính cách vi phạm nhân quyền.
Lúc ấy đã quá trưa, rất đông Công An vẫn bên ngoài cổng như đang chờ các Blogger trở ra. Thấy vậy, tòa đại sứ cho biết sẽ sử dụng xe công vụ (của tòa đại sứ) đưa mọi người về nhà, lại còn sắp xếp người đi theo xe để bảo đảm an toàn. Các bạn Blogger cám ơn, chỉ xin được giúp xe đưa về nhà là đủ. Đôi bên bịn rịn chia tay. Hai ông Felix Schwarz và Jonas Koll tiễn cả nhóm ra tận xe.
Thứ ba. Tuổi trẻ nghĩ về Phương Uyên
Diana Võ 85, với bài “Cào Bằng” trong DânLàmBáo, đã nói lên sự suy nghĩ của tác giả về hai chữ “Cào Bằng” mà Nguyễn Phương Uyên đã sử dụng trong phiên tòa phúc thẩm ngày 16/8/2013. Lần đầu tiên tôi nghe hai chữ “cào bằng” lạ tai lắm. Tôi hỏi ba tôi, và được ông giải thích. “Chữ “cào bằng” có nghĩ như chữ san bằng, hoặc làm cho hai điều gì đó như giống nhau. Chẳng hạn như những người làm ruộng, trước khi gieo mạ phải cuốc đất lên. Xong lấy chày vồ đánh cho đất vỡ vụn ra. Rồi lấy cái cào, cào đất cho bằng phẳng, bơm nước vào cho đất ướt, và cuối cùng là gieo hột lúa xuống”.
“Từ lời giải thích này, tôi mới hiểu hai chữ cào bằng mà Phương Uyên đã dùng khi ra trước tòa.
Thật vậy, đảng chỉ là một tổ chức của một số người tham gia, chớ không phải toàn bộ người dân trong một quốc gia đó đếu vào đảng. Do đó, họ (lãnh đạo cộng sản) không thể cào bằng như là một chính phủ điều hành của một nước..... Ngày nay, người Tàu đã chiếm đất chiếm biển Đông. Chúng bắn giết ngư dân đồng bào tôi. Chúng đem hàng độc hại qua Việt Nam để giết chết dân tộc tôi. Cũng như mấy ngàn năm trước, ngày nay người Tàu qua mua con gái Việt Nam với giá rẻ mạt, đem về rao bán cho các người Tàu già nua bệnh hoạn với giá cao gấp trăm ngàn lần. Khi thấy những điều sai trái trên, tôi phản đối thì nhà cầm quyền bắt tôi, kết án tôi với cái tội nói xấu nước bạn. Nhà cầm quyền không được cào bằng tôi với các ông. Các ông là bạn của người Tàu, chứ tôi và người Việt Nam không bao giờ là bạn của họ.... Một điểm khác nữa, đảng cộng sản đã cào bằng nhóm chữ "yêu tổ quốc là yêu xã hội chủ nghĩa”.. ....Tổ quốc bao gồm một lãnh thổ, một dân tộc, một nền văn hóa, chung một ngôn ngữ, cón xã hội chủ nghĩa là nhóm chữ trừu tượng không ai sờ nắm được, vậy mà họ “cào bằng” ai chống chủ nghĩa xã hội là chống tổ quốc, chống nhà nước cộng sản.... Cào bằng, cũng có nghĩa là áp đặt....... Hiện nay, người dân Việt Nam đã bước qua sự sợ hãi là nhờ vào các phương tiện truyền thông nhiều chiều. Các ông không thể muốn nói gì thì nói, làm gì thì làm. Qua rồi thời làm mưa làm gió của các ông, gió đã đổi chiếu. Các thế lực áp đặt, phản dân hại nước sẽ bị cuốn trôi theo làn gió mới”.
Kết luận.
Là Người Lính trong quân đội nhân dân Việt Nam, tôi nghĩ, có Anh 5 năm, 15 năm, thậm chí 20 năm hay 25 năm cầm súng, có bao giờ Các Anh suy ngẫm điều gì về quảng đời quân ngũ với súng đạn, là tại sao có Anh đã thương tật tàn phế, có bạn đã gục ngã trên chiến trường? Và Các Anh đang còn súng đạn trong tay đang nghĩ gì? Tôi thông cảm với Các Anh, những người sinh ra, lớn lên, học hành, và trở thành Người Lính trong quân đội, tất cả những gì Các Anh học ở trường văn hoá, trường quân sự, lại thường học tập chính trị tại các đơn vị, cộng với những chính sách về các lãnh vực sinh hoạt xã hội, mà hơn hết là toàn bộ các phương tiện trong hệ thống truyền thông chỉ là tiếng nói của lãnh đạo đảng mà Các Anh theo dõi hằng ngày. Trôi dần theo thời gian, chính sách độc tài của cộng sản lan tỏa đến mọi ngóc ngách trong sinh hoạt xã hội, rồi biến thành một nếp trong đời sống thường ngày đối với người dân nói chung, với Các Anh nói riêng từ lúc nào không ai biết.
Các Anh hãy nhớ. Trên thế giới, chưa bao giờ người dân của các quốc gia Dân Chủ Tự Do ào ạt chạy sang các nước do cộng sản cầm quyền để xin tị nạn chính trị, chỉ có người dân trong các quốc gia bị cộng sản cai trị ào ạt chạy sang các quốc gia Dân Chủ Tự Do xin tị nạn chính trị. Riêng Việt Nam từ tháng 4/1975 đến cuối năm 1995, theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc phổ biến năm 2000, đã có 839.200 người thoát khỏi Việt Nam đến tị nạn tại 91 quốc gia, cũng trong thời gian đó Liên Hiệp Quốc ước lượng có từ 400.000 đến 500.000 người chết mất xác trên biển và trong rừng sâu, trên đường vượt biên vượt biển tìm tự do! Với sự kiện đó, với những con số đó, có gợi cho Các Anh hai chữ “tại sao” không? Tôi không tin Các Anh là những người vô cảm, bởi Người Lính thường xuyên trên lằn ranh giữa sống với sự chết, chính vì vậy mà trong những giờ phút riêng tư đã biến họ trở nên tình cảm hơn.
Đến đây, tôi nghĩ là trong một mức độ nào đó, Các Anh hiểu được tại sao tôi viết loạt thư này gởi đến Các Anh. Thật sự là tôi muốn giúp Các Anh có được nét nhìn của người tự do như chúng tôi, để Các Anh nhận ra con đường cộng sản mà Các Anh đã và đang đi là tự mình nhốt mình trong nhà tù lớn xã hội chủ nghĩa. Từ đó, Các Anh hãy suy nghĩ mà chọn cho mình một hướng đi, cùng 90 triệu đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam du lịch, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.
Tôi vững tin là bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người Cựu Lính Chúng Tôi- sẽ hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào để làm nên lịch sử.
Hãy nhớ, “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Texas, tháng 9 năm 2013
********
© Tác giả gửi bài đến Ban biên tập.
© Diễn Đàn Người Dân ViệtNam
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc-Lâm Yên-Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử